intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCĐ lần 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 170

Chia sẻ: Lac Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

31
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề thi KSCĐ lần 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 170 sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCĐ lần 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 170

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN II. NĂM HỌC 2017 ­ 2018 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Đề thi môn: Lịch sử Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi: 170 (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm) SBD: ………………… Họ và tên thí sinh:  ……………………………………………………………….. Câu 1: Bản chất của toàn cầu hóa là A. toàn cầu hóa về văn hóa. B. toàn cầu hóa về chính trị. C. toàn cầu hóa về kinh tế. D. toàn cầu hóa về xã hội. Câu 2: ý nghĩa lớn nhất của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là: A. Mở ra kỉ nguyên mới giai cấp công nhân, nhân dân lao động , các dân tộc được giải phóng, làm  chủ đất nước, vận mệnh của mình B. làm thay đổi tình hình nước Nga C. làm thay đổi cục diện thế giới D. cổ vũ phong trào cách mạng thế giới Câu 3: Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện “Chiến lược toàn cầu” là A. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949. B. thắng lợi của cách mạng ở Cuba 1959. C. thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975. D. thắng lợi của cách mạng hồi giáo ở Iran 1979. Câu 4: Nội dung nào không phải biểu hiện của Chiến tranh lạnh? A. Sự ra đời của “Kế hoạch Macsan” B. Việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) C. Thông điệp của Tổng thống Truman tại quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947 D. Định ước Henxinki giữa 33 nước châu Âu và Mĩ kí kết Câu 5: Thương mại quốc tế tăng đã phản ánh A. tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cao. B. thu  nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.. C. nền kinh  tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ  thuộc lẫn  nhau. D. các công ti xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển. Câu 6: So với phong trào Cần vương thì khởi nghĩa nông dân Yên Thế A. có thời gian diễn ra dài hơn. B. thời gian kết thúc sớm hơn. C. có thời gian diễn ra ngắn hơn. D. có thời gian diễn ra bằng nhau. Câu 7: Đường lối chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa lấy nội dung   nào làm trung tâm? A. Xây dựng hệ thống chính trị. B. Phát triển kinh tế. C. Xây dựng nền kinh tế thị trường. D. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản. Câu 8: Tư năm 1950 đên n ̀ ́ ửa đâu nh ̀ ưng năm 70 cua thê ky XX, Liên Xô th ̃ ̉ ́ ̉ ực hiên chinh sach đôi ngoai ̣ ́ ́ ́ ̣ A. kiên quyêt chông lai cac chinh sach gây chiên cua Mi. ́ ́ ̣ ́ ́ ́ ́ ̉ ̃ B. hoa binh, trung lâp, không liên kêt. ̀ ̀ ̣ ́ C. tich c ́ ực ngăn chăn vu khi co nguy c ̣ ̃ ́ ́ ơ huy diêt loai ng ̉ ̣ ̀ ười. D. bao vê hoa binh thê gi ̉ ̣ ̀ ̀ ́ ới, ung hô phong trao giai phong dân tôc. ̉ ̣ ̀ ̉ ́ ̣ Câu 9: Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần vương là A. các quan lại triều đình yêu nước. B. Phái chủ chiến của triều đình. C. các văn thân, sĩ phu yêu nước. D. các thủ lĩnh nông dân. Câu 10: Từ năm 1979 đến năm 1991, cách mạng Campuchia bước vào thời kì A. kháng chiến chống Mĩ. B. nội chiến. C. kháng chiến chống Pháp. D. xây dựng đất nước.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 170
  2. Câu 11:  Theo thỏa thuận của cac c ́ ường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi  ảnh  hưởng của A. Các nước phương Tây. B. Các nước Đông Âu. C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. Đức, Pháp và Nhật Bản. Câu 12: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tưu cơ bản gì thể hiện sự  cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu? A. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và về sức mạnh hạt nhân nói riêng. B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự, kinh tế. C. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quốc phòng. D. Thế cân bằng về trinh phục vũ trụ. Câu 13: Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã rút ra bài học gì cho các nước hiện nay đang tiếp   tục con đường chủ nghĩa xã hội? A. Chỉ đổi mới kinh tế. B. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với bản sắc dân tộc. C. Chỉ đổi mới chính trị. D. Phải Đổi mới kinh tế trước khi đổi mới chính trị. Câu 14: Công cuộc cải cách – mở  cửa của Trung Quốc đã để  lại bài học kinh nghiệm đối với các  nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là A. xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. B. tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng. C. tập trung vào chính sách mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế. D. chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt  hơn. Câu 15: Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại vì A. thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ. B. kinh tế chậm phát triển. C. hàng hóa khan hiếm. D. lệ thuộc vào bên ngoài Câu 16: Sau Chiến tranh lạnh, Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Trở thành đối trọng của Mĩ. C. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. D. Liên minh chặt chẽ với Nga. Câu 17: Những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào? A. là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và những hoạt động của tổ chức này. B. là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức Liên hợp quốc duy trì hoạt động. C. là cơ sở lý luận cho Liên hợp quốc xây dựng  những đường lối kinh tế chính trị. D. là cơ sở bắt buộc để Liên hợp quốc thực hiện các hoạt động. Câu 18: Một trong những ý nghĩa của bản Hiến pháp tháng 11­1993 ở Nam Phi là A. xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai. B. đưa Nam Phi trở thành một nước cộng hòa. C. lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ ở Nam Phi. D. đưa N.Manđêla lên làm tổng thống. Câu 19: Trong “Chiến lược cam kết và mở  rộng”, Mĩ sử dụng khẩu hiệu nào dưới đây để  can thiệp   vào công việc nội bộ của các nước? A. Ủng hộ độc lập dân tộc. B. Chống chủ nghĩa khủng bố. C. Tự do tín ngưỡng. D. Thúc đẩy dân chủ. Câu 20: Tháng 6/1979, Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra sự kiện nổi bật nào? A. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên. B. Đồng tiền chung châu Âu (EURO) được phát hành. C. Liên minh châu Âu (EU) ra đời. D. hình thành quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 170
  3. Câu 21: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị  Ianta là A. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. B. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. C. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. D. giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại. Câu 22: Để phát triển khoa học­ kĩ thuật, ở Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước ở các nước   khác ? A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân và khoa học – kĩ thuật. B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển. D. Coi trọng nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh sáng chế. Câu 23: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như  thế  nào ? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu. D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới. Câu 24: Mĩ khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh bằng việc A. thực hiện kế hoạch Mác san phục hưng châu Âu B. viện trợ cho Trung Quốc C. đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì D. thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương Câu 25: Y nghia s ́ ̃ ự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957? A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học­ kĩ thuật Xô viết. B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo. C. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên trinh phục vũ trụ của lời người. D. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội củ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa. Câu 26: Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mỗi quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô? A. Sự thỏa thuận đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta B. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử C. Sự ra đòi của chủ nghĩa "Truman" và "Chiến tranh lạnh" D. Sự ra đời của khối NATO và Hiệp ước Vacsava Câu 27: Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe sau chiến tranh thế giới thứ  hai. A. Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối SEV B. Mĩ đưa ra kế hoạch Macsan để phục hưng châu Âu C. Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vác sava D. Mĩ đưa ra học thuyết Truman chống lại Liên Xô và các nước XHCN Câu 28: Từ  nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến bùng nổ  chiến tranh thế  giới thứ  II (1939   ­1945)? A. So sánh tương quan lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi. B. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản. C. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. D. Trật tự Vecxai – Oasinhton không còn phù hợp. Câu 29: Điểm khác biệt cơ bản giữa chiến tranh thế giới II so với chiến tranh thế giới I là A. Hâu quả đối với nhân loại. B. Tính chất của chiến tranh. C. kẻ chủ mưu phát động chiến tranh. D. nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 170
  4. Câu 30: Vì sao khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? A. Có lãnh đạo tài giỏi, tổ chức chặt chẽ, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. B. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo. C. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. D. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo. Câu 31: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lêninlà gì? A. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản. B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản. C. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN. Câu 32: Giai đoạn 2 của cuộc cách mạng khoa học ­ kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ sau sự kiện nào? A. Chiến tranh thế giới 2 kết thúc B. Cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 C. Chiến tranh lạnh chấm dứt D. Trật tự 2 cực Ianta sụp đổ Câu 33: Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê vích đã A. Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất. B. Ban hành chính sách cộng sản thời chiến. C. Ban hành Chính sách kinh tế mới . D. Cải cách chính phủ. Câu 34: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy   của ai? A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. B. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch. C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn. D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Câu 35:  Trong quá trình  Chiến tranh thế  giới  thứ  nhất   (1914­1918)  sự  kiện nào đánh dấu bước  chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ? A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. B. Thất bại thuộc về phe liên minh. C. Chiến thắng Véc­ đoong. D. Mĩ tham chiến. Câu 36: Số lượng thành viên của tổ chức Liên hợp quốc ngày càng đông nói lên điều gì? A. LHQ là một tổ chức có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế. B. LHQ là một tổ chức đóng góp to lớn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. C. LHQ góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tến, văn hóa. D. LHQ ngày càng trở thành một tổ chức đáng tin cậy có vị trí cao trên trường quốc tế. Câu 37: Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là   gì? A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 38: Sau khi xé bỏ hòa ước Véc­xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì? A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu. B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô. C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu. D. Chuẩn bị  chiếm vùng Xuy­đét và Tiệp Khắc. Câu 39: Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là? A. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga. B. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng. C. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. D. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 170
  5. Câu 40: APEC là tên viết  tắt của tổ chức nào? A. Quỹ tiền tệ quốc  tế. B. Diễn đàn hợp tác Á­ Âu. C. Hiệp ước thương  mại tự do Bắc Mĩ. D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á­ Thái Bình  Dương. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 170
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2