intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với “Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh” nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh

  1. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020-2021 Môn: Vật lí - Lớp 6 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I.TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Nhiệt độ nóng chảy của một chất là: A. Nhiệt độ ở đó vật từ thể rắn bắt đầu chuyển sang thể lỏng. B. Nhiệt độ 100ºC. C. Nhiệt độ ở đó vật từ thể lỏng bắt đầu chuyển sang thể rắn. D. Câu A và C đều đúng. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành mây. Câu 3: Dùng một ròng rọc cố định để kéo một vật có trọng lượng P = 1600 N chuyển động đều lên cao thì phải kéo dây với một lực F có độ lớn là: A. F = 800 N B. F = 1600 N C. F = 3200 N D. F = 160 N Câu 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng: A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng, rắn D. Khí, rắn, lỏng Câu 5: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng cổ lọ A. Hơ nóng nút C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ. Câu 6: Dùng ròng rọc động đưa vật có khối lượng m lên cao cần một lực kéo có độ lớn 150 N. Khối lượng của vật là: A. 150kg. B. 15kg. C. 300kg. D. 30kg. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí ? Khi chất khí nóng lên thể tích của chất khí thay đổi như thế nào? Câu 2: (3 điểm) a. Thế nào là sự ngưng tụ? Muốn cho quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh ta phải tăng hay giảm nhiệt độ? b. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá? Câu 3: (2 điểm) Khi nhiệt độ tăng thêm 1℃ thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50 m ở nhiệt độ 20℃, sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40℃ ? ===== Hết =====
  2. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học: 2020 - 2021 Môn: Vật Lý - Lớp 6 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) : Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A C B C A D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: (2 điểm) : Trình bày kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí ? Khi chất khí nóng lên thể tích của chất khí thay đổi như thế nào ? Nội dung Điểm -Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 1 -Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 0,5 -Khi chất khí nóng lên thể tích của chất khí tăng lên. 0,5 Câu 2: (3 điểm) a. Thế nào là sự ngưng tụ ? Muốn cho quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh ta phải tăng hay giảm nhiệt độ ? b. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ? Nội dung Điểm a. Sự ngưng tụ: là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng 1 - Muốn quá trình ngưng tụ xảy ra nhanh ta phải giảm nhiệt độ. 0,5 b. Khi trồng chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá để: - Giảm diện tích mặt lá cây. 0,5 → giảm bớt sự bay hơi của nước qua lá cây. 0,5 → làm cây ít bị mất nước hơn nên ít bị héo khi mới trồng. 0,5 Câu 3 (2,0 điểm): Khi nhiệt độ tăng thêm 1℃ thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50 m ở nhiệt độ 20℃, sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40℃ ? Nội dung Điểm Nhiệt độ tăng thêm của dây đồng là: ∆t = 40 – 20 = 20℃ 0,5 Vì độ tăng độ dài tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ 0,5 → Độ dài tăng thêm của dây đồng là: ∆l = 50 x 0,017 x 20 = 17 (mm) = 0,017 (m) 0,5 Độ dài của dây đồng ở 40℃ là: l40 = l + ∆l = 50 + 0,017 = 50,017 (m) 0,5 Điểm của bài kiểm tra là tổng điểm từng phần, làm tròn tới 0,5. Học sinh trình bày theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2