intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Sầm Sơn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THÀNH PHỐ SẦM SƠN Năm học 2021 – 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Những quả bóng bay Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ. Phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa. Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ: - Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ? Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má, ông chỉ lên đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé: - Những quả bóng màu đen cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác cháu ạ! Cậu bé nở nụ cười rạng rỡ cảm ơn người đàn ông và không quên ngắm nhìn những quả bóng đang bay trên bầu trời rộng lớn. (Chuyên mục Phong cách của báo điện tử ngoisao.net, ngày 22/10/2013) Câu 1 ( 0.5đ) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2 (1.5đ) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “Những quả bóng bay” trong câu chuyện? Câu 3 (2,0đ )Câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 4 (2,0đ ) Viết đoạn văn ( Từ 7 đến 10 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về bức thông điệp mà câu chuyện gửi gắm đến bạn đọc ? II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm) Câu 1 (4.0 điểm). Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau “Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới”. Câu 2 (10,0 điểm) Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, Nguyễn Minh Châu viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn ai được bênh vực” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Cảm nhận qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, từ đó liên hệ với nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện của mỗi nhà văn. ………Hết……… Họ và tên: .....................................................................................SBD: ....................
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THÀNH PHỐ SẦM SƠN Năm học 2021 – 2022 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN Phần Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 PTBĐ: Tự sự 0.5 2 Hình ảnh: Những quả bóng bay là hình ảnh ẩn dụ ( tượng 1.5 trưng hoặc giúp người đọc liên tưởng…) cho những con người trong cuộc sống, mỗi người có đặc điểm, hình thức và phẩm chất, năng lực khác nhau, ai cũng có thể thành công, bay cao và vươn xa, điều đó làm nên sự đa dạng, phong phú, muôn màu của cuộc sống Đọc 3 Câu trả lời của người đàn ông có ý nghĩa: Bạn là quả bóng 2 hiểu màu gì không quan trọng. Quan trọng là bạn có những tố chất tốt đẹp của quả bóng để được bay thật cao, thật xa. Giá trị của mỗi cá nhân được nhìn nhận từ bên trong chứ không chỉ ở hình thức bên ngoài, 4 Thông điệp mà câu chuyện gửi gắm: Niềm tin vào khả năng, 2 năng lực bên trong của con người. Con người có thể thành công hay thất bại, hạnh phúc hay đau khổ điều đó không phụ thuộc vào vẻ bề ngoài, vào sự khác biệt của hình thức mà phụ thuộc vào nội lực bên trong: ý chí, phẩm chất, năng lực….. 1 a. Đảm bảo thể thức một đoạn văn 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 c. Triển khai hợp lí nội dung nghị luận 3.0 Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng khác nhau miễn là hợp lí và có sức thuyết phục, trên cơ sở hiểu đúng nội dung câu chuyện và yêu cầu của đề. Sau đây chỉ là một số gợi Tạo ý: lập -Dẫn dắt vào vấn đề: 0.25 văn -Giải thích: 0.75 bản + Đôi khi có thể bạn đi nhầm đường: Trên hành trình chinh phục thành công, có biết bao gian nan, khó khăn, chông gai, thử thách, thậm chí cả thất bại và tuyệt vọng, đó chính là lúc bạn cảm thấy bản thân “đang đi nhầm đường”. Có lẽ công việc hay cách làm mà bạn đang theo đuổi đã vượt quá sức của bản thân, không phù hợp với hoàn cảnh. + Nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con đường mới: Cứ cố gắng, cứ vươn lên, khắc phục mọi thiếu sót, bất chấp mạo hiểm thì cuối cùng, hướng đi và cách làm ấy sẽ mở ra một cánh cửa mới của những kết quả và giá trị bất ngờ. - Bàn luận: 1.5 +Câu nói ấy chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng, kiên
  3. trì, sáng tạo, dám nghĩ,dám làm trong cuộc sống + Có biết bao người đã đi đến thành công bằng cách sự cố gắng, kiên trì và biết đặt chân đến“vùng đất mới”. Tất cả những thiên tài chúng ta biết được trước khi trở thành thiên tài thì họ đã trải qua những thất bại, biết bao lần họ đã đi nhầm đường mới đến được vinh quang.Nếu không thử vượt qua khó khăn, thử đặt chân đến những “vùng đất mới” mà chỉ phụ thuộc hay đi theo lối mòn của những người đi trước thì dù có đến đích cũng chỉ là sự lặp lại, bắt chước người khác mà thôi + Việc tìm hướng đi mới, sáng tạo điều chưa có bao giờ cũng cần nhiều nỗ lực và kiên trì, cố gắng hơn cả ngàn lần nhưng vì thế trái ngọt, sự thành công mà nó mang lại cũng có ý nghĩa hơn rất nhiều. Cuộc sống luôn cần những con người dám nghĩ, dám làm. Đừng bao giờ để bản thân dừng chân ở những lối mòn. ( Lấy dẫn chứng phù hợp để chứng minh). - Phê phán một bộ phận giới trẻ sống không có ước mơ ,hoài bão và lòng kiên trì và sự sáng tạo. - Bài học nhận thức và hành động + Không ngừng học tập, trau dồi bản thân, kiên trì, dám nghĩ 0,5 dám làm , sáng tạo là một trong những chìa khóa mở cửa thành công. ( Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với khả năng các em). d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong cuộc sống hiện 0,25 nay. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp,ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Mở bài, thân 0,5 bài, kết bài. Mở bài giới thiệu về vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai các luận điểm làm rõ được nhận định; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0, 5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện 8,0 cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận; tác giả, tác phẩm: 0, 5 * Giải thích và lí giải ý kiến, nhận định: 1,0 - Giải thích: + Những con người “ cùng đường tuyệt lộ”, “ những con người không còn được ai bênh vực ”những con người có số phận bất hạnh, có cuộc đời đau khổ, bế tắc bị dồn vào bước đường cùng. Họ là hiện thân cho những cuộc đời bơ vơ bất hạnh cần được sẻ chia, cảm thông.
  4. + Nhà văn là người “ nâng giấc” cho những số phận ấy nghĩa là phải biết trân trọng, đề cao giá trị, vẻ đẹp; cảm thông, chia sẻ, an ủi và bênh vực họ. -> Nhận định đề cao thiên chức của nhà văn: Nhà văn phải có tấm lòng nhân đạo, biết cảm thương, bênh vực với những cuộc đời bất hạnh. - Lí giải: Vì sao nhà văn lại là người nâng giấc cho những con người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường, để bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực? + Văn học luôn là bức tranh hiện thực của cuộc sống mà mỗi nhà văn như “ người thư kí trung thành của thời đại”. Mỗi nhà văn không thể không miêu tả con người và đặt nó vào tâm điểm, là cốt lõi của tác phẩm văn học. + Con người trong tác phẩm văn học cần được nhà văn gửi gắm cái tâm của minh. Tác phẩm là nơi mỗi nghệ sĩ “ nâng giấc cho những người cùng được, tuyệt lộ” và đồng thời cũng để “bênh vực cho những con người không có ai bênh vực”. Thông qua tác phẩm văn học, qua nhân vật, nhà văn bày tỏ tấm lòng nhân ái, những thông điệp về cuộc sống gửi tới bạn đọc – với ý nghĩa là những người đồng cảm, tri âm tri kỉ với nhà văn. * Phân tích, chứng minh: 1. Nguyễn Dữ đã phản ánh số phận bất hạnh của những con người “ cùng đường tuyệt lộ” bị các ác dồn đến chân 4,0 tường: - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương. - Trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” tiêu biểu cho những con người có số phận bất hạnh- những người “ cùng đường tuyệt lộ”, bị cái ác dồn đến chân tường là nhân vật Vũ Nương. - Vũ Nương người con gái xinh đẹp, thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nhưng số phận bi thảm. Nàng bị chồng nghi oan dồn đến bước đường cùng. Nàng đã phân trần, giãi bày để chứng tỏ mình trong sạch nhưng Trương Sinh không mảy may động lòng trắc ẩn. Trương Sinh đã không tin nàng còn mắng nhiếc, đánh đuổi đi. Bế tắc, tuyệt vọng nàng đã phải tìm đến cái chết. 2. Nguyễn Dữ đã “nâng giấc”, “bênh vực” cho những con người “cùng đường tuyệt lộ”, “không còn ai bênh vực” thể hiện: - Sự nâng niu, trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp của những con người bất hạnh qua nhân vật Vũ Nương. + Là người vợ khéo léo, thủy chung, yêu thương chồng tha thiết… + Vũ Nương là người mẹ hiền, dâu thảo, đảm đang, tháo vát. (HS lấy dẫn chứng phân tích )
  5. - Sự thương cảm sâu sắc cho cuộc đời, số phận những con người “ cùng đường tuyệt lộ”, “ không còn ai bênh vực” qua nhân vật Vũ Nương. - Tố cáo xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, hà khắc với những quan niện trọng nam khinh nữ, luật tam tòng tứ đức mà Trương Sinh là hiện thân. Lên án tính đa nghi, tin vào lời nói ngây thơ của con trẻ, tin vào chiếc bóng vô hình dẫn đến ghen tuông mù quáng cùng thói vũ phu của Trương Sinh. Đồng thời, chiến tranh phong kiến đã gây ra sự xa cách làm tăng sự hiểu lầm dẫn đến vỡ tan hạnh phúc. * Liên hệ: - Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố và đoạn trích 1,5 “Tức nước vỡ bờ”. Qua nhân vật Chị Dậu, Ngô Tất Tố đã thể hiện thiên chức của nhà văn “nâng giấc, bênh vực cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường” ( HS phân tích ngắn gọn) - Điểm tương đồng: + Cả hai tác phẩm đều ra đời trong hai hoàn cảnh xã hội Việt Nam mà ở đó số phận con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ. + Hai tác giả, hai thời đại, hai hoàn cảnh xã hội khác nhau nhưng họ đều viết về người phụ nữ , đều có một tư tưởng “ nâng giấc”, “ bênh vực cho những con người không còn được ai bênh vực” bằng thái độ trân trọng, ngợi ca những vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ; cảm thông, chia sẻ với những đau khổ, bất hạnh của họ. - Điểm khác biệt: + Hoàn cảnh, thời đại: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những truyện tiêu biểu cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Dữ viết ở thế kỉ XVI, thời kì xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng khoảng. Còn Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn” năm 1939, xã hội thực dân nửa phong kiến với chế độ sưu thuế vô nhan đạo đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh lầm than, bế tắc, đặc biệt là người nông dân. + Nội dung: Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” đẹp người, đẹp nết nhưng số phận bi thảm, oan khuất. Tác giả thể hiện sự thương cảm, ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của họ . Vẻ đẹp của nhân vật hiện lên trong những mối quan hệ gia đình. Còn Tác phẩm “Tắt đèn” phán ánh những phẩm chất cao quí của chị Dậu ở khía cạnh:cần cù, tần tảo, giàu tình yêu thương, nhẫn nhịn và sức phản kháng mạnh mẽ, tiềm tàng. Vẻ đẹp của chị Dậu hiện lên không chỉ trong mối quan hệ gia đình mà còn các mối quan hệ xã hội. + Nghệ thuật: Nguyễn Dữ đã mượn cốt truyện “Vợ chàng Trương” , bằng tài năng và cái tâm của mình, tác giả thêm vào nhiều tình tiết giúp truyện trở nên hấp dẫn, kịch tính. Còn “ Tắt đèn” dung nhiều phương thức biểu đạt: truyện không chỉ
  6. kể mà còn kết hợp cả yếu tố biểu cảm. Kết cấu cấu chặt chẽ, tính xung đột cuốn hút, hấp dẫn. Ngôn ngữ nhân vật linh hoạt. * Đánh giá: - Ý kiến của tác giả Nguyễn Minh Châu đã khái quát thiên 1,0 chức của nhà văn và một trong những chức năng lớn của văn học: văn học phải vì cuộc sống của con người, phải góp phần làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Hai tác phẩm đã thể hiện thành công chức năng đó. - Người nghệ sĩ cần nhận thức: Nhà văn không chỉ cần tài năng mà còn cần cả cái tâm với cuộc đời . Cái tài và tâm hòa quyện vào nhau để tạo nên giá trị, sức sống bền lâu cho tác phẩm. - Người tiếp nhận: Cần nhận diện được dấu ấn cuộc sống, tâm hồn, tài năng của người nghệ sĩ trong tác phẩm để cảm nhận trọn vẹn giá trị của tác phẩm văn chương. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0, 5 đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0, 5 pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2