intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 THPT Thời gian làm bài: 150 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 02 trang) Họ tên thí sinh: .................................................. Số báo danh: .............................. I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Giấc mơ Tôi hoá tôi thành giọt nước Thân tôi thấm vào cỏ cây Tôi chảy cùng sông, cùng suối Biển xa tôi sóng đêm ngày. Tôi hoá tôi thành chiếc khoá Một ngày tôi mở tôi ra Mở bao giấc mơ ỉm khoá Tôi mở tôi với thật thà. Tôi hoá tôi vào bóng đêm Lặng im tôi hoá sao trời Sáng lên tôi qua đêm tối Những vì sao thức trong tôi. Tôi hoá tôi thành hạt thóc Nắng mưa tôi ấm tay người Chắt chiu bao mùa trong đất Mầm xanh tôi mọc trong tôi (Giấc mơ, Trương Anh Tú, Báo Văn Nghệ ngày 13/6/2020) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2: Cụm từ Tôi hoá tôi trong bài thơ có ý nghĩa gì? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về những câu thơ sau: Tôi hoá tôi thành chiếc khoá Một ngày tôi mở tôi ra Mở bao giấc mơ ỉm khoá Câu 4: Thông điệp nào về cuộc sống mà anh/chị thấm thía nhất trong văn bản thơ trên?
  2. II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm) “Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả. Những gì cuộc sống đem lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo”. (Trích “Quà tặng cuộc sống”). Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói trên? Câu 2: (10.0 điểm) Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện trong bài “Say mê chân thành trong tìm tòi cái hay, cái đẹp, cái tốt của văn chương” (Tạp chí Sông Hương ngày 25.6.2021) đã cho rằng: “Nghệ sĩ không chỉ say mê, thành thực với riêng mình, cho riêng mình, cốt để bộc lộ bản ngã, bản sắc độc đáo của mình là đủ, anh ta cần phải tìm thấy “cái duyên” của sự gắn bó, hòa nhập với cuộc sống bên ngoài, với người đời”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12, Tập một, NXB giáo dục Việt Nam, 2020) để làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------------------------------------Hết------------------------------------------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
  3. SỞ GD & ĐT THANH HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ GIAO LƯU TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN HỌC SINH GIỎI CỤM NĂM HỌC 2023- 2024 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 THPT Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 1,0 2 - Cụm từ Tôi hoá tôi trong bài thơ thể hiện cho khát vọng bay lên. 1,0 Tự tôi cho mình cái quyền năng hoá thân để thoả mãn những điều khao khát. - Tôi hoá tôi khẳng định một tâm thế tự chủ, một tư thế sẵn sàng và một thái độ dứt khoát, tự tin đầy nhiệt huyết hăm hở vào đời với một lẽ sống đẹp 3 - Thế giới nội tâm con người là thế giới bí ẩn khiến không ít người khao khát mở khóa tâm hồn mình. Riêng Tôi muốn hóa thân thành “chiếc khóa” để “mở tôi ra” không phải để khám phá điều bí ẩn mà 2,0 là để “mở bao giấc mơ ỉm khóa”. Mở những giấc mơ chưa thành hiện thực. - Con người ai cũng ấp ủ nhiều giấc mơ. Điều quan trọng là đừng để giấc mơ bị “ỉm khóa”, đừng để giấc mơ chỉ là mơ, mà phải tìm cách “mở” nó ra, biến “giấc mơ” thành “hiện thực”. Học sinh có thể lựa chọn một thông điệp mà bản thân thấy thấm 2,0 4 thía nhất và phải có những lí giải phù hợp thuyết phục. (Chẳng hạn: thông điệp về lối sống lạc quan; thông điệp về lối sống cống hiến; thông điệp về lối sống thật thà, chân thành…) II 1 “Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả. Những gì cuộc sống đem 4,0 lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo”. (Trích “Quà tặng cuộc sống”). Anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói trên?
  4. *Yêu cầu chung: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, vận dụng tốt các thao tác lập luận, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, diễn đạt mạch lạc trong sáng, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Giải thích: - Cuộc sống là tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra ở xung quanh chúng ta. Mỗi con người hàng ngày, hàng giờ trong cuộc đời mình 1.0 luôn phải đối mặt với những yêu, ghét, cho và nhận, niềm vui và nỗi buồn…với tất cả những vấn đề phức tạp của cuộc sống. - “Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả”: Cuộc sống không cho không ta bất cứ thứ gì. - “Những gì cuộc sống đem lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo”: nghĩa là những thứ mà ta đạt được đều phải trả giá bằng sự nỗ lực, cố gắng cả về vật chất lẫn tinh thần. -> Vì vậy mỗi người phải biết trân trọng những gì mà mình đã đạt được, biết nỗ lực phấn đấu để đạt được những thứ mình muốn bằng chính sức lực của bản thân. Phân tích, chứng minh, bình luận: - Tất cả những gì mà chúng ta đạt được đều là sự nỗ lực của chính bản thân ta, không phải tự nhiên mà có - Đó là kết quả của sự phấn đấu và lao động không ngừng nghỉ của 2.5 mỗi người. + Có lúc để đạt được kết quả tốt chúng ta phải đánh đổi bằng cả mồ hôi, công sức, máu và nước mắt (dẫn chứng) + Bất kì một thành quả nào cũng đều phải trả giá, nhưng có thể là ít hay nhiều, có thể là bằng giá trị vật chất hoặc tinh thần (dẫn chứng). Và hãy nhớ bất kỳ sai lầm nào của bạn trong cuộc sống cũng phải trả một cái giá, thậm chí là một cái giá đắt. - Cuộc sống không tặng ta bất cứ thứ gì cả mà tất cả những gì mà cuộc sống đem lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo. Vậy nên ta cần biết quí trọng những gì mình đã đạt được và làm thế nào để chỉ phải trả một cái giá nhỏ nhất và xứng đáng với những gì mình đã bỏ ra. Và cố gắng tránh những sai lầm để không phải trả giá. 0,5 Suy nghĩ, liên hệ bản thân. - Bản thân em đã làm được những gì để đạt được thành quả trong học tập và cuộc sống mà mình trả một cái giá ít hơn hoặc tương đương. 2 Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: “Nghệ sĩ 10,0 không chỉ say mê, thành thực với riêng mình, cho riêng mình,
  5. cốt để bộc lộ bản ngã, bản sắc độc đáo của mình là đủ, anh ta cần phải tìm thấy “cái duyên” của sự gắn bó, hòa nhập với cuộc sống bên ngoài, với người đời”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân 0.25 bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể 0.25 triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Giải thích: 1.0 - Nghệ sĩ không chỉ say mê, thành thực với riêng mình, cho riêng mình, cốt để bộc lộ bản ngã, bản sắc độc đáo của mình là đủ: Người nghệ sĩ luôn mang trong mình trái tim nhạy cảm, khao khát được giãi bày tâm tư, khao khát được đối thoại với cuộc đời một cách thành thực nhất, riêng biệt và độc đáo nhất nhưng như thế là chưa đủ. - Mà còn “Cần phải tìm thấy “cái duyên” của sự gắn bó, hòa nhập với cuộc sống bên ngoài, với người đời”: Có nghĩa là người nghệ sĩ phải qua cách nói riêng để thể hiện được cái chung trong đời sống tâm hồn, tư tưởng của con người, nghĩa là những sáng tạo nghệ thuật của “anh ta” phải có điểm tương đồng gặp gỡ với người đọc, nói lên được tiếng nói chung nhất trong tâm hồn người đọc. =>Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thiện đã đề cập đến vai trò, sứ mệnh của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật: không chỉ là hành trình đi tìm bản ngã của mình, mà điều quan trọng là qua tiếng nói riêng phải đề cập đến những giá trị phổ quát. - Đó cũng chính là giá trị nhân bản của văn chương. 2. Bàn luận: - Đặc trưng của văn học là phản ánh thế giới khách quan qua lăng 2.0 kính chủ quan của người nghệ sĩ cho nên mỗi tác phẩm là đứa con tinh thần để người nghệ sĩ gửi gắm tâm tư, tình cảm một cách chân thành, mãnh liệt và cũng là nơi để họ khẳng định dấu ấn cá nhân, bản ngã độc đáo của mình. - Nhưng đặc trưng của văn học không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn cải tạo thế giới ấy vì vậy người nghệ sĩ không chỉ bày tỏ tâm tư tình cảm của mình trong hình thức nghệ thuật độc đáo mà còn phải là cầu nối gắn kết với người đọc, đem lại cho người đọc những rung động, đồng cảm. Nghệ thuật sẽ không là gì cả nếu không cất lên được tiếng nói chung cho đời sống nhân loại.
  6. 3. Cảm nhận Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ quan niệm. 5.0 a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0.5 b. Sóng trước hết là tiếng nói say mê, thành thực với riêng mình, cho riêng mình, cốt để bộc lộ bản ngã, bản sắc độc đáo của Xuân Quỳnh - Đó là tiếng nói của nhu cầu tự nhận thức, tự giãi bày tiếng nói bên 2,0 trong của trái tim nữ sĩ trong tình yêu một cách chân thành, say mê. + Nhận thức những biến động phong phú và phức tạp của trạng thái tâm hồn mình khi yêu. + Nhận thức tình yêu vốn bí ẩn và phức tạp, khao khát được thấu hiểu, được khẳng định mình trong tình yêu. + Bộc bạch một trái tim tha thiết yêu thương qua nỗi nhớ sâu sắc, mãnh liệt và cả ý thức giữ gìn một tình yêu chung thủy; khao khát một hạnh phúc trọn vẹn. - Đó là chân dung tự bạch của nữ sĩ, của một hồn thơ giản dị, hồn nhiên tươi tắn, chân thành mà cũng rất táo bạo mãnh liệt trong tình yêu-> bản ngã, bản sắc độc đáo b. Sóng không chỉ là tiếng nói riêng tư của Xuân Quỳnh mà đã 2,0 trở thành tiếng nói chung của con người trong tình yêu. Với Sóng, Xuân Quỳnh đã thể hiện được “cái duyên” của sự gắn bó hòa nhập với cuộc sống bên ngoài, với người đời. - Những rung động, khao khát trong tình yêu là thuộc tính trong thế giới tâm hồn con người. - Những lo âu, trăn trở, sự nhạy cảm trong tình yêu luôn là thiên tính của phái nữ. - Khao khát về một tình yêu, về một hạnh phúc thuỷ chung trọn vẹn qua mọi biến thiên thay đổi của cuộc đời là khao khát mãnh liệt của mọi tâm hồn. - Trong cuộc sống, tình yêu hướng đến những điều lớn lao cao cả là quy luật nhân bản. c. “Cái duyên” của sự gắn bó hòa nhập với cuộc sống bên ngoài, với người đời của Sóng còn được thể hiện thông qua những hình 0,5 thức nghệ thuật đặc sắc. + Thể thơ năm chữ với nhịp ngắt đều nhau, kết hợp với vắt dòng, sự trở đi trở lại của hình tượng sóng; hình thức trùng điệp từ ngữ, song hành cú pháp đã tạo ra âm hưởng riêng biệt cho bài thơ nhịp nhàng mà không đơn điệu đó cũng là cái dạt dào, ào ạt mạnh mẽ, sôi nổi mà rất đỗi sâu lắng, thiết tha chỉ có ở nữ sĩ Xuân Quỳnh.
  7. - Ngôn ngữ, hình tượng thơ vừa trong sáng, giản dị vừa sáng tạo, đặc biệt là hai hình tượng sóng đôi sóng và em đã soi chiếu, hòa nhập vào nhau để bộc bạch, giãi bày, khám phá, thấu hiểu một thế giới cảm xúc của tâm hồn vừa mang nét truyền thống vừa táo bạo hiện đại muốn bất tử hoá trong tình yêu; Vừa nhẹ nhàng, trong sáng vừa mang chiều sâu triết lí. 4. Đánh giá khái quát, nâng cao 1.0 - Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thiện đã đề cập thiên chức của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật. Nghệ thuật phải là tiếng nói chân thành, là bản ngã độc đáo của người nghệ sĩ. Nhưng quan trọng hơn nghệ thuật phải là cầu nối, kết duyên những tâm hồn đồng điệu. Người nghệ sĩ phải là người gieo phù sa cho mảnh đất cằn, người ở giữa cuộc đời để kết nối yêu thương. - Với người đọc, tiếp nhận tác phẩm cần có thái độ trân trọng, có tinh thần đồng cảm, thấu hiểu mới có thể cảm nhận được “bản ngã, bản sắc độc đáo” của người nghệ sĩ và “cái duyên” của sự gắn bó với cuộc sống con người. -> Định hướng cho người sáng tác và tiếp nhận. d. Ngữ pháp, chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0.25 Việt. e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có 0.25 cách diễn đạt mới mẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2