intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI MÔN: SINH HỌC 9 Họ tên:……………………………….. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp: …./…… PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) (Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng trong các câu sau) Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau. B. Ở cây giao phấn, hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện do tự thụ phấn. C. Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt. D. Hiện tượng thoái hóa ở thực vật làm cây kém phát triển, sinh trưởng chậm và có thể chết. Câu 2: Muốn duy trì ưu thế lai cần sử dụng phương pháp gì? A. Nhân giống vô tính. C. Lai phân tích. B. Nhân giống hữu tính. D. Lai kinh tế. Câu 3: Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để A. duy trì một số tính trạng mong muốn. C. tạo ưu thế lai. B. tạo dòng thuần. D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai. Câu 4: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì? A. Ưu thế lai. C. Dòng thuần. B. Thoái hóa. D. Tự thụ phấn. Câu 5: Lựa chọn phát biểu đúng? A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. C. Chỉ có ba loại môi trường sống chủ yếu là môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí. D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian. Câu 6: Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng? A. Lá lốt, dong riềng. B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng.
  2. C. Bạch đàn, cây xoài, cây phượng. D. Lá lốt, bạch đàn. Câu 7: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau? A. Giun đất. C. Tắc kè. B. Thằn lằn. D. Chồn. Câu 8: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém? A. Cây rêu. C. Cây xương rồng. B. Cây xoài. D. Cây bắp cải. Câu 9: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh? A. Địa y sống bám trên cành cây. B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu. D. Giun đũa sống trong ruột người. Câu 10: Quần thể sinh vật là A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. D. tập hợp các các thể khác loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Câu 11: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Tiềm năng sinh sản của loài. C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn. B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn. D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn. Câu 12: Những đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác? A. Giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá. B. Sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế. C. Pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân. D. Tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản.
  3. Câu 13: Quần xã sinh vật là tập hợp A. các sinh vật cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. B. các cá thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. C. các quần thể sinh vật cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian nhất định. D. toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên cùng sống ở nhiều nơi khác nhau. Câu 14: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau: A. các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. C. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí là A. do hoạt động phun trào của núi lửa. C. do hoạt động hô hấp ở thực vật. B. do quá trình đốt cháy nguyên liệu. D. do lũ lụt. PHẦN II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0°C đến 90°C, trong đó điểm cực thuận là 55°C ? Câu 2: (2,0 điểm) Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật? Câu 3: (1,0 điểm) Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào là quan trọng nhất? Vì sao? (HSKT không làm câu này) Câu 4: (1,0 điểm) Em cân làm gì để hạn chế ô nhiễm môi trường nước? ------Hết------ Duyệt của tổ chuyên môn Người ra đề Huỳnh Thị Bích Yến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0