intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

192
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi chọn HSG sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN- TRƯỜNG - NĂM HỌC 2020 – 2021 THẠCH THẤT ĐỀ THI MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 11 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm: 02 trang Câu 1. (3 điểm) a. (1 điểm): Dựa vào cơ chế hấp thụ nước ở thực vật, em hãy cho biết vị trí của vòng đai Caspari và nêu vai trò của nó? b. (1 điểm): Điều gì xảy ra cho sự vận chuyển nước khi có 1 bọt khí hình thành trong mạch gỗ? c. (1 điểm): Cường độ thoát hơi nước thay đổi như thế nào khi: Lộng gió; Ánh sáng mạnh (không quá gắt). Câu 2 (2 điểm) a. (1 điểm): Nhà làm vườn nhận thấy khi hoa Zinnia được cắt lúc rạng đông, một giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây. Song khi hoa được cắt buổi trưa, không thấy giọt nước như vậy. Em hãy giải thích hiện tượng này? b. (1 điểm): Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào? Tại sao hiện tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng? Câu 3. (3 điểm) a. (1 điểm): Tại sao nguyên tố vi lượng chỉ cần liều lượng ít, mà cây trồng vẫn không đạt năng suất cao nếu không cung cấp đủ nhu cầu của các nguyên tố này? Cho vài ví dụ cụ thể sự cần thiết của các nguyên tố vi lượng đó (Fe, Mn, Zn...)? b. (1 điểm): Sau 1 thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc thấy các lá già ở cây lạc đang biến thành màu vàng. Nêu lí do tại sao? c. (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em? Câu 4. (4 điểm) a. (1 điểm): Những lá cây màu đỏ có quang hợp không? Vì sao? b. (1 điểm): Tại sao giữa trưa nắng, ánh sáng dồi dào nhưng cường độ quang hợp lại giảm? c. (1 điểm): Ở thực vật C3, khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO2 thì chất nào tăng, chất nào giảm? Giải thích? d. (1 điểm): Giải thích tại sao khi nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí O2 lại nổi lên nhiều hơn? Câu5. (4 điểm) 1. (1 điểm): Người ta làm 1 thí nghiệm như sau: Đặt 1 cây TV C3 và 1 cây TV C4 (kí hiệu A và B) vào một nhà kính được chiếu sáng với cường độ thích hợp, được cung cấp đầy
  2. đủ CO2 và có thể điều chỉnh nồng độ O2 từ 0 đến 21%. Tiến hành theo dõi cường độ quang hợp và kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng như sau: Hàm lượng O2 Cường độ quang hợp (mgCO2 / dm2. giờ) Cây A Cây B 21% 25 40 0% 40 40 Em hãy cho biết cây A, B thuộc thực vật C3 hay C4? Giải thích? 2. (1 điểm): Cho các lọ thuỷ tinh chứa đầy nước và có nút kín, một loài thực vật thuỷ sinh, một loài động vật thuỷ sinh. Hãy bố trí các thí nghiệm để có được: - Lọ sinh vật sống được lâu nhất - giải thích. - Lọ sinh vật sống ngắn nhất - giải thích. 3. (2 điểm): Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của những hạt cây như hạt hướng dương, hạt thầu dầu, người ta nhận thấy: ở giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1, sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4, sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1. Hãy giải thích? Câu 6. (4điểm). a. (1 điểm): Sự tiêu hóa ở dạ dày diễn ra như thế nào? Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ có ý nghĩa gì? b. (1,5 điểm): Sau một bữa ăn giàu tinh bột của cơ thể, thành phần máu trước khi qua gan (tại tĩnh mạch cửa gan) có gì khác với sau khi qua gan (tại tĩnh mạch gan)? Vì sao lại có sự khác nhau đó? c. (0,5 điểm): Sự trao đổi khí ở phế nang của người thực hiện theo cơ chế khuếch tán không cần năng lượng, nhưng vì sao hoạt động hô hấp vẫn tiêu tốn một lượng năng lượng khá lớn của cơ thể? d. (1 điểm): Giải thích vì sao khi hít vào gắng sức, các phế nang không bị dãn nở quá mức và khi thở ra hết mức thì các phế nang cũng không xẹp hoàn toàn? ............ Hết ........... ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ) Họ và tên thí sinh: ................................................Số báo danh: ............................ Họ và tên, chữ kí CBCT 1: .................................................................................. Họ và tên, chữ kí CBCT 2: ..................................................................................
  3. SỞ GD & ĐT HÀ NỘI HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2020-2021 PHÙNG KHẮC KHOAN - TT MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 Câu Ý Đáp án Điểm hỏi - Vòng đai Caspari nằm trên thành của tế bào nội bì. 0.5 - Có vai trò ngăn nước và các chất khoáng hòa tan vận chuyển 0.5 a theo con đường thành tế bào và gian bào, phải đi vào tế bào nội bì để điều chỉnh lượng nước, tốc độ vận chuyển và các chất khoáng hòa tan được kiểm tra. - Nước được vận chuyển trong thân cây chủ yếu bằng mạch gỗ 0.5 ngược chiều trọng lực thành dòng liên tục nhờ 3 động lực: thoát hơi nước ở lá, áp suất rễ và lực trung gian. Lực liên kết giữa các 1 b phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn -> cột nước liên tục - Khi trong mạch dẫn xuất hiện bọt khí -> làm đứt gãy sự liên 0.5 tục của cột nước -> nước không vận chuyển được xa hơn, nước từ đất không vận chuyển được lên lá - Lộng gió: Các phân tử nước di chuyển nhanh hơn, độ ẩm 0.5 không khí thấp -> nước dễ khuếch tán từ khí khổng -> ngoài -> c thoát nước mạnh - Ánh sáng mạnh: KK mở, nhiệt tăng -> nước di chuyển nhanh 0.5 -> thoát nước tăng - Áp suất rễ vào lúc rạng đông đẩy tương đối mạnh vì lượng 0.5 nước và ion được tích lũy trong xylem suốt đêm trong khi nước không hề bị thoát đi qua lá (Về đêm, không khí bão hòa hơi nước) Vì vậy,dòng nước này được trào ra qua bề mặt cắt của thân khi nhà làm vườn cắt hoa tại thời điểm này khiến cho có giọt nước nhỏ a tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây. - Vào buổi trưa, tốc độ thoát hơi nước mạnh, áp suất rễ không 0.5 thể theo kịp thoát hơi nước nên hầu hết nước ở rễ bị chuyển lên lá và không có sự ứ đọng nào ở thân cây. Vì vậy, khi cắt hoa này vào 2 buổi trưa không có giọt nước nhỏ tụ tập ở bề mặt cắt của thân cây. - Vào những ngày nắng nóng, cây mất nhiều nước, lá héo, K+ 0.5 bị bơm ra khỏi tế bào khí khổng( tế bào hạt đậu), nước đi ra theo sự thẩm thấu -> khí khổng đóng lại - Hiện tượng trên có lợi ở chỗ: Hạn chế sự mất nước của cây, 0.25 b làm cây không bị héo, chết - Hiện tượng có hại: Hạn chế sự xâm nhập của CO2 do vậy làm 0.25 giảm hiệu quả quang hợp. Ngoài ra oxi còn bị giữ lại trong khoảng gian bào gây nên hô hấp sáng ở thực vật C3 - Vì nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các enzim. + Năng suất cây trồng phụ thuộc vào cường độ của quá trình trao đổi 0.25 3 a chất (quang hợp, hô hấp, trao đổi chất...), sinh trưởng và phát triển của cây. Tất cả những quá trình này đều cần sự xúc tác của enzim.
  4. + Nồng độ và khả năng hoạt hoá của enzim phụ thuộc nhiều vào 0.25 sự có mặt và nồng độ các vi lượng trong cây. - Ví dụ: 0.5 + Fe là thành phần cấu trúc bắt buộc của xitôcrôm, xúc tác phản ứng ôxi hoá khử. + Mn tham gia vào xúc tác chuyển hoá nitơ, phân giải nguyên liệu trong chu trình Crebs. + Zn liên quan đến quang phân li nước và hoạt hóa nhiều Enzim. Vì:- Sau thời kì mưa kéo dài dẫn đến O2 trong đất cạn kiệt=> ức 0.5 chế quá trình cố định nito ở nốt sần rễ cây lạc do rễ cây không hô b hấp được, thiếu ATP va NADH - Sau trận mưa kéo dài, sẽ rửa trôi NO3- ra khỏi đất=>- Triệu 0.5 chứng thiếu nito sẽ dẫn đến vàng lá ở lá già - Nhận định đó là sai. Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất nitơ trong đất vì: + Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng 0.5 c nitrat hóa, các gốc nitrat được giữ lại trong đất. + Đất thoáng, giầu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản ứng 0.5 nitrat hóa (phản ứng xảy ra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất). - Những lá cây màu đỏ có quang hợp . 0.25 - Vì: những cây có màu đỏ vẫn có nhóm săc tố màu lục, nhưng bị 0.75 a che khuất bởi màu đỏ của nhóm săc tố dịch bào là antôxianin và carotenoit. Vì vậy, những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp thường không cao. - Do vào trưa nắng, cường độ THN mạnh nên tế bào lỗ khí mất 0.5 nước => lỗ khí đóng làm quá trình trao đổi khí ngưng trệ - Vào buổi trưa, mặc dù AS dồi dào nhưng tỉ lệ các bước sóng 0.25 b ngắn tăng nên các sắc tố quang hợp ít hấp thu 4 - Khi AS mạnh => Nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của 0.25 hệ enzim - Khi tắt ánh sáng thì APG tăng và RiDP giảm, vì vẫn còn CO2 để 0.5 cố định RiDP thành APG . c - Khi giảm nồng độ CO2 thì RiDP tăng, APG giảm vì không còn 0.5 CO2 để cố định thành APG - Khi tăng nồng độ CO2 trong dung dịch nuôi tảo là ta đã kích 1 thích pha tối của QH hoạt động tốt hơn => cần nhiều sản phẩm của d pha sáng (ATP và NADPH) => pha sáng phải hoạt động tốt hơn => quá trình quang phân li nước xảy ra mạnh hơn => oxi thải ra nhiều hơn. - Cây A thuộc TV C3 vì: 0.5 + Cây C3 có hô hấp sáng nên khi nồng độ O2 tăng lên thì xảy ra hô sáng làm giảm cường độ quang hợp. + Cây A ở 2 lần TN có cường độ QH khác nhau là do khi 5 1 giảm nồng độ oxi xuống 0% thì giảm HH sáng xuống thấp nhất nên cường độ quang hợp tăng. - Cây B thuộc TV C4: Cây C4 không có HH sáng nên thay đổi 0.5 nồng độ oxi không thay đổi cường độ QH
  5. - Lọ SV sống được lâu nhất là lọ gồm TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ 0.5 sinh để ngoài sáng. Vì TV thuỷ sinh QH thải O2 cung cấp cho ĐV thuỷ sinh hô hấp, đồng thời ĐV thuỷ sinh thải CO2 cung cấp cho 2 TV thuỷ sinh QH. - Lọ SV sống ngắn nhất là lọ TV thuỷ sinh và ĐV thuỷ sinh để trong 0.5 tối. Vì cả ĐV và TV thuỷ sinh đều hô hấp  thiếu O2 chết. - Hướng dương hay thầu dầu là những hạt giàu chất béo. 0.5 + Giai đoạn đầu nảy mầm, hệ số hô hấp xấp xỉ bằng 1 do hạt sử 0.5 dụng lượng nhỏ đường trong chúng làm nguyên liệu hô hấp. 3 + Sau đó hệ số hô hấp giảm xuống tới 0,3- 0,4 do O2 hấp thu 0.5 vào để biến đổi chất béo thành đường. + Sau đó hệ số hô hấp lại tăng lên 0,7- 0,8 hoặc gần bằng 1 do 0.5 đường bắt đầu được tích lũy trong mô. - Chủ yếu là biến đổi protein thành các chuổi polipeptit ngắn dưới 0.5 tác dụng của enzim pepsin và sự có mặt của axit HCl - Ý nghĩa của thức ăn xuống ruột từng đợt với lượng nhỏ: a + Dễ dàng trung hòa lượng axit trong thức ăn từ dạ dày xuống ít 0.25 một, tạo môi trường cần thiết cho hoạt động của các enzim trong ruột. + Để các enzim từ tụy và ruột tiết ra đủ thời gian tiêu hóa lượng thức ăn đó và đủ thời gian hấp thụ các chất dinh dưỡng. 0.25 - Tĩnh mạch cửa gan chủ yếu nhận máu từ ruột về nên trong 0.5 thành phần giàu các chất vừa được hấp thụ từ ruột (các chất dinh dưỡng: axit amin, các monosaccarit…, các sản phẩm trao đổi chất khác, thậm chí cả chất độc). Một bữa ăn giàu tinh bột sẽ làm tăng nồng độ glucôzơ trong tĩnh mạch cửa gan. - Khi qua gan, các chất cần thiết được điều chỉnh để có nồng độ 0.5 b thích hợp: nều thừa, gan sẽ tích lũy lại hoặc phân hủy. Nếu thiếu, gan sẽ tổng hợp hoặc tham gia chuyển đổi từ chất khác sang. Chất 6 độc sẽ được khử độc… - Khi qua gan, lượng glucôzơ dư thừa sẽ được tích lũy lại ở dạng 0.5 glycogen, do đó làm cho nồng độ glucôzơ tại tĩnh mạch gan thấp hơn tại tĩnh mạch cửa gan. - Hoạt động hô hấp cần năng lượng để thực hiện quá trình thông khí. 0.25 c - Sự bốc hơi nước qua bề mặt hô hấp cũng làm mất nhiệt nên cơ thể phải tiêu dùng năng lượng để duy trì thân nhiệt. 0.25 - Khi hít vào gắng sức: (PX Hering-Brewer) Các “thụ quan dãn” 0.5 nằm trong các tiểu phế quản và màng phổi bị kích thích lúc phổi quá căng do hít vào gắng sức, sẽ kìm hãm mạnh trung khu hít vào làm ngừng ngay sự co các cơ thở => tránh cho các phế nang bị d căng qúa mức - Khi thở ra gắng sức: Trong các phế nang, bên cạnh các TB biểu 0.5 bì dẹt còn có các TB hình khối lớn, có chức năng tiết ra chất giảm hoạt bề mặt, là một prôtêin tránh cho phế nang bị xẹp hoàn toàn khi thở ra gắng sức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2