intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL tuyển chọn HSG lớp 12 môn Ngữ văn năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc

Chia sẻ: Hoàng Văn Hưng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

245
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi KSCL tuyển chọn HSG lớp 12 môn Ngữ văn năm 2017-2018 của trường THPT Yên Lạc dành cho các bạn học sinh THCS tham khảo để có thêm kinh nghiệm và kiến thức, chuẩn bị tốt cho kỳ thi đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL tuyển chọn HSG lớp 12 môn Ngữ văn năm 2017-2018 - THPT Yên Lạc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2017 ­ 2018 Thời gian làm bài  180  phút, không kể thời gian  giao đề. Đề thi gồm: 01Trang. Câu 1: (3,0 điểm) Anh/   chị   hãy  trình   bày   suy  nghĩ   của  mình  về   ý   kiến  của   A­mo­ni­mus:   “Con   đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Câu 2: (7,0 điểm)            Anh (chị) hiểu ý kiến sau đây như thế nào? Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập  của Chủ  tịch Hồ  Chí Minh viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại làm chứa  nhiều ý nghĩa sâu sắc. ­­­HẾT­­­ Lưu ý: Giám thị không giải thích gì thêm
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 12 TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC 2017 ­ 2018 Thời gian làm bài  180  phút, không kể thời gian  giao đề. Đáp án thi gồm: 03 Trang. Câu 1: (3,0 điểm) Biểu điểm: ­ Giải thích: 0,5 ­ Phân tích, chứng minh: 2,0 ­ Đánh giá, mở rộng: 0.5 Yêu cầu:  ­ Học sinh hiểu đề, triển khai đầy đủ các ý của đề bài ­ Biết cách làm bài Nghị luận xã hội ­ Có mở rộng bằng những dẫn chứng thực tế, sinh động ­ Kết cấu bài văn hợp lí, câu cú mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả ­ Chỉ cho điểm tối đa những bài văn đảm bảo các yêu cầu trên. 1. Giải thích:  ­ “con đường gần nhất để ra khỏi gian nan”:  ý nói đến cách tốt nhất, nhanh nhất để  con người tháo gỡ những khó khăn, những thử thách trong cuộc sống. ­  “đi xuyên qua nó”: ý nói ta phải đối mặt, phải vượt qua, không né tránh. => Con người không nên có thái độ né tránh khi phải gặp khó khăn, gian nan trong học  tập, lao động và trong cuộc sống; phải dũng cảm đối diện với gian nan, tìm ra bản  chất của vấn đề để tìm cách khắc phục, giải quyết khó khăn. . 2.  Phân tích – Chứng minh: ­  Trong cuộc sống, ai cũng sẽ gặp ít nhiều  khó khăn, thử thách ­  Con người sẽ mau chóng  vượt qua gian nan, thử thách khi con người dũng cảm đối  diện, tìm ra cách giải quyết hợp lí nhất. ­  Dám nghĩ, dám hành động sẽ giúp con người vượt qua được gian nan +  Dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, con người sẽ vững vàng, trưởng 
  3. thành và thành công hơn trong học tập, lao động và cả trong cuộc sống thường nhật       + Con đường đến thành công không trải đầy hoa hồng, “không có vết chết chân của  người lười biếng”­ những kẻ ngại khó, ngại khổ sẽ không thể có được thành công  đích thực.  + Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực,  trong  những hoàn cảnh khác nhau. *  Thí sinh có thể  lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh. 3.  Đánh giá – mở rộng : ­ Ý kiến mang tính đúng  đắn, sâu sắc, được rút ra từ sự trải nghiệm của con người  trong qúa  trình sống. Ta có thể tìm thấy ở ý kiến trên ý nghĩa giáo dục, định hướng  cho bản thân trong nhận thức, trong cách giải quyết khó khăn của cuộc sống. ­ Những con người luôn né tránh gian nan, đầu hàng khó khăn sẽ không bao giờ trưởng  thành. ­ Cuộc sống hiện đại mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức, chúng ta cần  chủ động vượt lên phía trước, năng động và sáng tạo để chinh phục những khó khăn,  nắm bắt cơ hội. Đó là con đường gần nhất để đi đến thành công. ­ Nhận thức: Dám đối mặt với khó khăn thử thách và biết cách chinh phục nó sẽ giúp  ta rèn luyện bản lĩnh sống và ngày một trưởng thành.  ­ Hành động:  Rèn luyện đức tính kiên trì, bình tĩnh, tự tin, chủ động trong mọi hoàn  cảnh khó khăn, lấy phương châm: “việc gì cũng có cách giải quyết” trong ứng xử. Câu 2: ( 7,0 điểm) Biểu điểm: ­ Khái quát tác giả, tác phẩm: 0,5 ­ Phân tích, chứng minh: 5,0 ­ Đánh giá, mở rộng: 1,5 Yêu cầu: ­  Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu   được vấn đề, thân bài phát triển được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. ­  Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở  đầu Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch   Hồ  Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý   nghĩa sâu sắc.
  4. ­  Triển khai vấn đề  nghị  luận thành các luận điểm qua việc phân tích để  làm sáng tỏ   đoạn mở  đầu bản Tuyên ngôn và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ   giữa lí lẽ và dẫn chứng. 1. Giới thiệu khái quát về  tác giả, tác phẩm, đoạn mở  đầu bản Tuyên ngôn Độc  lập. 2. Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ  Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều  ý nghĩa sâu sắc. ­ Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng  cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự  do độc lập   của dân tộc. Nhưng  ở  đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí  ấy mà lại dựa vào hai  bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền  của Pháp năm 1791 để  khẳng định "Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự  do"  của tất cả các dân tộc trên thế  giới. Đây chính là nghệ  thuật "Lấy gậy ông đập lưng  ông". ­ Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ  tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho  truyền thống tư  tưởng và văn hóa của những dân tộc  ấy. Cách viết như  thế  là vừa   khéo léo vừa kiên quyết: ­ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để  "khoá miệng" bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta   (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này). ­ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm dấy bùn lên lá  cờ  nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất   định tiến quân xâm lược Việt Nam. ­ Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản  Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải   quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791). ­ Sau khi nhắc đến những lời bất hủ  trong bản Sau khi nhắc đến những lời bất hủ  trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ, Bác viết: "Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất  cả  các dân tộc trên thế  giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống,  quyền sung sướng và quyền tự do". Ý kiến "Suy rộng ra" ấy quả là một đóng góp đầy  
  5. ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, nó như phát súng   lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng  ở  các thuộc địa sẽ  làm sụp đổ  chủ  nghĩa thực   dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX. 3. Đánh giá khái quát vấn đề, cách lập luận của tác giả  trong đoạn mở  đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu   sắc, mới mẻ về vấn đề  nghị luận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2