intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Hóa học

Chia sẻ: Lê Minh Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

103
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo "Đề thi thử quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Hóa học" dưới đây, nội dung đề thi giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử quốc gia lần 5 năm 2016 môn: Hóa học

  1. NGUYỄN ANH PHONG ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA LẦN 5 – NĂM 2016 www.facebook.com/groups/thithuhoahocquocgia MÔN : HÓA HỌC Ngày thi : 01/01/2016 ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (theo đvC): H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Họ và tên thí sinh: …………………………… Câu 1: Khí Cl2 có màu A. Vàng lục B. Lục nhạt C. Đen tím D. Đỏ nâu Câu 2: Phenol không phản ứng với chất nào sau đây? A. NaOH. B. Br2. C. NaHCO3. D. Na. Câu 3: Thành phần hoá học chính của quặng boxit là A. FeCO3. B. Al2O3.2H2O. C. Fe3O4.nH2O. D. AlF3.3NaF. Câu 4: Axit fomic có công thức là: A. CH3COOH B. HCHO C. HCOOH D. HOOC Câu 5: Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl3. B. H2SO4 loãng, nguội. C. AgNO3. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 6: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2. B. (C2H5)2NH và C2H5CH(OH)CH3. C. (C2H5)2NH và C2H5CH2OH. D. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2. Câu 7: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. Li. B. K. C. Sr. D. Be. Câu 8: Cho anđehit acrylic (CH2=CH-CHO) phản ứng hoàn toàn với H2 (dư, xúc tác Ni, to) thu được A. CH3CH2CH2OH. B. CH3CH2CHO. C. CH3CH2COOH. D. CH2=CH-COOH. Câu 9: Cho 0,78 gam kim loại M hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 268,8 cm3 khí không màu (đktc). Kim loại M là A. Ca. B. Mg. C. Pb. D. Zn. Câu 10: Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là: A. (Y), (Z), (T), (X). B. (X), (Z), (T), (Y). C. (Y), (T), (Z), (X). D. (T), (Y), (Z), (X). Câu 11: Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ nitơ và hiđro bằng phương pháp tổng hợp theo phương trình hoá học sau: N2(k) + 3H2(k) ⇌ 2NH3(k) H
  2. A. Vàng B. vonfram C. Nhôm D. Thuỷ ngân Câu 14: Cho hỗn hợp X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 đi qua bột Ni, nung nóng. Dẫn sản phẩm từ từ qua dung dịch Br2 dư tháy có 0,02 mol hỗn hợp khí Y đi ra khỏi bình. Tỷ khối hơi của Y đối với H 2 bằng 4,5. Khối lượng bình brom tăng là A. 0,40g B. 0,58g C. 0,62g D. 0,76g Câu 15: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 16: Đun nóng 7,2 gam CH3COOH với 6,9 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4) thì thu được 7,04 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là: A. 66,67%. B. 50,0%. C. 53,33%. D. 60,0%. Câu 17: Cho 0,78 gam kim loại M hoá trị II phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 268,8 cm3 khí không màu (đktc). Kim loại M là A. Ca. B. Mg. C. Pb. D. Zn. Câu 18: Dẫn lượng khí CO dư đi qua ống sứ đựng m gam oxit sắt từ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 5,88 gam sắt. Giá trị của m là A. 12,18. B. 8,40. C. 7,31. D. 8,12. Câu 19: Công thức phân tử của triolein là A. C54H104O6. B. C57H104O6. C. C57H110O6. D. C54H110O6. Câu 20: Trong chất nào sau đây nitơ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ? A. NH4Cl. B. HNO3. C. NH3. D. NO2. Câu 21: Cho 24,4g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối clorua. Giá trị của m là A. 2,66g B. 22,6g C. 26,6g D. 6,26g Câu 22: Nguyên tử nhôm (Al) có 13 hạt proton và 14 hạt nơtron. Số khối của Al là A. 13 B. 27 C. 14 D. 1 Câu 23: Limonel là chất hữu cơ có mùi thơm dịu được tách từ tinh dầu chanh và có công thức cấu tạo như sau: Phân tử khối của limonel là A. 136. B. 142. C. 140. D. 138. Câu 24: Phương trình điện li viết đúng là A. NaCl Na2+ + Cl2- B. Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH- C. C2H5OH C2H5+ + OH- D. Cả A,B,C Câu 25: Những chai, lọ bằng thủy tinh không được đựng trong dung dịch axit nào sau đây? A. HI. B. HBr. C. HF. D. HCl. Câu 26: Chất nào sau đây là thành phần chính trong phân bón supephotphat kép? A. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. B. Ca3(PO4)2. C. Ca(H2PO4)2. D. CaHPO4. Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 25,4 gam muối khan. Giá trị của m là A. 6,5. B. 5,6. C. 16,8. D. 11,2. Ra đề: Nguyễn Anh Phong – N.A.P 2
  3. Câu 28: Cho 5,376 lít khí Cl2 (đktc) tác dụng hết với 44,8 gam Fe (nung nóng) thu được hỗn hợp rắn chứa m gam muối clorua. Giá trị của m là: A. 30,48 B. 26,0 C. 61,84 D. 42,16 Câu 29: Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ: Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây? A. H2, CO2, C2H6, Cl2. B. N2O, CO, H2, H2S. C. NO2, Cl2, CO2, SO2. D. N2, CO2, SO2, NH3. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn các muối natrat sản phẩm luôn thu được chất rắn. (b) Có thể tồn tại dung dịch các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl. (c) SO3 chỉ có tính oxi hóa. (d) Các nguyên tố thuộc nhóm IA gọi là kim loại kiềm. (e) Tro thực vật chứa K2CO3 là một loại phân bón. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 31: Cho phương trình phản ứng sau: CH2=CH – CH = CH2 + KMnO4 + H2O → CH2(OH) – CH(OH) – CH(OH) – CH2(OH) + KOH + MnO2 Sau khi cân bằng với hệ số nguyên, nhỏ nhất thì tổng hệ số của các chất trong phương trình là: A. 32 B. 26 C. 24 D. 28 Câu 32: Cho các phát biểu sau: (1). Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozơ. (2). Anilin là một bazơ, dung dịch của nó làm giấy quì tím chuyển thành màu xanh. (3). Ở nhiệt độ thường, axit acrylic phản ứng được với dung dịch brom. (4). Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic. (5). Ở điều kiện thường, etilen phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 cho kết tủa màu vàng. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 33: Cho các phát biểu sau: (1). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa đen. (2). Tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C ) các ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc một, số C lớn hơn 1 đều có thể cho sản phẩm là anken. (3). Với các chất NaNO3, Al, Zn, Al2O3, ZnO có 4 chất tan hết trong dung dịch NaOH dư. (4). Trong công nghiệp người ta sản xuất H2S bằng cách cho S tác dụng với H2. Số phát biểu sai là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 34: Cho các thí nghiệm và nhận định sau: (1). Sục khí H2S vào Fe(NO3)3 có: S2 2Fe3 2Fe2 S (2). Cho NaOH vào dung dịch CH3COOH có: OH H H 2O Ra đề: Nguyễn Anh Phong – N.A.P 3
  4. (3). Cho Al vào dung dịch HNO3 (đặc, nguội) dư thấy Al tan hết. (4). Phần lớn photpho sản xuất ra được dùng để sản xuất axit photphoric. Số phát biểu (nhận định) đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35: Hỗn hợp X là hai amin no, đơn chức, mạch hở, hơn kém nhau 2 nguyên tử C trong phân tử. Cho 5,46 gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được 10,57 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng amin có khối lượng phân tử lớn trong X là: A. 56,78% B. 34,22% C. 43,22% D. 65,78% Câu 36: Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,1M và AlCl3 0,3M trong điều kiện có màng ngăn, điện cực trơ tới khi ở anot xuất hiện 2 khí thì ngừng điện phân. Sau điện phân, lọc lấy kết tủa rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 7,65. B. 5,10. C.15,30. D.10,20. Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và K2O trong nước dư thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí (đktc). Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào Y thấy lượng kết tủa biến thiên theo đồ thị (hình vẽ) . Giá trị của m là : (mol) A. 18,24 n B. 20,38 C. 17,94 0,15 D. 19,08 0,04 x 0,39 nHCl (mol) Câu 38: Cho m gam hỗn hợp (X) gồm các ancol no mạch hở đồng đẳng của nhau cháy hoàn toàn trong O2 thì thu được 0,5 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cũng m gam X tác dụng với Na dư thì thu được a gam muối. Giá trị của a có thể đạt được đến giá trị lớn nhât : A. 20,4. B. 23,4. C. 26,2. D. 22,6. Câu 39: Cho m gam Fe tác dụng hết với H2SO4 (đặc/nóng).Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 10 được m (gam) khí SO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thu được (m + 133,5 ) gam 7 kết tủa. Giá trị của m là : A. 56,0 B. 28,0 C. 22,4 C. 16,8 Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol andehit đơn chức, mạch hở X thu được 1 mol H2O và 3 mol CO2. Mặt khác, cho 7,56 gam X tác dụng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là: A. 25,92 B. 49,2 C. 43,8 D. 57,4 Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 25,6 gam một este thuần chức X, mạch hở thu được 49,28 gam CO2 và 17,28 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa KOH thì thu được 18,4 gam một ancol và m gam muối. Giá trị của m gần nhất với: A. 26 B. 29 C. 32 D. 34 Câu 42: Cho hỗn hợp X gồm C3H7COOH, C4H8(NH2)2, HO-CH2- CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X, sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo ra 30g kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được 8,4 gam chất rắn. Giá trị của m là Ra đề: Nguyễn Anh Phong – N.A.P 4
  5. A. 8,2 B. 5,4 C. 8,8 D. 13,2 Câu 43: Cho 5,52 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 1,92 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là: A. 9,16 B. 8,72. C. 10,14. D. 10,68 Câu 44: Hòa tan hoàn toàn 10,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Al2O3 và Al trong dung dịch chứa HNO3 (vừa đủ) thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 16,4. Cô cạn cận thận dung dịch Y thu được 49,86 gam muối khan. Cho NaOH dư vào Y thấy có 0,83 mol NaOH tham gia phản ứng. Phần trăm khối lượng của Oxi có trong X là: A. 39,60% B. 31,68% C. 28,51% D. 38,02% Câu 45: Hỗn hợp X gồm hai peptit (được tạo bởi Gly, Ala, Val), metylamin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X (trong đó số mol của metylamin và axit glutamic bằng nhau ) thu được 0,25 mol CO 2, 0,045mol N2 và 0,265 mol H2O. Giá trị của m gần nhất với : A. 7,42 B. 7,18. C. 7,38. D. 7,14 Câu 46: Hòa tan hoàn toàn 15,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO và Mg(NO3)3 bằng dung dịch hỗn hợp chứa 1,14 mol HCl và x mol NaNO3. Sau phản ứng thu được 0,04 mol N2 và dung dịch Y chỉ chứa 3 muối. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có a mol NaOH tham gia phản ứng. Biết trong X phần trăm khối lượng của MgO là 20,30457%. Giá trị của a là: A. 1,0 B. 1,05 C. 1,10 D. 0,98 Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH3OH, C2H5OH, CH3CHO và C2H5CHO cần dùng vừa đủ a mol O2, sinh ra b mol CO2. Nếu cho m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khi kết thúc các phản ứng thu được c mol Ag. Biểu thức liên hệ nào sau đây đúng: A. c = 2(2b – a) B. c = 4(a + 0,5b) C. c = 4(1,5b – a) D. Không biểu diễn được Câu 48: Hòa tan hoàn toàn 42,4 gam hỗn hợp gồm CuS, FeS2, Cu2S trong dung dịch HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được 75,264 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO2 và SO2 có tổng khối lượng là 158,88 gam. Dung dịch sau phản ứng chỉ chứa 86,56 gam các muối trung hòa. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là: A. 3,76 B. 3,24 C. 3,82 D. 3,42 Câu 49: X là hỗn hợp chứa một axit đơn chức, một ancol hai chức và một este hai chức (đều mạch hở). Người ta cho X qua dung dịch nước Br2 thì không thấy nước Br2 bị nhạt màu. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol X cần 10,752 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thấy khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của H2O là 10,84 gam. Mặt khác, 0,09 mol X tác dụng vừa hết với 0,1 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan và một ancol có 3 nguyên tử C trong phân tử. Giá trị của m là: A. 9,8 B. 8,6 C. 10,4 D. 12,6 Câu 50: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, FeS, FeS2, CuS và S trong dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 đặc, nóng (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch Y và có 4,48 lít khí (đktc) SO2 thoát ra. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được 30,7 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam X bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thấy thoát ra hỗn hợp chứa a mol NO2 và 0,02 mol SO2. Dung dịch sau phản ứng chứa 15,56 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là: A. 0,34 B. 0,36 C. 0,38 D. 0,32 ..............................Hết.............................. Ra đề: Nguyễn Anh Phong – N.A.P 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2