intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Cửa Tùng, Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN SINH HỌC – KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút; ( Đề có 30 câu) Họ và tên:……………………………..Số báo danh:……… Câu 1.Phát biểu nào là không đúng khi nói về sự tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật? A. Cùng một lúc, tổ hợp các nhân tố sinh thái cùng tác động đồng thời lên sinh vật tạo nên tác động tổng hợp B. Các loài khác nhau sẽ phản ứng như nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái C. Trong các giai đoạn khác nhau hay trạng thái sinh lí khác nhau thì cơ thể phản ứng khác nhau với tác động như nhau của cùng một nhân tố sinh thái D. Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể có thể gây tăng cường hoặc kìm hãm nhau Câu 2. Giới hạn sinh thái là : A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sinh sản tốt nhất. C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sống tốt nhất. D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại nhất thời. Câu 3. Đặc điểm nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên? A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn. C. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh. Câu 4.Trong tự nhiên, kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố đồng đều C. Phân bố ngẫu nhiên D. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên Câu 5. Khi mật độ trong quần thể cao quá thì; 1. Có sự cạnh tranh gay gắt về nơi ở; 2. Tỉ lệ tử vong cao; 3. Mức sinh sản tăng; 4. Xuất cư tăng. Phương án trả lời đúng là:
  2. A. 1,2,3 B. 1,2,3,4 C. 2,3,4 D. 1,2,4 Câu 6.Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là A. phân bố đồng đều. B. không xác định được kiểu phân bố. C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố theo nhóm. Câu 7.Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C. C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm. D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều. Câu 8.Khi nói về mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi trong một quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loài con mồi nhất định làm thức ăn. B. Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn. C. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể con mồi. D. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vât ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng. Câu 9. Cho các ví dụ sau: (1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa. (3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4) Trùng roi sống trong ruột mối. Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là A. (2), (3) B. (2), (4) C. (1), (4) D. (1), (3) Câu 10. Cho các ví dụ về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật: (1)Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá sống trong cùng môi trường (2)Cây tầm gửi sống bám trên thân các cây gỗ trong rừng
  3. (3)Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng (4)Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. Những ví dụ thuộc về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là A. (1) và (4) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D (2) và (3) Câu 11. Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. D. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. Câu 12. Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực) (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (2), (4), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (4), (3), (2) D. (1), (3), (4),( 2) Câu 13.Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở A. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. B. thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng C. chu trình dinh dưỡng, chuyển hoá năng lượng. D. thành phần cấu trúc, chuyển hoá năng lượng. Câu 14.Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất là A. rừng ôn đới. B. rừng mưa nhiệt đới. C. rừng thông phương Bắc. D. savan. Câu 15.Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nào? A. Chu trình nitơ. B. Chu trình cacbon. C. Chu trình photpho. D.Chu trình nước. Câu 16.Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
  4. A. sinh vật tiêu thụ cấp II. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật phân hủy. D. sinh vật tiêu thụ cấp I. Câu 17.Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A.Mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã. B.Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. C.Vai trò của các loài sinh vật trong quần xã. D. Mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. Câu 18.Cho chuỗi thức ăn : Tảo lục đơn bào → tôm → cá rô → chim bói cá. Chuỗi thức ăn này được mở đầu bằng : A.Sinh vật phân giải chất hữu cơ. C. Sinh vật hoá tự dưỡng. B.Sinh vật dị dưỡng. D. Sinh vật tự dưỡng. Câu 19.Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô  sâu ăn lá ngô  nhái  rắn hổ mang  Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ A.Bậc 2 B. Bậc 4 C. Bậc 3 D. Bậc 5 Câu 20.Chu trình sinh điạ hóa là con đường tuần hoàn vật chất : A.Giữa quần thể sinh vật với môi trường. B.Từ môi trường vào cơ thể sinh vật và trở lại môi trường. C.Giữa hệ sinh thái với môi trường. D. Trong nội bộ quần xã sinh vật. Câu 21.Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là : A.Lượng khí CO2 thải vào không khí giảm đi. B.Lượng khí O2 thải vào không khí giảm đi. C. Lượng khí O2 thải vào không khí tăng lên. D. Lượng khí CO2 thải vào không khí tăng lên. Câu 22.Cho các thông tin sau : (1)Trồng rừng và bảo vệ rừng (2) Hạn chế lượng nước ngấm xuống các mạch nước ngầm (3)Tăng cường các hoạt động đốt cháy nguyên liệu hóa thạch. (4)Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt.
  5. (5)Làm tăng dòng chảy trên mặt đất. (6) Bảo vệ các nguồn nước sạch và chống ô nhiễm nguồn nước. Những biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất là : A.1, 4 và 6 B. 1, 3, 4, 5 và 6 C. 1, 2, 4 và 5 D. 1, 3, 5 và 6 Câu 23.Dòng năng lượng trong hệ sinh thái A. được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường B.được truyền theo chu trình từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sử dụng trở lại C. được truyền từ sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải tới môi trường D. được truyền trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng tới môi trường Câu 24.Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá từ môi trường vào quần xã sinh vật trong hệ sinh thái. B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị tiêu hao (chủ yếu qua hô hấp) giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. D. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. Câu 25: Trong một quần xã có các loài: A,B,C,D,E,F,H,K và I. trong đó A là sinh vật sản xuất, B và E cùng sử dụng A làm thức ăn nếu B bị tiêu diệt thì C và D sẽ chết, nếu tiêu diệt E thì F và I sẽ chết, H ăn D còn K ăn cả H và F. Dự đoán nào sau đây đúng về lưới thức ăn này ? A. Có 5 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 B. Nếu D bị tiêu diệt thì H sẽ tăng C. Các loài C,F,I và E không thuộc cùng 1 bậc dinh dưỡng D. Khi E giảm thì D và F sẽ cạnh tranh với nhau Câu 26: Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, điều nào sau đây không đúng ? A. Có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên B. Có tính ổn định thấp dễ bị biến đổi trước các tác động của môi trường C. chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích và có nhiều chuỗi thức ăn bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã
  6. D. có tính đa dạng thấp, cấu trúc mạng lưới dinh dưỡng đơn giản Câu 27: Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt. B. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng C. Tìm kiếm và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành D. Nhân nuôi thiên địch(nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống. Câu 28: Một đầm nước nông nuôi cá có ba bậc dinh dưỡng: vi khuẩn lam và tảo (bậc 1); động vật phù du (bậc 2); tôm, cá nhỏ (bậc 3). Do nguồn chất khoáng tích tụ nhiều năm từ các chất ô nhiễm ở đáy đầm tạo điều kiện cho vi khuẩn lam và tảo bùng phát. Để tránh hệ sinh thái đầm bị ô nhiễm nặng hơn do hiện tượng phì đường, cách nào dưới đây không nên thực hiện ? A. Ngăn chặn nguồn dinh dường của sinh vật bậc 1. B. Thả thêm vào đầm một số cá dữ (bậc 4) để ăn tôm và cá nhỏ. C. Thả thêm vào đầm một số tôm và cá nhỏ. D. Đánh bắt bớt tôm và cá nhỏ . Câu 29: Khi nói về tháp sinh thái có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Dựa vào tháp sinh thái ta có thể dự đoán hướng phát triển của quần xã tương ứng. II. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. III. Tháp sinh thái mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. IV. Tháp năng lượng là dạng hoàn thiện nhất luôn có đáy lớn đỉnh bé. A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 30: Giả sử có 1 mạng lưới dinh dưỡng như sau:
  7. Kết luận nào sau đây không đúng? A. Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn B. Cá rô được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2 C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết D. Đại bang là bậc dinh dưỡng cấp 5 SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2021 – 2022 TRƯỜNG THPT CỬA TÙNG MÔN SINH HỌC – KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút; ( Đề có 30 câu) Họ và tên:……………………………..Số báo danh:……… Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng . A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái. D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh Câu 2. Đối với mỗi nhân tố ST thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt. Câu 3. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. Câu 4.Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi? A. tỉ lệ giới tính B. mật độ cá thể
  8. C. nhóm tuổi D. kích thước của quần thể Câu 5. Trong điều kiện nào thì quần thể có thể tăng trưởng? 1. Nguồn sống dồi dào; 2. Điều kiện môi trường và khả năng sinh sản tốt; 3. Nơi sống không bị hạn chế; Phương án trả lời đúng là: A. 1,2 B. 2,3 C. 1,2,3 D. 2,3 Câu 6. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh A. cấu trúc tuổi của quần thể. B. kiểu phân bố cá thể của quần thể. C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 7. Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. (2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều. (3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (1) và (3). Câu 8. Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng? A.Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. B.Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. C.Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. D.Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học Câu 9. Cho các ví dụ: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
  9. (4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là: A. (2) và (3) B. (1) và (4) C. (3) và (4) D. (1) và (2) Câu 10.Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là A. quan hệ kí sinh. B. quan hệ hội sinh. C. quan hệ con mồi – vật ăn thịt. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn. B. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. C.Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. D. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định. Câu 12. Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau : (1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau : một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước ; tôm, cá, cua, ốc ... (2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ. (3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi : các sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biết là các loài động vật có kích thước lớn. (4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là A. (3) → (4) → (2) → (1) C. (2) → (1) → (4) → (3) B. (1) → (3) → (4) → (2) D. (1) → (2) → (3) → (4) Câu 13.Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế? A. Hệ sinh thái nông nghiệp. B. Hệ sinh thái biển. C. Hệ sinh thái thành phố. D. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Câu 14.Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
  10. A. Rừng trồng. B. Hồ nuôi cá. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Đồng ruộng. Câu 15.Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò A. Chuyển hóa NO2- thành NO3- B. Chuyển hóa N2 thành NH4+ C. Chuyển hóa NO3- thành NH4+ D.Chuyển hóa NH4+ thành NO3- Câu 16.Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là A. sinh vật phân huỷ B. động vật ăn thịt C. động vật ăn thực vật D. sinh vật sản xuất Câu 17.Trong hệ sinh thái có các chuỗi thức ăn nào ? A.Chuỗi thức ăn có đầy đủ các loại SV và chuỗi thức không chứa đủ tất cả các sinh vật. B.Chuỗi thức ăn trên cạn và chuỗi thức ăn dưới nước. C.Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã SV. D.Chuỗi thức ăn phức tạp và chuỗi thức ăn đơn giản. Câu 18.Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc hai là : A.Rắn hổ mang C. Rắn hổ mang và chim chích. B.Châu chấu và sâu D. Chim chích và ếch xanh. Câu 19.Cho chuỗi thức ăn : Tảo lục đơn bào  tôm  cá rô  chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này tôm thuộc bậc dinh dưỡng : A.Cấp 4. B. Cấp 2. C. Cấp 1 D. Cấp 3 Câu 20.Nồng độ CO2 tăng cao không dẫn đến hiện tượng nào sau đây ? A.Trái đất ấm dần. C. Hiệu suất quang hợp tăng. B.Băng tan ở hai cực. D. Nước biển dâng cao Câu 21.Chu trình cac bon là chu trình A. phát thải khí CO2 trong bầu khí quyển gây hiên tượng hiệu ứng nhà kính B. luân chuyển của cacbon từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật và từ sinh vật trở lại môi trường. C. tuần hoàn toàn bộ các hợp chất cacbon trong tự nhiên. D. Lắng đọng các hợp chất cacbon trong tự nhiên. Câu 22.Cho các thông tin sau :
  11. (1)Trồng rừng và bảo vệ rừng (2) Hạn chế lượng nước ngấm xuống các mạch nước ngầm (3)Tăng cường các hoạt động đốt cháy nguyên liệu hóa thạch. (4)Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt. (5)Làm tăng dòng chảy trên mặt đất. (6) Bảo vệ các nguồn nước sạch và chống ô nhiễm nguồn nước. Những biện pháp bảo vệ nguồn nước trên trái đất là : A.1, 4 và 6 B. 1, 3, 4, 5 và 6 C. 1, 2, 4 và 5 D. 1, 3, 5 và 6 Câu 23.Năng lượng truyền qua các bậc dinh dưỡng càng lên cao càng nhỏ dần là do A. một phần năng lượng bị thất thoát qua tiêu hoá và vận động của các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng B.một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, thức ăn thừa, các bộ phận rơi rụng ở mỗi bậc dinh dưỡng C. một phần năng lượng bị thất thoát qua bài tiết của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng D. một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, rơi rụng ở mỗi bậc dinh dưỡng Câu 24.Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ % năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể SV ở mỗi bậc dinh dưỡng B. tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái C. tỉ lệ % năng lượng bị mất qua chất thải và các bộ phận rơi rụng ở mỗi bậc dinh dưỡng D. tỉ lệ % năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái Câu 25: Vào những năm 80 của thế kỉ XX, ốc bươu vàng du nhập vào Việt Nam phát triển mạnh gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp. Sự gia tăng nhanh số lượng ốc bươu vàng là do: I. Tốc độ sinh sản cao. II. Gần như chưa có thiên địch III. Nguồn số dồi dào nên tốc độ tăng trưởng nhanh. IV. Giới hạn sinh thái rộng. Số phương án đúng A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
  12. Câu 26: Xét các mối quan hệ sau I. Cá ép sống bám trên cá lớn II. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào hình thành địa y III. Chim sáo và trâu rừng IV. vi khuẩn lam trong nốt sần cây họ đậu Phát biểu nào dưới đây đúng về các mối quan hệ sinh thái nói trên ? A. Quan hệ hội sinh : I và IV B. quan hệ hợp tác: I và III C. quan hệ hỗ trợ: I,II,III và IV D. Quan hệ cộng sinh: II và III Câu 27: Trong; các phát biểu sau về quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Quần xã là tập hợp gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh. (2) Môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao. (3) Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã nhất định nào đó. (4) Sự phân tầng giúp sinh vật tận dụng tốt nguồn sống và giảm sự cạnh tranh giữa các loài. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28: Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C,D, E,G,H Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này? I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao so với loài B. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 29: Trong một chuỗi thức ăn
  13. A. phần lớn năng lượng bị thất thoát dưới dạng nhiệt. B. hiệu suất sử dụng năng lượng giảm dần ở các bậc dinh dưỡng. C. càng xa sinh vật sản xuất sinh khối của bậc dinh dưỡng càng cao. D. năng lượng hao phí ở các bậc dinh dưỡng là như nhau. Câu 30: Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau: cỏ là thức ăn của thỏ, dê, gà và sâu; gà ăn sâu; cáo ăn thỏ và gà; hổ sử dụng cáo, dê, thỏ làm thức ăn. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất. III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3. IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. V. Thỏ, dê đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
  14. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN SINH HỌC LỚP 12 Mã đề 001 Mã đề 002 Câu 1 B C Câu 2 A A Câu 3 D D Câu 4 D A Câu 5 D C Câu 6 D C Câu 7 B A Câu 8 D A Câu 9 B C Câu 10 C C Câu 11 D D Câu 12 D B Câu 13 A A Câu 14 B C Câu 15 A D Câu 16 B D Câu 17 B C Câu 18 D D Câu 19 C B Câu 20 B C Câu 21 D B Câu 22 A A Câu 23 A B Câu 24 C B Câu 25 C A Câu 26 C C Câu 27 D B Câu 28 C A Câu 29 D A Câu 30 B C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2