intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm học: 2023-2024 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày thi: 19/01/2024 Môn: HÓA HỌC 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 03 trang) Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; Ba = 137. Câu 1. (3,0 điểm) 1.1. Hãy giải thích ngắn gọn. Viết phương trình phản ứng (nếu có) a. Để dập tắt các đám cháy xăng dầu nhỏ người ta dùng chăn chiên (được làm từ sợi cotton với nguyên liệu chính là sợi bông) thấm nước. b. Có thể dùng nước sôi hoặc dùng xút để thông các ống nước thải nhà bếp bị tắc do dầu mỡ đóng rắn và bám vào đường ống. c. Trong bình của thợ lặn hoặc tàu ngầm thường sử dụng natri peoxit (Na2O2) để cung cấp oxi. 1.2. Cho hình vẽ thí nghiệm sau: Để yên hai cốc sau một thời gian. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình phản ứng (nếu có). 1.3. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có mặt Na được một loại cao su có tính chống dầu cao. Oxi hóa một mẫu cao su này nhận thấy số mol O2 cần phản ứng bằng 1,3088 lần số mol CO2 sinh ra. Xác định tỉ lệ số mắc xích buta-1,3-đien và acrilonitrin trong mẫu cao su trên. Câu 2. (2,0 điểm) 2.1. Geniposit (hình bên) là một hợp chất được tách ra từ quả dành dành. Thủy phân geniposit sinh ra hai sản phẩm là genipin và D-glucozơ. Genipin tham gia phản ứng tạo màu với gelatin (đây là cơ sở để phát hiện dấu vân tay trong kĩ thuật hình sự). Hãy viết sơ đồ phản ứng tạo genipin và phản ứng của genipin với một aminoaxit để giải thích hiện tượng trên. Trang 1
  2. 2.2. Oxi hóa 150 mg amilozơ bởi NaIO4 thu được 0,0045 mmol axit fomic. Tính số lượng trung bình các gốc glucozơ trong phân tử amilozơ; biết rằng khi oxi hóa 1 mol amilozơ bằng NaIO4, số gốc glucozơ đầu mạch tạo ra 1 mol axit fomic, số gốc glucozơ cuối mạch tạo ra 2 mol axit fomic. Câu 3. (6,0 điểm) 3.1. Xác định các chất hữu cơ X, Y, Z, T, M, N, K (có hai chất thuộc loại anđehit, biết MZ + MN = 123) và viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) X → CH4 → Y → Z → T → M → N → K → X 3.2. Cho các chất X, Y, Z, T trong các chất cho sau: anilin, etylamin, glucozơ, fructozơ, fomandehit, saccarozơ, Lys-Gly-Ala, Glu-Val-Ala. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả theo bảng sau: STT Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng 1 X hoặc T Tác dụng với quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh 2 Y Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Có kết tủa Ag 3 Z Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Không hiện tượng 4 Y Tác dụng với dung dịch brom Mất màu dung dịch brom 5 Y hoặc Z Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Dung dịch xanh lam 6 T Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Xác định các chất X, Y, Z, T. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra (nếu có). 3.3. E là este thuần chức, mạch không nhánh. Đun nóng m gam E với 175 ml dung dịch NaOH 2M đến hoàn toàn thu được dung dịch X. Trung hoà X cần 150 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 23,575 gam hỗn hợp hai muối khan và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Xác định công thức cấu tạo của E. Câu 4. (3,0 điểm) 4.1. Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở X, Y (trong đó X là một amin, Y là một ancol đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp E gồm a mol X và b mol Y (a > b), thu được N2; 0,38 mol CO2 và 0,60 mol H2O. Tính phần trăm khối lượng của X trong E. 4.2. Thủy phân một lượng hexapeptit X thu được 3,02 gam Ala-Gly-Val-Gly; 4,9 gam Val-Gly- Ala; 5,64 gam Ala-Val; 3,51 gam Val; 3,375 gam Gly; còn lại là Gly-Ala và Ala có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 5. Tính tổng khối lượng phần còn lại Gly-Ala và Ala trong hỗn hợp sản phẩm. Câu 5. (6,0 điểm) 5.1. Cho 6 dung dịch đựng trong 6 lọ mất nhãn riêng biệt sau: Fe(NO3)2, AlCl3, NaHCO3, Na2CO3, BaCl2, và NaHSO4. Chỉ dùng thêm HCl loãng, trình bày cách nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 5.2. Cho 19,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Y chứa 100,8 gam muối và 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí Z Trang 2
  3. gồm NO và NO2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Nếu cho 26,88 gam kim loại R phản ứng với 500 gam dung dịch HCl 7,3% thì thu được V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của V. 5.3. Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau: Khối lượng Khối lượng Thời gian (s) Anot dung dịch giảm catot tăng (gam) (gam) 3088 m Thu được khí Cl2 duy nhất 10,80 6176 2m Khí thoát ra 18,30 t 2,5m Khí thoát ra 22,04 Xác định giá trị của t. ----------HẾT---------- Học sinh không dùng bảng tuần hoàn khi làm bài. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh:………………………………………………………………………Lớp:…… Trang 3
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2023-2024 Khóa ngày: 19/01/2024 Môn thi: Hóa học 12 Câu 1. (3,0 điểm) 1.1. Hãy giải thích ngắn gọn. Viết phương trình phản ứng (nếu có) a. Để dập tắt các đám cháy xăng dầu nhỏ người ta dùng chăn chiên (được làm từ sợi cotton với nguyên liệu chính là sợi bông) thấm nước. b. Có thể dùng nước sôi hoặc dùng xút để thông các ống nước thải nhà bếp bị tắc do dầu mỡ đóng rắn và bám vào đường ống. c. Trong bình của thợ lặn hoặc tàu ngầm thường sử dụng natri peoxit (Na2O2) để cung cấp oxi. 1.2. Cho hình vẽ thí nghiệm sau: Để yên hai cốc sau một thời gian. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình phản ứng (nếu có). 1.3. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có mặt Na được một loại cao su có tính chống dầu cao. Oxi hóa một mẫu cao su này nhận thấy số mol O2 cần phản ứng bằng 1,3088 lần số mol CO2 sinh ra. Xác định tỉ lệ số mắc xích buta-1,3-đien và acrilonitrin trong mẫu cao su trên. Câu 1 HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm 1.1. a. Nhờ ướt nước, các sợi cotton sẽ nở ra, làm kín bề mặt chăn => tăng hiệu 0,125 1,0đ quả của việc cách ly đám cháy. Ngoài ra còn giúp nhiệt độ đám cháy giảm đi, nhanh bị dập tắt. 0,125 b. Khi đổ nước sôi vào dầu mỡ động thực vật bị nóng chảy và tan ra trôi theo 0,25 nước. Hoặc dùng xút hòa tan chất béo tạo ra các chất tan trong nước. 𝑡𝑜 (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 0,25 c. Do natri peoxit hấp thụ khí CO2 giải phóng O2 theo phương trình phản ứng: 0,25 2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2 1.2. Hiện tượng: 1,0đ - Cốc (1): dung dịch ngay sát đinh sắt chuyển màu xanh chứng tỏ có ion Fe2+: sắt bị ăn mòn điện hóa (Thực tế đinh sắt không thể làm từ sắt nguyên chất mà 0,25 làm từ hợp kim của Fe và C) - Cốc (2): dung dịch không đổi màu, dây kẽm bị ăn mòn dần 0,25 Giải thích: - Đinh sắt là cực dương, dây Zn quấn quanh đinh sắt là cực âm 0,25 - Ở cực âm: Zn bị oxi hóa: Zn → Zn2+ + 2e 0,125 - Ở cực dương: O2 bị khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH- 0,125 11 1.3. C4H6 + 2 O2 → 4CO2 + 3H2O 1,0đ 0,25 x 5,5x 4x
  5. 15 3 1 C3H3N + 4 O2 → 3CO2 + 2H2O + 2N2 0,25 y 3,75y 3y 5,5x + 3,75y = 1,3088 (4x + 3y) 0,25 => x : y = 2 : 3 0,25 Câu 2. (2,0 điểm) 2.1. Geniposit (hình bên) là một hợp chất được tách ra từ quả dành dành. Thủy phân geniposit sinh ra hai sản phẩm là genipin và D-glucozơ. Genipin tham gia phản ứng tạo màu với gelatin (đây là cơ sở để phát hiện dấu vân tay trong kĩ thuật hình sự). Hãy viết sơ đồ phản ứng tạo genipin và phản ứng của genipin với một aminoaxit để giải thích hiện tượng trên. 2.2. Oxi hóa 150 mg amilozơ bởi NaIO4 thu được 0,0045 mmol axit fomic. Tính số lượng trung bình các gốc glucozơ trong phân tử amilozơ; biết rằng khi oxi hóa 1 mol amilozơ bằng NaIO4, số gốc glucozơ đầu mạch tạo ra 1 mol axit fomic, số gốc glucozơ cuối mạch tạo ra 2 mol axit fomic. Câu 2 HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm 2.1. Phản ứng thủy phân geniposit thu được genipin và D-glucozơ 0,5đ 1,0đ Xác định đúng 1 sản phẩm: 0,25đ Gelatin (có trong da) cấu tạo từ các polipeptit, lấy đại diện là một aminoaxit 0,5đ như glyxin, ta có phương trình: Xác định aminoaxit / sản phẩm: 0,25đ sản phẩm có màu để phát hiện dấu vân tay trong kĩ thuật hình sự. 2.2. HIO4 0,25 (C6H10O5)n → 3HCOOH 1,0đ 0,0045 namilozơ = 3 = 0,0015 (mmol) 0,25 150 ̅ Mamilozơ = 0,0015 = 100000 (đvC) 0,25 100000 0,25 nglucozơ = ̅ ≈ 617 162 Câu 3. (6,0 điểm) 3.1. Xác định các chất hữu cơ X, Y, Z, T, M, N, K (có hai chất thuộc loại anđehit, biết MZ + MN = 123) và viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có): (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) X → CH4 → Y → Z → T → M → N → K → X 3.2. Cho các chất X, Y, Z, T trong các chất cho sau: anilin, etylamin, glucozơ, fructozơ, fomandehit, saccarozơ, Lys-Gly-Ala, Glu-Val-Ala. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T (trong dung dịch) thu được các kết quả theo bảng sau:
  6. STT Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng 1 X hoặc T Tác dụng với quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh 2 Y Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Có kết tủa Ag 3 Z Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Không hiện tượng 4 Y Tác dụng với dung dịch brom Mất màu dung dịch brom 5 Y hoặc Z Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Dung dịch xanh lam 6 T Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Xác định các chất X, Y, Z, T. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra (nếu có). 3.3. E là este thuần chức, mạch không nhánh. Đun nóng m gam E với 175 ml dung dịch NaOH 2M đến hoàn toàn thu được dung dịch X. Trung hoà X cần 150 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 23,575 gam hỗn hợp hai muối khan và 7,8 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Xác định công thức cấu tạo của E. Câu 3 HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm 3.1. CH COONa → CH → HCHO → HCOOH → HCOOCH=CH → CH CHO 0,125đ x 8 (1) (2) (3) (4) (5) 3 4 2 3 3,0đ (6) (7) (8) → CH3COONH4 → CH3COOH → CH3COONa CaO,to 0,25đ x 8 (1) CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3 xt,to (2) CH4 + O2 → HCHO + H2O Mn2+ ,to (3) 2HCHO + O2 → 2HCOOH xt,to (4) HCOOH + CHCH → HCOOCH=CH2 to (5) HCOOCH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO to (6) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag (7) CH3COONH4 + HCl → CH3COOH + NH4Cl (8) CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O 3.2. X, Y, Z, T lần lượt là etyl amin, glucozơ, saccarozơ, Lys-Gly-Ala 0,125đ x 4 1,5đ CH2OH[CHOH]4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → 0,25đ x 4 CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H22O11)2Cu + 2H2O 3.3. ̅ Este: R(COOR′)x: a mol. 1,5đ NaOH Dung dịch X: R(COONa)x: a mol ̅ R′OH: a.x mol 0,25 NaCl: 0,15 mol 0,2 Dung dịch Y: R(COONa)x: 𝑥 mol ̅ R′OH: 0,2 0,25 0,2.R 0,25 mmuối = 58,5 x 0,15 + 67 x 0,2 + 𝑥 = 23,575 0,25 => R = 7x => x = 2; R = 14 (CH2) ̅ R’1 < R′ = 22 < R’2 0,125 => CH3OH và C2H5OH 0,125 => CTCT thu gọn: CH3CH2OOCCH2COOCH3 0,25
  7. Câu 4. (3,0 điểm) 4.1. Cho hai chất hữu cơ no, mạch hở X, Y (trong đó X là một amin, Y là một ancol đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp E gồm a mol X và b mol Y (a > b), thu được N2; 0,38 mol CO2 và 0,60 mol H2O. Tính phần trăm khối lượng của X trong E. 4.2. Thủy phân một lượng hexapeptit X thu được 3,02 gam Ala-Gly-Val-Gly; 4,9 gam Val-Gly-Ala; 5,64 gam Ala-Val; 3,51 gam Val; 3,375 gam Gly; còn lại là Gly-Ala và Ala có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 5. Tính tổng khối lượng phần còn lại Gly-Ala và Ala trong hỗn hợp sản phẩm. Câu 4 HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm 4.1. Công thức X: CnH2n+2+tNt:a mol; Y: CmH2m+2O: b mol 1,5đ nCO - nH O = 0,38 - 0,6 = (n-n-1- t ).a + (m-m-1).b 2 2 2 0,25 => t.a = 0,16 0,25 a > b => 0,07 < a < 0,14 => 1,1 < t < 2,2 => t = 2; a = 0,08; b = 0,06 0,25 BT[C]: 0,08.n + 0,06.m = 0,38 0,25 => n = 1; m = 5 hoặc n = 4; m = 2 TH1: CH6N2: 0,08 mol C5H12O: 0,06 mol => %CH2(NH2)2 = 41,07% 0,25 TH2: C4H12N2: 0,08 mol CH4O: 0,06 mol => %C4H8(NH2)2 = 78,57% 0,25 4.2. nAla-Gly-Val-Gly = 0,01 mol; nVal-Gly-Ala = 0,02 mol 1,5đ nAla-Val = 0,03 mol; nGly = 0,045 mol nVal = 0,03 mol 0,25 Hexapeptit X: Ala-Gly-Val-Gly-Ala-Val 0,25 1 0,25 nX = 2 ∑ nVal = 0,045 mol BT gốc Gly => nGly = 0,005 mol = nGly-Ala 0,25 => nAla = 0,025 mol 0,25 Tổng khối lượng = 2,955 gam 0,25 Câu 5. (6,0 điểm) 5.1. Cho 6 dung dịch đựng trong 6 lọ mất nhãn riêng biệt sau: Fe(NO3)2, AlCl3, NaHCO3, Na2CO3, BaCl2, và NaHSO4. Chỉ dùng thêm HCl loãng, trình bày cách nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 5.2. Cho 19,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và kim loại R (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 (dư), thu được dung dịch Y chứa 100,8 gam muối và 5,376 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Nếu cho 26,88 gam kim loại R phản ứng với 500 gam dung dịch HCl 7,3% thì thu được V lít khí H2 (đktc). Tính giá trị của V. 5.3. Tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, ta có kết quả ghi theo bảng sau: Thời gian Khối lượng Khối lượng Anot (s) catot tăng (gam) dung dịch giảm (gam) 3088 m Thu được khí Cl2 duy nhất 10,80 6176 2m Khí thoát ra 18,30 t 2,5m Khí thoát ra 22,04
  8. Xác định giá trị của t. Câu 5 HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm 5.1. Lấy mỗi hóa chất một lượng nhỏ làm thuốc thử. Lần lượt cho từ từ dung dịch 3 chất đầu 1,5đ HCl vào từng mẫu thử. sai, 3 chất sau không - Mẫu thử xuất hiện khí không màu ngay từ những giọt đầu tiên là NaHCO3 chấm NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 0,125đ x 2 - Mẫu thử xuất hiện khí không màu hóa nâu ngoài không khí là Fe(NO3)2 (có thể nêu thêm dấu hiệu thay đổi màu của dung dịch mẫu thử) 3Fe2+ + 4H+ + NO− → 3Fe3+ + NO + 2H2O 3 0,125đ x 2 - Mẫu thử lúc đầu chưa thấy hiện tượng, một thời gian sau xuất hiện khí không màu là Na2CO3 Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl 0,125đ x 2 NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 Các mẫu thử còn lại không hiện tượng là BaCl2, NaHSO4 và AlCl3 - Dùng dung dịch Na2CO3 lần lượt cho vào các mẫu thử còn lại. - Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là BaCl2 Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl 0,125đ x 2 - Mẫu thử xuất hiện kết tủa keo trắng và có xuất hiện khí không màu là AlCl3 2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2 - Mẫu thử xuất hiện khí không màu là NaHSO4 0,125đ x 2 2NaHSO4 + Na2CO3 → 2Na2SO4 + H2O + CO2 0,125đ x 2 5.2. nNO = nNO2 = 0,12 mol; nNH4NO3 = x mol 2,5đ 100,8 = 19,2 + 62.(0,12.3 + 0,12.1 + 8x) + 80x => x = 0,09 0,25 Hóa trị cao nhất của R: n. Số mol mỗi kim loại: a 24a + R.a = 19,2 (1) 0,25 2a + n.a = 0,12.3 + 0,12 + 0,09.8 = 1,2 (2) 0,25 Lấy (1) : (2) => R = 16.n + 8 0,5 TH1: n = 1; R = 24 => loại 0,25 TH2: n = 2; R = 40 => R là Ca 0,25 1 0,25 Ca dư => nH2 = 2 nHCl = 0,5 mol => V = 11,2 lít. TH3: n = 3; R = 56 => R là Fe 0,25 HCl dư => nH2 = nFe = 0,48 mol => V = 10,752 lít. 0,25 5.3. * Tại t = 3088 giây 2,0đ mdd giảm = 64x + 71x = 10,8 => x = 0,08 mol 0,25 => m = 5,12 gam 0,125 => I = 5A 0,125 * Tại t = 6176 giây: nCu = 2.0,08 = 0,16 mol 0,125 ne = 0,32 mol 0,125 Anot: 2x + 4y = 0,32 (1) 0,25 mdd giảm = 2.5,12 + 71x + 32y = 18,3 (2) 0,25 => x = 0,1 mol; y = 0,03 mol * Tại t giây: nCu = 2,5.0,08 = 0,2 mol; nCl2 = 0,1 mol Bảo toàn e: 0,4 + 2a = 0,2 + 4b (1) 0,25 mdd giảm = 0,2.64 + 2a + 71.0,1 + 32b = 22,04 (2) 0,25 => a = 0,03 mol; b = 0,065 mol ne = 0,46 mol => t = 8878 giây. 0,25 Học sinh giải cách khác, hợp lí và chính xác thì chấm trọn điểm theo từng câu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2