intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi Olympic môn Địa lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đông Thụy Anh - Mã đề 209

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

128
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi Olympic môn Địa lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đông Thụy Anh - Mã đề 209 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi Olympic môn Địa lí lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đông Thụy Anh - Mã đề 209

  1. TRƯỜNG THPT ĐÔNG THỤY ANH ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 11 MÔN: ĐỊA LÝ NĂM HỌC 2017 – 2018 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Họ và  tên thí sinh: .......................................................................  Mã đề thi Số báo danh: .................................................................................  209 (Thí sinh  được sử dụng "tập bản đồ thế giới và các châu lục") Câu 1: Nhận xét đúng nhất về  các ngành công nghiệp có điều kiện tài nguyên thuận lợi để  phát triển ở phần lãnh thổ phía Tây của nước Nga là: A. Chế biến gỗ, khai thác, thực phẩm, hóa chất B. Chế biến gỗ, khai thác, luyện kim, dệt, hóa chất C. Chế biến gỗ, khai thác, năng lượng, luyện kim, hóa chất D. Chế biến gỗ, khai thác, chế tạo máy, hóa chất Câu 2: Nền kinh tế tri thức có một số đặc điểm nổi bật là: A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu: trong cơ cấu lao động, công nhân là chủ yếu,  giáo dục có tầm quan trọng lớn B. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu; trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là  chủ yếu, tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn C. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu: trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là  chủ yếu, giáo dục có tầm quan trọng lớn D. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu: trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức  là chủ yếu, tầm quan trọng của giáo dục là rất lớn Câu 3: Bốn quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất trong khu vực Tây Nam Á xếp theo thứ tự  từ lớn đến nhỏ là : A. Ả­ rập­xê­út, Iran, Irăc, Cô­oét B. Irăc, Iran, Ả­ rập­xê­út, Cô­oét C. Iran, Ả­ rập­xê­út, Irăc, Cô­oét D. Cô­oét , Ả­ rập­xê­út, Iran, Irăc, Câu 4: Hoa Kì có nền nông nghiệp phát triển và đứng hàng đầu thế giới chủ yếu là do: A. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, công nghiệp chế  biến phát triển B. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, gắn liền với thị  trường tiêu thụ C. Đất đai màu mỡ, sản xuất chuyên môn hóa cao, gắn liền với công nghiệp chế biến và thị  trường tiêu thụ D. Đất đai rộng lớn và màu mỡ, khí hậu đa dạng, nguồn nước dồi dào, cơ giới hóa  cao Câu 5: Mặc dù các nước Mĩ – La – Tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế chậm phát  triển không phải do: A. Điều kiện tự nhiên khó khăn, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn B. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế ­ xã hội độc lập, tự chủ C. Các thế lực bảo thủ của thiên chúa giáo tiếp tục cản trở D. Duy trì xã hội phong kiến trong thời gian dài Câu 6: Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự phân bố khoáng sản ở Châu Phi ? A. Dầu mỏ và khí đốt phân bố nhiều ở Bắc Phi B. Sắt phân bố nhiều ở Tây Phi                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 209
  2. C. Phốt pho phân bố nhiều ở Nam Phi D. Đồng, vàng và kim cương phân bố nhiều ở Nam Phi Câu 7: Quốc gia có dân số ít nhất (năm 2005) khu vực Tây Nam Á là : A. Ca­ta B. Síp C. Ba­ranh D. Ác­me­ni­a Câu 8: Tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Tây Nam Á và Trung Á lần lượt là : A. 20 và 5 B. 20 và 6 C. 19 và 5 D. 17 và 5 Câu 9: Cho bảng số liệu sau : Giá trị xuất khẩu của các cường quốc thương mại thế giới năm 2005 (đơn vị : tỉ USD) Nước Xuất khẩu Nhập khẩu Hoa Kì 815,5 1525,7 CHLB Đức 911,6 718,0 Trung Quốc 593,4 560,7 Nhật Bản 565,7 545,5  Để thể hiện tổng giá trị  xuất khẩu, nhập khẩu của các nước năm 2005 thì biểu đồ  nào là   thích hợp nhất : A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ cột chồng C. Biểu đồ cột ghép D. Biểu đồ tròn Câu 10: Nhận xét đúng nhất khi so sánh một số  chỉ  tiêu về  dân số  châu Phi so với thế  giới   năm 2005 là: A. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô cao hơn; tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tuổi thọ trung  bình thấp hơn B. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao hơn và tuổi thọ trung  bình thấp hơn C. Tỉ suất sinh thô thấp hơn, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên  và tuổi thọ trung  bình cao hơn D. Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô thấp hơn; tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên và tuổi thọ trung  bình cao hơn Câu 11: Nhận xét không chính xác về các ngành dịch vụ của Liên Bang Nga là : A. Liên Bang Nga có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông tương đối phát triển với đủ các  loại hình B. Liên Bang Nga có nhiều tiềm năng du lịch, nguồn thu từ ngành này đạt 15 tỉ USD vào  năm 2005 C. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế Liên Bang Nga D. Mat­xcơ­va và Xanh Pê­téc­bua là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước Nga Câu 12: Nhận xét đúng nhất về thực trạng tài nguyên của Châu Phi: A. Khoáng sản nhiều, đồng cỏ và rừng xích đạo có diện tích rộng lớn B. Khoáng sản và rừng là những tài nguyên đang bị khai thác mạnh C. Khoáng sản phong phú, rừng nhiều nhưng chưa được khai thác D. Trữ lượng lớn về vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát nhưng chưa được khai thác Câu 13: Theo số liệu thống kê năm 2005, tuổi thọ trung bình của dân số châu Phi là: A. 52 tuổi B. 65 tuổi C. 49 tuổi D. 56 tuổi Câu 14:  Dựa vào bảng số  liệu số  dân Hoa Kì giai đoạn 1800 – 2005, hãy cho biết câu nào  dưới đây không chính xác : ( Đơn vị : triệu người)                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 209
  3. Năm 1800 1820 1840 1860 1880 1900 1920 1940 1960 1980 2005 Số dân 5 10 17 31 50 76 105 132 179 227 296,5 A. Dân số Hoa Kì liên tục tăng qua các năm B. Số dân Hoa Kì năm 1880 gấp 10  lần năm 1800 C. Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn D. Trong 180 năm (1800­1980) dân số Hoa Kì đã tăng 45 lần Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không chính xác về liên kết vùng châu Âu A. Hình thành ở vùng biên giới của các nước thuộc EU B. Có thể nằm giữa ranh giới giữa các nước EU  và các nước châu Âu khác C. Các liên kết vùng châu Âu luôn nằm trong ranh giới EU D. Ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết về kinh tế,  văn hóa, xã hội Câu 16: Dựa vào bảng GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước – năm 2004 hãy  cho biết câu nào sau đây không chính xác : ( Đơn vị : %) Nhóm nước Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế Khu vực I Khu vực II Khu vực III Phát triển 2,0 27,0 71,0 Đang phát  25,0 32,0 43,0 triển A. GDP khu vực III chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả 2 nhóm nước B. Ở các nước phát triển GDP cao nhất ở khu vực III C. Chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu GDP của cả 2 nhóm nước là GDP khu vực I D. Cơ cấu GDP ở khu vực III của các nướcphát triển gấp đôi các nước đang phát triển Câu 17: Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển (khai thác kim loại màu, luyện  kim, cơ khí, hóa chất, chế  biến gỗ, khai thác và chế  biến dầu mỏ, khí tự  nhiên) nhưng nông   nghiệp còn hạn chế ở Liên Bang Nga là: A. Vùng trung tâm đất đen B. Vùng U­ran C. Vùng Viễn Đông D. Vùng trung ương Câu 18:  Lốt An­giơ­lét một trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn với các ngành công   nghiệp hiện đại của Hoa Kì nằm ở A. Ven biển phía Tây Nam B. Ven biển phía Tây Bắc C. Ven biển phía Đông Bắc D. Ven vịnh mê­hi­cô Câu 19: Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực sau: A. ASEAN, NAFTA B. ASEAN, APEC C. ASEAN,WB D. ASEAN, WTO Câu 20: Năm 2004, 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất châu Phi, đạt từ  4 % trở  lên là: A. Angiêri, Nam Phi, Ga­na B. Angiêri, Ga­na, Công­gô C. Nam Phi, Angiêri, Công­gô D. Nam Phi, Ga­na, Công­gô Câu 21: Số người cao tuổi đang tăng nhanh hiện nay không phải ở khu vực A. Tây Á B. Trung Á C. Nam Á D. Caribê Câu 22: Mĩ La Tinh có điều kiện thuân lợi để phát triển: A. Cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ.                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 209
  4. B. Cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc C. Cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. D. Cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ. Câu 23: Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng hàng chục tỉ tấn mỗi năm chủ yếu   là do: A. Hiện tượng cháy rừng ngày càng nhiều B. Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều C. Con người sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều D. Các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều Câu 24: Quốc gia có mật độ dân số thấp nhất trong khu vực Trung Á (năm 2005) là : A. Ca­dăc­xtan B. Tuốc­mê­ni­xtan C. Cư­rơ­gư­xtan D. Mông Cổ Câu 25: Nhận định không đúng về thành tựu của nền kinh tế Nga sau năm 2000 là: A. Dự trữ ngoại tệ đứng thứ 3 thế giới (năm 2005) B. Đã thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài từ thời Xô Viết C. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, tăng trưởng kinh tế cao D. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện Câu 26: Năm 2004, quốc gia có tổng số nợ nước ngoài lớn hơn GDP trong khu vực Mĩ – La –  Tinh là: A. Pa­na­ma B. Mê­hi­cô C. Bra­xin D. Ác–hen–ti­na Câu 27: Nhận xét đúng nhất về tài nguyên thiên nhiên vùng phía Tây Hoa Kì là: A. Nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng nghèo, diện tích rừng khá  lớn B. Nhiều kim loại đen (sắt), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng tương đối lớn C. Nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng  còn ít D. Nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích rừng  tương đối lớn Câu 28:  Nhận xét đúng nhất về  sự  phân bố  cây lương thực và cây củ  cải đường của Liên  Bang Nga là : A. Đồng bằng Tây Xi­bia và cao nguyên Trung Xi­bia B. Đồng bằng Đông Âu và Đồng bằng Tây Xi­bia C. Đồng bằng Đông Âu và cao nguyên Trung Xi­bia D. Đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng bằng Tây Xi­bia Câu 29: Cho bảng số liệu sau : Tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới năm 2004 (Đơn vị %) Các nước, khu vực GDP Dân số EU 31,0 7,1 Hoa Kì 28,5 4,6 Nhật Bản 11,3 2,0 Trung Quốc 4,0 20,3 Ấn Độ 1,7 17,0 Các nước còn lại 23,5 49,0                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 209
  5.  Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới   năm 2004 là : A. Biểu đồ cột ghép B. Biểu đồ cột chồng C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ tròn Câu 30: Nhận xét không đúng về đặc điểm tự nhiên vùng núi Coóc –đi –e là: A. Ven Thái Bình Dương là các đồng bằng nhỏ, hẹp, đất tốt, khí hậu nhiệt đới và ôn đới  hải dương B. Gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng Bắc – Nam C. Xen giữa các dãy núi là bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc D. Có nhiều kim loại màu (vàng, đồng, chì), tài nguyên năng lượng phong phú, diện tích  rừng tương đối lớn Câu 31: Câu nào dưới đây là chính xác nhất về tương quan giữa GDP của các khu vực kinh tế  ở 2 nhóm nước A. Ở cả 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có tỉ trọng khu vực I rất cao B. Ở cả 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có tỉ trọng khu vực I và II trung  bình, khu vực III ở các nước phát triển cao C. Xu thế hiện nay thì cả 2 nhóm nước đều có tỉ trọng khu vực III cao D. Ở cả 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển đều có tỉ trọng khu vực II rất thấp Câu 32: Nhận xét không chính xác về vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trên thế giới  (năm   2004) là: A. Chiếm 36% trong sản xuất ô tô của thế giới B. Chiếm 37,7 % trong xuất khẩu của thế giới C. Chiếm 59% trong viện trợ phát triển thế giới D. Chiếm 31% trong tổng GDP của thế giới Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khu vực Trung Á ? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn thả gia súc B. Giàu tài nguyên thiên nhiên nhất là dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, tiềm năng thủy điện,  sắt, đồng C. Đa dân tộc, có mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân theo đạo hồi cao (trừ Mông Cổ) D. Từng có "con đường tơ lụa"  đi qua nên tiếp thu được nhiều giá trị văn hóa của cả  Phương  Đông và phương Tây Câu 34: Một trong những đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là: A. Cao ở phía Đông, thấp về phía Tây B. Cao ở phía Tây, thấp về phía Đông C. Cao ở phía Nam, thấp về phía Bắc D. Cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam Câu 35: Nhận xét không chính xác về đặc điểm tự nhiên của vùng trung tâm Hoa Kì là: A. Phần phía Nam là đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi trồng trọt B. Khoáng sản có nhiều loại với trữ lượng lớn như than, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên C. Phần phía Tây và phía  Bắc có địa hình đồi gò thấp, nhiều đồng cỏ D. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam ven vịnh Mê­hi­cô có khí hậu nhiệt đới Câu 36: Khu vực Mĩ La Tinh trải qua các đới khí hậu A. Xích đạo, nhiệt đới và cận nhiệt B. Cận nhiệt, ôn đới, xích đạo C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, hàn đới D. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 209
  6. Câu 37: Nhân tố chủ yếu làm tăng GDP của Hoa Kì là:     A. Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp    B. Nền công nghiệp hiện đại, phát triển mạnh    C. Nền kinh tế có tính chuyên môn hóa cao    D. Sức mua trong dân cư lớn Câu 38: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ  các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như: A. Điện tử, năng lượng nguyên tử, luyện kim, công nghệ hóa dầu B. Năng lượng nguyên tử, công nghệ hóa dầu, vật liệu xây dựng, dược phẩm C. Điện tử, năng lượng nguyên tử, công nghệ hóa dầu, hàng không –vũ trụ D. Cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ hóa dầu, hàng không vũ trụ Câu 39: Các biển bao quanh khu vực Tây Nam Á là : A. Biển Đen, Địa Trung Hải, biển Aráp, biển Caxpi, Hắc Hải B. Biển Caxpi, biển Đen, Địa Trung hải, Hồng Hải C. Biển Đen, biển Đỏ, Địa Trung Hải, biển Aráp, biển Caxpi D. Biển Đen, Biển Đỏ, Địa Trung Hải, Bạch Hải Câu 40: Trong chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu  (EU)  không có nội   dung về: A. Hợp tác trong chính sách nhập cư B. Phối hợp hành động để giữ gìn hòa bình C. Hợp tác về chính sách an ninh D. Hợp tác trong chính sách đối ngoại ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 209
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2