intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề thi thử môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Kim Sơn B

  1. TRƯỜNG THPT KIM SƠN B ĐỀ THI THỬ LẦN 1 NĂM HỌC 2022-2023 .THÁNG 11/20222 MÔN ĐỊA LÍ; KHỐI 10 (Đề kiểm tra có 04 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:………………………………..Lớp:…. Mã đề thi Số báo danh: …………………………………………….. 605 Câu 41. Giới hạn của vỏ Trái Đất là A. từ vỏ ngoài của Trái Đất đến Man ti dưới. B. từ vỏ ngoài của Trái Đất đến Man ti trên. C. từ lớp ô-dôn xuống đến đáy đại dương. D. từ vỏ ngoài của Trái Đất xuống tới bề mặt Mô-hô. Câu 42. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình A. vận chuyển. B. phong hoá. C. bồi tụ. D. bóc mòn. Câu 43. Phát biểu nào sau đây không đúng với sự thay đổi của khí áp? A. Nhiệt độ lên cao, khí áp giảm. B. Có nhiều hơi nước, khí áp giảm. C. Độ cao càng tăng, khí áp giảm. D. Độ hanh khô tăng, khí áp giảm. Câu 44. Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là gì? A. Vận động theo phương thẳng đứng. B. Vận động tạo núi. C. Vận động kiến tạo. D. Vận động theo phương nằm ngang. Câu 45. Nếu múi giờ số 12 đang là 2 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu ? A. 7 giờ ngày 14 - 2. B. 21 giờ ngày 15 – 2. C. 7 giờ ngày 15 - 2. D. 21 giờ ngày 14 -2. Câu 46. Các tầng đá theo thứ tự từ trên xuống dưới của lớp vỏ lục địa là A. trầm tích, granit, badan. B. trầm tích, badan, granit. C. granit, badan, trầm tích. D. badan, trầm tích, granit. Câu 47. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa? A. Thường xảy ra ở phía đông đới nóng. B. Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền. C. Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra. D. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương. Câu 48. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng? A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn. B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi. C. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. D. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống. Câu 49. Nội lực là A. lực diễn ra trên bề mặt đất Trái Đất mà nguyên nhân sinh ra chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. B. lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. C. lực diễn ra trên bề mặt đất Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất. D. lực sinh ra bên trong lòng đất mà nguyên nhân chủ yếu sinh ra là do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời. Câu 50. Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA Địa điểm Vĩ độ Nhiệt độ TB năm (0C) o ’ Lạng Sơn 21 51 B 21,2 Hà Nội 21o01’B 23,5 o ’ Đà Nẵng 16 02 B 25,7 Quy Nhơn 13o46’B 26,8 Mã đề 605 Trang 1/4
  2. TP Hồ Chí Minh 10o46’B 27,1 Nhận xét nào dưới đây không đúng về bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Bảng số liệu thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ. D. Nhiệt độ trung bình năm nước ta tăng dần từ Nam ra Bắc. Câu 51. Nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo là do A. Bề mặt trái đất ở vĩ độ 20o trơ trụi và ít đại dương hơn bề mặt trái đất ở xích đạo. B. Góc chiếu của tia bức xạ mặt trời ở vĩ độ 20o lớn hơn ở xích đạo. C. Tầng khí quyển ở vĩ độ 20o mỏng hơn tầng khí quyển ở xích đạo. D. Không khí ở vĩ độ 20o trong hơn không khí ở xích đạo. Câu 52. Phát biểu nào sau đây không đúng với các mảng kiến tạo? A. Mỗi mảng đều trôi nổi tự do và di chuyển độc lập, tốc độ rất lớn trong năm. B. Khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời, xô vào nhau, hoặc trượt qua nhau C. Các mảng nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp Man-ti. D. Phần nổi trên mực nước biển là lục địa, phần bị nước bao phủ là đại dương. Câu 53. Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là A. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6. B. 21 – 3 ; 22 – 6 ;23 – 9 ; 22 – 12 . C. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3. D. 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 . Câu 54. Ở nước ta không có loại gió nào? A. Tây ôn đới. B. Gió mậu dịch. C. Gió đất, gió biển. D. Gió fơn. Câu 55. Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do A. trục Trái Đất nghiêng. B. Trái Đất có dạng hình khối cầu C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục. Câu 56. Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là? A. Làm xuất hiện các dãy núi. B. Sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái. C. Hình thành núi lửa động đất. D. Tạo ra các hẻm vực, thung lũng. Câu 57. Cho biểu đồ về cao su của nước ta giai đoạn 2010 - 2020: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng cao su. B. Quy mô diện tích và sản lượng cao su. C. Cơ cấu diện tích và sản lượng cao su. D. Chuyển dịch cơ cấu diện tích và sản lượng cao su. Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất? A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. B. Mưa nhiều ở vùng vĩ độ trung bình. C. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực. D. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến. Câu 59. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? A. Chỉ có Xích đạo tồn tại sự sống. B. Trên Trái Đất không có sự sống. Mã đề 605 Trang 2/4
  3. C. Tùy thuộc vào từng địa điểm. D. Trên Trái Đất vẫn có sự sống. Câu 60. Lớp vỏ đại dương khác với lớp vỏ lục địa ở chỗ A. có một ít tầng trầm tích. B. không có tầng đá granit. C. tầng granit rất mỏng. D. không có tầng đá trầm tích. Câu 61. Những địa điểm nào sau đây thường có mưa ít? A. Sườn núi khuất gió, nơi có dòng biển lạnh. B. Nơi có dải hội tụ nhiệt đới, khu vực áp cao. C. Miền có gió mùa, nơi có gió luôn thổi đến. D. Khu vực khí áp thấp, nơi có frông hoạt động. Câu 62. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về qui mô và số lượng các hiện tượng cùng loại thường được biểu hiện bằng A. sự khác nhau về màu sắc và hình dạng. B. sự khác nhau về hình dạng kí hiệu. C. sự khác nhau về màu sắc kí hiệu D. sự khác nhau về kích thước độ lớn kí hiệu. Câu 63. Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác? A. Ngoại lực có tác dụng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên. B. Xu hướng tác động của ngoại lực là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi theo chiều hướng tăng độ cao. C. Ngoại lực cũng có tác dụng tạo ra những dạng địa hình mới D. Ngoại lực cùng với nội lực thường xuyên tác động đến địa hình bề Mặt Trái Đất nhưng mức độ biểu hiện của mỗi loại khác nhau ở những nơi khác nhau. Câu 64. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa vì A. bề mặt các lục địa ngồi lên nhận được nhiều nhiệt hơn đại dương. B. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương. C. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa. D. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước. Câu 65. Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện A. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế. B. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến. C. bảng chú giải của một bản đồ. D. các đối tượng địa lí trên bản đồ. Câu 66. Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt trái đất biến thiên theo chiều hướng A. tăng dần từ xích đạo lên cực. B. giảm dần từ xích đạo lên cực. C. tăng dần từ xích đạo đến chí tuyến, sau đó giảm dần từ chí tuyến lên cực. D. giảm dần từ xích đạo đến chí tuyến sau đó tăng dần từ chí tuyến lên cực. Câu 67. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của A. các phản ứng hoá học khác nhau. B. sự dịch chuyển các dòng vật chất. C. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. D. sự phân huỷ các chất phóng xạ. Câu 68. Một đỉnh núi cao 1500m, biết ở chân núi có nhiệt độ là 300C. Nhiệt độ trên đinh núi là A. 270C. B. 210C. C. 230C. D. 250C. Câu 69. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên? A. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy. B. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. C. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống. D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 70. Loại gió nào sau đây có tính chất khô? A. Gió Tây ôn đới. B. Gió mùa. C. Gió đất, biển. D. Gió Mậu dịch. Câu 71. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 Năm 2010 2014 2015 2019 Diện tích (Nghìn ha) 129,9 132,6 133,6 123,1 Sản lượng (Nghìn tấn) 834,6 981,9 1012,9 1021,2 (Nguồn: Niên giám thống kê 2019. NXB Thống kê 2020) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất chè của nước ta giai đoạn 2010 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? Mã đề 605 Trang 3/4
  4. A. Miền. B. Cột. C. Đường. D. Kết hợp. Câu 72. Thạch quyển gồm A. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất. B. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. C. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích. D. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti. Câu 73. Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng A. Đông Nam. B. Tây Nam. C. Đông Bắc. D. Tây Bắc. Câu 74. Cho biểu đồ về dân số nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2010 - 2019: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Thay đổi quy mô dân số nông thôn và thành thị. B. Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. C. Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn và thành thị. D. Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. Câu 75. Để thể hiện các điểm dân cư, các mỏ khoáng sản, các trung tâm công nghiệp,… người ta dùng phương pháp nào? A. Phương pháp kí hiệu. B. Phương pháp bản đồ - biểu đồ. C. Phương pháp chấm điểm. D. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động. Câu 76. Nguyên nhân sinh ra gió là do A. sự chênh lệch về nhiệt độ. B. sự chênh lệch về hướng . C. sự chênh lệch về khí áp. D. sự chênh lệch về độ cao. Câu 77. Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm A. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau. B. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn những người ở phía Đông. C. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau. D. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau. Câu 78. Nhận định nào sau đây không đúng với GPS và bản đồ số? A. Được sử dụng phổ biến trong đời sống. B. Quản lí sự di chuyển của đối tượng địa lí. C. Xác định vị trí của đối tượng địa lí bất kì. D. Chỉ được sử dụng trong ngành quân sự. Câu 79. Phát biểu nào sau đây không đúng với các vành đai khí áp trên Trái Đất? A. Các đai áp cao và áp thấp đối xứng qua xích đạo. B. Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ nhau. C. Các đai khí áp được hình thành chỉ do nhiệt lực. D. Các đai khí áp bị chia cắt thành khu khí áp riêng. Câu 80. Sự hình thành các dãy núi cao như Hymalaya, Andes là kết quả của hiện tượng nào? A. Đứt gãy của mảng lục địa và đại dương. B. Trượt lên nhau của các mảng. C. Xô vào nhau của hai mảng lục địa. D. Tách rời nhau của hai mảng lục địa. ------ HẾT ------ Mã đề 605 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2