intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:SINH HỌC.- Khối: 11 Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề) TT Nội Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH Thời % kiến gian( tổng thức phút) điểm Thời Thời Thời Thời Số Số Số Số gian gian gian gian TN TL CH CH CH CH (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Cảm -Các dạng hệ thần 2 4 0 0 0 2 0 4 0,66 ứng ở kinh của các nhóm động động vật. vật -Đặc điểm cảm ứng của các nhóm động vật. 2 Truyền Cấu tạo của xinap. 1 2 0 0 0 1 0 2 0,33 tin qua Xinap 3 Tập -Các dạng tập tính 2 4 0 0 0 2 0 4 0,66 tính ở phổ biến. ở động vật. động -Các hình thức học vật tập của động vật. 4 -Sinh - Các loại mô phân 4 8 0 0 0 4 0 8 1,33 trưởng sinh ở các nhóm thực và phát vật. triển ở -Sinh trưởng sơ cấp, thực sinh trưởng thứ cấp ở vật thực vật. -Hooc -Quá trình phát triển môn ở thực vật hạt kín . thực -Vai trò của hooc vật môn thực vật.
  2. 5 Sinh -Các kiểu phát triển 2 4 1 2 1 5 1 5 3 2 16 5 trưởng ở động vật. ở động -Ảnh hưởng của các vật nhân tố đến sinh trưởng và phát triển của động vật . 6 Sinh -Sự hình thành quả, 1 3 3 1 11 2 sản vô hạt ở thực vật có tính và hoa. sinh -Ưu điểm và hạn chế sản hữu tính ở của sinh sản vô tính, thực sinh sản hữu tính. vật -Quá trình phát sinh hạt phấn và túi phôi -Sự thụ tinh kép ở thực vật hạt kín. -Phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật . Tổng 12 24 3 11 1TL 5 1 5 15 3 45 100,0 câu +1 (TL) TL
  3. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn:SINH HỌC.- Khối: 11 Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề) Nội dung Mức kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT kiến thức cần kiểm tra, đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Nhận biết: -Nhận biết được các dạng hệ thần kinh của các Cảm ứng ở nhóm động vật.(TN1) 2TN động vật -Nêu được đặc điểm cảm ứng của các nhóm động vật (TN2) Nhận biết Truyền tin qua 2 - Nêu được cấu tạo của xinap (TN3) 1TN Xinap Thông hiểu: Nhận biết: - Nhận biết được ví dụ về một số dạng tập tính Tập tính ở động phổ biến. ở động vật(TN4) 3 vật -Nhận biết được ví dụ về hình thức học tập của động vật (TN 5) 2TN 4 -Sinh trưởng Nhận biết: và phát triển ở - Các loại mô phân sinh ở các nhóm thực thực vật vật(TN6) -Hooc môn -Khái niệm sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ thực vật cấp ở thực vật (TN 7) 4TN -Quá trình phát triển ở thực vật hạt kín (TN8) -Nhận biết được vai trò của hooc môn kich thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng ở thực vật(TN9)
  4. Nội dung Mức kiến thức, kĩ năng Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT kiến thức cần kiểm tra, đánh giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 5 Sinh trưởng ở NB: động vật -Khái niệm phát triển không qua biến thái; phát triển qua biến thái hoàn toàn, không hoàn toàn(TN10) -Ví dụ về các kiểu phát triển ở động vật (TN 11) TH: Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển của động vật 2TN 1TN 1TL 1TL (TN13) VD: Xác định được tên, vai trò sinh lý của các loại hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật (TL2) VDC: Vận dụng giải thích được ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. (TL3) 6 Sinh sản vô NB: tính và sinh Sự hình thành quả, hạt ở thực vật có hoa.(TN12) sản hữu tính ở TH 1TN thực vật -Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính (TN14) -Quá trình phát sinh hạt phấn và túi phôi(TL1) 2TN +1TL -Sự thụ tinh kép ở thực vật hạt kín(TL1) -Phương pháp giâm, chiết, ghép trong nhân giống vô tính ở thực vật (TN15) Số lượng 3(2TN+1TL 12(TN) 1(TL) 1(TL) )
  5. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Sinh học - Lớp: 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ( đề có 02 trang) Đề gốc 1 Họ tên học sinh:…………………………….-Lớp:……Số báo danh: ................ .-Phòng thi số:…… I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm). Câu 1: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống? A. Thủy tức. B. Trùng roi. C. Cá. D. Đỉa. Câu 2: Đặc điểm cảm ứng của động vật có hệ thần kinh chuỗi hạch: A. phản ứng mang tính chất định khu. B. phản ứng mau lẹ, chính xác. C. phản ứng tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. D. Phản ứng bằng cách co toàn bộ cơ thể. Câu 3: Trong cấu tạo của xináp hóa học, bóng chứa chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào sau đây? A. Ti thể. B. Chùy xináp. C. Khe xináp. D. Màng sau xináp. Câu 4: Ví dụ nào sau đây là tập tính học được ở động vật? A. Ve kêu vào mùa hè. B. Thú biểu diễn trong rạp xiếc. C. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. D. Tò vò đào hố trên mặt đất để làm tổ sinh sản. Câu 5: Một con mèo đang đói, chỉ cần nghe tiếng bát đũa lách cách đã vội chạy xuống bếp, đây là ví dụ về hình thức học tập nào của động vật ? A. Điều kiện hóa đáp ứng. B. Điều kiện hóa hành động C. Quen nhờn D. Học ngầm. Câu 6: Thực vật hai lá mầm không có loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh rễ. B. Mô phân sinh đỉnh thân. C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh lóng. Câu 7: Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là kiểu sinh trưởng của thân và rễ A. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên. C. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên. D. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 8. Giai đoạn nào sau đây đánh dấu quá trình phát triển ở thực vật hạt kín? A. Giai đoạn cây ra hoa. B. Giai đoạn hạt nảy mầm. C. Giai đoạn chín của hạt. D. Giai đoạn ngủ nghỉ của hạt. Câu 9: Loại hoocmôn nào sau đây có tác dụng thúc đẩy quá trình chín của quả ở thực vật? A. Etylen. B. Xitôkinin. C. Auxin. D. Gibêrelin.
  6. Câu 10: Phát triển không qua biến thái ở động vật là kiểu phát triển mà con non A. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. C. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. D. có các đặc điểm hình thái, sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành. Câu 11: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Ếch. B. Chuột. C. Châu chấu. D. Cua. Câu 12: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành hạt? A. Ống phấn. B. Đầu nhụy. C. Noãn. D. Bao phấn. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? A. Khẩu phần ăn thiếu prôtêin sẽ làm cho vật nuôi chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh. B. Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 160C-180C. C. Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. D. Người mẹ nghiện ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường. Câu 14: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô tính? (1) Cá thể sống độc lâp đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp (2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. (3) Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. (4) Tạo ra các cá thể thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện sống thay đổi (5) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15. Hình vẽ sau mô tả các bước trong nhân giống cây trồng bằng phương pháp ghép mắt. Trình tự ghép đúng là: 1 2 3 4 A. 2,4,1,3. B. 2,1,4,3. C.1,2,4,3 . D. 1,4,2,3. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) . Hãy trình bày quá trình hình thành hạt phấn ở thực vật có hoa ? Vì sao nói thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép ?
  7. Câu 2: (2 điểm). Ở người, loại hooc môn nào được sản xuất tại tinh hoàn, loại hooc môn nào được sản xuất tại tuyến yên, nêu tác dụng sinh lý của các loại hooc môn đó? Câu 3: (1 điểm). Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ kém phát triển ? HẾT
  8. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Sinh học - Lớp: 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ( đề có 02 trang) Đề gốc 2 Họ tên học sinh:…………………………….-Lớp:……Số báo danh: ................ .-Phòng thi số:…… I. TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm ) Câu 1: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Ếch B. Trùng roi. C. Đỉa. D. Thủy tức. Câu 2: Đặc điểm cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới: A. phản ứng mang tính chất định khu. B. phản ứng mau lẹ, chính xác. C. phản ứng ít tiêu tốn năng lượng. D. Phản ứng bằng cách co toàn bộ cơ thể. Câu 3: Trong cấu tạo của xináp hóa học, các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở bộ phận nào sau đây? A. Khe xináp. B. Màng trước xináp. C. Màng sau xináp. D. Chùy xináp. Câu 4 : Ví dụ nào sau đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? A. Mèo bắt chuột. B. Ve kêu vào mùa hè. C. Chim xây tổ. D.Vẹt nói được tiếng người. Câu 5. Thả một hòn đá bên cạnh con rùa, lúc đầu nó rụt đầu vào mai nhưng nếu tiếp tục lặp lại hành động này thì những lần sau nó không có phản ứng nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào của động vật ? A. Điều kiện hóa đáp ứng. B. Điều kiện hóa hành động C. Quen nhờn D. Học ngầm. Câu 6: Thực vật một lá mầm không có loại mô phân sinh nào sau đây? A. Mô phân sinh đỉnh thân. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh bên. D. Mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 7: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là kiểu sinh trưởng của thân và rễ A. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. C. theo chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên. D. theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên. Câu 8. Giai đoạn nào sau đây đánh dấu quá trình phát triển ở thực vật hạt kín? A. Giai đoạn cây ra hoa. B. Giai đoạn hạt nảy mầm. C. Giai đoạn chín của hạt. D. Giai đoạn ngủ nghỉ của hạt. Câu 9: Chất nào sau đây là hoocmôn kích thích sinh trưởng ở thực vật? A. Etylen. B. Auxin. C. Axit abxixic. D. Chất diệt cỏ. Câu 10: Phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật là kiểu phát triển mà con non
  9. A. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. B. chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để biến đổi thành con trưởng thành. C. có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành. D. có các đặc điểm hình thái, sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành. Câu 11: Động vật nào sau đây có kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Ếch. B. Chuột. C. Ruồi. D. Cua. Câu 12: Ở thực vật có hoa, sau thụ tinh bộ phận nào sau đây sẽ phát triển thành quả? A. Bầu nhụy. B. Đầu nhụy. C. Bao phấn. D. Ống phấn. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật? A. Mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp. B. Người mẹ nghiện ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường. C. Khẩu phần ăn thiếu prôtêin sẽ làm cho vật nuôi chậm lớn, gầy yếu, dễ mắc bệnh. D. Cá rô phi ở Việt Nam sẽ ngừng lớn và ngừng đẻ ở nhiệt độ 280C-300C. Câu 14: Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản hữu tính? (1) Cá thể sống độc lâp đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp (2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh. (3) Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. (4) Tạo ra các cá thể thích nghi và phát triển tốt trong điều kiện sống thay đổi (5) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15. Hình vẽ sau mô tả các bước trong nhân giống cây trồng bằng phương pháp ghép mắt. Trình tự ghép đúng là: 1 2 3 4 A. 4,3,1,2. B. 1,4,3,2. C.4,1,3,2 . D. 1,4,2,3. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) . Hãy trình bày quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa ? Vì sao nói thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép ? Câu 2: (2 điểm). Ở người, loại hooc môn nào được sản xuất tại buồng trứng, loại hooc môn nào được sản xuất tại tuyến giáp, nêu tác dụng sinh lý của các loại hooc môn đó?
  10. Câu 3: (1 điểm). Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ kém phát triển ? HẾT SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT TRẦN ĐẠI NGHĨA Môn: Sinh học - Lớp: 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN TỰ LUẬN I. Đề gốc 1:Các mã đề: 401,403,405,407 Câu 1: (2 điểm) . Hãy trình bày quá trình hình thành hạt phấn ở thực vật có hoa ? Vì sao nói thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép ? - Hình thành hạt phấn: 1 tế bào sinh hạt phấn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), mỗi tế bào đơn bội nguyên phân 1 lần nữa tạo ra hạt phấn có 2 nhân (nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản). ( 1 đ) - Thụ tinh thực vật có hoa là quá trình thụ tinh kép: Vì cả 2 tinh tử đều tham gia thụ tinh ( 0,5đ) +1 tinh tử kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử (phát triển thành phôi). (0,25) + 1 tinh tử kết hợp với nhân phụ tạo nhân tam bội (phát triển thành phôi nhũ).(0,25) Câu 2: (2 điểm). Ở người, loại hooc môn nào được sản xuất tại tinh hoàn, loại hooc môn nào được sản xuất tại tuyến yên, nêu tác dụng sinh lý của các loại hooc môn đó? -Hooc môn được sản xuất tại tinh hoàn là Testosteron (0,25 đ) -Tác dụng sinh lý: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ: + Tăng phát triển xương. (0,25 đ) + Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. (0,25đ) + Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp. (0,25 đ) -Hooc môn được sản xuất tại tuyến yên là Hoocmon sinh trưởng (GH) (0,25đ) -Tác dụng sinh lý: + Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin (0,5 đ) + Kích thích phát triển xương. (0,25 đ) Câu 3: (1 điểm).
  11. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ kém phát triển ? Iot là 1 trong 2 thành phần cấu tạo nên tiroxin (0,25đ) Thiếu iot dẫn đến thiếu tỉoxin (0,25đ) Thiếu tiroxin dẫn đến giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. (0,25đ) Thiếu tiroxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, ttis tuệ thấp. (0,25đ) I. Đề gốc 2:Các mã đề: 402,404,406,408: Câu 1: (2 điểm) . Hãy trình bày quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa ? Vì sao nói thụ tinh ở thực vật có hoa là thụ tinh kép ? - Hình thành túi phôi: 1 tế bào sinh noãn (2n) giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội (n), 3 trong 4 bị thóai hóa, 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo túi phôi (có noãn cầu và nhân phụ 2n). -- Thụ tinh thực vật có hoa là quá trình thụ tinh kép: Vì cả 2 tinh tử đều tham gia thụ tinh ( 0,5đ) +1 tinh tử kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử (phát triển thành phôi). (0,25) + 1 tinh tử kết hợp với nhân phụ tạo nhân tam bội (phát triển thành phôi nhũ).(0,25) Câu 2: (2 điểm). Ở người, loại hooc môn nào được sản xuất tại buồng trứng, loại hooc môn nào được sản xuất tại tuyến giáp, nêu tác dụng sinh lý của các loại hooc môn đó? -Hooc môn được sản xuất tại buồng trứng là Ơstrogen (0,25 đ) -Tác dụng sinh lý: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì do: (0,25đ) + Tăng phát triển xương. (0,25đ) + Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.(0,25đ) -Hooc môn được sản xuất tại tuyến giáp là tiroxin. (0,25 đ) -Tác dụng sinh lý: - Kích thích chuyển hoá ở tế bào. (0,25 đ) - Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể. (0,25đ) Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch. (0,25đ) Câu 3: (1 điểm). Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iôt thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ kém phát triển ? -Iot là 1 trong 2 thành phần cấu tạo nên tiroxin (0,25đ) -Thiếu iot dẫn đến thiếu tiroxin (0,25đ) -Thiếu tiroxin dẫn đến giảm quá trình chuyển hóa và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. (0,25đ)
  12. -Thiếu tiroxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm lớn hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, ttis tuệ thấp. (0,25đ) HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2