intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL tháng 12 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Liên Châu

Chia sẻ: Yunmengshuangjie Yunmengshuangjie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo Đề thi KSCL tháng 12 môn Ngữ văn 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Liên Châu. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi KSCL tháng 12 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL tháng 12 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Liên Châu

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 THÁNG 12 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU MÔN NGỮ VĂN 9, NĂM HỌC 2020-2021 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên ………………………………………. SBD ………………………. I. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng và ghi vào giấy thi A, B, C hoặc D. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa không gì lay chuyển được ở người để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất việt Nam, rất Phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Câu 1. Văn bản trên của tác giả nào? A. Mác-két. B. Lê Anh Trà. C. Khánh Hoài. D. Hà Ánh Minh. Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Nghị luận. D. Thuyết minh. Câu 3. Ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong đoạn trích? A. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới. B. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa. C. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phú. D. Biết kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Câu 4. Cụm từ “rất Việt Nam, rất Phương Đông” là A. cụm danh từ. B. Cụm động từ. C. Cụm tính từ. II. Tự luận (8 điểm) Câu 5. (3,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị, trong đó có sử dụng một câu cầu khiến (gạch chân dưới câu cầu khiến đó). Câu 6. (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. ------------------HẾT --------------------- (Học sinh không được sử dụng tài liệu)
  2. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐÁP ÁN ĐỀ THI KS LỚP 9 THÁNG 12/2020 TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút I. Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án B C D C II. Tự luận (8 điểm) Câu 5. Suy nghĩ về lối sống giản dị (3 điểm) Yêu cầu: Viết đúng hình thức đoạn văn. Đảm bảo số câu, vận dụng kiến thức Tiếng việt (0,5) Bài viết cần đạt được các ý sau: 1. Dẫn dắt vấn đề 2. Giải thích (0.5) - “Lối sống giản dị” chính là một lối sống đơn giản, không quá cầu kỳ, phức tạp, cũng như không bao giờ khoa trương hay sống xa hoa - Lối sống giản dị khổng phải chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ và hành động của mọi người trong cuộc sống cũng như trong các hoàn cảnh. Đây là một đức tính vô cùng tốt đẹp, không cầu kỳ phô trương. 3. Bàn luận: (1,0) * Ý nghĩa: - Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. - Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. - Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. - Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng. * Phê phán những người có lối sống xa hoa, lãng phí (0,5) -Trong cuộc sống tiện nghi, nhiều người chỉ biết quý trọng vật chất xa hoa mà quên tình bạc nghĩa. Họ coi giá trị vật chất là trên hết, bất chấp đạo lí, sẵn sàng chà đạp lên tình người để có được nó. Có nhiều người khác lại phô trương, khoe mẽ quá mức hoặc xa hoa lãng phí của cải một cách không cần thiết. Những người như thế thật đáng chê trách. * Bài học (0,25) Để có lối sống giản dị, con người phải rèn luyện trong ý thức và biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. 4. Khẳng định vấn đề (0,25) - Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người. Câu 6. Bài viết cần đạt các ý sau *Mở bài: Nguyễn Dữ là gương mặt tiêu biểu của văn học thế kỷ XVI
  3. - Với tập chuyện ngắn " truyền kì mạn lục" ông đã đem lại thành công lớn cho nền văn hóa dân tộc. - Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 và là truyện tiêu biểu nhất trong tập chuyện.Qua câu chuyện ta có thể thấy rõ được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thông qua nhân vật Vũ Nương. * Thân bài: (4,0) + Khái quát (0,25) + Phân tích (3,25) LĐ 1: Vũ Nương là một người vợ thủy chung (1,5) LC 1: Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ. LC 2: Trước khi Trương Sinh đi lính Nàng đã rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa... LC 3: Khi xa chồng Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông Trương Sinh, cảm thông với Trương Sinh ở nơi đất thú. -> Thấu hiểu được nỗi nhớ chồng. Nguyễn Dữ Vừa cảm thông trước nỗi khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, son sắc mong ngóng chồng của nàng. LĐ2: Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo (1,0) LCứ 1: thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ LCứ 2: Khi bà ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà vơi bớt đi nỗi nhớ thương con. LCứ 3: Đến lúc bà mất, nàng đã hết lời thương xót, lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình. -> Nguyễn Dữ đã rất khôn khéo, khắc họa nên một nhân vật với đầy đủ phẩm chất tố đẹp lại luôn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như với cha mẽ đẻ. Lđ 3: Với con nàng là người mẹ mẫu mực, giàu tình yêu thương con (0,25) Lcứ 1: Khi chồng đi lính được đầy tuần, nàng sinh bé Đản. Một mình gánh vác cả một gia sản nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái… Lcứ 2: Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha cuả bé Đản cũng suất phát tờ tấm lòng của người làm mẹ. Để con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha. -> Ta có thể thấy rõ tuy Vũ Nương phải chăm lo cho gia đình nhà chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của người làm mẹ. LĐ3: Vũ Nương là người trọng danh dự, nhân phẩm (0,5) -> Từ tất cả các điều trên cho ta thấy vũ nương là người phụ nữ lí tưởng. + Đánh giá nhân vật (0,5) Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh của người phụ nữ đẹp, mang đậm vẻ đẹp truyền thống. - Đặc biệt qua đó ta có thể nhận thấy số phân đầy thiệt thòi, bi thương, bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nam quyền thối nát. - Tác phẩm cũng đã thể hiện hết được các phẩm chất của người phụ nữ xưa đó là Công - dung - ngôn - hạnh. - Cho đến bây giờ hình tượng nhân vật Vũ Nương vẫn luôn là một hình ảnh đẹp biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. * Kết bài (0,5) - Khái quát lại các ý chính - Chúng ta cần học tập những gì thông qua nhân vật Vũ Nương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2