intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

112
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi KSCL lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc 2

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br /> -----------<br /> <br /> KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 11<br /> Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề.<br /> Đề thi gồm 01 trang.<br /> ———————<br /> <br /> I. Đọc hiểu (3 điểm).<br /> Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:<br /> “Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con<br /> đường mới; họ không được trang bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích<br /> khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con<br /> đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản<br /> ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những<br /> nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu<br /> tiên bị coi là ngu xuẩn. Chiếc máy bay đầu tiên bị coi là không tưởng. Chiếc máy dệt đầu tiên<br /> bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi…Nhưng những người đó, với tầm nhìn không<br /> vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ phải trả giá. Nhưng họ<br /> đã chiến thắng.”<br /> (Suối nguồn, Ayn Rand)<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?<br /> Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?<br /> Đoạn văn trên viết về nội dung gì?<br /> Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?<br /> Theo anh/chị vì sao “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư<br /> tưởng…đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”<br /> <br /> II. Làm văn (7 điểm).<br /> Câu 1 (2 điểm).<br /> Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: “Trên<br /> mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. (Lỗ Tấn)<br /> Câu 2 (5 điểm).<br /> Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh:<br /> Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,<br /> Cô vân mạn mạn độ thiên không.<br /> Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,<br /> Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.<br /> Liên hệ với khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận:<br /> Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,<br /> Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.<br /> Lòng quê dợn dợn vời con nước,<br /> Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.<br /> để thấy được sự giống và khác nhau trong cái nhìn về cảnh vật và cảm xúc của hai tác giả.<br /> ----- Hết ----Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm<br /> <br /> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2<br /> -----------<br /> <br /> ĐÁP ÁN KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 - 2018<br /> ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 11<br /> Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề.<br /> Đáp án gồm 04 trang.<br /> ———————<br /> <br /> I. Lưu ý chung:<br /> - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí<br /> sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br /> - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận<br /> dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo,<br /> có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.<br /> II. Đáp án:<br /> Câu Ý<br /> Nội dung trình bày<br /> Điểm<br /> Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận<br /> I<br /> 1<br /> 0.5<br /> 2<br /> <br /> Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 3<br /> <br /> Đoạn văn trên bàn về những người đi tiên phong, những người khai<br /> sáng. Những người đi tiên phong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (như<br /> khoa học, nghệ thuật, văn hoá…) ban đầu đều chịu thiệt thòi, đau khổ,<br /> thậm chí phải trả giá đắt…vì thường không được mọi người đương thời<br /> hiểu, đồng tình và ủng hộ ngay. Nhưng với bản lĩnh, khát vọng cống<br /> hiến, đặc biệt là khả năng sáng tạo, những người đó thường đạt được<br /> thành công, trở thành người chiến thắng và có những đóng góp to lớn<br /> cho cộng đồng, cho nhân loại.<br /> – Những người đặt bước chân đầu tiên<br /> <br /> 0.75<br /> <br /> 4<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> – Những người đi khai phá<br /> <br /> 5<br /> <br /> – Đi trước bình minh…<br /> “Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều<br /> phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ”<br /> <br /> 0.75<br /> <br /> – Vì trong những bước chân đầu tiên trên con đường mới, những người<br /> sáng tạo thường đơn độc vì những ý tưởng, những công trình mà họ đưa<br /> ra thường không dễ chấp nhận ngay được, bởi nó vượt qua khỏi suy<br /> nghĩ, tầm nhìn của mọi người đương thời.<br /> II<br /> 1<br /> <br /> Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về ý kiến sau:<br /> “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường<br /> thôi”. (Lỗ Tấn)<br /> <br /> 2.0<br /> <br /> 2<br /> <br /> Về hình thức: cần đảm bảo đúng hình thức của một đoạn văn.<br /> Về nội dung: đoạn văn cần đảm bảo các ý sau:<br /> 1.Giải thích<br /> - Nghĩa đen: trong cuộc sống con người đi từ nơi này đến nơi khác theo<br /> một lối mòn sau đó trở nên quen thuộc thành đường đi.<br /> - Nghĩa bóng: mục đích sống, con đường đi đến tương lai của mỗi<br /> người cần phải tự xác định cho mình con đường riêng vững chắc, tin<br /> tưởng để có thể đi tới thành công.<br /> 2. Bình luận:<br /> + Trên con đường đi tới tương lai không có con đường nào bằng phẳng<br /> mà không có những khó khăn, gian nan, vất vả. Mỗi chúng ta cần phải<br /> tự xác định cho mình con đường đi riêng, con đường đó phải được xác<br /> định từ trước và cần có mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống.<br /> + Việc tìm con đường riêng rất khó nên đòi hỏi phải có sự tìm tòi sáng<br /> tạo và thời gian; cần có ý chí và bản lĩnh để thực hiện; biết tận dụng cơ<br /> hội: thiên thời, địa lợi, nhân hoà để thực hiện con đường riêng của<br /> mình.<br /> + Dẫn chứng (tùy thuộc học sinh sao cho phù hợp)<br /> + Phê phán những con người lười biếng, chỉ biết chờ đợi, dựa dẫm vào<br /> người khác.<br /> 3. Bài học nhận thức và hành động:<br /> + Ý kiến trên cho mỗi người bài học đúng đắn về việc xác định mục<br /> tiêu, con đường đi đến thành công.<br /> + Liên hệ bản thân.<br /> (Lưu ý: nếu không đúng hình thức một đoạn văn thì trừ 0.5 điểm)<br /> Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh, liên hệ với khổ cuối của<br /> bài thơ Tràng giang để thấy được sự giống và khác nhau trong cái nhìn<br /> về cảnh vật và cảm xúc của hai tác giả.<br /> 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.<br /> - Hồ Chí Minh – anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, đồng<br /> thời là một nhà thơ lớn, một nhà văn với phong cách nghệ thuật độc<br /> đáo, vừa đa dạng vừa thống nhất. Thơ ca Hồ Chí Minh có sự hòa hợp<br /> độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất thép và chất tình.<br /> Tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh là tập thơ Nhật kí trong<br /> tù (1942 – 1943), Mộ (Chiều tối) là bài thơ thứ 31 trong tập thơ.<br /> 2. Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh<br /> a. Về nội dung:<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 1.0<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 5.0<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 3.0<br /> 2.5<br /> <br /> - Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối<br /> 1.0<br /> + Hình ảnh cánh chim:<br /> ∙ Hình ảnh cánh chim thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều<br /> tà.<br /> ∙Hình ảnh cánh chim trong thơ bác không chỉ được quan sát ở trạng thái<br /> vận động bên ngoài mà còn được cảm nhận ở trạng thái bên trong (cánh<br /> chim mỏi mệt).<br /> + Hình ảnh chòm mây:<br /> ∙ Bản dịch thiếu từ “cô”, chòm mây mang tâm trạng lẻ loi, cô độc.<br /> 0.5<br /> - Bức tranh cuộc sống con người:<br /> + Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, đầy sức<br /> sống<br /> 1.0<br /> + Hình ảnh lò than làm bừng sáng, sưởi ấm cả không gian núi rừng.<br /> - Vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh:<br /> + Hình ảnh cánh chim mỏi mệt và chòm mây cô đơn có sự tương đồng<br /> với cảnh ngộ của Bác, một người tù mệt mỏi sau một ngày chuyển lao<br /> và cô đơn nơi đất khách quê người. Nhưng Bác vẫn quên đi cảnh ngộ<br /> của mình để cảm nhận vẻ đẹp của cảnh vật, cội nguồn của sự cảm thông<br /> ấy là tình yêu thiên nhiên.<br /> + Sự quan tâm, tình yêu thương của Bác dành cho người lao động<br /> nghèo.<br /> + Khắc khoải mong ước sum vầy, niềm khao khát tự do.<br /> + Bài thơ không có bóng dáng của người tù khổ ải, chỉ có dáng vẻ ung<br /> dung tự tại. Đó chính là chất thép, ý chí nghị lực phi thường vượt lên<br /> hoàn cảnh.<br /> b. Về nghệ thuật:<br /> - Bút pháp cổ điển và hiện đại.<br /> - Thơ có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ buồn đến vui tươi tràn<br /> đầy lạc quan.<br /> - Chữ “hồng” như nhãn tự của cả bài thơ.<br /> <br /> 0.5<br /> <br /> 3. Liên hệ với khổ cuối của bài thơ Tràng giang để thấy được sự giống<br /> và khác nhau trong cái nhìn về cảnh vật và cảm xúc của hai tác giả.<br /> * Liên hệ với khổ cuối của bài thơ Tràng giang :<br /> - Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Tràng giang<br /> sáng tác 1939 in trong tập Lửa Thiêng.<br /> - Khổ cuối:<br /> + Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ: lớp lớp mây chồng xếp lên nhau tạo<br /> <br /> 1.5<br /> 0.75<br /> <br /> thành núi mây trắng; một cánh chim nhỏ bé càng làm cảnh thiên nhên<br /> trở nên hùng vĩ hơn…<br /> + Tâm sự của Huy Cận: lấy ý thơ của Thôi Hiệu đời Đường nhưng Huy<br /> Cận không cần có sự tác động của ngoại cảnh mà nỗi buồn, nhớ quê<br /> hương vẫn luôn da diết…<br /> * So sánh để thấy được sự giống và khác nhau trong cái nhìn về cảnh<br /> 0.75<br /> vật và cảm xúc của hai tác giả.<br /> - Giống nhau: Dùng thi liệu cổ điển phương Đông cánh chim chiều,<br /> mây (chòm mây, núi, mây); cảnh vật đượm buồn, vắng lặng, cô đơn;<br /> mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng buồn vắng, cô đơn trước thiên nhiên<br /> trong thời khắc của ngày tàn (có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con<br /> người, cảnh và tình).<br /> - Khác nhau:<br /> + Cảnh vật trong Tràng giang hùng vĩ, rộng lớn nhưng không có biểu<br /> tượng của sự sống (“không khói hoàng hôn”) còn trong Mộ cảnh chiều<br /> muộn buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh, cảnh sinh hoạt<br /> ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ngọn lửa hồng<br /> rực sáng trong lò than.<br /> + Hồ Chí Minh buồn vì nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí trong cảnh tù<br /> đày xa xứ. Huy Cận buồn vì nhớ nhà trong cái “tôi” bé nhỏ của thi nhân<br /> lãng mạn khi đứng trước tràng giang mênh mang chưa tìm được hướng<br /> đi cho đời mình.<br /> <br /> …………………….HẾT………………….<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2