intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Vật lí lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi KSCL môn Vật lí lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Vật lí lớp 10 năm 2021-2022 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: Vật Lí. Lớp 10. (Đề thi có 03 trang, gồm 30 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 22/11/2021) Mã đề 101 I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Câu 1: Lực tác dụng và phản lực của nó luôn: A. xuất hiện và mất đi đồng thời. B. cùng hướng với nhau. C. khác nhau về bản chất. D. cân bằng nhau. Câu 2: Hình vẽ bên là đồ thị tọa độ - thời gian của một chiếc ô tô chạy từ A đến B trên một đường thẳng. Chiều dài quãng đường AB và tốc độ của xe lần lượt là: A. 150 km và 37,5 km/h. B. 90 km và 18 km/h. C. 120 km và 30 km/h. D. 150 km và 30 km/h. Câu 3: Câu 16: Có 3 vật (1), (2) và (3). Áp dụng công thức cộng vận tốc. Hãy chọn biểu thức đúng?       A. v13 v 21 v 23 . . . B. v12 v13 v21 C. v13 v12 v 23 D. v13 v12 v32 Câu 4: Chọn câu đúng: Trong chuyển động thẳng đều A. Quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với vận tốc v B. tọa độ x tỉ lệ thuận với vận tốc v C. quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t D. tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t Câu 5: Câu nào sau đây trả lời đúng? A. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật. B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được. C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật. D. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được Câu 6: Vành ngoài của một bánh xe ô tô có đường kính là 50 cm. Gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô đang chạy với tốc độ dài 36 km/h là A. 100 m/s2. B. 300 m/s2. C. 200 m/s2. D. 400 m/s2. Câu 7: Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước A. Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ. B. Tờ giấy chuyển động về một hướng, cốc nước chuyển động theo hướng ngược lại. C. Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo. D. Tờ giấy bị đứt ở chỗ đặt cốc nước. Trang 1/3 – Lí 10 - Mã đề thi 101
  2. Câu 8: Một vật chuyển đồng tròn đều trên quỹ đạo có bán kính r, biểu thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa tốc độ góc ( ω ) , tốc độ dài ( v ) , chu kì quay ( T ) và tần số ( f ) ? 2π ω 2π A. v = ω r = 2π fR = B. v = = 2π fr = 2 r. r. T r T 2π 2π C. v = ω r = 2π Tr = r. D. v = ω r = 2π fr = r. f T Câu 9: Khi vật rơi tự do thì: A. Vận tốc của vật tăng dần đều theo thời gian. B. Vật chuyển động thẳng đều. C. Vật chịu lực cản nhỏ. D. Có gia tốc bằng 0. Câu 10: Trong chuyển động thẳng biến đối, vectơ vận tốc và vectơ gia tốc: A. Luôn vuông góc nhau. B. Luôn cùng hướng. C. Luôn cùng phương. D. Luôn trùng nhau. Câu 11: "Lúc 10 giờ 20 sáng nay, đoàn tàu đang chạy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, cách ga Đồng Hới 7 km". Việc xác định vị trí của đoàn tàu như trên còn thiếu yếu tố nào ? A. Vật làm mốc. B. Thước đo và đồng hồ. C. Chiều dương trên đường đi. D. Mốc thời gian. Câu 12: Trong chuyển động tròn đều: A. Quãng đường đi tỉ lệ với bình phương thời gian. B. Vectơ vận tốc có độ lớn và hướng không đổi. C. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. D. Tốc độ góc luôn thay đổi theo thời gian. Câu 13: Chọn hệ thức đúng của định luật II Niu-tơn:        A. F ma B. F ma C. F ma D. F ma Câu 14: Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 15 km có hai ô tô chạy cùng chiều nhau. Vận tốc của ô tô chạy từ A là 40 km/h và của ô tô chạy từ B là 35 km/h. Chọn A làm mốc, thời điểm xuất phát của hai xe ô tô làm mốc thời gian và chiều chuyển động của hai xe làm chiều dương. Phương trình chuyển động của các ô tô chạy từ A và từ B lần lượt là ? A. xA = 40t + 15; xB = 35t. B. xA = 40t; xB = 35t – 15. C. xA = -40t; xB = 35t. D. xA = 40t; xB = 35t + 15. Câu 15: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 180 m xuống. Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng là A. 45 m. B. 55 m. C. 30 m. D. 125 m. Câu 16: Công thức tính độ lớn gia tốc hướng tâm của chất điểm v2 v2 A. a = vr . B. a = 2 . C. a = . D. a = . r r Câu 17: Hệ quy chiếu bao gồm A. hệ toạ độ, mốc thời gian, đồng hồ. B. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian và đồng hồ. C. vật làm mốc, mốc thời gian và đồng hồ. D. vật làm mốc, hệ toạ độ, mốc thời gian. Câu 18: Tại sao ở nhiều nước lại bắt buộc người lái xe và người ngồi trong xe ô tô khoác một đai bảo hiểm vòng qua ngực (dây an toàn), hai đầu mốc vào ghế ngồi? A. Để người ngồi trong xe khỏi bị xô về phía trước khi xe đang chạy. B. Để người ngồi trong xe khỏi bị văng ra khỏi ghế khi đang chạy xe. C. Để người ngồi trong xe khỏi bị nghiêng về bên phải khi xe rẽ quặt sang phải. D. Để khi dừng lại đột ngột, người ngồi trong xe không bị xô về phía trước (do quán tính), tránh va chạm mạnh vào các bộ phận trong xe. Câu 19: Khoảng cách giữa 2 chất điểm tăng 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng A. tăng 9 lần. B. giảm 9 lần. C. giảm 3 lần. D. tăng 3 lần. Trang 2/3 – Lí 10 - Mã đề thi 101
  3. Câu 20: Vật chuyển động chậm dần đều A. Gia tốc của vật luôn luôn dương. B. Véc tơ gia tốc của vật cùng chiều với chiều chuyển động. C. Gia tốc của vật luôn luôn âm. D. Véc tơ gia tốc của vật ngược chiều với chiều chuyển động. Câu 21: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 7 N và 10 N. Trong các giá trị sau giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực? A. 16 N. B. 2 N. C. 1 N. D. 18 N. Câu 22: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có phương dạng: x = 4 + 30t (x tính bằng kilomét, t tính bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và đi với vận tốc bao nhiêu ? A. Từ điểm O, với vận tốc 30 km/h. B. Từ điểm M cách O 4 km, với vận tốc 30 km/h. C. Từ điểm O, với vận tốc 4 km/h. D. Từ điểm M cách O 3 km, với vận tốc 4 km/h. Câu 23: Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng đều, tọa độ của vật: A. Có thể dương, âm hoặc bằng không. B. Luôn thay đổi theo thời gian. C. Phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian. D. Biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian Câu 24: Trong trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động như một chất điểm? A. Ô tô đi từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh. B. Trái đất trong chuyển động quanh mặt trời. C. Viên đạn chuyển động trong không khí. D. Người ngư dân di chuyển trên chiếc thuyền đánh cá. Câu 25: Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần A. cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều. C. Vuông góc với nhau. D. hợp với nhau một góc khác không. Câu 26: Định luật II Niutơn cho biết: A. lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật. B. mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật. C. mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật. D. lực là nguyên nhân gây ra chuyển động. Câu 27: Hai chất điểm có khối lượng m1 và m2 ở cách nhau một khoảng r, gọi G là hằng số hấp dẫn. Biểu thức tính lực hấp dẫn giữa chúng là: m +m mm mm mm A. Fhd = G 1 2 2 . B. Fhd = G 1 2 . C. Fhd = G 1 3 2 . D. Fhd = G 1 2 2 . r r r r Câu 28: Trong chuyển động cơ học tính tương đối không thể hiện ở: A. Thời gian. B. Vận tốc. C. Tọa độ. D. Quỹ đạo. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 29: (2.0 điểm) a) Một vật có khối lượng 6 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 1,5 m/s 2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? b) Lực có độ lớn F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 0,8s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực khác có độ lớn F 2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 1s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. Biết các lực đó có độ lớn không đổi và có phương luôn cùng phương chuyển động. Tính tỉ số F1/F2 Câu 30: (1.0 điểm ) Một chất điểm chuyển động thẳng từ A đến N (AB = 648 m). Cứ chuyển động được 3s thì chất điểm lại nghỉ 1s và cuối cùng dừng lại đúng tại B. Trong 3s đầu chất điểm chuyển động thẳng đều với tốc độ v0 = 6 m/s. Trong các khoảng 3s chuyển động tiếp theo chất điểm chuyển động thẳng đều với các tốc độ tương ứng 2v0, 3v0,… , nv0. Tốc độ trung bình của chất điểm trên quãng đường AB gần giá trị nào nhất sau đây? ------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Lí 10 - Mã đề thi 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2