intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Nam", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập Hóa học chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH Môn: Vật lí – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 2 trang) MÃ ĐỀ 203 Họ và tên học sinh:……………………………………Số báo danh:………………......Lớp……. A/ TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm). Câu 1: Lực không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là A. A = Fs. B. A = Fssin α . C. A = Fscos α . D. A = Fstan α. Câu 2: Hiệu suất là tỉ số giữa A. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần B. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần. C. năng lượng hao phí và năng lượng có ích D. năng lượng có ích và năng lượng hao phí Câu 3: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là A. , B. , . C. , D. , Câu 4: Trong trường hợp nào sau đây, trọng lực không thực hiện công? A. vật đang chuyển động ném ngang. B. vật đang rơi tự do. C. vật đang chuyển động biến đổi đều trên mặt phẳng ngang. D. vật đang trượt trên mặt phẳng nghiêng. Câu 5: Khi chỉ chịu tác dụng của ngẫu lực vật sẽ A. vừa chuyển động quay vừa chuyển động tịnh tiến. B. đứng yên. C. chỉ chuyển động tịnh tiến. D. chỉ chuyển động quay. Câu 6: Đơn vị của mômen lực M = F. d là A. N. m. B. kg. m. C. N. kg. D. m/s. Câu 7: Công suất được xác định bằng A. giá trị công thực hiện được. B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian. C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. tích của công và thời gian thực hiện công. Câu 8: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi. Câu 9: Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây? A. Vật đang chuyển động tròn đều. B. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang. C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Câu 10: Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì A. thế năng của vật tăng dần. B. động lượng của vật giảm dần. C. thế năng của vật giảm dần. D. động năng của vật giảm dần. Trang 1/2 - Mã đề 203
  2. Câu 11: “ Khi cho một vật rơi tự do từ độ cao M xuống N”, câu nói nào sau đây là đúng? A. Cơ năng luôn thay đổi từ M xuống N. B. Động năng tại M là lớn nhất. C. Thế năng tại N là lớn nhất. D. Cơ năng tại M bằng cơ năng tại N. Câu 12: Chu kì trong chuyển động tròn đều là A. thời gian vật đi được một vòng. B. thời gian vật chuyển động. C. thời gian vật di chuyển. D. số vòng vật đi được trong 1 giây. Câu 13: Cần một công suất bằng bao nhiêu để nâng đều một hòn đá có trọng lượng 50N lên độ cao 10m trong thời gian 2s A. 25W. B. 2,5KW C. 2,5W. D. 250W. Câu 14: Hiệu suất của một quá trình chuyển hóa công được kí hiệu là H. Vậy H luôn có giá trị A. 0 < H ≤ 1 B. H = 1. C. H > 1. D. H < 1. Câu 15: Động lượng có đơn vị là A. N.m. B. N.m/s. C. N/s. D. kg.m/s. B/ TỰ LUẬN ( 5.0 điểm). Bài 1:(1 đ) Một người kéo một thùng gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang một góc 60o, lực tác dụng lên dây là 100 N, tính công của lực đó khi thùng gỗ trượt đi được 20 m Bài 2: (2 đ) Từ độ cao 25 m người ta ném thẳng đứng một vật có khối lượng 0,5kg lên cao với vận tốc ban đầu bằng 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10m/s2. Tính: a) Động năng của vật tại vị trí ném b) Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất Bài 3: (2 đ) Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 50 m/s ở độ cao 220 m thì nổ vỡ làm hai mảnh có khối lượng lần lượt là 2 kg và 3kg. Mảnh nhỏ bay thẳng đứng xuống dưới và rơi chạm đất với vận tốc 120m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2. a) Tính động lượng của viên đạn trước khi nổ b) Xác định độ lớn và hướng vận tốc của mảnh lớn ngay sau khi đạn nổ. ------ HẾT ------ Trang 2/2 - Mã đề 203
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2