intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Dục, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DỤC MÔN VẬT LÝ - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 202 I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Định luật Len-xơ được dùng để xác định A. cường độ của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. B. sự biến thiên của từ thông qua một mạch điện kín, phẳng. C. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. D. độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín. Câu 2: Khi xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì A. góc tới bằng góc phản xạ. B. tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn. C. tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn. D. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi mạch kín đứng yên trong từ trường không đổi. B. Dòng điện cảm ứng trong mạch kín xuất hiện khi từ thông qua mạch biến thiên. C. Dòng điện cảm ứng cũng sinh ra từ trường. D. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện. Câu 4: Một dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn tròn bán kính r. Cảm ứng từ tại tâm dây dẫn được tính bằng công thức r I I I A. B = 2.10−7. . B. B = 4 .10−7. . C. B = 2 .10−7. . D. B = 2.10−7. . I r r r Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai? Lực Loren xơ A. Vuông góc với từ trường. B. Phụ thuộc vào dấu của điện tích. C. Không phụ thuộc vào hướng của từ trường. D. Vuông góc với vận tốc. Câu 6: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi A. sự chuyển động của nam châm với mạch. B. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch. C. sự chuyển động của mạch với nam châm. D. sự biến thiên từ trường Trái Đất. Câu 7: Chọn câu sai khi nói về từ trường A. các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín. B. tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó. C. tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua. D. các đường cảm ứng từ không cắt nhau. Câu 8: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi chiếu ánh sáng từ nước ra không khí thì góc tới A. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc khúc xạ. B. luôn nhỏ hơn góc khúc xạ. C. luôn bằng góc khúc xạ. D. luôn lớn hơn góc khúc xạ. Câu 9: Đối với lăng kính có chiết suất n > 1 thì mọi tia sáng đơn sắc qua lăng kính sẽ A. lệch phía đáy của lăng kính so với tia tới. Trang 1/2 - Mã đề 202
  2. B. lệch về phía đỉnh lăng kính so với tia tới. C. lệch về phía mặt phân giác của góc chiết quang so với tia tới D. lệch về phía mặt bên lăng kính so với tia tới. Câu 10: Khi chiếu một tia sáng từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì kết luận nào sau đây không đúng? A. Tỉ số giữa sin của góc tới với sin của góc khúc xạ luôn lớn hơn 1. B. Tỉ số giữa sin của góc tới với sin của góc khúc xạ luôn nhỏ hơn 1. C. Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới. D. Tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn tia tới. Câu 11: Vêbe (Wb) là đơn vị của đại lượng nào sau đây? A. Cảm ứng từ. B. Độ tự cảm. C. Từ thông. D. Suất điện động. Câu 12: Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ trên xuống dưới thì lực từ có chiều A. từ trong ra ngoài. B. từ ngoài vào trong. C. từ trái sang phải. D. từ trên xuống dưới. Câu 13: Chiếu một chùm tia sáng hẹp, song song từ môi trường có chiết suất n tới mặt phân cách với không khí, khi góc tới bằng 30 0 thì góc khúc xạ bằng 45 0 . Nếu tăng góc tới bằng 60 0 thì A. tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. B. không có tia khúc xạ. C. tia phản xạ hợp với mặt phân cách một góc 30 0 . D. góc khúc xạ bằng 90 0 . Câu 14: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1,5 m đặt song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn có cường độ 20 A thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn bằng A. 2,4N. B. 0N. C. 240N. D. 24N. Câu 15: Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ A. tăng 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Bài 1 (1 điểm). Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng dây dẫn đồng tâm, có bán kính R và 2R. Trong mỗi vòng dây đều có dòng điện I=5 A chạy qua. Biết R= 10 cm, hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng và dòng điện chạy trong hai vòng dây ngược chiều. Bài 2 (1 đểm). Một khung dây dẫn được đặt trong một từ thông biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm đều từ 1,8 Wb xuống 0,8 Wb. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung? Bài 3 (3 đểm). Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1=24 cm đặt trong không khí, vật sáng AB cao 3 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một đoạn d1 (A nằm trên trục chính của thấu kính) cho ảnh A1B1 cao 2 cm. a. Tính độ tụ của thấu kính. b. Xác định vị trí của vật và ảnh – vẽ hình. c. Thay thấu kính có tiêu cự f1 bằng thấu kính có tiêu cự f2 rồi đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính f2 và cách thấu kính một đoạn d2 khi đó có ảnh thật cách thấu kính một đoạn nào đó. Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính một đoạn 30 cm thì ảnh tạo bởi thấu kính vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và lớn lên gấp 4 lần. Xác định f2 và d2. ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 202
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2