intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử ĐH môn Sinh học - THPT Nguyễn Huệ lần 2 năm 2011 đề 151

Chia sẻ: Lê Thị Giang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp bạn thêm phần tự tin trước kì thi tuyển sinh Đại học. Hãy tham khảo đề thi thử ĐH môn Sinh học - THPT Nguyễn Huệ lần 2 năm 2011 đề 151 để đạt được điểm cao hơn nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử ĐH môn Sinh học - THPT Nguyễn Huệ lần 2 năm 2011 đề 151

  1. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh- Trường THPT Nguyễn Huệ- GV Trần Văn Nam TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2- NĂM 2011 Môn: SINH HỌC; Khối B ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 05 trang) Mã đề thi 151 Họ, tên thí sinh: ....................................................................... Số báo danh: ............................................................................ Câu 1: Cho các dữ kiện sau: Nt: số lượng cá thể ở thời điểm t; N0: số lượng cá thể ở thời điểm t0.B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư.Công thức để tính sự biến động kích thước của quần thể? A. Nt = N0 + B - D + I – E B. Nt = N0 - B - D + I + E C. Nt = N0 - B + D + I – E D. Nt = N0 + B + D - I – E Câu 2: Trên một đoạn ADN có 9 đơn vị tái bản đang hoạt động, trên mỗi đơn vị tái bản đều có 10 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi đã và đang hình thành là: A. 92 B. 108 C. 90 D. 99. Câu 3: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ A. làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt. C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. Câu 4: Dựa vào kích thước cơ thể, hãy cho biết quần thể nào sau đây có số lượng cá thể ít nhất? A. Quần thể mối. B. Quần thể thỏ. C. Quần thể ngựa vằn. D. Quần thể voi. Câu 5: Cho các cơ thể có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen( mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng) lai với nhau tạo ra 4 loại kiểu hình, trong đó loại kiểu hình lặn về 2 tính trạng chiếm 0,09. Phép lai nào sau đây không giải thích đúng kết quả trên? AB A. P đều có kiểu gen với f = 40% xảy ra cả 2 bên. ab Ab B. P đều có kiểu gen , xảy ra hoán vị gen ở 1 bên.với f = 36% aB Ab AB C. Bố có kiểu gen với f = 36%, mẹ có kiểu gen không xẩy ra hoán vị gen aB ab AB Ab D. Bố có kiểu gen với f = 28%, mẹ có kiểu gen với f = 50% ab aB Câu 6: Một loài hoa: gen A: thân cao, a: thân thấp, B: hoa kép, b: hoa đơn, D: hoa đỏ, d: hoa trắng. Trong di truyền không xảy ra hoán vị gen. Xét phép lai P(Aa,Bb,Dd) × (aa,bb,dd) nếu Fb xuất hiện tỉ lệ 1 thân cao, hoa kép, trắng: 1 thân cao, hoa đơn, đỏ: 1 thân thấp, hoa kép, trắng: 1 thân thấp, hoa đơn, đỏ kiểu gen của bố mẹ là: AD ad Ad ad Bd bd BD bd A. Bb  bb . B. Bb  bb . C. Aa  aa . D. Aa  aa . ad ad aD ad bD bd bd bd Câu 7: Trong một gia đình, bố và mẹ biểu hiện kiểu hình bình thường về cả hai tính trạng, đã sinh 1 con trai bị mù màu và teo cơ. Các con gái biểu hiện bình thường cả hai tính trạng. Biết rằng gen m gây mù màu, gen d gây teo cơ. Các gen trội tương phản qui định kiểu hình bình thường. Các gen này trên NST giới tính X. Kiểu gen của bố mẹ là: A. X D Y x X D X d . M M m B. X D Y x X D X D . M M m C. X d Y x X D X d . M m m D. X D Y x X D X d . m m m Câu 8: Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn A. 71,875%. B. 85,9375%. C. 28,125%. D. 43,75%. Câu 9: Ở một loài chim Yến, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép lai thu được kết quả như sau : Phép lai 1 : ♀lông xanh  ♂lông vàng -> F1 : 100% lông xanh. Phép lai 2 : ♀lông vàng  ♂lông vàng -> F1 : 100% lông vàng. Trang 1/5 - Mã đề thi 151
  2. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh- Trường THPT Nguyễn Huệ- GV Trần Văn Nam Phép lai 3 : ♀lông vàng  ♂lông xanh -> F1 : 50% ♂ vàng; 50% ♀xanh. Tính trạng màu sắc lông ở loài chim Yến trên di truyền theo quy luật A. Liên kết với giới tính. B. Tương tác gen. C. Phân li độc lập của Menđen. D. Di truyền qua tế bào chất. Câu 10. Ở một loài thực vật, hai cặp gen không alen phân li độc lập, tác động bổ trợ với nhau, người ta đem cây F1 lai với một cây khác thì F2 thu tỉ lệ 9 thân cao : 7 thân thấp. Để F2 thu tỉ lệ 3 thân cao : 1 thân thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gen là A. AaBb. B. AABb. C. aabb. D. aaBb. Câu 11: Khi dùng phép lai thuận nghịch thì kết quả nào sau đây không xảy ra? A. Nếu gen nằm trên NST thường, kết quả lai thuận, nghịch giống nhau. B. Nếu gen nằm trên NST giới tính, kết quả lai thuận, nghịch khác nhau, kèm theo hiện tượng kiểu hình biểu hiện ở con lai có phân biệt giữa ♂ và ♀. C. Nếu gen trong tế bào chất, lai thuận cho kết quả khác lai nghịch và con luôn mang kiểu hình giống mẹ. D. N D. Nếu gen trong tế bào chất, con lai tạo ra từ 2 phép lai thuận và nghịch luôn chứa các cặp alen tương phản về gen đang xét. Câu 12. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng A. Mức phản ứng do kiểu gen quy định B. Mức phản ứng không được di truyền C. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp D.Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng Câu 13: Các gen không alen với nhau có đặc tính là A. không cùng ở một nhiễm sắc thể. B. có locut khác nhau. C. không cùng cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. quy định hai tính trạng khác nhau. Câu 14: Cơ sở để xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật là mối quan hệ A. về nơi sống giữa các quần thể trong quần xã. B. về sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. C. về sự hỗ trợ các loài trong quần xã. D. dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Câu 15: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một cặp NST kép tương đồng là nguyên nhân dẫn đến: A. Hoán vị gen. B. Đột biến thể lệch bội. C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST. Câu 16: Đột biến mất đoạn khác với chuyển đoạn không tương hỗ ở chỗ: A. làm NST ngắn bớt đi vài gen. B. làm NST bị thiếu gen, đa số có hại cho cơ thể. C. đoạn bị đứt ra không gắn vào NST khác. D. đoạn bị đứt chỉ gồm một số cặp nuclêôtit. Câu 17: Những cây tứ bội có thể tạo thành bằng phương thức tứ bội hoá hợp tử lưỡng bội là: A. AAAA : AAAa : Aaaa. B. AAAA : Aaaa : aaaa. C. AAAa : Aaaa : aaaa. D. AAAA : AAaa : aaaa. Câu 18: Ở một cá thể động vật có sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng trong giảm phân của các tế bào sinh giao tử (2n), thì nó A. chỉ tạo ra các giao tử không có sức sống. B. không thể cho giao tử n + 1. C. có thể sinh ra con bình thường. D. sinh ra đời con mắc đột bíên dị bội. Câu 19: Điều nào không chính xác khi nói về biến dị tổ hợp? A. Không liên quan đến các hoạt động của nhiễm sắc thể. B. Xuất hiện riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định. C. Di truyền được, có lợi, có hại hoặc trung tính. D. Không liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của gen. Câu 20: Cho biết khối lượng của từng loại loại nuclêôtit của một cặp NST (đơn A T G X vị tính: 108 đvc) ghi trong bảng 1 ở bên: 1,5 1,5 1,3 1,3 Các NST (I; II; III; IV) trong bảng là kết quả của đột biến từ NST đã cho. Hãy xác định tổ hợp các đột biến nào phù hợp nhất với số liệu trong bảng dưới đây? Bảng 1 Trang 2/5 - Mã đề thi 151
  3. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh- Trường THPT Nguyễn Huệ- GV Trần Văn Nam A. I- lặp đoạn; II- Mất đoạn; Cặp khối lượng của từng loại loại III- Thể ba nhiễm; IV- Đảo đoạn NST nuclêôtit (x 108) B. I- Thể ba nhiễm; II- Mất đoạn; A T G X III- lặp đoạn; IV- Đảo đoạn I 1,6 1,6 1,5 1,5 C. I- lặp đoạn; II- Thể ba nhiễm; II 1,45 1,45 1,26 1,26 III- Mất đoạn; IV- Đảo đoạn D. I- Mất đoạn; II- Đảo đoạn; III 2,25 2,25 1,95 1,95 III- Thể ba nhiễm; IV- lặp đoạn. IV 1,5 1,5 1,3 1,3 Câu 21: Trong một thí nghiệm ở ruồi giấm, thế hệ I đều có cánh dài thuần chủng (VV), trong đó một con bị đột biến giao tử, xuất hiện gen lặn (v). Có thể thấy ruồi cánh ngắn xuất hiện sớm nhất ở: A. Thế hệ II. B. Thế hệ III. C. Thế hệ IV. D. Không thể dự doán được. Câu 22: Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào ? A. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A. B. Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A. C. Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB. D. Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu B. Câu 23: Ở người Cơ thể bình thường có gen tiền ung thư nhưng gen này không phiên mã nên cơ thể không bị bệnh ung thư. Khi gen tiền ung thư bị đột biến thành gen ung thư thì cơ thể sẽ bị bệnh. Gen tiền ung thư bị đột biến ở vùng nào sau đây của gen. A. Vùng mã hóa. B. Vùng điều hòa. C. Vùng kết thúc. D. Vùng bất kì ở trên gen. Câu 24: Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong qua niệm hiện đại? A. Thường biến. B. Di truyền. C. Đột biến. D. Biến dị. Câu 25: Để xác định một đột biến giao tử nào đó là đột biến trội hay đột biến lặn thì người ta thường căn cứ vào: A. Đối tượng xuất hiện đột biến, cơ quan xuất hiện đột biến. B. Mức độ sống sót của cơ thể mang đột biến. C. Kiểu hình của cơ thể biểu hiện theo hướng có lợi hay có hại. D. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo. Câu 26: Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là: A. 2 tế bào. B. 1 tế bào. C. 4 tế bào. D. 8 tế bào Câu 27: Lai 2 thứ cà chua tứ bội: AAAa (quả đỏ) x Aaaa (quả đỏ), tỉ lệ của kiểu gen AAaa ở F1 là: A.36% B. 25%. C. 50%.. D. 12,5%. Câu 28: Trong các trường hợp đột biến gen dưới đây, trường hợp nào có thể gây biến đổi nhiều nhất trong prôtêin tương ứng? A. Mất 1 cặp nuclêôtit ở đoạn giữa của gen. B. Mất 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5 ’ của mạch khuôn. C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 3’ của mạch khuôn. D. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở gần đầu 5’ của mạch khuôn. Câu 29: Ở cà chua lai P thuần chủng khác nhau về kiểu gen được F1 đồng loạt cây quả ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 1310 cây quả ngọt, 303 cây quả chua. . Cho F1 lai với cơ thể co kiểu gen đồng hợp về các gen lặn, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau là A. 3: 1 B. 1 : 1 C. 1: 2 : 1 D. 1 : 1: 1 : 1 E Câu 30: Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddX Y tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng, cặp NST giới tính không xẩy ra hoán vị gen . Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là A. 4. B. 6. C. 8. D. 16. Trang 3/5 - Mã đề thi 151
  4. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh- Trường THPT Nguyễn Huệ- GV Trần Văn Nam Câu 31: Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen Bv , khi theo dõi 2000 tế bào sinh trứng trong điều kiện thí bV nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là: A. 18 cM. B. 9 cM. C. 36 cM. D. 3,6 cM. Câu 32: Trong một số quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền dưới đây, xét một locut có hai alen (A và a), quần thể nào có tần số kiểu gen dị hợp tử là cao nhất? A. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,09 B. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,0625 C. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,25 D. Quần thể có tỉ lệ kiểu hình lặn chiếm 0,64 Câu 33: Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locút gồm ba alen: C (cánh đen) > c1 (cánh xám) > c2 (cánh trắng). Trong một đợt điều tra một quần thể bướm lớn, người ta thu được tần số các alen như sau: C= 0,5; c1 = 0,4, và c2 = 0,1. Nếu quần thể bướm này tiếp tục giao phối ngẫu nhiên, tần số các cá thể bướm có kiểu hình cánh đen, cánh xám và cánh trắng ở thế hệ sau sẽ là: Cánh đen Cánh xám Cánh trắng A) 0.75 0.24 0.01 B) 0.75 0.15 0.1 C) 0.24 0.75 0.01 D) 0.25 0.16 0.01 Câu 34: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45AA:0,30Aa:0,25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 là: A. 0,360AA : 0,480Aa : 0,160aa. B. 0,525AA : 0,150Aa : 0,325aa. C. 0,700AA : 0,200Aa : 0,100aa. D. 0,360AA : 0,240Aa : 0,400aa. Câu 35: Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Cho 3 cây quả đỏ tự thụ phấn, trong đó chỉ có 1 cây dị hợp. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 5 đỏ : 1 vàng. B. 9 đỏ : 7 vàng. C. 3 đỏ : 1 vàng. D. 11 đỏ : 1 vàng. Câu 36: Tiến hành lai giữa hai tế bào sinh dưỡng của cơ thể có kiểu gen AAbbDd với cơ thể có kiểu gen MMnn thì tế bào lai sẽ có kiểu gen là A. AbDMN. B. AAbbDdMN. C. AAbbDdMMnn. D. AAbbDd Câu 37: Plasmit của vi khuẩn có đặc điểm: A. Là một phần của vùng nhân, tự nhân đôi cùng với ADN của nhiễm sắc thể. B. Là phân tử ADN mạch đơn, dạng vòng kín. C. Là một ADN dạng vòng, mạch kép. D. Là phân tử ADN có khả năng tự xâm nhập vào tế bào nhận. Câu 38: Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do: A. Xạ khuẩn khó tìm thấy. B. Xạ khuẩn sinh sản chậm. C. Xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm. D. Xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng. Câu 39: Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích: A. Phát hiện các đặc điểm được hình thành do có hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. B. Nhằm xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính, xác định giá trị của giống bố, mẹ. C. Nhằm đánh giá vai trò của tế bào chất đối với kiểu hình con lai, tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. D. Để tránh hiện tượng thoái hoá có thể xẩy ra. Câu 40: Các bệnh do đột biến phân tử ở người: A. Hội chứng Claiphentơ, hội chứng Tơc-nơ. B. Bệnh niệu Phêninkêtô niệu, hồng cầu liềm, bạch tạng. C. Tật ngắn xương tay chân, bệnh bạch cầu ác tính. D. Bệnh mù màu lục - đỏ, tật dính ngón, ung thư máu. Câu 41: Ý nghĩa của thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính là Trang 4/5 - Mã đề thi 151
  5. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh- Trường THPT Nguyễn Huệ- GV Trần Văn Nam A. Củng cố học thuyết tiến hoá của Đacuyn về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi hình thành loài mới. B. Không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại. C. Giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. D. Bác bỏ thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại. Câu 42: Câu nói nào sau đây là chính xác nhất? A. Quá trình hình thành đặc điếm mới thích nghi tất yếu dẫn đến hình thành loài mới. B. Sự thay đổi điều kiện sinh thái là nguyên nhân trực tiếp của sự hình thành loài mới. C. Đặc điếm mới thích nghi là kết quả của các đột biến vô hướng đã qua chọn lọc. D. Quá trình hình thành đặc điếm mới thích nghi là sơ sở dẫn đến hình thành loài mới. Câu 43: Trong nghiên cứu tiến hóa ở các chủng tộc người và ở các loài linh trưởng, hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có ưu thế, bởi vì A. tần số đột biến ít hơn nhiều so với các vùng trên nhiễm sắc thể thường. B. sự thay đổi chủ yếu do đột biến trội, nên có thể dễ dàng biểu hiện trong quá trình tiến hóa. C. ở các loài linh trưởng có chế độ phụ hệ trong quan hệ xã hội. D. được di truyền tương ứng theo dòng mẹ và bố, nên dễ xây dựng sơ đồ phả hệ và cây phát sinh chủng loại. Câu 44: Đặc điểm nào không phái là của người Nêanđectan? A. biết dùng lửa thông thạo, săn bắt được cả những động vật lớn. B. Công cụ khá phong phú, chủ yếu được chế tạo từ mảnh đá silic. C. trao đổi ý kiến chủ yếu vẫn bằng điệu bộ, chứng tỏ chưa có lồi cằm. D. có lồi cằm chứng tỏ đã có tiéng nói, bước đầu đã có đời sống văn hoá. Câu 45: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 1 - Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. 2 - Áp lực chọn lọc tự nhiên. 3 - Hệ gen đơn bội hay lưỡng bội. 4 - Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít. 5 - Thời gian thế hệ ngắn hay dài. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 5. D. 2, 3, 4, 5. Câu 46: Khái niệm “biến dị cá thể” của Đacuyn tương ứng với những loại biến dị nào trong quan niệm hiện đại? A. Biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến NST B. Biến đổi, đột biến gen, đột biến NST C. Biến dị thường biến, đột biến gen, đột biến NST D. Biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến NST, thường biến Câu 47: Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác? A. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT. B. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc. C. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd. D. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên. Câu 48: Điều nào không đúng khi giải thích sự song song tồn tại của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao? A. áp lực của chọn lọc tự nhiên có thể thay đổi theo hoàn cảnh cụ thể trong từng thời kỳ đối với từng nhánh phát sinh trong cây tiến hóa. B. tổ chức cơ thể có thể giữ nguyên trình độ nguyên thủy hoặc đơn giản hóa, nếu thích nghi với hoàn cảnh sống thì tồn tại và phát triển. C. Trong điều kiện môi trường ổn định thì nhịp độ tiến hóa đồng đều giữa các nhóm. D. tần số phát sinh đột biến có thể khác nhau tùy từng gen, từng kiểu gen. Trang 5/5 - Mã đề thi 151
  6. Sở GD&ĐT Hà Tĩnh- Trường THPT Nguyễn Huệ- GV Trần Văn Nam Câu 49: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng A. tần số alen A và alen a đều giảm đi. B. tần số alen A và alen a đều không thay đổi. C. tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên. D. tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi. Câu 50: Các nhân tố tiến hoá không làm phong phú vốn gen của quần thể là A. Giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến, biến động di truyền, di nhập gen. C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến, di nhập gen. ---------- HẾT ---------- Trang 6/5 - Mã đề thi 151
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2