intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

7
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Khao Mang

  1. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT THCS KHAO MANG MÔN: Ngữ văn, Lớp 9 Năm học: 2022 - 2023 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm 02 câu, 01 trang) - Họ và tên học sinh:……………………………… Số báo danh:………… Họ tên, chữ ký giám thị 1: Số phách …………………………………………………… Họ tên, chữ ký giám thị 2: …………………………………………………… ĐỀ BÀI Câu 1. (8 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ về sự tự tin trong cuộc sống. Câu 2. (12 điểm) Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. ------------------Hết------------------
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 9 Kì thi HSG cấp trường Năm học 2022-2023 (Gồm có 02 câu; 04 trang) Câu Đáp án Điểm * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân 0,5 bài, kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận 0,5 Câu 1 (8 điểm) II. Thân bài: 1. Giải thích: Tự tin là tin vào chính năng lực bản thân, dám làm những 0,5 gì muốn, những gì nghĩ; tự tin còn là niềm tin vào khả năng chiến thắng trong công việc và trong đời sống. 2. Biểu hiện: 1 + Tự tin là chủ động học hỏi người khác; không ngại dấu dốt mà mày mò. + Tự tin là mạnh dạn phát biểu ý kiến, suy nghĩ, góp ý trước đám đông, không e ngại, rụt rè. + Tự tin là giữ vững quan điểm, lập trường đúng đắn của cá nhân, kiên quyết chống lại cái lệch lạc, sai trái. + Tự tin là thẳng thắn đề bạt những kế hoạch; ý kiến bản thân, góp phần thúc đẩy tập thể, cộng đồng phát triển vững mạnh. 3. Đánh giá, luận bàn vấn đề: 1 * Tại sao con người cần có lòng tự tin: - Cần có lòng tự tin để có quyết tâm chinh phục mục tiêu,
  3. để hoàn thiện bản thân về nhân cách, tinh thần năng động; tri thức tiến bộ, khả năng sáng tạo, đổi mới. - Cần có lòng tự tin để sẵn sàng hội nhập, làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống. 1 * Ý nghĩa của sự tư tin: - Lòng tự tin là nghị lực, nhân tố thúc đẩy thành công, là cách để khẳng định vị trí bản thân, là yếu tố giúp rút ngắn khoảng cách giữa mọi người với nhau. - Lòng tự tin là mảnh đất ươm mầm cho những sáng tạo có ích ra đời phục vụ cuộc sống. 1 * Dẫn chứng: - Hồ Chí Minh, một minh chứng vĩ đại cho lòng tự tin và niềm tin chiến thắng. Người luôn tin tưởng một ngày nào đó dân tộc Việt Nam sẽ tìm thấy lý tưởng đấu tranh để đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành lấy độc lập. Cuối cùng, 1 Người và dân tộc Việt Nam cũng làm được điều đó. * Làm gì để rèn luyện cho bản thân đức tính tự tin - Sống có lý tưởng, luôn hăng say với cái mình làm. - Sáng tạo, đổi mới, luôn năng động trong mọi tình huống. - Biết chấp nhận thất bại, không ngại khó khăn để vươn tới thành công. - Hãy luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi, hợp tác với mọi người xung quanh. 0,5 4. Phê phán: - Trái ngược với tự tin là sự yếu đuối; tư ti, nhút nhát. - Tự tin nhưng không có cơ sở thành ra tự cao, tự đại, cố 0,5 chấp, bảo thủ. 5. Bài học nhận thức: - Tự tin là phẩm chất cần có ở mỗi con người. - Tích cực rèn luyện lòng tự tin để thành công trong học tập và đời sống. III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề 0,5 * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân 0,5 bài, kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  4. I. Mở bài: - Nguyễn Du: đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế 0,5 giới, một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam. - “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần thứ nhất “Gặp gỡ và đính ước” của tác phẩm “Truyện Kiều”. Đoạn trích giới 0,5 thiệu gia cảnh của Thuý Kiều, đặc biệt miêu tả tài sắc của Thuý Kiều và Thuý Vân II. Thân bài: 1. Khái quát vẻ đẹp của hai chị em: 1,5 “Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” - “Tố nga”: ẩn dụ người con gái đẹp như vầng trăng sáng Câu 2 mát dịu. - Mai cốt cách: (cốt cách như mai): hình dáng mảnh dẻ, (12 thanh cao. điểm) - Tuyết tinh thần: (tinh thần như tuyết): tinh thần trong trắng, thanh khiết. -> Bút pháp ước lệ, tượng trưng, phép đối, ẩn dụ. - “mười phân vẹn mười” -> Thành ngữ nhấn mạnh mỗi người có 1 vẻ đẹp riêng nhưng đều đạt đến hoàn hảo, tuyệt mĩ. b. Vẻ đẹp của Thúy Vân "Vân xem trang trọng khác vời 2,5 Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" - Giới thiệu khái quát: “trang trọng”: vẻ đẹp cao sang, đoan trang. - Miêu tả chi tiết: + “khuôn trăng đầy đặn”: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. + “nét ngày nở nang”: lông mày đậm. + “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: nụ cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc. + “mây thua nước tóc”: Tóc đen, mềm hơn mây. + “tuyết nhường màu da: làn da trắng mịn màng như tuyết. -> Bút pháp ước lệ, nhân hóa, ẩn dụ: Thuý Vân có vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, quý phái, hài hoà với thiên nhiên. Dự đoán cuộc đời của Thúy Vân may mắn, bình yên. 3. Vẻ đẹp của Thúy Kiều a. Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều 1,5 “ Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
  5. So bề tài sắc lại là phần hơn” - NT đòn bẩy, so sánh hơn: Khẳng định Thúy Kiều đẹp vượt trội hơn Thúy Vân. - Nhan sắc: “Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” + “làn thu thủy”: Đôi mắt: trong sáng long lanh như nước mùa thu. + “nét xuân sơn”: Lông mày đẹp thanh tú như nét núi mùa xuân + “hoa ghen thua thắm”: Nhan sắc tươi thắm hơn hoa. + “liễu hờn kém xanh”: Sức sống mạnh mẽ, xanh tươi hơn liễu. + "nghiêng nước nghiêng thành". -> Bút pháp ước lệ, nhân hóa, thành ngữ: Vẻ đẹp sắc nét, trẻ trung, tươi tắn, sống động, rực rỡ của một tuyệt thế giai nhân, khiến thiên nhiên phải ghen, hờn. b. Vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều: 1,5 “Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương” + Từ ngữ chỉ sự tuyệt đối: “vốn sắn”, “đủ mùi”, “ăn đứt”: Kiều hội tụ đầy đủ sự thông minh, đa tài, cầm, kì, thi, họa, tất cả đều đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. + Tài đàn của Kiều như một sở trường, năng khiếu riêng. Tiếng đàn của nàng có khả năng ứng biến linh hoạt, là tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm: “ Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.” -> Vẻ đẹp của Kiều hiện lên mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp ấy khiến tạo hóa phải ghen ghét, đố kị với nhan sắc và trí tuệ tài hoa thiên bẩm. Với những từ ngữ như “hoa ghen”, “liễu hờn”, với điển cố “nghiêng nước nghiêng thành”, với tên khúc nhạc “Bạc mệnh” mà Kiều đã sáng tạo nên, Nguyễn Du đã sớm báo hiệu cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh” và kín đáo gửi gắm tư tưởng “tài mệnh tương đố” (tài mệnh luôn đối nghịch, mâu thuẫn nhau) của Nguyễn Du. d, Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em: 1 - “Phong lưu rất mực hồng quần”: Gợi hoàn cảnh sống của hai chị em thúy Kiều, họ sống trong phong lưu của một gia đình gia giáo.
  6. - Hai chị em luôn sống theo khuôn phép, đức hạnh, theo đúng khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Tuy cả hai đều “đến tuần cập kê” nhưng vẫn: “Êm đềm trướng rủ màn che, Tường đông ong bướm đi về mặc ai”. 1,5 e, Nhận xét về nghệ thuật: - Thủ pháp ước lệ tượng trưng: lấy từ chỉ thiên nhiên tả vẻ đẹp con người. Đây là thủ pháp thường thấy trong văn học Trung đại. - Thủ pháp đòn bẩy: tác giả tả Thúy Vân trước, chỉ dùng bốn câu thơ để tả vẻ đẹp của Thúy Vân, dùng mười hai câu thơ tả cả tài sắc và tâm hồn Thúy Kiều nên càng làm tăng thêm vẻ đẹp toàn diện của Thúy Kiều. - Sử dụng từ ngữ có tính chất tiên đoán số phận: tiên đoán số phận Thúy Vân êm đềm qua hình ảnh thiên nhiên “thua, nhường”, số phận Thúy Kiều trắc trở qua hình ảnh thiên nhiên “ghen, hờn”. III. Kết bài. - Đoạn trích miêu tả tài sắc chị em Thuý Kiều cho thấy 0,5 Nguyễn Du trân trọng, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. Lòng thương cảm bộc lộ ngay từ những dự đoán số phận nhân vật. - Ngôn ngữ giàu cảm xúc, vận dụng một cách linh hoạt 0,5 các biện pháp nghệ thuật ước lệ, so sánh, ẩn dụ.
  7. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT THCS KHAO MANG NĂM HỌC: 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề này gồm 02 câu, 01 trang) - Họ và tên học sinh:…………………………………Số báo danh:……………... Họ tên, chữ ký giám thị 1: Số phách …………………………………………………………….. Họ tên, chữ ký giám thị 2: ……………………………………………………………..
  8. ĐỀ BÀI Câu 1. (8 điểm) Viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm. Câu 2. (12 điểm) Hoài Thanh có ý kiến cho rằng: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài...” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ------------------Hết------------------
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Năm học 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn 9 Câu Đáp án Điểm * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân bài, 0,5 kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
  10. I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: 1 Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần Câu 1 thiết và đáng quý của con người. Có lòng dũng cảm, con (8 điểm) người mới có thể vượt qua mọi khó khăn để làm nên điều phi thường. II. Thân bài 1. Giải thích: Lòng dũng cảm là gì? 0,5 Dũng cảm là một khí chất hiên ngang, gan dạ, không sợ nguy hiểm, không ngại khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người dám đứng lên để đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Tự tin, công bằng, thành thật ủng hộ điều chính nghĩa. 2. Khẳng định và chứng minh Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời 2 đại: + Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam: Lòng dũng cảm có từ thời Hai Bà Trưng, bao triều đại Đinh, Lý, Trần,… + Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, những tấm gương vì nước quên mình như anh hùng Lý Tự Trọng, chị Nguyễn Thị Lý,…; những thanh niên mãi mãi tuổi 20 đã ngã xuống với những nấm mồ vô danh để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc. + Chiến tranh đã lùi xa, đất nước sống trong nền hòa bình nhưng tinh thần dũng cảm của người dân Việt Nam không bao giờ tắt. Tinh thần ấy được thể hiện trên mặt trận lao động, sản xuất. Từ chỗ thiếu ăn, phải nhập khẩu lương thực, đến nay, với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước, Việt Nam đã đạt nhiều bước tiến quan trọng, mở ra nhiều cơ hội giao lưu,… + Những vụ án đấu tranh chống tham nhũng, phanh phui các điều sai trái, vi phạm trong xã hội như nhà báo Dương Hằng Nga. + Nhịp sống đời thường, có không ít những hành động đẹp như cứu người bị nạn như nhóm hiệp sĩ đường phố ở TP.HCM,… 1 3. Mở rộng, liên hệ thực tế: nhiều y, bác sĩ dũng cảm trong phòng chống dịch bệnh Covit 4. Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với 1 hành động mù quáng, bất chấp công lý. Đả kích, phản động, gây rối trật tự an ninh. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. 5. Bài học nhận thức và hành động của bản thân + Liên hệ với bản thân 1
  11. + Rèn luyện tinh thân dũng cảm từ việc làm bình thường trong cuộc sống, dũng cảm đối mặt với chính mình, sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội. + Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. III. Kết bài Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. 1 * Hình thức: Đảm bảo cấu trúc bài văn có mở bài, thân bài, kết bài; diễn đạt mạch lạc, viết đúng chính tả, từ ngữ, ngữ 0,5 pháp. I. Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,5 - Trích dẫn ý kiến. 0,5 II. Thân bài: 1. Giải thích ý kiến: - Hoài Thanh đã nêu ra một vấn đề quan trọng, được coi là 1,5 nguồn gốc cốt yếu của văn chương: lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 2 + Văn chương: chỉ các tác phẩm thơ văn. Đối tượng phản (12 ánh của tác phẩm văn chương là con người và vạn vật. Nhà điểm) văn sáng tác tác phẩm, một mặt phản ánh hiện thực, mặt khác bày tỏ tình cảm với con người và vạn vật. Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn và cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người quan trọng nhất là tình thương. + Tình thương người, thương cả muôn vật, muôn loài: là lòng nhân ái – một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. + Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói về vấn đề con người, vấn đề nhân sinh quan đặt ra trong tác
  12. phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt lên ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn. - Ý kiến của Hoài Thanh là một nhận định về giá trị tư tưởng của các tác phẩm văn chương, khẳng định nguồn gốc cốt yếu của các tác phẩm văn chương chính là giá trị nhân đạo. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm rất đa dạng song thường tập trung vào các khía cạnh cụ thể sau: + Lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những con người có hoàn cảnh không may mắn, số phận bất hạnh. + Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. + Đề cao những con người có vẻ đẹp và phẩm giá cao quý. + Trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. => Ý kiến trên muốn khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học phải hướng vào tình yêu thương con người. 2. Chứng minh qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. a. Trân trọng, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình tượng nhân vật Vũ Nương: Vũ Nương có đầy đủ 2,5 vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: công, dung, ngôn, hạnh. Xét về phương diện nào cũng đẹp: - Đối với chồng, nàng là người vợ rất mực dịu dàng đằm thắm, giàu tình yêu thương chồng và thuỷ chung nhất mực (dẫn chứng) - Đối với mẹ chồng, nàng hết lòng phụng vụ mẹ chồng, là người con hiếu thảo (dẫn chứng) - Đối với con: Là người mẹ tốt, giàu lòng yêu thương con (dẫn chứng) - Nàng là người phụ nữ trọng danh dự và nhân phẩm, giàu lòng vị tha (dẫn chứng) b. Cảm thông, đau đớn trước nỗi đau khổ của nhân vật. - Nàng Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất đáng quý và tận tụy 2,5 vun đắp hạnh phúc lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng. - Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vu vơ. - Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi bỏ mọi nghi ngờ, hàng xóm hiểu rõ nỗi oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng mà người chồng vẫn không động lòng (dẫn chứng) - Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đấy đến cái chết oan khuất (dẫn chứng). c. Lên án những thế lực đen tối chà đạp lên khát vọng 1
  13. chính đáng của con người: - Chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã tước đoạt đi quyền hạnh phúc của con người. - Những tư tưởng lạc hậu của xã hội phong kiến suy tàn (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,...) gây bao nhiêu bất công. Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông hồ đồ, mù quáng, gia trưởng, vũ phu. d. Bênh vực, bảo vệ phẩm hạnh của Vũ Nương: - Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, Nguyễn Dữ đã để 1 cho Vũ Nương được sống trong xa hoa gấm vóc, có kẻ hầu, người hạ, và để cho Vũ Nương trở về để chính Trương Sinh phải minh oan, trả lại sự trong sạch cho nàng. 3. Đánh giá chung: - Với cảm hứng nhân đạo trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Du đã góp phần đem lại giá trị tư tưởng và giá trị nhân bản cho tác phẩm nói riêng và văn học trung đại nói chung. - Để đạt được giá trị ấy, Nguyễn Dữ đã rất thành công trong 1 việc sáng tạo tác phẩm dựa trên cốt truyện có sẵn (Sáng tạo thêm và sắp xếp các tình tiết làm câu chuyện tăng thêm kịch tính. Nhân vật đã được khắc họa tâm lí, tính cách qua lời nói. Truyện có sử dụng những yếu tố kì ảo...). Tất cả đã tạo nên thành công cho tác phẩm III. Kết bài: - Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là 0,5 đúng vì nó thể hiện những đặc điểm và thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc. - Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Trích dẫn Truyền kỳ mạn lục) thể hiện rõ quan niệm 0,5 văn học của Hoài Thanh. Bởi vì nó là công trình có giá trị nhân đạo lớn, hướng tới con người, vì con người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2