intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Tôn Đức Thắng

Chia sẻ: Trần Văn Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Tôn Đức Thắng nhằm giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức, đồng thời nó cũng giúp học sinh làm quen với cách ra đề và làm bài thi dạng trắc nghiệm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2020 - THPT Tôn Đức Thắng

  1. SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THAM KHẢO THPT QUỐC GIA NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ ĐỀ THI Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 04 trang) Câu 1: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đi đầu trong các ngành công nghiệp A. cơ khí và gang thép. B. hóa chất và dầu mỏ. C. vũ trụ và điện hạt nhân. D. vũ trụ và công nghiệp nặng. Câu 2: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 - 7 - 1954) là A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. B. không vi phạm chủ quyền dân tộc. C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. Câu 3: Liên xô và Mỹ đối đầu, rồi đi đến Chiến tranh lạnh vào thời điểm A. sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B. trong Chiến tranh thế giới thứ hai. C. trước Chiến tranh thế giới thứ hai. D. khi Chiến tranh thế giới thứ hai ác liệt. Câu 4: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một phong trào A. mang tính hình thức. B. chỉ có tính dân chủ. C. mang tính cải lương. D. có tính chất dân tộc. Câu 5: Để đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” sau Cách mạng tháng Tám (1945), đâu là nhiệm vụ đầu tiên Đảng ta thực hiện? A. Xây dựng chính quyền cách mạng. B. Giải quyết khó khăn về tài chính. C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt. D. Giải quyết ngoại xâm và nội phản. Câu 6: Sự vươn lên mạnh mẽ của Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế A. “5 trung tâm”. B. “đa cực”. C. “toàn cầu hóa”. D. “hợp tác quốc tế”. Câu 7: Hai xu hướng trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác nhau về A. mục đích. B. biện pháp. C. lãnh đạo. D. tư tưởng. Câu 8: Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 vì A. khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn. B. đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam. C. giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam. D. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã không còn phù hợp. Câu 9: Điểm chung của Định ước Henxinki (1975) và Hiệp ước Bali (1976) là A. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. B. tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật. C. xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. D. khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia. Câu 10: Đâu là điểm tương đồng về hình thức đấu tranh của cách mạng Cuba (1959) so với Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam? A. Đấu tranh ngoại giao. B. Đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh vũ trang. D. Khởi nghĩa từng phần. Câu 11: Trong thời kì 1954 - 1975, thắng lợi nào của quân dân ta ở miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ? A. Hiệp định Pari kí kết 1973. Trang 1/5
  2. B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Cuộc Tiến công chiến lược 1972. Câu 12: Sau Hiệp định Pari (1973), Mỹ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh đặc biệt”. C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Chiến tranh đơn phương”. Câu 13: Kẻ thù chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga là A. phong kiến Nga hoàng. B. liên quân các nước đế quốc. C. chính phủ tư sản lâm thời. D. giặc ngoại xâm, nội phản. Câu 14: Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy, cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) thực chất là A. hai thời kì của một nhiệm vụ chiến lược cách mạng. B. hai bước phát triển tất yếu của một tiến trình cách mạng. C. hai giai đoạn song song của một tiến trình cách mạng. D. hai đường lối chiến lược cách mạng giải phóng. Câu 15: Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn (1919 – 1929) đã làm cho giai cấp nào tăng nhanh về số lượng? A. Nông dân. B. Tư sản. C. Địa chủ. D. Công nhân. Câu 16: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra thắng lợi nhanh chóng trên cơ sở kết hợp điều kiện khách quan và chủ quan, trong đó điều kiện chủ quan giữ vai trò A. quyết định. B. quan trọng. C. nòng cốt. D. xung kích. Câu 17: Bên cạnh sự khác nhau về qui mô, cường độ, thời gian, không gian, diễn biến và các bước phát triển của chiến tranh, điểm khác nhau lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) với cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam là A. chỉ tiến hành một mục tiêu đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội. B. chỉ tiến hành bằng sức mạnh đấu tranh quân sự và ngoại giao. C. chỉ tiến hành một chiến lược cách mạng duy nhất. D. chỉ thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết nhất của giai cấp nông dân Việt Nam là gì? A. Dân chủ hòa bình. B. Độc lập dân tộc. C. Tự do dân sinh. D. Ruộng đất dân cày. Câu 19: Một trong những tờ báo tiếng Việt của tầng lớp tiểu tư sản tri thức Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là A. Tiếng dân. B. Chuông rè. C. An Nam trẻ. D. Người nhà quê. Câu 20: Thực tiễn xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) để lại cho Đảng ta bài học về A. đầu tư hạ tầng căn cứ cách mạng. B. xây dựng nền kinh tế thị trường. C. phát huy sức mạnh toàn dân. D. chăm lo các dân tộc thiểu số. Câu 21: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914), kinh tế Việt Nam có đặc điểm mới là nền kinh tế A. thuộc địa nửa phong kiến. B. phong kiến lạc hậu. C. phát canh thu tô. D. tư bản chủ nghĩa. Câu 22: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945), Đảng ta xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là A. bọn phản động. B. đế quốc Pháp. C. phát xít Nhật. D. thực dân, phong kiến. Câu 23: Đường lối đổi mới của Đảng ta là toàn diện, nhưng trọng tâm là đổi mới về Trang 2/5
  3. A. xã hội. B. văn hóa. C. kinh tế. D. chính trị Câu 24: Công cụ nào để duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Quốc tế cộng sản. B. Liên hợp quốc. C. Hội quốc liên. D. Tòa án quốc tế. Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc châu Phi nổ ra sớm nhất ở A. Tây Phi. B. Trung Phi. C. Nam Phi D. Bắc Phi. Câu 26: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) chủ trương thành lập Mặt trận A. Việt Nam độc lập đồng minh. B. Thống nhất dân chủ Đông Dương. C. Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Câu 27: Nội dung giống nhau giữa Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là A. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến. B. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt. C. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 60 ngày. D. các bên cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 28: Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Ý thức độc lập, sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. B. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây. C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. Câu 29: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn là A. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. B. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh. C. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. D. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Câu 30: Tổ chức ASEAN được thành lập với mục tiêu ban đầu là gì? A. Liên kết chính trị - quốc phòng. B. Phát triển kinh tế - văn hóa. C. Thống nhất thị trường, tiền tệ. D. Duy trì hoà bình, an ninh khu vực. Câu 31: Đặc điểm phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là A. do sĩ phu tiến bộ lãnh đạo. B. các phong trào đã liên kết chặt chẽ. C. diễn ra trên quy mô rộng lớn. D. kết hợp chống phong kiến đầu hàng. Câu 32: Trong quá trình triển khai Chiến lược toàn cầu, Mỹ đạt được một số kết quả ngoại trừ A. làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới. B. làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian này. C. lối kéo được nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mỹ. D. ngăn chặn, đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. Câu 33: Thắng lợi nào của quân và dân ta đã chuyển cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Trận “Điện Biên Phủ trên không”(1972). B. Cuộc tiến công chiến lược (1972). C. Phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960). D. Chiến thắng Vạn Tường (1965). Câu 34: Sự kiện nào là bước ngoặt trong phong trào cách mạng 1930 - 1931? A. Những cuộc biểu tình có vũ trang và khẩu hiệu chính trị. Trang 3/5
  4. B. Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao động 1 – 5 của công nhân. C. Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã tại Nghệ - Tĩnh. D. Xô viết thực hiện những chính sách tiến bộ tại Nghệ - Tĩnh. Câu 35: Đâu là nội dung khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt”? A. lực lượng cố vấn Mỹ giữ vai trò quan trọng. B. lực lượng quân đội Đồng minh giữ vai trò quan trọng. C. lực lượng quân đội Mỹ giữ vai trò quan trọng. D. lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng. Câu 36: Nội dung kế hoạch Nava (1953) không đề cập đến địa danh nào sau đây? A. Điện Biên Phủ. B. Bắc Bộ. C. Nam Đông Dương D. Trung Bộ. Câu 37: Sự kiện trọng đại nào đã mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930. B. Thắng lợi Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Thắng lợi chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954. D. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Câu 38: Với sự viện trợ của Mỹ đến năm 1950, nền kinh tế của các nước Tây Âu A. phát triển cân đối. B. phát triển nhanh chóng. C. cơ bản có sự tăng trưởng. D. cơ bản được phục hồi. Câu 39: Nửa sau những năm 20 của thế kỉ XX, tư sản Việt Nam đã thành lập một chính đảng là A. Đảng Lập hiến. B. Việt Nam nghĩa đoàn. C. Tân Việt cách mạng đảng. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 40: Tính chất của phong trào Cần vương là A. yêu nước trên lập trường phong kiến. B. yêu nước tự vệ của dân tộc Việt Nam. C. yêu nước mang tính chất dân chủ nhân dân. D. yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. ----------- HẾT ---------- Trang 4/5
  5. SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THAM KHẢO THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG NĂM 2020 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án C B A D A B B A C Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đáp án C B A C B D B C B Câu 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Đáp án A C A C C B D D D Câu 28 29 30 31 32 33 34 35 36 Đáp án A D B D D C B C A Câu 37 38 39 40 Đáp án D D A A Trang 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2