intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng

Chia sẻ: Từ Lương | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

87
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng là tài liệu luyện thi học kì 2 hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 7. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Ngữ văn hữu ích giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức, nhằm học tập tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi quan trọng khác. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ­ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II CẨM GIÀNG NĂM HỌC: 2019 ­ 2020 MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đề gồm có 01 trang I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) ̣ Đoc đo ạn văn sau va tra l ̀ ̉ ơi cac câu h ̀ ́ ỏi: “Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu,  rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất.   Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc  trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to. Có người khẽ nói: ­ Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Ngài cau mặt, gắt rằng: ­ Mặc kệ! Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại: ­ Có ăn không thì bốc chứ! Thầy đề vội vàng: ­ Dạ, bẩm, bốc.”  (Ngữ văn 7, Tập hai) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó  là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung của đoạn văn trên? Câu 3 (1,0 điểm): Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn. Câu 4 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan  vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.” II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)  Qua học văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy lí giải vì sao tác   giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta  sẵn có;...” (trình bày thành một đoạn văn khoảng 150 chữ).                            Câu 2 (5,0 điểm) Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.  Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  2. PHÒNG GIÁO DỤC ­ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CẨM GIÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2019­2020 MÔN: NGỮ VĂN 7 Hướng dẫn chấm gồm có 05 trang A. Hướng dẫn chung  ­ Hướng dẫn chấm được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực. Giáo viên nắm bắt   nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát. Cần linh   hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Phát hiện và trân trọng những bài làm thể  hiện   tính sáng tạo, tư duy độc lập. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng (không có trong đáp  án nhưng đáp ứng yêu cầu cơ bản và có sức thuyết phục vẫn được chấp nhận.) ­ Tổng toàn bài là 10,0 điểm, tính điểm từng câu là 0,25 điểm, không làm tròn số. B. Hướng dẫn chấm cụ thể Phần Câu Nội dung Điểm Đọc 1 a. a. Yêu cầu trả lời hiểu  ­ Đoạn trích trên trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” 0,25 ­ Tác giả: Phạm Duy Tốn. b. b. Hướng dẫn chấm 0,25 ­ Mức tối đa (0,5 điểm):  Trả lời đúng câu hỏi. ­ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời đúng ½ yêu cầu.  ­ Mức không đạt (0 điểm):  Trả  lời không đúng hoặc không  trả lời. 2 c. a. Yêu cầu trả lời ­ Nội dung của đoạn văn: Sự  tương phản đối lập giữa hành   động, thái độ  của quan phụ  mẫu với hành động, thái độ  của   0,5 mọi người khi nghe tin đê sắp vỡ. b. Hướng dẫn chấm ­ Mức tối đa (0,5 điểm):  Trả  lời đúng nội dung của đoạn  văn. ­ Mức chưa tối đa (0,25 điểm):  Trả  lời chưa đầy đủ  yêu  cầu. ­ Mức không đạt (0 điểm):  Làm sai hoặc không có câu trả  lời. 3 d. a. Yêu cầu trả lời ­ Câu rút gọn:  + Mặc kệ! 0,25 +   Rồi   ngồi   xếp   bài   lại,   quay   gối   dựa   sang   bên   tay   phải,   0,25 nghiêng mình bảo thầy đề lại. + Có ăn không thì bốc chứ! 0,25 + Dạ, bẩm, bốc. 0,25 b. Hướng dẫn chấm ­ Mức tối đa (1,0 điểm):  Trả lời đúng câu hỏi.
  3. ­ Mức chưa tối đa (0,25­> 0,75 điểm): Tìm được 1 đến 3 câu  rút gọn. ­ Mức không đạt (0 điểm): Trả  lời không đúng hoặc không  trả lời. 4 e. a. Yêu cầu trả lời Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng về cơ  bản   đảm bảo các ý sau: ­ Câu văn giúp cho người đọc có những cảm nhận đầy đủ về  0,5 viên quan phụ mẫu: + Kẻ  thờ   ơ, vô trách nhiệm: điềm nhiên chờ  bốc trúng quân   mình cần để  hạ  bài  trong khi mọi người đều giật nảy mình   khi nghe tin đê sắp vỡ. + Kẻ đam mê cờ bạc, coi bài bạc đỏ đen là niềm vui, vui thú  trên nỗi đau khổ  của nhân dân: chỉ  lăm le chực người ta bốc   trúng quân mình chờ mà hạ.” ­ Nghệ  thuật tương phản đối lập làm nổi bật chân dung của  0,25 quan phụ mẫu ­ Một kẻ vô trách nhiệm, đam mê cờ bạc, lòng  lang dạ  coi nước bài cao thấp hơn tính mạng, tài sản của  người dân. ­ Câu văn giúp người đọc hiểu và cảm thông với những bất     0,25 hạnh của người dân trong xã hội cũ; bày tỏ thái độ lên án, phê  phán tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa. b. Hướng dẫn chấm ­ Mức tối đa (1,0 điểm): Học sinh đáp ứng các yêu cầu trên. ­ Mức chưa tối đa (0,25 điểm ­> 0,75 điểm): Chỉ  đảm bảo  được một số các yêu cầu. ­ Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc lạc đề. Làm 1 Viết đoạn văn chứng minh “Văn chương  gây cho ta những  văn tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” 1.1. Yêu cầu chung       Đảm bảo thể  thức đoạn văn; hướng về chủ  đề, suy nghĩ   mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ  của mình, giàu  chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính  tả, từ ngữ, ngữ pháp. 1.2. Yêu cầu cụ thể a Đảm bảo thể thức đoạn văn.  0,25 Học sinh trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề, có các  câu phát triển chủ đề ­  Mức tối đa (0,25 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên. ­  Mức không đạt (0 điểm):  Không đảm bảo thể  thức đoạn  văn b Xác định đúng chủ  đề: giải thích, làm rõ công dụng của văn  0,25 chương  ­ Mức tối đa (0,25 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên. ­  Mức không đạt (0 điểm): Không xác định không đúng vấn 
  4. đề nghị luận c Triển khai đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự  liên kết chặt   1,0 chẽ, làm nổi bật chủ đề.  f. a. Yêu cầu trả lời             Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng về  cơ bản đảm bảo các ý sau: * Mở  đoạn: Dẫn dắt và nêu ra vấn đề  cần giải thích: công  dụng của văn chương. * Phát triển đoạn: ­ “Văn chương” trong câu văn được hiểu là những tác phẩm   văn học.  ­ “gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem tới cho ta  những tình cảm mới mẻ ta chưa từng trải qua. ­  “luyện  những  tình cảm  ta sẵn  có;...”:  làm sâu   đậm  thêm  những tình cảm ta đã có. * Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: công dụng to lớn của văn  chương là làm giàu, làm đẹp cho tình cảm của con người. g. b. Hướng dẫn chấm: ­ Mức tối đa (1,0 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên.  ­ Mức chưa tối đa: + Điểm 0,75: Đảm bảo cơ bản các ý trên. + Điểm 0,5: Đảm bảo ½ các ý nêu trên. + Điểm 0,25: Viết chưa đúng trọng tâm, lan man.  ­ Mức không đạt (0 điểm): Không viết hoặc viết không đạt  bất cứ yêu cầu nào d   Sáng tạo 0,25 Cách diễn đạt độc đáo, có quan điểm riêng, suy nghĩ  mới mẻ sâu sắc. ­  Mức tối đa (0,25 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên. ­  Mức không đạt (0 điểm): Không có sự sáng tạo e   Chính tả, ngữ pháp: 0,25    Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. ­ Mức tối đa (0,25 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên. ­  Mức không đạt (0 điểm):  Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ,  câu không đúng ngữ pháp 2 Giải thích nội dung của câu tục ngữ  “Ăn quả  nhớ  kẻ  trồng   cây” 2.1. Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ  năng về  dạng bài nghị  luận chứng minh để  tạo lập văn bản.  Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc;  diễn   đạt   trôi   chảy,   đảm   bảo   tính   liên   kết;   không   mắc   lỗi   chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2.2. Yêu cầu cụ thể: a Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận chứng minh:  0,25 ­ Mức tối đa (0,25 điểm): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, 
  5. thân bài, kết bài. Phần mở  bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu   được vấn đề; phần thân bài biết tổ  chức thành nhiều đoạn  văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về  vấn đề; phần  kết bài khái quát được vấn đề  và thể  hiện được  ấn tượng,  cảm xúc sâu đậm của cá nhân.   ­ Mức không đạt (0 điểm): Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân  bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b Xác định đúng đối tượng nghị luận: chứng minh nội dung của  0,25 câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ­ Mức tối đa (0,25 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên. ­ Mức không đạt (0 điểm):  Xác định sai vấn đề  cần nghị  luận, trình bày sai lạc sang vấn đề khác. c Viết bài văn nghị luận chứng minh theo một trình tự hợp lí h. a. Yêu cầu trả lời             Bài làm có thể triển khai theo hướng sau: a. Mở bài ­ Dẫn dắt và nêu vấn đề: Lòng biết  ơn là truyền thống quý  0,5 báu của dân tộc Việt Nam.  ­ Trích dẫn câu tục ngữ. b. Thân bài b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ           * Nghĩa đen:  “quả” là trái cây. Khi ăn một trái cây chín  1,0 vàng, ngon ngọt, ta phải biết nhớ ơn nguời trồng cây.      * Nghĩa bóng: “quả” là thành quả lao động về vật chất và   tinh thần. Được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ  ơn những người ­ “kẻ trồng cây” đã có công tạo dựng nên.     => Thông qua hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ nêu ra một truyền   thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta: lòng biết ơn b.2. Chứng minh ­ Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng: + “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống quý báu của  dân tộc từ xưa đến nay. 1,0 + Tất cả những thành quả mà chúng ta được hưởng hiện nay  không tự nhiên mà có. + Được thừa hưởng giá trị vật chất, tinh thần ngày nay, chúng  ta phải biết  ơn, hướng về  nơi xuất phát để  bày tỏ  lòng kính  trọng và biết ơn. +  Người  sống  biết  ơn  ý  thức  được trách  nhiệm sống  của   mình. Họ  sống tích cực phát huy cao độ  khả  năng sáng tạo  dựa trên sự  kế  thừa phát huy những thành quả  của người đi  trước. Người sống biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng.  + Khi chúng ta biết  ơn quá khứ, trân trọng giá trị  nguồn cội   cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân  và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.  ­ Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí:
  6. + Lễ  hội tưởng nhớ  tổ  tiên 10/3, Lễ  hội Đống Đa (Quang   Trung), Trần Hưng Đạo,… + Những ngày lễ lớn trong năm 8/3, 27/7, 20/11,…  + Thờ cúng tổ tiên…  b.3. Mở rộng ­ Phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với  truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình.  ­ Mỗi chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của lối sống đẹp. ­ Không chỉ sống biết  ơn, chúng ta phải biết sống cống hiến,   như vậy mới là thái độ sống tốt nhất. 1,0  c. Kết bài ­ Khẳng định lại vấn đề: Bài học sâu sắc về  lòng biết  ơn,  đạo lí làm người thích hợp. ­ Mức tối đa (4,0 điểm):  Đáp ứng các yêu cầu trên. ­ Mức chưa tối đa + Điểm 2,25 đến 3,75: Cơ  bản đáp  ứng được các yêu  cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy  đủ hoặc liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 1,25 đến 2,0: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu  cầu trên. + Điểm 0,5 đến 1,0: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu  cầu trên. + Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào  0,5 trong các yêu cầu trên. * Lưu ý: Học sinh có thể  có những cách trình bày và cách   diễn đạt khác nhưng phải hợp lí d Sáng tạo:  0,25 ­ Mức tối đa (0,25 điểm): Có cách diễn đạt độc đáo và sáng  tạo (viết câu, sử  dụng từ  ngữ, hình  ảnh và các yếu tố  biểu   cảm…); văn viết giàu cảm xúc; có quan điểm và thái độ riêng  sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực  đạo đức và pháp  luật. ­ Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo  và sáng tạo. e Chính tả, dùng từ, đặt câu:  0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ­ Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ,  đặt câu. ­ Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ,  đặt câu. ­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2