intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Dương, Đông Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Dương, Đông Hưng” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Dương, Đông Hưng

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐÔNG HƯNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN NGỮ VĂN 9 Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc -Hiểu Phương - Ý nghĩa Ngữ liệu: thức biểu - Phép liên kết Ngoài SGK đạt - Bài học rút ra từ văn bản. Số câu 1 3 4 Tổng Số 0.5 2.5 3 điểm Tỉ lệ 5% 25% 30% II.Tạo lập văn - Vận dụng viết bản đoạn văn nghị Câu 1: Đoạn luận 200 chữ về văn nghị luận Hậu quả của 200 chữ việc thiếu trung thực. Số câu 1 1 Số điểm 2.0 2 Tỉ lệ 20% 20% Câu 2. Nghị - Vận dụng viết luận văn học: bài văn nghị Nghị luận về luận về tác phẩm một tác phẩm văn học. (Thơ ) thơ Số câu 1 1 Tổng Số 5 5 diểm Tỉ lệ 50% 50 Số câu 1 3 2 6 Tổng Số 0.5 2.5 7 10 điểm Tỉ lệ 5% 25% 70% 100% 1
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS QUANG DƯƠNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: (120 phút không kể thời gian giao đề) PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Đã bao giờ bạn cảm thấy mình may mắn vì được sinh ra trên cõi đời này? May mắn vì có một gia đình, được yêu thương, được quan tâm, chăm sóc bởi bàn tay của cha mẹ? Hãy luôn biết ơn vì điều đó, bởi không phải ai cũng có được diễm phúc giống bạn. Khi chúng ta biết ơn những điều tuyệt vời ấy, đó sẽ là động lực giúp ta sống thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội. Lòng biết ơn cha mẹ giúp ta gặt hái được thành công trên đường đời; giúp ta nhận ra rằng sức khỏe, niềm vui, nụ cười của cha mẹ mỗi ngày cũng chính là hạnh phúc của các con…. Lòng biết ơn không cứ phải đối với những điều lớn lao, to tát mà còn dành cho cả những điều bình thường, giản dị, có khi nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá. Hãy biết ơn vì mỗi sáng mai thức dậy, trái tim ta vẫn còn đập những nhịp đập yêu thương. Hãy biết ơn món quà từ thiên nhiên, biết ơn hoa lá, cỏ cây, muông thú… Hãy biết ơn những điều ta đã làm được, chưa làm được, những khó khăn, nhược điểm, sai lầm, mệt mỏi… đã qua và sẽ đến, vì phía sau những điều ấy chính là sự mong đợi, cơ hội học hỏi, sự trưởng thành, bài học giá trị, sự nỗ lực cố gắng giúp ta khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình. (Theo Thu Đình, Báo Người lao động online, ngày 26/9/2021) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 2 (0.5 điểm): Theo em, lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi con người ? Câu 3 (1 điểm): Xác định 01 phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng. Câu 4 (1 điểm): Nêu bài học mà em rút ra được từ văn bản trên bằng 01 câu văn có sử dụng thành phần cảm thán. II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm): Câu 1 (2 điểm): Em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về hậu quả của việc thiếu trung thực trong cuộc sống. Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ 2
  3. Trên hàng cây đứng tuổi. (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh SGK Ngữ văn 9 tập 2) -------------------------------Hết--------------------------------- I. HƯỚNG DẪN CHUNG - GV vận dụng hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo. - GV cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm, đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng (ưu tiên cho những bài văn có sáng tạo). HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Câu 1: 0.5 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. - Nội dung: Ý nghĩa của lòng biết ơn (Học sinh có thể có cách diễn đạt khác phù hợp). I. ĐỌC 2 Câu 2: Lòng biết ơn là động lực giúp ta sống thiện, sống có ích cho 0.5 HIỂU gia đình và xã hội,… (Học sinh có thể có cách diễn đạt khác phù hợp). 3 Câu 3: Phép liên kết: Phép lặp từ ngữ “Hãy biết ơn”. 1.0 Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò của lòng biết ơn. (Nếu học sinh có đáp án khác mà hợp lí giáo viên vẫn cho điểm). 4 Câu 4: Học sinh nêu được bài học rút ra được từ văn bản bằng 01 câu 1 có thành phần cảm thán. a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. 0.25 b. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của việc thiếu trung thực 0.25 trong cuộc sống - Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần tập 0.25 trung làm rõ ý nghĩa của tính tự lập trong cuộc sống 1 Có thể triển khai theo hướng: 3
  4. - Thiếu trung thực là gian dối, không tôn trọng sự thật. 1 - Hậu quả của thiếu trung thực + Với bản thân: Đánh mất nhân cách và lòng tự trọng, đánh mất niềm tin của mọi người, luôn sống trong trạng thái mệt mỏi… + Với xã hội: Gây mất công bằng trong tập thể thậm chí gây hại lớn đến cộng đồng, xã hội. (HS cần lấy dẫn chứng để chứng minh) II. - Rút ra bài học: Cần nhận thức được hậu quả của tính trung thực, loại 0.25 TẠO bỏ thói xấu này, rèn luyện cho mình đức tính trung thực trong lời 0.25 LẬP nói, suy VĂN nghĩ, hành động… BẢN c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới 0.25 mẻ về vấn đề nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. a. Đảm bảo cấu trúc: Mở bài nêu được vấn đề.Thân bài triển khai được 0.25 vấn đề. Kết bài khái quát được vấn đề. b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Thí sinh có thể triển 0.25 khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết 2 hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ giá trị của đoạn thơ. Có thể triển khai theo hướng *Khái quát về: Tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ. 4.0 *Mùa thu hiện hữu trong không gian cao rộng qua những rung cảm mãnh liệt của tác giả. - Không gian vào thu được gợi tả qua những hình ảnh quen thuộc, chân thực được cảm nhận bằng thị giác tinh tế, tâm hồn nhạy bén: Dòng sông, 0.5 cánh chim, đám mây. - Nghệ thuật đối, nhân hoá: Sông - dềnh dàng, chim - vội vã, sử dụng từ láy dềnh dàng, vội vã gợi lên hai trạng thái vận động trái ngược của cảnh vật. - Nghệ thuật nhân hoá và liên tưởng sáng tạo, tài tình như thổi hồn vào cảnh vật, đám mây như một nhịp cầu mềm mại nối giữa hai mùa thu và hạ, xoá nhoà ranh giới giữa hai mùa, chuyên chở hồn thu, tình thu đến với đất trời… * Bức tranh sang thu lắng vào chiều sâu suy tưởng: - Thiên nhiên sang thu tiếp tục được gợi tả bằng những hình ảnh: nắng, 2.0 mưa, sấm. Vẫn là những hiện tượng của mùa hè nhưng mọi thứ đã dần lắng xuống, đi vào thế chừng mực, ổn định. (hình ảnh đối lập: Vẫn còn 1 bao nhiêu nắng - Đã vơi dần cơn mưa, các phó từ vẫn, còn, đã, lượng từ vơi, bớt ) - Suy ngẫm của nhà thơ về mùa thu cuộc đời: 4
  5. + Sấm, mưa, nắng chỉ các hiện tượng tự nhiên vừa mang ý nghĩa ẩn dụ cho những khó khăn thử thách, những tác động của ngoại cảnh của cuộc đời. + Hàng cây đứng tuổi là hàng cây lâu năm, nhiều tuổi; tượng trưng cho những con người dày dặn, từng trải, điềm tĩnh, trước những sương gió của cuộc đời. →Suy ngẫm của nhà thơ: Khi con người đã từng trải thì càng vững vàng hơn trước những sóng gió, những tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời. - Đoạn thơ đã có những sáng tạo nghệ thuật độc đáo: Thể thơ năm chữ; âm hưởng giọng điệu nhẹ nhàng mà trầm lắng, tha thiết, hệ thống ngôn từ chính xác, tinh tế, sáng tạo đặc biệt là những từ chỉ trạng thái vận động của các hiện tượng tự nhiên, sử dụng thành công một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hoá…. - Đánh giá chung: + Đây là đoạn thơ hay, đặc sắc, mang phong cách thơ hiện đại, thể hiện 0.5 những rung cảm mãnh liệt của tác giả trước một không gian thu vời vợi và những suy ngẫm của nhà thơ về mùa thu cuộc đời. Qua đó, ta thấy tác giả rất đỗi tinh tế trong cảm nhận và liên tưởng bằng trái tim nhạy cảm giàu tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống làng quê và sự từng trải. + Từ những dòng thơ trên, ta càng yêu mến cuộc sống làng quê, một tình yêu mùa thu nồng nàn, yêu đất nước con người Việt Nam… d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, thể hiện được những suy nghĩ riêng 0.25 về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25 * Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình chấm bài của học sinh. Trân trọng những bài làm theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Duyệt của BGH Duyệt Tổ trưởng GV ra đề Phạm Thị Hường 5
  6. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2