intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi kinh tế vi mô đại học cần thơ

Chia sẻ: Salen Yuyu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

664
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào những ngày giáp Tết, cầu đối với những hàng hóa dịch vụ phục vụ tiêu dùng đều tăng. Tuy nhiên, giá của một số hàng hóa dịch vụ vẫn không đổi. Hãy dùng đồ thị về cung, cầu để biểu diễn diễn biến của sự cân bằng trên thị trường của những hàng hóa dịch vụ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi kinh tế vi mô đại học cần thơ

  1. Trường Đại học Cần Thơ Đề thi mô Kinh tế Vi mô Khoa Kinh Tế - QTKD Thời gian: 90 Phút Bộ môn KTNN&KTTNMT (Bài thi chiếm 70% điểm số môn học) Đề thi gồm 4 câu. Thí sinh trả lời ngắn gọn các câu hỏi. Câu 1. Vào những ngày giáp Tết, cầu đối với những hàng hóa dịch vụ phục vụ tiêu dùng đều tăng. Tuy nhiên, giá của một số hàng hóa dịch vụ vẫn không đổi. Hãy dùng đồ thị về cung, cầu để biểu diễn diễn biến của sự cân bằng trên thị trường của những hàng hóa dịch vụ này. Một số hàng hóa có cầu tăng nhưng cung cũng tăng tương ứng nên giá cân bằng vẫn không đổi. S0 S1 E0 E1 P0 D1 D0 Q0 Q1 Đường cầu và cung trước Tết là D0 và S0, và điểm cân bằng là E0 ở mức giá cân bằng P0 và lượng cân bằng Q0. Khi cầu tăng đến D1 và các nhà cung ứng cũng tăng lượng cung ứng, làm cung tăng đến S1. Giá cân bằng hầu như không thay đổi. Câu 2. Hãy dùng hình vẽ về nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng để giải thích tại sao khi giá cả tăng, trong khi thu nhập của người tiêu dùng không đổi thì người tiêu dùng kém thỏa mãn hơn. Y C1 C0 U0 I1 I0 U1 X1 X0 X
  2. Giả sử ban đầu một cá nhân có đường ngân sách I0. Lúc này cá nhân tiêu dùng tại điểm C0 với lượng hàng hóa X là X0, và đạt hữu dụng tối đa U0. Khi giá của X tăng lên, đường ngân sách quay vào trong, cá nhân mua được ít X hơn. Với đường ngân sách I1, các nhân tiêu dùng tại điểm C1, với lượng X ít hơn và đạt mức hữu dụng U1, thấp hơn U0. Câu 3. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có hàm chi phí: STC = 100 + q2 a) Thiết lập hàm số cung của doanh nghiệp với dạng q = f(P). Nếu ngành có 100 doanh nghiệp giống nhau thì phương trình đường cung của ngành là gì? b) Giả sử hàm số cầu của thị trường này: Q = 4500 – 40P, thì giá và sản lượng cân bằng trên thị trường này là bao nhiêu? Mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu và thu được lợi nhuận bao nhiêu? c) Bây giờ, chính phủ đánh thuế 9 đvt/đvsp. Mỗi doanh nghiệp sẽ sản xuất bao nhiêu và thu được lợi nhuận bao nhiêu? a) Hàm chi phí biên: MC = dTC/dq = 2q Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp đặt: P = MC ⇔ P = 2q ⇔ q = P/2 Vậy hàm số cung của doanh nghiệp là: q = P/2 Nếu ngành có 100 doanh nghiệp giống nhau thì cung của ngành sẽ là: QS = 100q = 50P b) Thị trường cân bằng khi: QS = QD ⇔ 50P = 4500 – 40P ⇔ 90P = 4500 ⇔ P = 50 đvt, Sản lượng cân bằng: Q = 50.50 = 2500 đvsp Sản lượng của từng doanh nghiệp: q = P/2 = 50/2 = 25 đvsp Chi phí của từng doanh nghiệp: TC = 100 + 252 = 725 Doanh thu của từng doanh nghiệp: TR = Pq = 50.25 = 1250 Lợi nhuận của từng doanh nghiệp: π = 1250 – 725 = 525 đvt. c) Khi chính phủ đánh thuế, hàm chi phí của doanh nghiệp là: TC1 = 100 + q2 + 9q Hàm chi phí biên: MC1 = dTC1/dq = 2q + 9 Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp đặt: P = MC1 ⇔ P = 2q + 9 ⇔ q’ = - 4,5 + P/2 Vậy hàm số cung của doanh nghiệp là: q = -4,5 + P/2 Nếu ngành có 100 doanh nghiệp giống nhau thì cung của ngành sẽ là: QS’ = 100q’ = -450 + 50P Thị trường cân bằng khi: QS’ = QD ⇔ -450 + 50P = 4500 – 40P ⇔ 90P = 4950 ⇔ P = 55 đvt, Sản lượng cân bằng: Q = -450 + 50.55 = 2300 đvsp Sản lượng của từng doanh nghiệp: q = QS/100 = 23 đvsp Chi phí của từng doanh nghiệp: TC = 100 + 232 + 9.23 = 836
  3. Doanh thu của từng doanh nghiệp: TR = Pq = 55.23 = 1265 Lợi nhuận của từng doanh nghiệp: π = 1265 – 836 = 429 đvt. Câu 4. Hàm số cầu của một ngành độc quyền như sau: QD = 1000 – 10P, Nhà độc quyền có hàm chi phí: TC = 0,1Q2 + 20Q + 2000. a) Nhà độc quyền sẽ sản xuất bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? Hàm số cầu: QD = 1000 – 10P ⇔ P = 100 – 0,1Q Hàm doanh thu biên: MR = 100 – 0,2Q Hàm chi phí biên: MC = 0,2Q + 20 Để tối đa hóa lợi nhuận, nhà độc quyền đặt: MR = MC ⇔ 100 – 0,2Q = 0,2Q + 20 ⇔ 0,4Q = 80 ⇔ Q = 200 đvsp Giá được định ở mức: P = 100 – 0,1.200 = 80 đvt Doanh thu: TR = 80.200 = 16000 Chi phí: TC = 0,1.2002 + 20.200 + 2000 = 10000 Lợi nhuận: π = 6000 đvt. b) Nếu nhà độc quyền bị chính phủ yêu cầu hoạt động như một ngành cạnh tranh hoàn hảo thì lúc này, nhà độc quyền sẽ sản xuất bao nhiêu để tối đa hóa lợi nhuận và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? Nếu hoạt động như một nhà cạnh tranh nhà độc quyền sẽ đặt: P = MC ⇔ 100 – 0,1Q = 0,2Q + 20 ⇔ Q = 80/0,3 = 267 đvsp Giá sẽ là: P = 100 – 0,1.800/3 = 73,33 đvt Doanh thu: TR = 267.73,33 = 19567 Chi phí: TC = 0,1.2672 + 20.267 + 2000 = 14461 Lợi nhuận: π = 5106 đvt c) Tính phần mất không do độc quyền. 267 267 ∫ [ (100 − 0 ,1Q ) − ( 0 ,2Q + 20) ]dQ = ∫ ( 80 − 0 ,3Q ) dQ = 80Q − 0 ,15Q 200 267 DW = 2 200 200 DW = 80.267 – 0,15.2672 – 80.200 + 0,15.2002 = 5360 – 10693,35 + 6000 = 667 đvt Giáo viên ra đề Phạm Lê Thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2