intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 3 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485

Chia sẻ: Thị Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

30
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu nhằm phục vụ cho các em học sinh đang ôn luyện kì thi THPT Quốc gia. Hi vọng với Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 3 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485 này các em sẽ ôn tập thật tốt và tự tin bước vào kì thi quan trọng sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2018 lần 3 - THPT Yên Lạc 2 - Mã đề 485

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI THỬ THPTQG LẦN 3 NĂM HỌC 2017 ­ 2018  TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ ­­­­­­­­­­­ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian  giao đề. Đề thi gồm 05 trang. ———————   Mã đề thi  485 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã đề thi: ............................. Câu 1: Thực hiện công cuộc cải cách ­ mở cửa nhằm biến Trung Quốc thành A. quốc gia phát triển mạnh. B. quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. C. quốc gia phát triển mạnh, dân chủ và văn minh. D. quốc gia giàu mạnh. Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 ? A. Pháp phải rút quân về nước. B. Là văn bản pháp lí ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. C. Đập tan kế hoạch quân sự Na va. D. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Câu 3: Góp phần mở  rộng không gian địa lí của hệ  thống xã hội chủ  nghĩa là thắng lợi của   phong trào cách mạng nhiều nước trên thế giới, ngoại trừ A. thắng lợi của cách mạng Cuba (1959). B. thắng lợi của nhân dân Nam Phi trong việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai. C. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949). D. thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945). Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là A. Hương Khê. B. Bãi Sậy. C. Yên Thế. D. Ba Đình. Câu 5: Nguyên nhân chủ quan nào làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại ? A. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp phong trào. B. Khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với thực  tiễn cách mạng nước ta. C. Phong trào công nhân phát triển mạnh, có ảnh hưởng lớn trong quần chúng nhân dân. D. Khởi nghĩa diễn ra trong tình thế bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Câu 6: Thành tựu nổi bật của Liên Xô trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật vào năm 1961 là A. phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh Trái Đất. D. đưa con người đặt chân lên mặt trăng. Câu 7:  Trong cuộc Chiến tranh thế  giới thứ  nhất, sự  kiện nào đánh dấu bước chuyển lớn  trong cục diện chính trị thế giới ? A. Ngày 28­6­1914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc­bi ám sát. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết. D. Ngày 11­11­1918, Đức kí văn kiện đầu hảng không điều kiện. Câu 8: Hội nghị Ianta (2 – 1945) quyết định hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước A. hòa bình, trung lập. B. độc lập.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 485
  2. C. trung lập. D. bị quân đồng minh chiếm đóng. Câu 9: Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6­1­1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách  mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây ? A. Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù. B. Phát huy sức mạnh, quyền làm chủ đất nước của nhân dân. C. Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh. D. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng. Câu 10: Trật tự thế giới mới đang dần hình thành sau Chiến tranh lạnh là A. trật tự “đơn cực” do Mĩ đứng đầu. B. trật tự “ba cực” do Mĩ, Nga và Trung Quốc đứng đầu mỗi bên. C. trật tự “đa cực” với nhiều trung tâm như Mĩ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc. D. trật tự “hai cực” do Mĩ và Nga đứng đầu mỗi bên. Câu 11: Đoạn trích “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo,   đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để  cứu Tổ  quốc” thể hiện nội dung nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta ? A. Toàn dân kháng chiến. B. Trường kì kháng chiến. C. Toàn diện kháng chiến. D. Tự lực cánh sinh kháng chiến. Câu 12: Cương lĩnh chính trị của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là A. đánh  đổ thực dân Pháp và bọn tay sai B. đánh  đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng. C. đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. D. đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Câu 13:  Quốc gia nào được coi là “lá cờ  đầu”   trong phong trào giải phóng dân tộc  ở  Mĩ   Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Mêhicô. B. Cuba. C. Braxin. D. Ha­i­ti. Câu 14: Điều khoản nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)   ? A. Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì. B. Bồi thường 20 triệu quan. C. Triều đình nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kì. D. Thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được  các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông. Câu 15:  Sau Hiệp định Giơnevơ  về  Đông Dương (1954), nhiệm vụ  chung của cách mạng  nước ta là A. chống Mĩ, cứu nước. B. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. C. đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. D. xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Câu 16: Ba trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. B. Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc. C. Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc. D. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. Câu 17: Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại Hội nghị Giơ­ne­vơ năm 1954 về vấn đề  Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp ? A. Chịu sự chống phá của các thế lực thù địch. B. Do quân viễn chinh Pháp chưa chịu thất bại hoàn toàn ở chiến trường Việt Nam. C. Xu thế đối đầu của các cường quốc trong trật tự 2 cực Ianta.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 485
  3. D. Do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp ­ Mĩ. Câu   18:  Tháng   4   –   1917,   Lê­nin   có   bản   báo   cáo   quan   trọng   trước   Trung   ương   Đảng  Bônsêvích, chỉ ra mục tiêu và đường lối của cách mạng là A. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. chuyển từ cách mạng tư sản dân chủ tư sản không triệt để sang cách mạng xã hội chủ  nghĩa. C. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. D. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 19: Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong   những năm 1919 ­ 1930 là A. khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. C. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên. D. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng  vô sản. Câu 20: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ  bộ (6­3­ 1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21­7­1954) là A. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. B. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. C. phân hóa cô lập cao độ kẻ thù. D. không vi phạm chủ quyền dân tộc. Câu 21: Cho các sự kiện sau: 1. Đại hội Quốc dân; 2. Hội nghị  toàn quốc của Đảng; 3. Hội   nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì; 4. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng.  Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian. A. 4, 3, 1, 2. B. 1, 3, 2, 4. C. 4, 3, 2, 1. D. 4, 2, 3, 1. Câu 22: Từ cuôc đâu tranh ngoai giao sau Cach mang thang Tam1945 co thê rut ra bai hoc kinh ̣ ́ ̣ ́ ̣ ́ ́ ́ ̉ ́ ̀ ̣   ̣ ̣ ̉ ̣ ̉ ̉ nghiêm gi cho cuôc đâu tranh bao vê chu quyên Tô quôc  hiên nay ? ̀ ́ ̀ ́ ̣ A. Luôn nhân nhượng vơi ke thu đ ́ ̉ ̀ ể có được môi trường hòa bình. B. Cương quyêt trong đâu tranh, c ́ ́ ứng rắn về sách lược. ̉ C. Luôn mêm deo, nhân nh ̀ ượng trong đâu tranh và trong sách l ́ ược. D. Mềm deo v ̉ ề sách lược, cương quyêt trong đâu tranh. ́ ́ Câu 23: Trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện   chiến lược phát triển kinh tế A. phát triển kinh tế làm trung tâm. B. hướng nội. C. hướng ngoại. D. lấy xây dựng chính trị làm trung tâm. Câu 24:  Kế  hoạch quân sự  nào của thực dân Pháp đã được Thủ  tướng Pháp Lanien khẳng   định là “chẳng những được Chính phủ  Pháp mà cả  những người bạn Mĩ cũng tán thành. Nó   cho phép hi vọng đủ mọi điều”. A. Kế hoạch Rơve. B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. C. Kế hoạch Nava. D. Kế hoạch Bôlae. Câu 25: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 ­ 1933), kinh tế Mĩ khủng hoảng   trầm trọng nhất ở lĩnh vực nào ? A. Tài chính – ngân hàng. B. Nông nghiệp. C. Công nghiệp. D. Thương nghiệp. Câu 26:  Các nước đế  quốc phát động Chiến tranh thế  giới thứ  hai nhằm giải quyết mâu  thuẫn về vấn đề A. khoa học kĩ thuật. B. vốn. C. thị trường, thuộc địa. D. tư tưởng.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 485
  4. Câu 27: Ý nào sau đây là đúng với nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của   Đảng ? A. Toàn dân, toàn diện,đánh nhanh thắng nhanh,tự lực cánh sinh. B. Tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, toàn dân, toàn diện, trường kì kháng  chiến. C. Hòa để tiến, toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 28: Từ  thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 19/12/1946 phản   ánh quy luật nào của lịch sử Việt Nam ? A. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc. B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm. C. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại. D. Dựng nước đi đôi với giữ nước. Câu 29: Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ? A. Vô sản. B. Trí thức. C. Tiểu Tư sản. D. Tư sản. Câu 30: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp   bản Hệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Nhân nhượng một bước để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp sau này. B. Sợ địch ngay từ đầu, không hiểu chỗ yếu để chiến thắng mà chỉ nhìn thấy ưu thế về kĩ  thuật và vũ khí. C. Triều đình Nguyễn bắt tay với Pháp để dồn lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của  nông dân ngoài Bắc. D. Triều đình Nguyễn mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa. Câu 31: Thái độ của các nước tư bản chủ nghĩa (Anh, Pháp) đối với chủ  nghĩa phát xít được   thể hiện như thế nào trong hội nghị Muy­ních(29­9­1938) ? A. Muốn ngăn chặn sự hoành hành của chủ nghĩa phát xít. B. Là sự thỏa hiệp cao nhất. C. Muốn đẩy phát xít về hướng đánh Liên Xô. D. Bán rẻ đồng minh của mình là Mĩ. Câu 32:  Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945  ở  Việt Nam thành công, những thế  lực  ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam ? A. Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, phát xít Nhật. B. Đế quốc Anh, thực dân Pháp và phát xít Nhật. C. Đế quốc Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc. D. Đế quốc Mĩ và đế quốc Anh, phát xít Nhật. Câu 33: Từ tháng 9/1939 đến trước tháng 6/1941, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cuộc chiến tranh phi nghĩa. B. cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. C. cuộc chiến tranh chính nghĩa. D. chiến tranh đế quốc. Câu 34:  Phong trào Đồng khởi (1959 – 196) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách   mạng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì A. chuyển cách mạng miền Nam  từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. B. buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược chiến tranh đặc biệt. C. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. D. nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ ­  Diệm. Câu 35: Hãy sắp xếp ba sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian: 1. Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 485
  5. 2. Báo Thanh niên ra số đầu tiên. 3. Tác phẩm “Đường cách mệnh” được xuất bản. A. 2, 3, 1. B. 1, 2, 3. C. 2, 1, 3. D. 3, 2, 1. Câu 36: Sự kiện đánh dấu mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung  Quốc sau Chiến tranh thế giới nhất là A. Phong trào Ngũ Tứ. B. Nội chiến Quốc – Cộng (1927 ­ 1937). C. Chiến tranh Bắc phạt (1926 ­ 1927). D. Duy Tân Mậu Tuất. Câu 37: “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây”  Hãy cho biết câu nói trên của ai ? A. Trương Định. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Quyền. Câu 38: Sự kiện nào xảy ra vào năm 1924 được coi như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân” ? A. Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Méc lanh. B. Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư”. C. Thành lập tổ chức Tâm Tâm xã. D. Việt kiều tại Pháp thành lập “Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương”. Câu 39: Sự kiện đánh dấu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp giành thắng lợi   hoàn toàn là A. chiến thắng Điện Biên Phủ 1954. B. thực dân Pháp rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. C. hiệp định Giơnevơ được kí kết năm 1954. D. thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược đông­xuân 1953 ­ 1954. Câu 40:  “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn!” Những câu thơ trên được nhà thơ Tố Hữu viết về chiến dịch nào ? A. Việt Bắc thu ­ đông năm 1947. B. Cuộc chiến đấu trong các đô thị cuối năm 1946 đầu năm 1947. C. Biên giới thu ­ đông năm 1950. D. Điện Biên Phủ năm 1954. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2