intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử Đại học lần 1 môn Sinh học năm 2014 (Mã đề 411) - ĐH Sư phạm Hà Nội

Chia sẻ: Hoàng Thiện | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

210
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi thử Đại học lần 1 môn Sinh học năm 2014 (Mã đề 411)" gồm 2 phần: phần chung với 40 câu hỏi trắc nghiệm, phần riêng được chọn theo chương trình chuẩn hoặc chương trình nâng cao. Thời gian làm bài trong vòng 90 phút. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử Đại học lần 1 môn Sinh học năm 2014 (Mã đề 411) - ĐH Sư phạm Hà Nội

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br /> <br /> (Đề thi có 07 trang)<br /> <br /> ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2014 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 411<br /> <br /> Đề của các đợt thi kế tiếp có tại: www.facebook.com/lophocthem<br /> <br /> Họ, tên thí sinh:................................................................................................. SBD............................. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Ở ngô người ta xác định được gen quy định hình dạng hạt và gen quy định màu sắc hạt cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể tại các vị trí tương ứng trên nhiễm sắc thể là 19cM và 59cM. Các gen đều có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc cơ thể dị hợp về cả 2 cặp gen nói trên tỉ lệ phân li kiểu hình phù hợp nhất ở đời sau sẽ là A. 51%; 24%;24%;1% B. 50%; 23%; 23%; 4% C. 54%; 21%;21%; 4% D. 52%; 22%;22%;4% Câu 2: Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng A. Chuyển đoạn NST. B. Lặp đoạn NST. C. Sát nhập hai NST với nhau. D. Mất NST. Câu 3: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn A. 85,9375%. B. 71,875%. C. 28,125%. D. 43,75%. Câu 4: Ở ruồi giấm, các gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II; gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y; gen quy định chiều dài lông nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường khác. Biết rằng mỗi gen đều có 2 alen, không có đột biến mới xảy ra. Số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra qua ngẫu phối là A. 135. B. 150. C. 105. D. 120. Câu 5: Một enzim sẽ chắc chắn mất chức năng sinh học khi gen quy định cấu trúc enzim bị đột biến thay thế ở bộ ba nào trên mạch gốc: A. 5’XAT3’. B. 5’XAA3’. C. 5’TTA3’ D. 5’TAX3’. Câu 6: Phần lớn ruồi quả (Drosophila melanogaster) đều có mắt đỏ. Một nhà di truyền học tìm thấy 3 chủng đột biến khác nhau qui định màu mắt trắng. Cô ta cho lai gần trong các chủng đột biến qua nhiều đời để tạo ra ba chủng ruồi quả, mà các chủng đó chỉ sinh con mắt trắng. Sau đó cô ta lai giữa các chủng để tạo thế hệ F1(xem bảng dưới đây), tất cả đều mắt đỏ.Từ mỗi F1 cô ta đã tạo được thế hệ con lai F2 đều với tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Bao nhiêu gen khác locut đã tham gia qui định màu mắt? Phép lai Chủng 1 x chủng 2 Chủng 1 x chủng 3 Chủng 3 x chủng 2 F1 đỏ đỏ đỏ F2 9 đỏ: 7 trắng 9 đỏ: 7 trắng 9 đỏ: 7 trắng<br /> <br /> A. 1 locut B. 2 locut C. 3 locut D. 6 locut Câu 7: Bệnh phênynkêto niệu: A. Nếu áp dụng chế độ ăn có ít phêninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh nhưng đời con vẫn có gen bệnh. B. Cơ thể người bệnh không có enzim chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin. C. Do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính gây ra. D. Do đột biến trội nằm trên NST thường gây ra. Câu 8: Đảo đại dương thường được gọi là “phòng thí nghiệm tự nhiên cho nghiên cứu tiến hoá”, bởi vì chúng A. cách li với nhiều vùng đất khác B. rất trẻ về phương diện địa chất C. có tốc độ hình thành loài chậm D. có các đặc điểm sinh thái rất giống nhau<br /> Trang 1/8 - Mã đề thi 411<br /> <br /> Câu 9: Hai tế bào sinh dục đực có kiểu gen AaBb<br /> <br /> DE khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử de<br /> <br /> tối đa là A. 2. B. 4. C. 8. D. 16. Câu 10: Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử protein có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng trên? A. cơ chế mở xoắn khác nhau của ADN tạo thành 2 phân tử mARN khác nhau. B. hai mARN được tổng hợp từ các opêron khác nhau C. một đột biến có thể làm thay đổi cấu trúc của gen. D. các êxôn của cùng 1 gen đã lắp ghép theo những trình tự khác nhau tạo thành những mARN khác nhau. Câu 11: Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản . Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là A. 53 B. 50 C. 56 D. 60 Câu 12: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ : A. 7/64 B. 9/128 C. 7/128 D. 31/256 Câu 13: Bị mất một cặp nucleotit trong đoạn exon nằm ở giữa một gen mã hóa protein sẽ gây ảnh hưởng gì? A. Ảnh hưởng tới việc gắn ARN polymeraza vào vùng khởi động (promotơ) B. Ảnh hưởng tới việc gắn giữa codon và anticodon ở riboxom C. Thay đổi khung đọc dẫn tới việc tạo nên một chuỗi polypeptit khác D. Ngăn cản tARN gắn các axit amin tạo thành chuỗi polypeptit Câu 14: Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự? A. Tuyến nước bọt của các động vật và tuyến nọc độc của rắn . B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan. C. Nhuỵ trong hoa đực của ngô. D. Cánh sâu bọ và cánh dơi. Câu 15: Xét một số bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người sau đây: (1) bệnh mù màu. (2) bệnh phenylketo niệu. (3) hội chứng Claiphentơ. (4) hội chứng Đao. (5) bệnh máu khó đông. (6) bệnh bạch tạng. Những bệnh và hội chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới là A. (3), (4). B. (1), (2), (5). C. (1), (2), (5), (6). D. (1), (5). Câu 16: Sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen, di truyền trội hoàn toàn. Nếu F1 có tỷ lệ kiểu hình 7 A-B-: 5A-bb: 1aaB-: 3aabb, thì P có kiểu gen, tần số hoán vị gen là: AB AB AB Ab A. x , hoán vị một bên với f = 25% B. f = 25% x ab ab ab ab AB Ab AB aB C. x , hoán vị 2 bên với f = 18,75% D. f = 25% x ab aB ab ab Câu 17: Hệ gen người có kích thước lớn hơn hệ gen E. coli khoảng 1000 lần, trong khi tốc độ sao chép ADN của E. coli nhanh hơn ở người khoảng 10 lần. Những cơ chế nào giúp toàn bộ hệ gen người có thể sao chép hoàn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen E. coli khoảng vài chục lần? A. Hệ gen người có nhiều điểm khởi đầu sao chép B. Người có nhiều loại ADN polymerase hơn E. coli C. Tốc độ sao chép ADN của các enzym ADN polymerase ở người cao hơn D. Ở người, quá trình sao chép không diễn ra đồng thời với các quá trình phiên mã và dịch mã như ở vi khuẩn Ecoli.<br /> Trang 2/8 - Mã đề thi 411<br /> <br /> Câu 18: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là: A. 66% B. 51% C. 1% D. 59% A B Câu 19: Alen I và I nằm trên nhiễm sắc thể số 9 qui định nhóm máu tương ứng A và B. Nhóm máu O khi người không có các alen này hoặc các alen này không biểu hiện. Các alen IA và IB chỉ biểu hiện khi có alen H trên nhiễm sắc thể số 19 và ở trạng thái đồng hợp trội hoặc dị hợp tử. Alen h là alen lặn. Gilbert có nhóm máu AB. Cô em gái của cậu ta là Helen có nhóm máu A trong khi đó bố của họ lại có nhóm máu O. Hãy xác định kiểu gen của bố và mẹ Gilbert. Mẹ Bố A. H/H, IA/IB H/h, IO/IO B. H/h, IB/IO h/h, IA/IO O O C. h/h, I /I h/h, IA/IO A O D. H/H, I /I H/h, IB/IO Câu 20: Một cơ thể Ruồi giấm có 2n=8. trong đó cặp số 1 có 1 NST bị đột biến đảo đoạn, cặp số 4 có 1 NST bị đột biến mất đoạn. Tỉ lệ giao tử mang đột biến và tỉ lệ giao tử bình thường theo trình tự là A. 1/4 và 3/4 B. 3/4 và 1/4 C. 1/2 và 1/2 D. 7/8 và 1/8 14 Câu 21: Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N ( lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 ( lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 ( lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. Tính số tế bào chứa cả N14 và N15: A. 2. B. 4. C. 8. D. 12. Câu 22: Một phân tử mARN của tế bào nhân thực có tổng cộng 6 đoạn intron. Phân tử này tiến hành cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon lại.Có thể có bao nhiêu loại phân tử mARN trưởng thành tạo ra từ mARN trên A. 1. B. 120. C. 5010. D. 240. Câu 23: Điều gì sẽ xảy ra nếu một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm cho nó không còn khả năng dính vào trình tự vận hành? A. Các gen của operon được phiên mã liên tục. B. Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy. C. Sự phiên mã các gen của operon giảm đi. D. Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào promoter. Câu 24: Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn: 1-phiên mã; 2 - gắn ribôxôm vào mARN; 3- cắt các intron ra khỏi ARN ; 4- gắn ARN pôlymeaza vào ADN; 5- chuỗi pôlipeptit cuộn xoắn lại; 6- mêtiônin bị cắt ra khỏi chuỗi pôlypeptit. Trình tự đúng là: A. 1- 3- 2- 5- 4- 6. B. 4- 1- 2- 6- 3- 5 C. 4- 1- 3- 6- 5- 2. D. 4- 1- 3- 2- 6- 5. Câu 25: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm cơ bản là: A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen. B. Các kiểu gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp. C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp. Câu 26: Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là: A. 0.1728. B. 0,25 C. 0.375 D. 0.24 Câu 27: Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là A. sợi nhiễm sắc. B. crômatit. C. chất nhiễm sắc. D. Nucleôxôm Câu 28: Đột biến là:<br /> Trang 3/8 - Mã đề thi 411<br /> <br /> A. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không ảnh hưởng đến tần số alen B. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen nhưng rất ít C. Nhân tố tiến hoá làm tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại D. Nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen không theo một hướng nhất định, một alen dù có lợi hay có hại cũng có thể bị mất khỏi quần thể, một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể Câu 29: Bệnh Tay sách là một bệnh di truyền gây ra bởi đột biến ở gen hexoseaminidase, từ đó tạo nên enzim không bình thường. Bảng dưới đây chỉ ra trình tự nucleotit bình thường và không bình thường ở gen hexoseaminidase. 4 Thr AXU ThrAXU Vị trí codon 5 6 Ser UXU Val GUU Tyr UAX Ser UXU 7 GlnXAG Val GUU<br /> <br /> Gen hexoseaminidase bình thường Gen hexoseaminidase không bình thường<br /> <br /> Dùng thông tin trên để kết luận rằng sự bất thường ở enzim hexoseaminidase là do sự thay đổi trên mARN do: A. lặp lại AXU tại điểm bắt đầu của condon 4 B. mất UXU tại điểm bắt đầu của codon 6 C. thay thế X bằng G tại điểm bắt đầu của codon 7 D. thêm UAX tại điểm bắt đầu của codon 5 Câu 30: Việc dùng kháng sinh quá mức là sự lo lắng cho tổ chức y tế thế giới. Lo lắng vì: A. vi khuẩn tiến hoá để kháng được thuốc kháng sinh B. thuốc kháng sinh quá đắt C. kháng sinh gây đột biến D. kháng sinh không diệt được vi rút Câu 31: Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả hai tính trạng được dự đoán xuất hiện trong QT sẽ là A. 31,36% B. 87,36% C. 81,25% D. 56,25% Câu 32: Chỉ số ADN là A. các số liệu về phân tử ADN B. trình tự lặp lại của một đoạn nuclêôtit trên ADN không chứa mã di truyền. C. trình tự các gen trên nhiễm sắc thể D. các số liệu về số lượng, thành phần, trật tự nuclêôtit của ADN. Câu 33: Một quần thể lớn của chuột phòng thí nghiệm được phép giao phối ngẫu nhiên trong một số thế hệ. Trong quần thể này, một allele trội tại locut A mã hóa cho màu lông agouti (A), và một alen lặn mã hóa cho lông màu đen (a). Vào lúc bắt đầu của chu kỳ sinh sản, 49% số chuột có bộ lông màu đen. Vào cuối chu kỳ nhân giống, tỷ lệ này không đổi. Bao nhiêu phần trăm cá thể của quần thể này là dị hợp tử cho các tính trạng màu lông chuột , giả sử rằng quần thể này cân bằng di truyền? A. 42% B. 49% C. 7% D. 30% Câu 34: Tần số cao của người bị bệnh hồng cầu hình liềm ở tây Phi bởi vì những người mang gen dị hợp có thể kháng được sốt rét, mà vùng này có bệnh sốt rét hoành hành. Đây là ví dụ của: A. phiêu bạt di truyền B. dòng gen C. chọn lọc tự nhiên D. đột biến Câu 35: Chó biển phía bắc bị dịch bệnh và chết đi rất nhiều, điều đó đã làm giảm biến dị trong quần thể. Thiếu đi biến dị ở quần thể chó biển phía bắc là ví dụ của: A. đột biến B. ảnh hưởng người sáng lập C. chọn lọc nhân tạo D. ảnh hưởng thắt cổ chai Câu 36: Giao phối không ngẫu nhiên là:<br /> Trang 4/8 - Mã đề thi 411<br /> <br /> A. nhân tố tiến hoá làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không ảnh hưởng đến tần số alen B. nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen nhưng rất ít C. nhân tố tiến hoá làm tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại D. nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen do xuất - nhập cư Câu 37: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu xanh. Cho cây mọc lên từ hạt màu vàng giao phấn với cây mọc lên từ hạt màu xanh, thu hoạch được 900 hạt vàng và 895 hạt màu xanh. Gieo số hạt đó thành cây rồi cho chúng tự thụ phấn, khi thu hoạch sẽ có tỉ lệ hạt vàng (theo lí thuyết) là A. 3/4. B. 2/8. C. 3/8. D. 1/2. Câu 38: Người có thể chống lại các bệnh truyền nhiễm bằng kháng thể lấy từ ngựa, là …………chứng minh nguồn gốc tiến hoá của hai loài. A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học C. bằng chứng địa lí sinh vật học. D. bằng chứng sinh học phân tử Câu 39: Ở một giống cây, chiều cao do tương tác cộng gộp của 3 gen trội không alen có vai trò như nhau là (A, B, D). Khi lai cây thuần chủng thấp nhất với cây thuần chủng cao nhất đã thu được 100% cây F1 có chiều cao trung bình. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn với nhau thì ở F2 các cây có chiều cao trung bình chiếm tỉ lệ là: A. 1/4 B. 1/8 C. 3/8 D. 5/16 Câu 40: Ở ruồi giấm, khi cho con đực cánh bình thường lai với con cái cánh chẻ thì ở đời con thu được 84 con cái cánh chẻ, 79 con cái cánh bình thường và 82 con đực cánh bình thường. Cho biết A quy định cánh chẻ và a quy định cánh bình thường. Kết luận nào sau đây đúng nhất? A. Có hiện tượng gen đa hiệu và gen này nằm trên NST X. B. Con cái có sức sống kém hơn con đực. C. Tính trạng trên di truyền liên kết với giới tính. D. Có hiện tượng di truyền tương tác gen và gây chết.<br /> <br /> II. PHẦN RIÊNG [10 câu] : Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)<br /> A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Quần thể ban đầu có 0,6AA: 0,4 Aa qua 4 thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền là: A. 0,78 AA: 0,025 Aa: 0,195 aa B. 0,7875AA: 0,025 Aa: 0,1875 aa C. 0,8375AA: 0, 025 Aa: 0,1375 aa D. 0,9125 AA: 0,025 Aa: 0,0625 aa. Câu 42: Dòng chảy di truyền là A. nhân tố tiến hoá làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không ảnh hưởng đến tần số alen B. nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen nhưng rất ít C. nhân tố tiến hoá làm tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại D. nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen do xuất - nhập cư Câu 43: Ưu thế chính của lai tế bào so với lai hữu tính là A. tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài khác xa nhau trong bậc thang phân loại. B. hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống. C. tạo được hiện tượng ưu thế lai tốt nhất. D. khắc phục được hiện tượng bất thụ trong lai xa. Câu 44: Một người nữ vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng Tơcnơ, bộ NST của người này có đặc điểm là chứa A. Ba NST X và một NST 21 B. Ba NST 21 và ba NST X C. Ba NST 21 và một NST X D. Một NST 21 và một NST X Câu 45: Đột biến ở phần nào của Opêron lac làm ảnh hưởng tới khả năng gắn kết của ARN polymeraza vào ADN: A. Vùng vận hành B. Vùng khởi động C. Gen điều hòa D. Gen lac Z Câu 46: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’. B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’. C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’<br /> Trang 5/8 - Mã đề thi 411<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2