intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Thu Xà

Chia sẻ: Thị Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

22
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Thu Xà để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018 - THPT Thu Xà

  1. MA TRẬN ĐỀ THI TIẾP CẬN THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN                                             Năm học 2017­2018         Mức độ Vận dụng  Thông  Nhận biết Vận dụng  Cộng hiểu Vận dụng cao Chủ đề thấp Xác định  Hiểu được  PTBĐ,BPTT nội dung,  Đọc hiểu , ý nghĩa  Nêu tác  của câu  dụng trong VB 30% 20%)  (10%) Tỉ lệ: 30% 3,0  =2 điểm = 1điểm điểm Vấn đề cần  Giải thích  Bàn bạc  Rút ra bài học nghị luận được giá  các khía  Làm văn trị bản  cạnh của  (Nghị luận  thân, và  vấn đề. xã hội) các biểu  hiện    (7.5%) 20%     (2,5%)    (5%)      (5 %) Tỉ lệ : 20% = 0,75   2,0  = 0,25 điểm = 0,5điểm = 0,5 điểm điểm điểm Tác giả, tác  Giải thích  Vận dụng  Vận dụng kết  phẩm, vấn  từ ngữ,  những  hợp các thao tác  đề nghị luận xác định  kiến thức  nghị luận và  yếu tố  về tác  phương thức  Làm văn ngoại  phẩm phân  biểu đạt liên hệ  (Nghị luận cảnh, tâm  tích nhân  đối chiếu với  Văn học) lí nhân vật vật và lí  tác phẩm Chí  giải sự hồi  Phèo; sinh  Khái quát tư  củanhân  tưởng nhân đạo  vật của nhà văn.    (20%) 50%    (7.5%)   (10%)      (15%) Tỉ lệ: 50% = 1,75  5,0  =0,75điểm = 1,0điểm = 1,5 điểm điểm điểm Tỉ lệ: 100%    (30%)       (19.75%)    (20% ) 10  = 3,0 điểm (30.25%) =1.75điể = 2điểm điểm = 3,25  m
  2. điểm             SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI    KÌ THI TIẾP CẬN THPT QUỐC GIA NĂM 2018     TRƯỜNG THPT THU XÀ                      Bài thi : NGỮ VĂN                                               Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề    I.ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:    “Bạn có thể không tin nhưng tuổi trẻ mà không có trải nghiệm là tuổi trẻ vứt đi.   Giống như  một cuốn sách không có nội dung, một bài hát không có giai điệu, một   khu rừng không có chim thú, cỏ  cây…một đời người mà không có tuổi trẻ  cũng vô   nghĩa tương tự.(…)      Chúng ta thường hay tìm kiếm những thứ  bên ngoài để  chứng minh bản thân   mình: quần áo, điện thoại, hàng hiệu, xe cộ, nhà cửa, công việc, gia thế…Những   thứ này là minh chứng hoàn hảo nói về một con người  ở thì hiện tại nhưng tất cả   chúng lại là những thứ  có thể  mất đi(…)Và khi chúng mất hết rồi thì bạn là ai?   Dùng vật chất để  định nghĩa bản thân mình là điều ngốc nghếch mà tuổi trẻ  rất   thường hay mắc phải.   Vật chất nhiều đến mấy cũng có thể mất đi còn trải nghiệm của bạn thì sao? Hãy   yên tâm rằng chúng là của bạn, luôn là của bạn, mãi mãi là của bạn, chúng sẽ   không bao giờ  mất đi. Hãy dùng những trải nghiệm để  chứng tỏ  giá trị  bản thân,   bạn sẽ nhận ra mình đặc biệt và quý giá hơn mọi vật phẩm trang trí bên ngoài” ( Theo “Sống như  ngày mai sẽ chết”­ Phi Tuyết, NXB Thế giới, năm 2017,tr 143­ 145) Câu 1. (0,5 điểm)  Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2. ( 1.0 điểm)  Xác định biện pháp tu từ trong hai câu đầu và nêu tác dụng của  chúng? Câu 3. (0,5điểm)   Anh/chị  hiểu như  thế  nào về  “ trải nghiệm” ?, ý nghĩa của sự  trải nghiệm? Câu 4. (1.0điểm) Theo tác giả, tuổi trẻ thường hay chứng minh bản thân mình bằng   cách gì, vì sao tác giả nói “Dùng vật chất để định nghĩa bản thân mình là điều ngốc   nghếch”? II. Làm văn ( 7,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm)
  3.     Từ  nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)  trình bày suy nghĩ của anh/ chị về “giá trị bản thân”  Câu 2: ( 5,0 điểm) Anh/chị  hãy phân tích nhân vật Mị  trong tác phẩm “Vợ  chồng A Phủ” (Tô Hoài).  Qua sự hồi sinh của nhân vật Mị, hãy liên hệ với sự hồi sinh của nhân vật Chí Phèo   trong tác phẩm “Chí Phèo”( Nam Cao) để làm rõ tấm lòng nhân đạo của nhà văn.                                   ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT  ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­                                                                                                                                                           H ƯỚNG DẪN CH ẤM Phầ Câu                              Nội dung Điể n m I                                             Đọc hiểu 3 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5đ 2 ­ Biện pháp tu từ so sánh:tuổi trẻ không có trải nghiệm như “một  0,5đ cuốn sách…cỏ cây” ­ Tác dụng: Nhấn mạnh giá trị của trải nghiệm trong cuộc sống;  0,5đ Làm cho cách diễn đạt thêm sinh động, hấp dẫn tăng sức thuyết  phục. 3 ­Trải nghiệm: là quá trình tham gia, tìm hiểu, dấn thân thực hành các  0,25đ công việc khác nhau trong những vấn đề thuộc bất kì lĩnh vực nào  của cuộc sống. Ý n  ­ Ý nghĩa của sự trải nghiệm là mang đến cho chúng ta những bài  0,25đ học kin  kinh nghịệm cần thiết cho những hoạt động, việc làm, tạo tiền  đề cho nhữ  những  bước tiến tiếp theo.  4 ­Tuổi trẻ thường hay chứng minh bản thân mình bằng những thứ  0,5đ bên ngoài như: quần áo, điện thoại, hàng hiệu, xe cộ, nhà cửa,… ­“Dùng vật chất để định nghĩa bản thân mình là điều ngốc nghếch”  0,5đ vì vật chất là những thứ dễ dàng mất đi chỉ có những giá trị đích  thực của bản thân mới tồn tại lâu dài. II                                       Làm văn 1 Trình bày suy nghĩ  về “giá trị bản thân”  2.0đ a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25đ Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo kiểu diễn dịch, quy nạp, móc  xích, song hành hoặc tổng­ phân – hợp b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận  Giá trị bản thân của mỗi người 0,25đ c.Triển khai vấn đề  nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề  1.0đ
  4. nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ giá trị bản thân của mỗi  người. Có thể theo hướng sau: ­Giải thích Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người về tố  chất, trí tuệ, năng lực, kĩ năng… để đem đến thành công trong việc  học tập và làm việc của bạn. Từ đó, bạn có thể tỏa sáng và tạo lập  được nhiều thành tích trong học tập và sự nghiệp. ­ Bình luận  Sự hình thành giá trị bản thân + Có người may mắn có được tiền đề tố chất bẩm sinh mà cha mẹ  sinh thành, đó là năng khiếu hay thiên tài một lĩnh vực nào đó như:  hát hay, thông minh,…  Nhưng cần phải chăm chút bồi dưỡng và rèn  luyện để tố chất thiên bẩm ấy phát triển góp phần tạo nên giá trị  riêng. + Với nhiều người giá trị riêng của bản thân không dễ dàng có được,  nó phải trải qua một quá trình tích cực chủ động học tập, rèn luyện  cùng với sự kiên trì sáng tạo, hay nói ngắn gọn lại là phải trải  nghiệm qua cuộc sống thì mới có giá trị của bản thân.  + Để phát huy giá trị của bản thân cần phải hiểu mình, khám phá ra  sở trường năng lực riêng của bản thân, tin tưởng vào bản thân và đi  theo những giá trị chân chính. Ý nghĩa của giá trị bản thân + Khi ta biết được giá trị bản thân, chính là biết được điểm yếu,  điểm mạnh sở thích, sở trường và xu hướng năng lực… của bản  thân. Từ đó tạo được giá trị của riêng mình, dấu ấn của riêng mình  và thực sự biết mình là ai, đang đứng ở đâu, tâm thế như thế nào.  + Gíup ta có niềm tin trong cuộc sống, tự tin trong học tập hay chọn  công việc, tạo được hứng khởi, đó là cơ sở cho thành công.  Phê phán: + Những người sống thụ động theo giá trị của người khác, lăng kính  cá nhân bị che lấp, thiếu quan điểm, suy nghĩ của riêng mình. + Những người yếu đuối, lười biếng, tự ti không tin vào bản thân  mình; những người khẳng định giá trị bản thân bằng giá trị vật chất  bên ngoài.  Bài học  ­Nhận thức:  Hiểu giá trị bản thân mình, xác định nhu cầu, sở thích  của bản thân để tạo ra giá trị của riêng mình. ­ Hành động: Tích cực học tập và rèn luyện kiến thức để bước vào 
  5. cuộc sống; năng động sáng tạo, có ý tưởng và sẵn sàng trải nghiệm  0.25đ để phát huy giá trị riêng của bản thân mình. d.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25đ Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  cần nghị luận. 2 Phân tích sự hồi sinh ở nhân vật Mị vào đêm tình mùa xuân liên   5.0đ hệ  với sự  hồi sinh của nhân vật Chí Phèo để  làm rõ tư  tưởng  nhân đạo của nhà văn. a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. 0.25đ Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,  kết bài khái quát được vấn đề. b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích nhân vật Mị , liên hệ với sự  hồi sinh  của nhân vật Chí  Phèo để làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn. c.Triển khai vấn đề cần nghị luận * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật 0.5đ * Phân tích nhân vật Mị 2.0đ Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các  yêu cầu sau: Về nội dung: Phân tích  nhân vật Mị  ­Trước khi làm dâu nhà Pá Tra: Mị là cô gái trẻ, đẹp, hiếu tảo, chăm  chỉ lao động , ý thức về cuộc sống tự do, được nhiều người theo. ­Từ khi làm dâu nhà thống lí: Mị bị đày đọa, chà đạp từ thể xác đến  tinh thần. + Mị làm việc cả ngày lẫn đêm, hết việc này đến việc khác không  nghỉ ngơi, bị đánh, bị trói đứng + Chịu sự đè nén của cường quyền , thần quyền, chịu đựng cuộc  hôn nhân không tình yêu, hạnh phúc. + Mị vô cảm, mất hết ý thức về cuộc sống, xem mình là con trâu,  con ngựa của nhà thống lí. ­Mị nhiều lần phản kháng, sức sống tiềm tàng đã nhiều lần hồi sinh + Lần thứ nhất: Mị ý thức nỗi đau thân phận đã phản kháng bằng  cách trốn về nhà định ăn lá ngón tự vẫn nhưng vì thương bố Mị trở  lại kiếp sống trâu ngựa.  + Lần thứ hai: Trong đêm tình mùa xuân, Mị đã sống lại ý thức làm  người sau những tháng ngày câm lặng.  
  6. + Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị:   ∙ Không khí rộn ràng của ngày xuân: váy hoa, tiếng cười nói, tiết  trời…    ∙ Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của  Mị trỗi dậy. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo.  ∙ Tiếng sáo có một vai trò đặc biệt quan trọng đã lay tỉnh tâm hồn  Mị. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, là ngọn  gió thổi bùng lên khát vọng trong tâm hồn . Tiếng sáo “lấp ló”, “lửng  lơ” đầu núi, ngoài đường. Tiếng sáo đã thâm nhập vào thế giới nội  tâm của Mị và  trở thành lời mời gọi tha thiết để rồi tâm hồn Mị bay  theo tiếng sáo. + Sự hồi sinh của Mị  ∙ Dấu hiệu đầu tiên: Mị nhớ lại quá khứ, nhớ về hạnh phúc ngắn  ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại:“Mị  thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết  ngày trước”.  “ Mị muốn đi chơi”.  ∙ Phản ứng với cuộc sống: “nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn  cho chết ngay”. Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình.  ∙ Hành động: thắp sáng căn phòng , lấy vấy áo chuẩn bị đi chơi. Mị  đã thắp sáng cuộc đời tăm tối của mình ý thức mình là con người  phải được đi chơi như nhiều người khác. Mị quên sự có mặt của A  Sử, quên mình đang bị trói. + Lần thứ ba: Sau đêm bị A Sử trói đứng, Mị cam chịu, nhẫn nhục ,  tê liệt cảm xúc. Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ khi bị trói  thì tâm hồn Mị lại hồi sinh + Mị nhớ lại hoàn cảnh mình ngày trước, thương bản thân mình bị  đày đọa + Thương cho A Phủ và căm ghét cha con thống lí gây đau khổ cho  người lương thiện + Tình thương và khát khao tự do thôi thúc Mị hành động cắt dây cởi  trói cho A Phủ và chạy theo A Phủ. ­  Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát  vọng tự do mãnh liệt nhưng hiện thực phũ phàng khiến cho sức  sống ở Mị càng thêm phần dữ dội.  ­Về nghệ thuật + Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, trần thuật hấp dẫn,  Tô Hoài như nhập cả vào thế giới nội tâm của nhân vật mang đến  những thước phim quay chậm về sự hồi sinh của nhân vật. *Liên hệ với sự hồi sinh của nhân vật Chí Phèo 1.0đ
  7. ­ Sự hồi sinh của hai nhân vật đều có yếu tố tác động từ bên ngoài + Với Mị là khung cảnh ngày xuân, tiếng sáo gọi  bạn tình tha thiết,  men rượu nồng nàn, là giọt nước mắt của A Phủ +Sự hồi sinh của Chí Phèo là nhờ  bát cháo hành và sự chăm sóc ân  cần, tình yêu thương của thị Nở. ­ Sự hồi sinh trong tâm hồn của hai nhân vật đều trải qua quá trình  biến đổi tâm lí phức tạp. + Mị nhớ quá khứ, cay đắng cho thực tại, khao khát đi chơi + Chí Phèo tỉnh rượu­ bắt đầu cản nhận âm thanh của cuộc sống đời  thường. Hắn tỉnh ngộ­ nhớ về quá khứ, nghĩ đến hiện tại và lo lắng  cho tương lai đầy bất trắc. Bát cháo hành của thị Nở đã đánh thức  những cảm xúc, cảm giác của con người Chí: ngạc nhiên,xúc động,  ăn năn, hối hận, vui buồn nhưng cao hơn hết là khát khao có mái ấm  gia đình, được làm người lương thiện. ­ Sự hồi sinh biến thành hành động quyết liệt + Mị lấy váy áo đi chơi, cắt day mây cởi trói cho A Phủ + Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát 0.5đ *Tư tưởng nhân đạo của các nhà văn  ­ Cả hai nhà văn có sự đồng cảm sâu sắc với số phận của người dân  lao động nghèo. Tô Hoài đã đặt cả tấm lòng của mình vào nơi Mị để  cảm nhận nỗi khổ đau của nhân vật. Nam Cao đau đớn trước thực  trạng người dân nghèo bị đẩy đến đường cùng. ­ Phát hiện và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người lao động:   +Chí Phèo ý thức về nhân phẩm, giàu ước mơ, khát khao sống lương  thiện.  + Mị dù bị chà đạp, bị trói chặt vẫn không thể chết, khát vọng tự do  vẫn luôn âm ỉ trong lòng chỉ gặp dịp là bùng lên. ­Lên án, tố cáo thế lực chà đạp con người: Xã hội thực dân phong  kiến đã đẩy Chí Phèovào con đường tha hóa, đến cái chết. Còn  những hủ tục và cường quyền của bọn chúa đất miền núi cao đã bào  mòn sức sống của Mị. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25đ  Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0.5đ Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sự suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  cần nghị luận. Tổng điểm                                                                                                                          10.0đ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2