intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Toán lớp 12 năm 2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

50
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi KSCL môn Toán lớp 12 năm 2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357 giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Toán lớp 12 năm 2018 - THPT Ngô Gia Tự - Mã đề 357

  1. SỞ GD – ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG  NĂM 2017 ­ 2018 Trường THPT Ngô Gia Tự MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12 Tổ Hóa Thời gian làm bài: 45 phút; không kể thời gian phát đề (30 câu trắc nghiệm ) Mã đề thi 357 Câu 1: Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của glucozơ? A. Làm thực phẩm dinh dưỡng và thuốc tăng lực. B. Tráng gương, tráng phít. C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic. D. Nguyên liệu sản xuất P.V.C Câu 2: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic  Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh).  Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2   ancol. Đun nóng toàn bộ  2 ancol này với H 2SO4 đặc  ở  140oC thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy   hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ  thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa   đủ dung dịch 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom v ề kh ối l ượng. Kh ối l ượng c ủa  Z  trong X là: A. 18,96 gam B. 19,75 gam C. 23,70 gam D. 10,80 gam Câu 3: Công thức dãy đồng đẳng của ancol etylic là: A. CnH2n + 1OH  (n  1). B. CnH2n + 2O . C. R – OH. D. CnH2n ­ 1OH (n  3). Câu 4: Cho dãy các chất: HCHO, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, C6H5OH, CH3COCH3. Số chất trong  dãy tác dụng được với Na sinh ra H2 là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 5: Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm: C 6H5COOCH3,  CH3COOC6H5,  HCOOCH3,  CH3COOCH=CH2, HCOOCH=CH2, HCOOC2H5, CH3COOCH2C6H5, C2H5OOCCH3. Số  este khi thủy  phân thu được ancol là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 6: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung d ịch AgNO3  trong NH3. (d)  Trong  dung  dịch,  glucozơ  và  fructozơ  đều  hoà  tan  Cu(OH)2  ở  nhiệt  độ  thường  cho  dung  dịch màu xanh lam. Số phát biểu đúng là : A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 7: Trong phân tử Andehit có nhóm chức nào sau đây? A. ­OH B. –CHO C. –O­ D. ­COOH Câu 8: Hình vẽ sau đây mô tả  thí nghiệm điều chế  chất hữu cơ  Y: Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O H 2SO 4 ,t o B. CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O Câu 9: Khi xà phòng hóa tripanmitin thu được sản phẩm là: A. C17H29COONa và gilxerol B. C17H35COONa và glixerol                                                Trang 1/3 ­ Mã đề thi 357
  2. C. C17H33COONa và glixerol D. C15H31COONa và glixerol Câu 10: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. (d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol. (e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5. (f) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng dung d ịch NaOH, thu  đượ c natri axetat và andehit   fomic. (g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản  ứng c ộng h ợp H 2.  Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 11:  Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam  glixerol và 83,4 gam muối. Giá trị của m là A. 89 gam. B. 80,6 gam. C. 85 gam. D. 93 gam. Câu 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 120 ml dung dịch NaOH 1,0 M. Cô cạn  dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 14,80 gam. B. 10,20 gam. C. 9 gam. D. 8,20 gam. Câu 13: Phản ứng của Andehit với dung dịch AgNO3/ NH3 còn được gọi là phản ứng gì? A. Tráng gương B. Tráng men C. oxi hóa hoàn toàn D. Cộng Câu 14: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sinh ra  glixerol và hỗn  hợp hai muối gồm natri oleat và natri linoleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam  X cần vừa đủ 2,385 mol O2,  sinh ra 1,71 mol CO2. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Giá trị của m là 26,46. B. Phân tử X chứa 3 liên kết đôi C=C. C. Hiđro hóa hoàn toàn X (xúc tác Ni, đun nóng) thu được triolein. D. Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon. Câu 15: Chất nào sau đây có thể làm mất màu dung dịch Br2? A. CH2=CHCOOH B. C2H6 C. CH3COOH D. C2H5OH Câu 16:  Cho hỗn hợp X gồm HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3CH(OH)COOH và glucozơ. Đốt  cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần V lít O 2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ vào bình   Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 15,2 gam. Giá trị của m là: A. 16 gam B. 18 gam C. 20 gam D. 12 gam. Câu 17: Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit: A. Glucozơ B. Saccarozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ Câu 18: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với C2H5OH là A. NaOH, Na, HBr . B. CuO, KOH, HBr C. Na, HBr, CuO. D. Na, HBr, Na2CO3. Câu 19: Công thức của etylaxetat là A. CH3COOC2H5 B. CH3COOCH3 C. C2H5COOCH3 D. HCOOCH3 Câu 20: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: Glixerol, glucozơ, axit axetic, axit fomic.   Bảng dưới đây ghi lại các hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau  ở  dạng dung dịch nước:   Phát biểu đúng là:                  Chấ X Y Z T t Thuốc thử  NaHCO3 Sủi bọt khí Không phản ứng Không phản ứng Sủi bọt khí Cu(OH)2 Hòa tan Hòa tan Hòa tan Hòa tan                                                Trang 2/3 ­ Mã đề thi 357
  3. AgNO3/NH3, to Không tráng  Có tráng gương Không tráng gương Có tráng gương gương A. X có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của T. B. Y tác dụng với H2 (Ni, to) tạo sobitol. C. Z là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực. D. Có thể điều chế T từ C2H5OH bằng phương pháp lên men giấm. Câu 21: Chất nào sau đây thuộc ancol no, đơn chức, mạch hở? A. CH3CH2CH2OH B. HOCH2CH2OH C. CH2=CHCH2OH D. C6H5CH2OH Câu 22: Day gôm các ch ̃ ̀ ất được xếp theo chiêu nhiêt đô sôi tăng dân t ̀ ̣ ̣ ̀ ừ trai sang phai la: ́ ̉ ̀ A. C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH, C2H5COOH. B. HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH, C2H5COOH. C. HCOOCH3, CH3COOH, C2H5COOH, C3H7OH. D. HCOOCH3, CH3COOH, C3H7OH, C2H5COOH. Câu 23: Công thức cấu tạo của glucozơ dạng mạch hở chứa nhiều nhóm ­OH  và nhóm: A. –COOH B. –CHO C. –NH2 D. >C=O (nhóm cacbonyl). Câu 24: Số este có công thức phân tử C4H8O2 là A. 6. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 25: Để  tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa  27 gam glucozơ  với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 80% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag thu được  là: A. 24,3 gam B. 32,4 gam C. 25,92 gam D. 21,6 gam. Câu 26: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH sản phẩm thu được là: A. CH3COONa và C2H5OH B. CH3COONa và CH3OH C. C2H5COONa và CH3OH D. HCOONa và CH3OH Câu 27:  Đường glucozơ  có nhiều trong hoa quả  chín, đặc biệt là nho chín. Công thức phân tử  của   glucozơ là: A. C6H10O5 B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. C18H32O16 Câu 28: Chất béo là trieste của axit béo với chất nào sau đây? A. Etanol B. Etylen glicol C. Glixerol D. Metanol Câu 29: Axit axetic không tác dụng được với: A. Na B. C2H5OH C. CaCO3 D. Na2SO4 Câu 30: Cho phản ứng: CH3CHO + 2AgNO3 +  3NH3dư + H2O →  X  +  2Ag +  NH4NO3. Công thức cấu  tạo X là? A. CH3COONH4 B. CH3OH C. CH3COOH D. CH3OCH3 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 3/3 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2