intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10 năm học 2017-2018 môn Văn -Trường THPT Lê Xoay

Chia sẻ: Nguyễn Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

548
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn tập môn Văn, mời các bạn cùng tham khảo nội dung "Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10 năm học 2017-2018 môn Văn THPT Lê Xoay " dưới đây. Hy vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10 năm học 2017-2018 môn Văn -Trường THPT Lê Xoay

Trường THPT Lê Xoay Kì thi KSCL môn Ngữ văn 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Năm học 2017-2018 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: (1) Trào lưu “Like là làm” đang gây cơn sốt trong giới trẻ. Trước đó, mở đầu trào lưu này là sự việc một chàng trai có tài khoản Facebook N.T đăng chia sẻ: “Bức hình này đủ 40.000 like sẽ đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy cầu Tân Hóa! Đủ like sẽ làm, tôi nói là làm. Share mạnh để có cái hay hấp dẫn mà xem”. Bài viết thu hút gần 100.000 like (thích) cùng hàng nghìn bình luận cổ vũ lẫn thách thức. Giữ đúng lời hứa “nói là làm”, tối ngày 20/9, N.T này có mặt tại cầu Tân Hóa (TP.HCM) thực hiện thử thách. Được biết, sau khi tẩm xăng đốt, do kịp thời nhảy xuống dòng kênh ngay cạnh nên N.T chỉ bị bỏng nhẹ. Tiếp đó, hàng loạt người trẻ khác đua nhau đăng status (dòng trạng thái) thách thức dân mạng theo cú pháp quen thuộc: “Chỉ cần đủ like tôi sẽ…” và khẳng định chắc nịch “nói là làm”. (2) Xung quanh vấn đề này, dưới góc nhìn của một nhà văn, Trang Hạ chia sẻ: “Tôi không ngạc nhiên với sự ngông cuồng của một bộ phận thanh niên trên mạng. Tuy nhiên tôi vẫn phải kinh hãi trước những hành vi thiếu nhân văn của những người chỉ biết bấm like này”. (3) Trang Hạ cho rằng, không bố mẹ nào đẻ con ra với mục đích con sống cho người ta bấm like. Vậy thì tại sao người trẻ lại dùng like làm thước đo của cuộc sống? Hóa ra nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của bạn là phụ thuộc vào việc người ta bấm like? (Theo Minh Giang, Trào lưu “Like là làm”: Nhân cách, trí tuệ chỉ dành để trang trí?, Báo điện tử Vietnamnet, ngày 14 tháng 10 năm 2016) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong phần (1) của văn bản. Câu 2. Trong đoạn văn (2), nhà văn Trang Hạ đã dùng những từ ngữ nào để nhận xét về hành vi của những người liên quan đến hiện tượng xã hội được đề cập trong đoạn trích trên? Theo anh/chị, nhà văn bộc lộ quan điểm, thái độ gì khi sử dụng những từ ngữ đó? Câu 3. Nêu tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ ở đoạn văn (3). Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về việc một bộ phận người trẻ “dùng like làm thước đo của cuộc sống” II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về trào lưu “Like là làm” được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích quá trình và ý nghĩa sự hóa thân của Tấm (Truyện cổ tích Tấm Cám). Nhận xét về bài học mà nhân dân ta muốn gửi gắm thông qua cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của nhân vật Tấm. ------------- Hết ------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:..........................................................................................;SBD:.............................. Trường THPT Lê Xoay Kì thi KSCL môn: Ngữ văn 10 – Lần 2 Năm học 2017-2018 HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM I. PH ẦN ĐỌ C HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong phần (1): Phương thức tự sự. 0,5 Câu 2 – Những người liên quan đến hiện tượng được đề cập trong đoạn trích là: những thanh niên câu like và những người bấm like. Những từ ngữ được Trang Hạ sử dụng: “ngông cuồng” (để nói về hành vi của “một bộ phận thanh niên trên mạng”) và từ “thiếu nhân văn” (để nhận xét hành vi của “những người bấm like”). 0,5 0,5 – Qua đó, nhà văn bộc lộ thái độ phê phán, bất bình với những hành vi trên. Câu 3 Câu 4 Tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ ở đoạn văn (3): Việc sử dụng câu hỏi tu từ khiến lời văn không chỉ chứa đựng nội dung thông tin mà còn thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết. Đó là nỗi bức xúc, lo lắng, cũng là lời nhắc nhở, cảnh báo trước thực tế một bộ phận người trẻ “dùng like làm thước đo cuộc sống” và “nhân cách và trí tuệ chỉ dành để trang trí, còn giá trị sống của bạn là phụ thuộc vào việc người ta bấm like”. 0,5 HS có thể trình bày những suy nghĩ riêng của bản thân, nhưng phải hợp lí, thuyết phục và phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. 1,0 Có thể tham khảo gợi ý sau: Việc một bộ phận người trẻ “dùng like làm thước đo của cuộc sống” thể hiện một cách suy nghĩ, đánh giá lệch lạc, sai lầm về bản thân và người khác. Điều này không chỉ dừng lại ở suy nghĩ mà nhiều khi còn thể hiện ra ngoài bằng những ứng xử, hành động không phù hợp, thậm chí gây nguy hại cho bản thân và xã hội. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 Nội dung Điểm Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về trào lưu “Like là làm” được đề cập trong 2,0 đoạn trích ở phần Đọc hiểu. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ về trào lưu “Like là làm” được đề cập trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề: Suy nghĩ về trào lưu “Like là làm” Có thể theo hướng sau: - Thực trạng: “Like là làm” là trào lưu câu like và bấm like thiếu văn hóa, thiếu nhân văn dựa trên cơ sở sự khởi xướng và hưởng ứng những hành động ngông cuồng, gây sốc. Đây là trào lưu đang có sức lan tỏa không nhỏ trên mạng xã hội với nhiều cách “biến tấu” khác nhau. - Nguyên nhân: Trào lưu này bắt nguồn từ sự mù quáng, ngông cuồng, thích nổi tiếng của một bộ phận thanh niên và sự thờ ơ, ích kỉ, thiếu nhân văn của một số 2 người. - Hậu quả: Trào lưu gây ra những hậu quả nghiêm trọng về đạo đức, nhân phẩm, danh dự, tính mạng,… - Giải pháp, bài học: + Cần cảnh giác, tỉnh táo trước những trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội; tránh a dua học đòi, mù quáng, gây sốc. + Cần phê phán những “anh hùng bàn phím”, những kẻ hiếu kì dùng nút like để kích động người khác thực hiện những hành vi xấu, dại dột,… + Phấn đấu tích cực trong mọi hoạt động có ý nghĩa để khẳng định giá trị đích thực của bản thân. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Phân tích quá trình và ý nghĩa sự hóa thân của Tấm (Truyện cổ tích Tấm Cám). Nhận xét về bài học mà nhân dân ta muốn gửi gắm thông qua cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của nhân vật Tấm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. . Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích quá trình và ý nghĩa sự hóa thân của Tấm (Truyện cổ tích Tấm Cám). Nhận xét về bài học mà nhân dân ta muốn gửi gắm thông qua cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của nhân vật Tấm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. * Giới thiệu khái quát: - Đặc điểm thể loại, chủ đề của tác phẩm. - Số phận của nhân vật trung tâm là cô Tấm gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại cái ác qua hai chặng đời đấu tranh: ở chặng thứ nhất, cô Tấm mồ côi bị ức hiếp, đối xử bất công nhờ sự giúp đỡ của Bụt đã tìm được hạnh phúc, trở thành vợ vua. Quá trình hóa thân của Tấm chính là sự đấu tranh của nhân vật để giành lại hạnh phúc ở chặng thứ hai. * Phân tích quá trình và ý nghĩa sự hóa thân của Tấm: - Quá trình hóa thân của Tấm: + Tấm trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị cái ác tiêu diệt. Nhưng khi cô Tấm hiền lành, lương thiện vừa bị giết chết, một cô Tấm mạnh mẽ và quyết liệt đã sống dậy, trở về với cuộc đời để đòi hạnh phúc. + Để giành lại hạnh phúc vốn thuộc về mình, Tấm đã phải trải qua bốn lần hóa thân: Lần thứ nhất, Tấm hóa vàng anh, báo hiệu sự có mặt của mình thì bị giết chết. Lần thứ hai và lần thứ ba, Tấm hóa cây xoan đào, khung cửi, tiếp tục tồn tại và tuyên chiến với kẻ thù thì bị đốn chặt, đốt cháy. Cuối cùng, từ đám tro tàn, Tấm lại hóa thành cây thị (quả thị) để trở về với đời. - Ý nghĩa của sự hóa thân: + Chim vàng anh, cây xoan đào (khung cửi), cây thị (quả thị) là những vật cô Tấm gửi gắm linh hồn, cũng là những vật bình dị thân thương trong cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện. + Sự hóa thân cũng chính là sự thay đổi của nhân vật, từ bị động sang chủ động trong cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt, không thể bị tiêu diệt của cái thiện. + Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của cuộc chiến đấu giữa cái thiện với cái ác nhưng cuối cùng cái thiện cũng đã chiến thắng. * Nhận xét về bài học mà nhân dân ta muốn gửi gắm thông qua cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc của nhân vật Tấm. 0,25 0,25 5,0 0,25 0,5 0,5 1,25 1,0 0,75 - Thể hiện triết lí dân gian “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. - Khẳng định vai trò chủ động, tích cực của con người trong cuộc đấu tranh giành hạnh phúc chính đáng. - Sau bao đau khổ, chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm đã trở về với cuộc đời, hưởng hạnh phúc có thực và dài lâu trên trần thế. Kết thúc đó cho thấy quan niệm về hạnh phúc của nhân dân xưa: hạnh phúc phải được tìm thấy ngay trong hiện tại, nơi cuộc đời trần thế. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận 0,25 0,5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2