intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hậu Giang’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hậu Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TỈNH HẬU GIANG NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: VẬT LÝ-LỚP 12 (THPT & GDTX) ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề 102 (Đề kiểm tra gồm 4 trang) Thời gian làm bài : 60 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau 0,6 mm và cách màn quan sát 2,4 m. Chiếu sáng các khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  (380 nm <  < 760 nm). Trên màn, điểm M cách vân trung tâm 2,3 mm là vị trí của một vân tối. Giá trị của  gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 625 nm. B. 465 nm. C. 383 nm. D. 545 nm. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm vẫn giữ nguyên thì A. khoảng vân tăng lên. B. khoảng vân giảm xuống. C. vị trí vân trung tâm thay đổi. D. khoảng vân không thay đổi. Câu 3. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng A. giải phóng các êlecctron ra khỏi khối kim loại bằng cách đốt nóng. B. giải phóng các êlecctron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng. C. giải phóng các êlecctron ra khỏi khối chất bán dẫn bằng cách đốt nóng. D. giải phóng các êlecctron ra khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. Câu 4. Trong chân không, ánh sáng màu chàm có bước sóng nằm trong khoảng A. từ 430 mm đến 460 mm. B. từ 430 pm đến 460 pm. C. từ 430 nm đến 460 nm. D. từ 430 cm đến 430 cm. Câu 5. Khi ánh sáng đơn sắc trưyền từ không khí vào nước thì A. tần số tăng, bước sóng tăng. B. tần số không đổi, bước sóng giảm. C. tần số không đổi, bước sóng tăng. D. tần số giảm, bước sóng giảm. Câu 6. Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây SAI? A. Trong công nghiệp, tia tử ngoại được dùng để phát hiện các vết nứt trên bề mặt các sản phẩm kim loại. B. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên phim ảnh. C. Trong y học, tia tử ngoại được dùng để chữa bệnh còi xương. D. Tia tử ngoại là sóng điện từ có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. Câu 7. Xét nguyên tử hidrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L, nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn có bước sóng 0,6563 µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về M, nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn có bước sóng 1,8744 µm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về L, nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn có bước sóng là A. 0,5562 µm. B. 0,4861 µm. C. 7,0562 µm. D. 0,0562 µm. Câu 8. Ánh sáng huỳnh quang được phát ra bởi A. chất rắn và lỏng. B. chất rắn. 1/4 - Mã đề 101
  2. C. chất lỏng và khí. D. chất rắn và khí. Câu 9. Chiếu một chùm sáng trắng qua một một lăng kính, chùm sáng sẽ bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu khác nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng A. khúc xạ ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng. C. giao thoa ánh sáng. D. nhiễu xạ ánh sáng. Câu 10. Tia nào sau đây thường được dùng trong các bộ điều khiển từ xa để điều khiển các hoạt động của tivi, quạt điện, máy điều hòa nhiệt độ? A. Tia  . B. Tia hồng ngoại. C. Tia X. D. Tia tử ngoại. Câu 11. Lần lượt chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,65 μm, λ2 = 0,25 μm vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện λ0 = 0,35 μm. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện? A. Chỉ có bức xạ λ2. B. Chỉ có bức xạ λ1. C. Cả hai bức xạ. D. Không có bức xạ nào trong hai bức xạ trên. Câu 12. Theo nội dung của tiên đề về các trạng thái dừng, trạng thái dừng là trạng thái A. êlectron không chuyển động. B. hạt nhân không dao động. C. có năng lượng xác định. D. nguyên tử đứng yên. Câu 13. Một vật phát được tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh thì vật đó phải có nhiệt độ A. trên 0o C. B. thấp hơn nhiệt độ môi trường. o C. trên 2000 C. D. cao hơn nhiệt độ môi trường. Câu 14. Điểm giống nhau giữa tia hồng ngoại và tia tử ngoại là A. đều có khả năng đâm xuyên mạnh. B. đều là những bức xạ đơn sắc có màu. C. đều bị lệch trong điện trường, từ trường. D. đều có bản chất là sóng điện từ. Câu 15. Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đơn sắc nào sau đây? A. Ánh sáng lam. B. Ánh sáng vàng. C. Ánh sáng đỏ. D. Ánh sáng lục. Câu 16. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ tư (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng A. 3,5λ. B. 1,5λ. C. 2λ. D. 3λ. Câu 17. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp trên màn quan sát là 3,0 mm. Vị của vân sáng thứ 5 (tính từ vân sáng trung tâm) có giá trị là A. 3,75 mm. B. 2,50 mm. C. 1,75 mm. D. 0,60 mm. Câu 18. Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng khi qua một lăng kính A. tia màu vàng bị lệch nhiều hơn tia màu lục. B. tia màu tím bị lệch nhiều hơn tia màu chàm. C. tia màu tím có góc lệch nhỏ nhất. D. tia màu cam bị lệch nhiều hơn tia màu vàng. Câu 19. Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,75 μm. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s. Công thoát êlectron khỏi kim loại này là A. 26,5.10-19 J. B. 26,5.10-32 J. C. 2,65.10-19 J. D. 2,65.10-32 J. 2/4 - Mã đề 101
  3. Câu 20. Pin quang điện là nguồn điện, trong đó A. quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. B. hóa năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. C. nhiệt năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. D. cơ năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. Câu 21. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ A. nuclôn và êlectrôn. B. prôtôn và nơtrôn. C. nuclôn và prôtôn. D. êlectrôn và nuclôn. Câu 22. Giới hạn quang điện của các kim loại K, Ca, Al, Cu lần lượt là 0,55 μm; 0,43 μm; 0,36 μm và 0,3 μm. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc với công suất 0,55 W. Trong mỗi phút, nguồn này phát ra 5,6.1019 phôtôn. Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi chiếu ánh sáng từ nguồn này vào bề mặt các kim loại trên thì số kim loại mà hiện tượng quang điện xảy ra là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 23. Một chất phát quang có thể phát ra ánh sáng màu vàng khi được kích thích phát sáng. Khi chiếu vào chất phát quang đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ không phát quang? A. đỏ. B. lam. C. lục. D. tím. Câu 24. Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi A. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. B. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt. C. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli. D. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. Câu 25. Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về phôtôn ánh sáng? A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. B. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ. C. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định. D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau. Câu 26. Một chùm ánh sáng đơn sắc, sau khi qua một lăng kính thủy tinh, thì A. không bị lệch và không đổi màu. B. chỉ bị lệch mà không đổi màu. C. vừa bị lệch, vừa bị đổi màu. D. chỉ đổi màu mà không bị lệch. Câu 27. Xét nguyên tử hidrô theo mẫu nguyên tử Bo. Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -0,85 eV sang trạng thái có năng lượng -13,6 eV thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng là A. 14,55 eV. B. 12,75 eV. C. 13,6 eV. D. 0,85 eV. Câu 28. Bức xạ màu vàng của Natri có bước sóng λ = 0,49 μm. Năng lượng của phôtôn tương ứng tính ra eV là A. 2,7 eV. B. 2,3 eV. C. 2,1 eV. D. 2,5 eV. Câu 29. Trong 4 loại tia sau: Rơn-ghen (X), hồng ngoại, tử ngoại và đơn sắc màu lục; tia có tần số nhỏ nhất là A. tia hồng ngoại. B. tia Rơn-ghen. C. tia đơn sắc màu lục. D. tia tử ngoại. Câu 30. Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ. B. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn. 3/4 - Mã đề 101
  4. C. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ. D. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên. Câu 31. Số nơtrôn và prôtôn trong hạt nhân X là 136 và 86. Hạt nhân X có ký hiệu là 86 A. 136 X . B. 136 X . 86 C. 222 X . 86 86 D. 222 X . Câu 32. Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng A. quang - phát quang. B. nhiệt điện. C. phát xạ cảm ứng. D. quang điện trong. Câu 33. Quang phổ liên tục được ứng dụng dùng để A. nhận biết thành phần của các nguyên tố hóa học có trong một mẫu vật. B. xác định bước sóng của các nguồn sáng. C. xác định màu sắc của các nguồn sáng. D. xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, Mặt Trời, các ngôi sao. Câu 34. Sự phát sáng của vật nào sau đây là sự phát quang? A. Ngọn đèn cồn. B. Hồ quang điên. C. Bóng đèn ống. D. Tia lửa điện. Câu 35. Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 6 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử E0 f hiđrô được tính theo biểu thức E n   2 (E0 là hằng số dương, n = 1,2,3,...). Tỉ số 1 là n f2 27 135 25 128 A. . B. . C. . D. . 25 128 27 135 Câu 36. Số nuclôn trong hạt nhân 27 13 Al là A. 27. B. 40. C. 14. D. 13. Câu 37. Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính các quỹ đạo dừng: K; L; M; N; O;... của electron tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp. Quỹ đạo dừng K có bán kính ro (bán kính Bo). Quỹ đạo dừng L có bán kính A. 9r0. B. 4r0. C. 16r0. D. 25r0. Câu 38. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng; các khe S1, S2 được chiếu sáng bởi nguồn S. Cho khoảng cách hai khe S1, S2 là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe S1, S2 đến màn là 1,6 m và khoảng vân là 1 mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là A. =0,5 m. B. =5 m. C. =0,05 m. D. =50 m. Câu 39. Tính chất của tia X (Rơn-ghen) được ứng dụng trong chụp phim y học là A. tác dụng mạnh lên kính ảnh. B. không có khả năng đâm xuyên. C. làm ion hóa không khí. D. hủy hoại tế bào. Câu 40. Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng? A. Khúc xạ ánh sáng. B. Hiện tượng quang điện. C. Giao thoa ánh sáng. D. Phản xạ ánh sáng. ------ HẾT ------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………………………..Số báo danh:…………………….. Chữ ký của giám thị 1:……………………….Chữ ký của giám thị 2:……………………………. 4/4 - Mã đề 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2