intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 10 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 10 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt" được biên soạn với mục tiêu hỗ trợ giáo viên trong quá trình biên soạn đề thi đánh giá năng lực của học sinh. Bên cạnh đó còn là tư liệu giúp các em học sinh ôn luyện kiến thức hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 10 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học 2020-2021 Môn: Sinh học 10 Thời gian: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Một đoạn phân tử ADN có số vòng xoắn là 150, số nu trên đoạn ADN đó là : A. 150 cặp nu B. 1500 cặp nu C. 3000 cặp nu D. 3000 nu. Câu 2: Cho các ý sau: (1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. (2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định. (3) Liên tục tiến hóa. (4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh. (5) Có khả năng cảm ứng và vận động. (6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2. Câu 3: Phép lai nào sau đây cho đời con có 3 kiểu gen? A. aaBB × AaBb. B. AABB × AaBb. C. AaBB × aaBb. D. AaBB × Aabb. Câu 4: “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh. D. Nguyên tắc thứ bậc. Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh. Phép lai nào sau đây cho tỷ lệ phân ly kiểu hình 3 vàng: 1 xanh? A. Aa x aa. B. Aa x Aa. C. AA x aa. D. AA x Aa. Câu 6: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng tạo thành cấp độ tổ chức sống nào sau đây? A. Mô B. Cơ quan C. Hệ cơ quan D. Cơ thể. Câu 7: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau: (1) AaBb × aabb. (2) aaBb × AaBB. (3) aaBb × aaBb. (4) AABb × AaBb. (5) AaBb × AaBB. (6) AaBb × aaBb. (7) AAbb × aaBb. (8) Aabb × aaBb. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình? A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 8: Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdee khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là: A. 8. B. 16. C. 4. D. 32. Câu 9: Các thành phần cấu tạo chính của 1 nucleotit là gì? A. Axit photphoric, đường deoxyribo, nitơ. B. Axit photphoric, đường ribo, nitơ. C. Axit photphoric, đường deoxyribo, bazơ nitric. D. Axit photphoric, đường ribo, bazơ nitric. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 10: Biết một gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AabbDd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 3 cặp tính trạng là: A. 1/16. B. 1/32. C. 9/64. D. 1/64. Câu 11: Đặc điểm của giới khởi sinh là A. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng. B. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng. C. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống tự do. D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng. Câu 12: Nấm men thuộc giới: A. nấm. B. nguyên sinh. C. khởi sinh. D. thực vật. Câu 13: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là: A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật. B. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật. C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm. D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật. Câu 14: Giới nguyên sinh bao gồm: A. vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh . B. tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh C. vi sinh vật, động vật nguyên sinh. D. tảo, nấm, động vật nguyên sinh. Câu 15: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì: A. có khả năng thích nghi với môi trường. B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. C. phát triển và tiến hoá không ngừng. D. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống. Câu 16: Một mạch của gen có trình tự nuclêôtit là: 5’...TTGXAAXGXTGAXXA...3’ (mạch mã gốc ) Trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại của đoạn gen trên sẽ là: A. 5’…TTGXAAXGXAGAXXA…3’. B. 3’...AAXGTTGXGAXTGGT...5’ C. 5’…AAXGATGXGAXTGGA…3’. D. 3’…AAXGTTGXXAXTGAT…5’. Câu 17: Các nucleotit trên 2 mạch AND được liên kết với nhau nhờ? A. Liên kết phophodieste. B. Liên kết hidro C. Liên kết hóa trị D. Liên kết ion Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không phải của giới động vât? A. Tế bào có nhân chuẩn B. Phản ứng chậm trước môi trường. C. Có khả năng di chuyển tích cực trong môi trường D. Cơ thể đa bào phức tạp Câu 19: Trong các nhận định sau đây, các nhận định đúng là? 1. Do NTBS, trong 1 phân tử ADN hay gen, tổng của hai loại nucleotit không bổ sung luôn luôn bằng tổng số nucleotit của một mạch đơn. 2. Các gen nằm trên một phân tử ADN đều có tỉ lệ phần trăm các loại nucleotit giống nhau. 3. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho một trong hai ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. 4. NTBS trong cơ chế tái bản giúp cho hai ADN con có cấu trúc giống hệt ADN mẹ. 5. Nguyên tắc bán bảo tồn giúp cho ADN con có một mạch khuôn của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. 6. Chính sự tự nhân đôi ADN là cơ sở cho sự nhân đôi của NST. A. 1, 4, 5, 6. B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 3, 5, 6. Câu 20: Đơn phân cấu tạo nên axit nucleic được gọi là: A. Axit amin B. Monosaccarit C. Nucleotit D. Axit béo. Câu 21: NTBS trong cấu trúc không gian của ADN dẫn đến kết quả là: A. A=G, T=X B. A+T/G+X=1 C. A+T= G+X D. A/T=G/X. Câu 22: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen? A. AABB. B. AaBB. C. AaBb. D. aaBB. Câu 23: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit là: 600A, 300X. Tổng số liên kết hiđrô của gen là: A. 1800. B. 1200. C. 2100. D. 1500. Câu 24: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại ? A. Giới động vật B. Giới thực vật C. Giới nấm D. Giới khởi sinh. Câu 25: Điều nào dưới đây là sai khi nói về tế bào ? A. Được cấu tạo từ các mô B. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống C. Được cấu tạo từ các phân tử, đại phân tử và bào quan. D. Là đơn vị chức năng của tế bào sống Câu 26: Tổ chức sống nào sau đây có cấp độ thấp nhất so với các tổ chức còn lại ? A. Quần xã B. Cơ thể C. Quần thể D. Hệ sinh thái. Câu 27: Một đoạn ADN có tổng số nu là 3000. Trên mạch 1 của gen có số nu loại A là 350. Trên mạch 2 của gen có số nu loại G là 400 và số nu loại X là 320. Số nu từng loại trên mạch 1 của gen là : A. A=350, T=320, G=400, X=350 B. A=350, T=200, G=320, X=400. C. A=350, T=430, G=320, X=400 D. A=T=350, G=X=400 Câu 28: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh , giới thực vật và giới động vật là : A. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào B. Tế bào, cơ thể đều có cấu tạo là nhân sơ C. Tế bào, cơ thể đều có cấu tạo là nhân chuẩn. D. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào Câu 29: Cho các nhận định sau: (1) Đa bào, phân hóa thành các mô và cơ quan (2) Sống tự dưỡng, quang hợp và không có khả năng di chuyển (3) Tế bào nhân thực, có thành xenlulozo (4) Có hệ mạch để dẫn nước, muối khoáng (5) Sinh sản hữu tính và vô tính Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của giới thực vật? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5. Câu 30: Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc A. Giới Khởi sinh. B. Giới Nấm. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. C. Giới Nguyên sinh. D. Giới Động vật. Câu 31: Hải và Mai là hai chị em ruột, nhưng khác nhau về một số đặc điểm. Hải có tóc xoăn, mắt nâu giống bố; Mai có tóc thẳng, mắt đen giống mẹ. Giải thích nào sau đây không hợp lý? A. Tỉ lệ A+G/ T+X trong ADN của Hải và Mai là khác nhau. B. Trình tự nuclêôtit trong ADN của Hải và Mai là khác nhau. C. Kiểu gen của Hải và Mai khác nhau. D. Hải và Mai nhận được loại giao tử khác nhau từ bố, mẹ. Câu 32: Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là A. Tính trạng lặn B. Tính trạng tương ứng. C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng trội. Câu 33: Tổ chức sống nào sau đây là bào quan? A. Phổi B. Ribôxôm C. Não bộ. D. Tim Câu 34: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với: A. T của môi trường B. A của môi trường C. G của môi trường D. X của môi trường. Câu 35: Ở phép lai AaBbDd x aaBbdd, theo lí thuyết thì đời con F1 có bao nhiêu % số cá thể thuần chủng? A. 18,78% B. 6,25% C. 0%. D. 12,5% Câu 36: Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen là: A. Cà chua. B. Đậu Hà Lan. C. Ruồi giấm. D. Châu chấu. Câu 37: Một gen có khối lượng 540000 đơn vị cacbon và có 2320 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng : A. A = T = 520, G = X = 380 B. A = T = 360, G = X = 540 C. A = T = 380, G = X = 520 D. A = T = 540, G = X = 360. Câu 38: Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen. Tiến hành 3 phép lai: Phép lai 1: đỏ x đỏ →F1: 75% đỏ: 25% nâu. Phép lai 2: vàng x trắng→F1:100% vàng. Phép lai 3: nâu x vàng → F1: 25% trắng : 50% nâu : 25% vàng. Từ kết quả trên rút ra kết luận về thứ tự của các alen từ trội đến lặn là: A. Đỏ → nâu → vàng → trắng. B. Vàng → nâu → đỏ → trắng. C. Nâu → vàng → đỏ → trắng. D. Nâu → đỏ → vàng → trắng. Câu 39: Cho các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống sau: 1. quần xã; 2. quần thể; 3. cơ thể; 4. hệ sinh thái; 5. tế bào Trình tự đúng khi sắp xếp các cấp tổ chức đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là… A. 5->2->3->4->1. B. 5->2->3->1->4. C. 5->3->2->1->4. D. 5->3->2->1->4. Câu 40: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là A. quần thể sinh vật. B. cá thể sinh vật. C. cá thể và quần thể. D. quần xã sinh vật . ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2