intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Khánh Thiện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Khánh Thiện” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Khánh Thiện

  1. UBND HUYỆN AN LÃO KHUNG MA TRẬN- BẢN ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn:Ngữ văn 7 NĂM HỌC 2022-2023 A/ KHUNG MA TRẬN : Mức độ TT nhận thức Nội dung Nhậ Thô Vận Kĩ /đơn Vận n ng dụng năng vị dụng biết hiểu cao kiến thức TNK TNK TNK TNK TL TL TL TL Q Q Q Q
  2. 1 Đọc hiểu Tùy bút, 4 0 3 0 0 3 0 60 tản văn 2 Viết Phát biểu cảm nghĩ về con ngườ 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 i hoặc sự việc. Tổng 5 15 15 0 35 0 10 20 100 Tỉ lệ 30% 35% 10% % 25
  3. Tỉ lệ chung 45% 55% B/ BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội Chương/ dung/Đơ Thông TT Mức độ n vị kiến đánh giá Nhận hiểu Vận Vận Chủ đề thức biết dụng dụng cao
  4. 1 Đọc hiểu Nhận 4TN 3TL biết 3TN - Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn. - Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. - Xác Tùy bút, định tản văn được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần
  5. trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). Thông hiểu: - Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn. - Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản. - Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người
  6. đọc. - Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản. Vận dụng: - Nêu được những trải nghiệm trong cuộc
  7. sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn. - Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn. 2 Viết Phát biểu Vận 1TL cảm nghĩ dụng về con cao: người Viết hoặc sự được bài việc. văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con
  8. người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân. Tổng 4TN 3TN 3 TL 1 TL Tỉ lệ % 25 30 35 10 Tỉ lệ chung 55 45 XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỜNG TỔ CM NHÓM NGỮ VĂN 7 Trần Thị Ái Vân Nguyễn Thị Hà Phương Mai Thị Hoàng Yến Nguyễn Thị Loan UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN NĂM HỌC 2022-2023 Môn:Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút Đề thi có 03 trang I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: MÙA PHƠI SÂN TRƯỚC Hồi con nít thích đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập. Đường đất dầm dãi suốt một mùa mưa, chừng gió chướng thổi về mới ráo tạnh bùn lầy. Đến Chạp thì những chân trâu cũng bị bôi xóa hết, có thể đạp xe thong dong mà thỏa thuê nghiêng ngó. Mùa Chạp đi bảy cây số không nghe mỏi. Gió chướng khoác lên làng mạc một vẻ mơ màng, đường uốn lượn theo sông, và dòng chảy đó thẳm suốt thoắt ẩn thoắt
  9. hiện sau những lùm cây hoang dại. Dọc đường thấy Tết lấp ló khắp nơi, trên sân nhà người, trên những giàn phơi. Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau… Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân săm sắp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng. Càng gần về cuối năm giàn phơi càng bận rộn. Dầu dãi oằn mình suốt năm, giờ trên giàn bày ra những món ngon chuẩn bị cho cuộc hội hè. Bánh phồng vừa quết xong, củ kiệu mới trộn đường xong, mứt gừng mới ngào nửa lửa… thứ nào cũng ưa nắng. Nhưng cá khô mới là ưa nắng nhứt hạng, mới cần thứ nắng ròng ròng như thắp lửa, thứ nắng như cháy trên đầu. Mùa Chạp cá làm đìa người ta lớp rọng lớp làm mắm để ăn dần dần cho tới mùa lúa sau, mớ xẻ làm khô ăn Tết. Mùa đìa kéo dài cả tháng nghĩa là lúc nào giàn phơi cũng những con cá nằm nhuộm nắng cho đỏ au da thịt. Mùa Chạp thể nào cũng gặp người ta ép chuối khô. Chuối xiêm chín cây sẵn ngoài vườn, lột vỏ phơi một nắng, rồi đem ép mỏng. Không như cá khô rủ rê bọn ruồi nhặng đến mức phải đốt nắm nhang cắm nơi đầu gió để xua đuổi chúng, mật chuối tươm ướt rượt chỉ mê dụ quyến rũ lũ ong. Kéo tới dập dìu, lảo đảo bay đậu như say, những con ong sa đà ở giàn phơi cho đến khi những miếng chuối ép mỏng bắt đầu khô quắt, vàng óng như vừa nướng trên than hồng. Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me… đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời. Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kỳ mời gọi trong sân thiên hạ. Đang thèm tô cơm nguội chan nước dừa ăn với khô lóc nướng thì bỗng nghĩ giờ phải có thịt kho Tàu để ăn với dưa kiệu nhà kia, rồi cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến. Chân rõ ràng không mỏi, nhưng tâm rã rời, cứ chạy theo đeo đuổi miết trên những giàn phơi. Hụt hơi, chới với. Có lần về nhà kêu má Tết này làm những món này này, những món mà mình nhìn thấy mang theo trên suốt chặng đường từ nhà ngoại về. Má cười, người ta có đâu có nghĩa là mình phải có.
  10. Mình dại hơn cả tuổi mười ba, không hiểu câu đó mấy, nên vẫn muốn má bày thật nhiều thứ trên giàn phơi nhà mình, chớ không phải còm nhom chút dưa kiệu, dưa hành, chút chuối khô… Nên Chạp sau mình vẫn nhắc, má lại nói ta đâu cần phải có cái mà người ta có. Cũng may qua mỗi Chạp mỗi mùa phơi mình mỗi lớn, bài học của người của ta má không nhắc nữa, mình bỗng bâng quơ nhớ. Nhận ra trên giàn cũng phơi những thân phận người. Ngó qua khoảng sân đã rợp những cây mồng gà, vạn thọ biết ai ăn Tết lớn ai chịu đìu hiu, như ngó qua cái sào phơi quần áo biết nhà ai đông nhà ai đơn chiếc, ai khá giả ai nghèo. Nắng gió khiến mọi niềm vui nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. Căn chòi của bà già chèo đò hay chở mình qua sông trống mãi, cho đến ngày cuối Chạp bỗng trên đống củi có phơi vài tàu lá chuối, biết tối nay trên sân nhỏ bà sẽ ngồi canh nồi bánh tét đến giao thừa. Mình bỗng nghe nhẹ nhỏm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sông. Chật vật mấy, cuối Chạp cũng có cái đem phơi, đem nhuộm nắng, cũng có bụi bông vạn thọ, và bông trang, bông lồng đèn nở rực rỡ trên rào… Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Truyện cổ tích B. Tản văn C. Truyện ngắn D. Truyện đồng thoại Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi kể khác Câu 3. Chủ đề của văn bản là: A. Những món ăn đặc trưng của quê hương. B. Những kỉ niệm gắn với cảnh đẹp của quê hương. C. Kỉ niệm quê hương, về thiên nhiên cảnh vật. D. Những loài hoa đẹp của quê hương. Câu 4. Nhóm từ nào sau đây đều là các từ địa phương? A. Má, nhứt hạng, gió chướng, giàn phơi B. Cá khô, chuối xiêm, giàn phơi, chiếu manh. C. Má, ngoại, tô (cơm), căn chòi, nhứt hạng. D. Má, ngoại, con nít, căn chòi, gió chướng. Câu 5. Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trong văn bản? A. Đó là một cái “tôi” nhẹ nhàng sâu lắng, đầy hoài niệm qua những câu chữ nhẹ nhàng, những kỉ niệm tuổi thơ gắn với sân phơi kí ức. B. Đó là một cái “tôi” sôi nổi, hào hứng đầy nhiệt huyết khi nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. C. Đó là một cái tôi mê đắm, tài hoa, uyên bác
  11. D. Đó là một cái “tôi” khát khao sống, khát khao yêu thương. Câu 6. Giá trị nội dung của văn bản là: A. Văn bản đã kể lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại B. Văn bản đã kể lại những kỉ niệm của tác giả gắn liền với những món ăn quê hương. C. Văn bản đã kể lại bao kỉ niệm của tác giả gắn liền với những trò chơi dân gian. D. Văn bản đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi nhớ về tuổi thơ đạp xe về nhà ngoại: đâu đâu cũng thấy người ta phơi đồ trên sân. Câu 7. Biện pháp tu từ nổi bật trong câu : “Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau” là: A. So sánh, nhân hóa. B. Điệp ngữ, nhân hóa. C. Điệp ngữ. D. Nói giảm, nói tránh. Câu 8. Thuật ngữ trong câu văn: “Gió chướng khoác lên làng mạc một vẻ mơ màng, đường uốn lượn theo sông, và dòng chảy đó thẳm suốt thoắt ẩn thoắt hiện sau những lùm cây hoang dại” là: A. Gió chướng B. Làng mạc C. Mơ màng D. Hoang dại Câu 9. Văn bản giúp em hiểu gì về tình cảm của người viết với quê hương. Câu 10. Thông điệp cuộc sống mà văn bản gợi cho em là gì? II. VIẾT (4,0 điểm): Dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương để lại nhiều ấn tượng đối với người đọc. Em hãy viết bài văn biểu cảm về nhân vật ấy. UBND HUYỆN AN LÃO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CUỐI KỲ TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN NĂM HỌC 2022-2023 Môn:Ngữ văn 7 Hướng dẫn có 02 trang Phần Câu Nội dung Điểm
  12. I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 C 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5 6 D 0,5 7 B 0,5
  13. 8 A 0,5 9 Văn bản cho thấy sự gắn bó sâu nặng của tác giả - người 1,0 con xa quê - với quê nhà. Đó là cảm xúc hoài niệm nhớ nhung về tuổi thơ, tình cảm yêu quê hương tha thiết. Với nhà văn, những hình ảnh, đặc trưng của quê hương luôn khắc ghi trong tâm trí. 10 Thông điệp : Trình bày theo quan điểm cá nhân, đảm bảo 1,0 không vi phạm chuẩn mực đạo đức, bám sát chủ đề. Gợi ý: - Hãy yêu quý và trân trọng những gì gần gũi, giản dị mà gắn bó với tuổi thơ, với quê nhà. - Lắng nghe cuộc sống để biết yêu thương nhiều hơn. ..... II LÀM VĂN 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: 0,25 Viết được bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25 Biểu cảm về nhân vật Dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương. c. Trình tự biểu cảm : HS có thể triển khai theo nhiều cách, 2,5 nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: * Mở bài Nêu ấn tượng chung về những sự việc cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc và nhân vật dì Bảy ở bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương). * Thân bài:
  14. -Tóm tắt câu chuyện về cuộc đời nhân vật dì Bảy: - Trình bày cảm xúc, tình cảm trước sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy: + Dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình + Dì Bảy là một người vợ sắt son, chung thủy... - Trình bày suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến - Những suy nghĩ về hành động, việc làm của em cũng như trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy. * Kết bài: - Khẳng định suy nghĩ của bản thân. - Rút ra bài học của cá nhân sau khi đọc văn bản. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cảm xúc chân thành, thể hiện 0,5 suy nghĩ sâu sắc về đối tượng biểu cảm. BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ - NHÓM CHUYÊN MÔN Trần Ái Vân NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Hà Phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2