intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Yên Phong Số 1 lần 1 (2011-2012) đề 132

Chia sẻ: Phạm Thị Thúy Hằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Yên Phong Số 1 lần 1 (2011-2012) đề 132 giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản về môn Hóa học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử ĐH môn Hóa học - THPT Yên Phong Số 1 lần 1 (2011-2012) đề 132

  1. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I-NĂM HỌC 2011-2012 TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ 1 MÔN HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A Các chất đồng phân có cùng phân tử khối. B Các chất hữu cơ có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 gọi là đồng đẳng của nhau. C Sự thay đổi thứ tự liên kết là nguyên nhân gây ra hiện tượng đồng phân. D Những chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau là đồng phân cấu tạo của nhau. Câu 2: Cho các chất sau : benzyl axetat, vinyl axetat, triolein, phenyl axetat, metyl acrylat. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra ancol là A 5. B 3. C 2. D 4. Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm etan, propilen, buta-1,3-đien và but-2-in có tỉ khối so với H2 là 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư), lọc bỏ kết tủa thì khối lượng bình tăng hay giảm bao nhiêu gam so với khối lượng bình ban đầu ? A Giảm 11,4 gam. B Giảm 16,8 gam. C Tăng 13,2 gam. D Tăng 18,6 gam. Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (ở đktc) có tỷ khối so với H2 là 9. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư) thì thu được dung dịch Y và V lít khí NO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất); nhỏ dung dịch BaCl2 vào Y thấy xuất hiện kết tủa trắng. Giá trị của V là A 12,32. B 11,20. C 13,44. D 10,08. Câu 5: Hỗn hợp X gồm ba kim loại M, N (đều hóa trị II) và Fe có tỉ lệ mol lần lượt là 1:1:2. Cho 2,01 gam hỗn hợp X vào 200 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 896 ml H2 (ở đktc) và dung dịch Y. Hai kim loại M, N là : A Ca và Zn. B Ni và Sn. C Zn và Ni. D Mg và Zn. Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng? A Poli (metyl metacrylat) được dùng làm kính máy bay, kính ôtô, răng giả, ... B Poliacrilonitrin được dùng làm cao su. C PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, đồ giả da, ... D Polietilen được dùng nhiều làm màng mỏng, thùng chứa, ... Câu 7: Hòa tan 13,4 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước. Chia dung dịch thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 10,8 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của hai axit đó là A HCOOH, C3H7COOH. B HCOOH, C2H5COOH. C CH3COOH, C3H7COOH. D CH3COOH, C2H5COOH. Câu 8: Cứ 5,668 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam brom trong CCl4. Hỏi tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu ? A 1/3. B 2/3. C 1/2. D 3/5. Câu 9: Hiđrocacbon A mạch hở, có hai liên kết  trong phân tử. Trộn lẫn A với H2 được hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 bằng 4,8. Đun X với Ni đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 8. Công thức phân tử của A trong hỗn hợp là A C5H8. B C2H2. C C4H6. D C3H4. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
  2. A Phương pháp điện phân có thể điều chế được hầu hết các kim loại. B Phương pháp thủy luyện thường dùng để điều chế các kim loại yếu. C Nguyên tắc điều chế kim loại là dùng chất khử hóa học để khử ion kim loại trong hợp chất thành kim loại. D Phương pháp nhiệt luyện thường dùng điều chế các kim loại trung bình và yếu. Câu 11: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X? A 6,72 gam. B 7,68 gam. C 3,36 gam. D 10,56 gam. Câu 12: Hỗn hợp X gồm alanin và este của glyxin với metanol. Lấy 3,56 gam X cho tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch thì thu được 4,02 gam hỗn hợp muối khan. Phần trăm số mol của alanin có trong hỗn hợp là A 75%. B 60%. C 40%. D 25%. Câu 13: Cho cân bằng sau : N2 + 3H2 2NH3;   92(kJ ) . Phát biểu nào sau đây đúng ? A Khi tăng nhiệt độ và thêm N2, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B Khi tăng áp suất và giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. C Khi tăng áp suất và tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều ngịch. D Khi giảm nhiệt độ và thêm xúc tác, cân bằng chuyển dịch theo chiều ngịch. Câu 14: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl acrylat và metyl axetat. Đốt cháy hoàn toàn 3,32 gam X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Phần trăm số mol của metyl axetat trong X là A 25%. B 27,92%. C 75%. D 72,08%. o Câu 15: Cho các phản ứng hóa học sau : 1) H2S + O2 (thiếu)   X + H2O; 2) NH3 + O2 xt,t  Y  + H2O; 3) PH3 + O2  Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là :  A S, NO, H3PO4. B SO2, N2, P2O5. C S, N2, H3PO4. D SO2, NO, P2O5. Câu 16: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Giá trị của m là : A 140,8 gam. B 70,4 gam. C 105,6 gam. D 35,2 gam. Câu 17: Số đồng phân  -amino axit có công thức phân tử C5H11NO2 là A 1. B 4. C 2. D 3. Câu 18: Có bốn dung dịch : KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4, FeSO4. Cho khí H2S đi qua các dung dịch trên thì số trường hợp thu được kết tủa là : A 3. B 2. C 4. D 1. Câu 19: Cho m gam hỗn hợp gồm bột của hai kim loại X, Y vào dung dịch CuSO4 (dư). Kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn. Hai kim loại X, Y có thể là : A Zn và Fe. B Fe và Cu. C Mg và Fe. D Zn và Pb. Câu 20: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,3 mol một este X (chứa C, H, O) bằng dung dịch chứa 20 gam NaOH, thu được một ancol và 28,4 gam chất rắn khan sau khi cô cạn dung dịch. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu 10 gam kết tủa, thêm tiếp NaOH tới dư vào bình thì thu thêm 10 gam kết tủa. Tên gọi của este X là A Vinyl fomat. B Metyl fomat. C Metyl axetat. D Etyl fomat. Câu 21: Đun 13,28 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 11,12 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là ? A 0,02 mol. B 0,03 mol. C 0,01 mol. D 0,04 mol. Câu 22: Cho dãy các chất: natri axetat, phenylamoni clorua, natri phenolat, saccarozơ, axit aminoaxetic, tristearin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl loãng, đun nóng là A 6. B 5. C 4. D 3. Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A Để điều chế kim loại Na, người ta điện phân nóng chảy hỗn hợp gồm NaCl và CaCl2. B Trong nông nghiệp, để khử chua đất người ta dùng Ca(OH)2. C Dùng biện pháp đun sôi nước, có thể loại bỏ được tính cứng tạm thời của nước cứng. D Để bó bột khi gãy xương, đúc tượng người ta sử dụng thạch cao khan.
  3. Câu 24: Đem thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ trong môi trường axit. Sau đó trung hòa axit và cho toàn bộ lượng sản phẩm phản ứng với AgNO3/NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. Giá trị của m là A 68,40 gam. B 51,30 gam. C 34,20 gam. D 25,65 gam. Câu 25: Cho các thí nghiệm sau : 1) Ngâm một đinh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3; 2) Ngâm một lá Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội; 3) Ngâm một đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội; 4) Cho một mảnh kim loại Mg vào nước nóng; 5) Để một mẩu thép (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm. Số trường hợp kim loại bị oxi hóa là A 2. B 3. C 5. D 4. Câu 26: Cho 17,6 gam hỗn hợp Fe và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) thu được 17,92 lít khí NO2 (ở đktc) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dd NH3 dư, sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là : A 31,2 gam. B 21,4 gam. C 18,0 gam. D 27,8 gam. Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Trộn dung dịch etylamin với dung dịch gồm NaNO2 và CH3COOH; (2) Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH; (3) Cho một mẩu Na vào phenol; (4) Nung hỗn hợp gồm CH3COONa, NaOH và CaO; (5) Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch natri phenolat. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A 2. B 1. C 3. D 4. Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A Tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân hủy và có tính oxi hóa mạnh khi nung nóng. B Tất cả các muối cacbonat đều bị phân hủy khi nung nóng. C Các muối amoni đều kém bền nhiệt và tác dụng được với dung dịch kiềm. D Các hợp chất : NaHCO3, Al(OH)3, CaCO3 đều bị phân hủy khi nung nóng. Câu 29: Có bao nhiêu chất hữu cơ có công thức C3H6O (mạch hở, bền) tác dụng được với H2 (Ni, to) tạo ta ancol bậc một ? A 3. B 4. C 1. D 2. Câu 30: Dung dịch X gồm HCl xM và H2SO4 yM. Trộn 10 ml X với 15 ml dung dịch BaCl2 0,75M thì thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Y. Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 20 ml dung dịch NaOH 2M. Giá trị của x và y lần lượt là : A x = 1, y = 1. B x = 1, y = 2. C x = 2, y = 2. D x = 2, y = 1. Câu 31: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho H2S tác dụng với SO2; (2) Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch KI; (3) Cho nước Gia-ven tác dụng với dung dịch HCl; (4) Cho khí F2 qua nước nóng; (5) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ; (6) Đốt kim loại Mg trong khí CO2; (7) Đun dung dịch gồm axit fomic và axit sunfuric đặc. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A 7. B 6. C 4. D 5. Câu 32: Ancol X có công thức C5H11OH. Biết : X  H Y  CH3-C(CH3)Br-CHBr-CH3; O 2 2 Br ( dd )  Oxi hóa X bởi CuO đun nóng thu được sản phẩm không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. Tên gọi của X là : A 2-metylbutan-2-ol. B 3-metylbutan-1-ol. C 2- metylbutan-3-ol. D 3-metylbutan-2-ol. Câu 33: Cho dung dịch X chứa các ion Mg2+, SO42−, NH4+, Cl−. Nếu cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 1,16g kết tủa và 0,06 mol khí. Mặt khác, nếu cho X tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 9,32g kết tủa. Tổng khối lượng các ion trong dung dịch X là A 4,32 gam. B 6,11 gam. C 5,4 gam. D 7,22 gam. Câu 34: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit. B Sục khí NH3 vào dung dịch phenylamoni clorua ta thu được anilin. C Các amino axit đều ở trạng thái rắn, dễ tan trong nước và có vị ngọt. D Muối mononatri glutamat được dùng làm gia vị thức ăn (bột ngọt). Câu 35: Cho 8,4 gam kim loại M vào 500ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng 48,6 gam. Kim loại M là : A Zn. B Fe. C Al. D Mg. Câu 36: Cho 15,6 gam hỗn hợp bột Al và Al2 O3 vào 400 ml dung dịch NaOH 1,25M (dư so với lượng phản ứng) thu được dung dịch X và thoát ra 6,72 lit khí (đktc). Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho 300 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X ? A 23,4 gam. B 15,6 gam. C 7,8 gam. D 3,9 gam.
  4. Câu 37: Cho các thí nghiệm sau : 1) Đun sôi dung dịch gồm các muối NaHCO3 và CaCl2; 2) Nhỏ dung dịch AlCl3 tới dư vào dung dịch NaOH; 3) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2; 4) Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3; 5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2; 6) Nhỏ dung dịch KOH tới dư vào dung dịch MgSO4. Sau khí kết thúc thí nghiệm, số trường hợp có kết tủa là : A 4. B 6. C 5. D 3. Câu 38: Cho các phát biểu sau : (1) Ở dạng mạch hở, glucozơ và fructozơ đều có nhóm chức anđehit; (2) Glucozơ và frucrozơ đều có phản ứng tráng bạc; (3) glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng cộng H2 (Ni, to); (4) Trong y học, dung dịch glucozơ 5% hoặc 10% được dùng để truyền cho bệnh nhân; (5) Đường glucozơ có nhiều trong quả chín, còn trong quả xanh chứa nhiều tinh bột; (6) Tinh bột nếp có hàm lượng amilozơ lớn hơn trong tinh bột tẻ. Các phát biểu nào đúng ? A (1), (2), (6). B (2), (4), (6). C (2), (4), (5). D (1), (3), (5). Câu 39: Cho các phát biểu sau : (1) Dung dịch natri phenolat tác dụng được với khí CO2 tạo ra phenol; (2) Cho natri etylat vào nước, tạo ra ancol etylic; (3) etilen glicol hòa tan được Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu xanh lam; (4) Liên kết O-H ở ancol phân cực hơn liên kết O-H ở phenol; (5) Phenol không tạo được liên kết H với H2O nên ít tan trong nước. Số phát biểu đúng là : A 1. B 2. C 4. D 3. Câu 40: Có năm dung dịch muối : FeSO4, CuSO4, AgNO3, ZnSO4, Pb(CH3COO)2. Nếu nhỏ dung dịch H2S vào các dung dịch trên thì số trường hợp tạo ra kết tủa là : A 3. B 2. C 4. D 1. Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam chất A (có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất) thu được 2,65 gam Na2CO3, 2,25 gam H2O và 12,1 gam CO2. Sục khí CO2 vào dung dịch của chất A thu được chất hữu cơ B là dẫn xuất của benzen. Để trung hòa a gam hỗn hợp gồm B và một đồng đẳng kế 6a tiếp (C) của B cần dùng 200 gam dung dịch NaOH % . Tỉ lệ số mol nB : n C trong hỗn hợp là 31 A 1 : 2. B 2 : 1. C 1 : 1. D 2 : 3. Câu 42: Khối lượng riêng của natri kim loại là 0,97g/cm3; khối lượng mol của Na là 22,99 gam. Giả thiết rằng, trong tinh thể natri các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử natri tính theo lí thuyết là A 0,196 nm. B 0,185 nm. C 0,191 nm. D 0,168 nm. Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợp chất hữu cơ A được tạo ra từ axit và ancol tương ứng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, đun 15 gam A với NaOH vừa đủ, cô cạn thì thu được 14,1 gam muối khan. Công thức cấu tạo của A là A HCOO-CH2-CH=CH-CH3. B CH3-COO-CH2-C2H3. C C2H3-COO-C2H5.D C2H5-COO- C2H3. Câu 44: Cho phản ứng : C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O. Nếu hệ số của các chất là các số nguyên tố giản thì tổng hệ số của các chất bằng : A 31 B 28 C 22 D 34 Câu 45: Hỗn hợp khí X gồm hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Nung nóng X với xúc tác để xảy ra phản ứng tách 1 phân tử H2 với hiệu suất chung bằng 75%, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 14,4. Công thức phân tử của ankan bé và %V của ankan lớn là A C3H8; 46%. B C2H6; 54%. C C3H8; 54%. D C2H6; 46%. Câu 46: Cho các phát biểu sau : 1) Trong ion NH4+, nitơ có cộng hóa trị bằng 3. 2) Không có ranh giới rõ rệt giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết ion. 3) Các chất có mạng tinh thể phân tử thường mềm, dễ nóng chảy và dễ bay hơi. 4) Trong mạng tinh thể ion, các cation và anion nằm xen kẽ nhau. 5) Trong nhóm A, tính kim loại tăng, tính bazơ của các hiđroxit giảm theo chiều tăng điện tích hạt nhân. Số phát biểu đúng là :
  5. A 1. B 2. C 3. D 4. Câu 47: Đun nóng 3,57 gam hỗn hợp A gồm propyl clorua và phenyl clorua. với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp A là A 2,57 gam. B 1,00 gam. C 2,00 gam. D 1,57 gam. Câu 48: Amino axit X chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được 8,88 gam muối Y. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dd HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thu được 10,04 gam hỗn hợp muối Z. Giá trị của m là A 7,18 gam. B 8,16 gam. C 7,12 gam. D 8,04 gam. Câu 49: Cho 6,5 gam bột Zn vào 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 a M và Pb(NO3)2 0,5M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 10,69 gam kết tủa. Xác định a ? A 0,30M. B 0,25M. C 0,35M. D 0,20M. Câu 50: Một loại nước cứng có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, Cl−, HCO3−; trong đó tổng nồng độ của Cl− và HCO3− là 0,016M. Hãy cho biết cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,2 M để biến 1 lít nước cứng đó thành nước mềm (coi như các chất kết tủa hoàn toàn). A 40 ml. B 80 ml. C 20 ml. D 60 ml. ===================================
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2