intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề chính thức (Đề kiểm tra này có 02 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: TRÒ CHƠI BỊT MẮT BẮT DÊ 1. Mục đích: - Góp phần rèn luyện kĩ năng di chuyển, nhanh nhẹn khéo léo, khả năng phán đoán. - Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết. 2. Số lượng, đội hình, địa điểm chơi: - Số lượng người chơi không hạn chế, người chơi đứng theo đội hình vòng tròn quanh người bị bịt mắt (cách chơi 1) hoặc làm thành hàng rào tròn rộng khoảng 5 – 7m (cách chơi 2) cùng vỗ tay cổ vũ cho các bạn chơi. - Địa điểm chơi rộng rãi, sạch sẽ, bằng phẳng. 3. Hướng dẫn chơi: Có 2 cách chơi: Cách 1: - Chuẩn bị chơi: “Oẳn tù tì” hoặc chọn một người xung phong bịt mắt làm người đi bắt dê; khăn bịt mắt; người chơi khác đứng vòng tròn xung quanh. - Bắt đầu chơi: Người chơi chạy xung quanh người bị bịt mắt cho đến khi người đó hô “đứng lại” thì phải đứng lại không được di chuyển và hô “bắt đầu” thì lại di chuyển. Khi hô “đứng lại” người chơi đứng im, lúc này người bị bịt mắt bắt đầu “lần” đi xung quanh để bắt được một ai đó, người chơi thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi người bịt mắt bắt được ai và đoán trúng tên thì người đó phải ra làm người “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt và làm người đi bắt dê tiếp. Cách 2: - Chuẩn bị chơi: Chọn hai người vào chơi, một người làm “dê”, một người đi “bắt dê”. Cả hai cùng bị bịt mắt. Quản trò đưa hai bạn vào vòng tròn, đứng quay lưng vào nhau, cách nhau một cánh tay, quy định rõ ai là người làm “dê”, ai là người đi “bắt dê”. “Dê” phải vừa đi vừa kêu “be be”, người đi “bắt dê”phải chú ý nghe tiếng “dê” kêu để định hướng, phán đoán và đuổi bắt. - Bắt đầu chơi: Khi nghe hiệu lệnh chơi, hai người đi về hai bên. “Dê” kêu “be be” chạy lung tung, người đi tìm cố gắng bắt cho được “dê”, các bạn xung quanh hò reo. Nếu bắt được “dê”thì thắng cuộc, tiếp tục chọn hai bạn khác vào chơi lại từ đầu. 4. Luật chơi: - Mắt phải được bịt kín. - Người chơi chỉ được cổ vũ, không được nhắc hoặc mách cho bạn đi bắt dê. - Không được chui ra khỏi vòng tròn (cách chơi 2). - Nếu như trong một thời gian quy định mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng, thay hai người khác vào chơi.
  2. (Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, 100 trò chơi dân gian cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014) a) Văn bản “Trò chơi Bịt mắt bắt dê” thuộc loại văn bản nào? b) Văn bản “Trò chơi Bịt mắt bắt dê” hướng dẫn bao nhiêu cách chơi? c) Mục đích của văn bản “Trò chơi Bịt mắt bắt dê” là gì? Câu 2: (2,0 điểm) Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau: a) Chàng là con thứ mười tám; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. (Bánh chưng, bánh giầy) b) Ơn cha nặng lắm ai ơi, Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang. (Ca dao) Câu 3: (6,0 điểm) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Có chí thì nên”. Hết./.
  3. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Đề chính thức (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 a) Văn bản thông tin. 0.5 (2,0 đ) b) Có 2 cách chơi. 0.5 c) Mục đích: Giới thiệu cách thức thực hiện trò chơi Bịt mắt 1.0 bắt dê. Câu 2 a) (2,0 đ) - Số từ: Mười tám. 0.5 - Chức năng: Bổ sung ý nghĩa về số thứ tự cho danh từ 0.5 “thứ”. b) - Số từ: Chín. 0.5 - Chức năng: Bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ 0.5 “tháng”. Câu 3 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ các phần mở bài, 0.25 thân bài, kết bài; mở bài nêu được vấn đề cần nghị luận; thân bài (6,0 đ) lần lượt trình bày các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; kết bài nêu ý nghĩa vấn đề nghị luận với mọi người. b. Xác định đúng vấn đề cần chứng minh trong câu tục ngữ: "Có 0.25 chí thì nên". c. Triển khai vấn đề nghị luận. 5.0 - Giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn câu tục ngữ: “Có chí 0.5 thì nên". * Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Xét về lí: + "Chí" là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. 0.5 + "Chí" là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại. + Không có chí thì không làm được gì. - Xét về thực tế: + Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng). + Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng 3.0 không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng). - Lật lại vấn đề: Phê phán những người sống thiếu ý chí, nghị lực 0.5 - Nhấn mạnh ý nghĩa câu tục ngữ "Có chí thì nên". - Liên hệ bản thân. 0.5
  4. d. Sáng tạo: có diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0.25 mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.25 đặt câu. * Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để đánh giá và chấm điểm một cách chính xác, linh hoạt, khuyến khích những bài có sáng tạo độc đáo. Hết./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2