intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HSG cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 năm 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nam Trực

Chia sẻ: Ngô Văn Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

2.265
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi HSG cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 năm 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nam Trực dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HSG cấp huyện môn Ngữ văn lớp 8 năm 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nam Trực

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016­2017 MÔN: NGỮ VĂN­ LỚP 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1(4 điểm): Đọc trích đoạn văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới. Đông Hồ, làng nhỏ  nằm bên bờ  sông Đuống đã trở  thành một địa danh văn hóa   quen thuộc với mọi người. Người họa sĩ Đông Hồ vẽ tranh bằng bút lông chấm mực tàu   trên giấy bản. Sau đó tranh nét được khắc trên ván gỗ thị vàng ươm. Chỉ khắc trên gỗ thị   vì gỗ thị mềm, mịn, dai. Ngọn dao khắc sắc lẻm tung tẩy trên phiến gỗ thị làm nên những   bản khắc quý giá. Bản khắc được in trên giấy điệp. Tờ giấy điệp cũng là một kỳ công của kỹ thuật   chế tạo giấy đời xưa. Giấy làm từ  vỏ cây dó. Vỏ  dó được giã nhuyễn, ninh kỹ,  hớt lấy   những sợi tơ  mềm như mạng nhện. Sợi tơ đan dệt nên tờ  giấy xốp, dai, mềm mại như   lụa. Rồi người ta lấy vỏ sò, hến, trai, điệp,...đem nung như nung vôi. Chất liệu vụn như   cám và có màu óng ánh saphia ấy gọi là điệp. Điệp trộn với hồ quết lên giấy dó thành tờ   điệp. Tranh Đông Hồ được in trên tờ điệp. Họa sĩ Đông Hồ  xưa kia tô màu tranh bằng   chất liệu thiên nhiên. Lá tre đốt  ủ  kĩ làm màu đen. Lá chàm cho màu xanh. Rỉ  đồng cho   màu lam. Nhựa thông cho màu hổ phách. Quả dành dành cho màu vàng. Son đồi cho màu   đỏ. Vỏ trứng giã nhỏ trộn hồ cho màu trắng. Những chất liệu tự nhiên ấy đã làm nên sắc   màu kì diệu quý giá của tranh dân gian Đông Hồ. (H.Vinh, báo Thiếu niên Tiền phong chủ nhật, số 8, 1­2003) a. Cho biết phương thức biểu đạt chính của trích đoạn văn bản. b. Nêu nội dung và đặt tiêu đề cho trích đoạn trên. c. Những câu văn:  Vỏ  dó được giã nhuyễn, ninh kỹ,   hớt lấy những sợi tơ  mềm   như mạng nhện. Sợi tơ đan dệt nên tờ giấy xốp, dai, mềm mại như lụa.  có sử dụng biện  pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy. d. Theo tác giả, những chất liệu tự nhiên nào đã làm nên sắc màu kì diệu, quý giá  của tranh dân gian Đông Hồ. e. Xét theo mục đích nói, trích đoạn văn bản trên sử dụng kiểu câu nào là chủ yếu.   Việc sử dụng kiểu câu đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn trích. Câu 2(6 điểm):  Nhà giáo, nhà cách mạng Nguyễn Bá Học từng nói:    Đường đi khó,   không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. 
  2. Hãy trình bày suy nghĩ của em. Câu 3(10 điểm): “Truyện ngắn  Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động   số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng   của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người   nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao...”. (SGK Ngữ văn 8, tập   1, NXB Giáo dục) Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên. ­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  3. PHÒNG GD&ĐT NAM TRỰC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016­ 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN­ LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 02 trang) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 a. Phương thức biểu đạt chính của trích đoạn văn bản: thuyết minh. 0,5đ b. ­ Nội dung:  Giới   thiệu vẻ  đẹp và quá trình làm ra bức tranh   0,5đ dân gian Đông Hồ. ­ Tiêu đề: Tranh Đông Hồ­ nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam. 0,5đ (Học sinh có thể có cách diễn đạt khác miễn hợp lí) c. ­ những sợi tơ mềm như mạng nhện. 0,5đ ­ sợi tơ... xốp, dai, mềm mại như lụa. ­ Tác dụng: làm cho lời văn cân đối, sinh động, gợi cảm; đồng thời   0,75đ gợi tả rõ nét hình ảnh cụ thể của sợi tơ mang vẻ đẹp mềm mại, đan   cài thướt tha... d. Theo tác giả, những chất liệu tự  nhiên đã làm nên sắc màu kì  0,75đ diệu,   quý   giá   của   tranh   dân   gian   Đông   Hồ:   lá   tre...màu   đen,   lá  chàm...màu xanh, rỉ đồng...màu lam, nhựa thông...hổ phách, quả dành  dành...màu vàng, son đồi... màu đỏ, vỏ trứng... màu trắng. e. ­ Xét theo mục đích nói, trích đoạn văn bản trên chủ yếu sử dụng  0,5đ kiểu câu: trần thuật.  ­ Việc sử  dụng kiểu câu đó có tác dụng làm cho đối tượng thuyết   minh hiện lên cụ thể, rõ nét.  2 ­ Học sinh có thể trình bày dưới dạng bài văn hoặc đoạn văn, về cơ  bản cần đảm bảo một số yêu cầu chính sau: ­ Nêu nội dung cần nghị luận. 0,5đ
  4. ­ Giải thích: 1,5đ + Đường đi khó: trên con đường đi có muôn vàn khó khăn, thách thức   (núi, sông...). + không khó vì ngăn sông cách núi: núi, sông không phải là trở  ngại  không thể vượt qua. + khó vì lòng người ngại núi e sông: không có ý chí, nghị  lực; ngại   khó, ngại khổ, ngại núi, e sông thì con người không thể  vượt qua  được. + Ngoài nghĩa tả  thực, con đường còn là  ẩn dụ  chỉ  con đường đời,   con đường dẫn đến thành công, đến đích. => Câu nói khẳng định, đề  cao vai trò của ý chí nghị  lực bản thân  mỗi con người trong cuộc sống và nhắn gửi mỗi người trau dồi ý   chí, nghị lực cho bản thân nếu muốn thành công.  3,0đ ­ Khẳng định, bàn luận và mở rộng vấn đề: + Thực tế cuộc sống có vô vàn khó khăn, thách thức luôn xuất hiện   thử thách con người. + Nếu mỗi người có ý chí, nghị  lực thì sẽ có động lực để  vượt qua   tất cả,đi tới thành công. + Nếu  ỷ  nại, dựa dẫm, ngại khó, nhụt chí... sẽ  chỉ  thất bại, không   bao giờ vươn tới thành công... + Dẫn chứng trong học tập, lao động.... + Phê phán những kẻ  lười biếng, thích hưởng thụ, không có ý chí,  nghị lực. + Ngày nay, vai trò của ý chí, nghị lực càng quan trọng hơn bao giờ  hết. 1,0đ ­ Nhận thức và hành động: Mỗi con người chúng ta phải xác định  đúng phương châm hành động: tự  giác, nỗ  lực, lời nói đi đôi với  hành động, việc làm.  + HS có thể tự liên hệ bản thân rút ra bài học. 3 ­ Yêu cầu về  hình thức: Bài viết rõ bố  cục 3 phần, diễn đạt trong   sáng, mạch lạc, rõ ràng, chữ viết sạch sẽ.
  5. ­ Yêu cầu về nội dung: HS cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. MB:  0,5đ ­ Giới thiệu tác giả, tác phẩm. ­ Đưa dẫn nhận định. 2. TB: a. Giải thích sơ  lược nhận định: Ý kiến đã khái quát được những   1,0đ đặc sắc của truyện ngắn Lão Hạc­nhất là đặc sắc về mặt nội dung.  ­ Truyện khắc họa thành công số phận, cuộc đời đầy bất hạnh, đau  khổ của lão Hạc. ­ Thể hiện được cụ thể những phẩm chất cao đẹp của nhân vật. ­ Tấm lòng đồng cảm, yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với   người nông dân cùng khổ. ­ Những nội dung đó được thể  hiện qua tài năng nghệ  thuật: xây   dựng và miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật dựng truyện.... b. Phân tích: 4,5đ ­ Truyện ngắn  Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động   số  phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm   chất cao quý tiềm tàng của họ. + Cuộc đời và số phận đau thương của người nông dân qua nhân vật  lão Hạc: vợ mất sớm, con trai duy nhất bỏ đi phu đồn điền cao su;   tuổi già sống trong cô đơn, bệnh tật, cái chết thương tâm (ăn bả chó  để kết thúc cuộc đời)….. + Phẩm chất cao quý: giàu tình yêu thương (thương con, thương con   chó vàng), sống lương thiện, giàu lòng tự trọng..... 1,5đ ­ Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng   đối với người nông dân. + Nhà văn đứng về phía người nông dân, miêu tả một cách chân thực   cuộc sống, tâm tư, tình cảm của họ. + Đồng cảm với số phận đau thương, xót xa cho họ. + Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ: trong sáng,   lương thiện, giàu tình yêu thương…..
  6. +   Bênh   vực,   đòi   quyền   sống,   quyền   bình   đẳng   cho   những   kiếp  người nghèo khổ. ­ Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao + Lựa chọn đề tài. 1,0đ + Nghệ  thuật dựng truyện, xây dựng và miêu tả  tâm lí, tính cách  nhân   vật;   cách   thắt   nút,   mở   nút   câu   chuyện;   cách   kết   thúc   tác  phẩm…. + Sử dụng ngôi kể linh hoạt, kết hợp các hình thức ngôn ngữ. c. Đánh giá: ­ Khái quát chung về  tác phẩm: (nghệ  thuật, nội dung) =>nâng lên  1,0đ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo cao cả. ­ Liên hệ, mở rộng: liên hệ  một số tác phẩm khác cùng đề  tài hoặc   một số tác phẩm của nhà văn ­ Khẳng định lại nội dung nhận định. 3. KB: ­ Khẳng định cống hiến, đóng góp của tác giả, tác phẩm, sức sống   0,5đ của tác phẩm. ­ (Có thể) bộc lộ cảm nghĩ, ấn tượng của người viết về tác phẩm. Lưu ý:­ Trên đây là những gợi ý cơ  bản, giáo viên cần căn cứ  vào bài làm của học sinh   để cho điểm hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. ­ Đây là những điểm tối đa cho mỗi ý. Nếu thí sinh không có những hiểu biết và kiến giải   thấu đáo, chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và kỹ năng khi làm bài thì không thể   đạt số điểm này. ­ Cần trân trọng những bài viết có cách khai thác mới, độc đáo, sự  sáng tạo trong cách   triển khai. ­ Điểm lẻ toàn bài đến 0,25, không làm tròn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2