intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh

Chia sẻ: Cố An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh giúp bạn hệ thống kiến thức đã học, làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề chính xác giúp bạn tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI MÔN GDCD A. MA TRẬN ĐỀ THI ÔN TẬP KHỐI 12 - GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH ĐẾN GIỮA HỌC KÌ 2 . Lớp 12- 11 Nhận Thông Vận Vận dụng Tổng biết hiểu dụng cao Bài 1: Pháp luật và đời sống 3 1 - - 4 Bài 2: Thực hiện pháp luật 4 3 3 1 11 Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp - 1 - - 1 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong 2 2 1 1 6 một số lĩnh vực của đời sống xã hội Bài 5: Bình đẳng dân tộc và tôn giáo 1 - - 1 Bài 6: Các quyền tự do cơ bản 2 2 2 1 7 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ 2 2 1 1 6 Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế 1 1 Bài 2: Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường( Lớp 1 1 - 2 11) Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu 1 - - 1 thông hàng hóa.( Lớp 11) Số câu 16 12 8 4 40 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 100 B. ĐỀ CHI TIÊT
  2. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TN THPT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút , không kể thời gian giao đề ---------------- Câu 1: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính cưỡng chế. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 2: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật A. bắt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội. B. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. đứng trên xã hội. Câu 3: Văn bản pháp luật phải chính xác, dễ hiểu để người dân bình thường cũng có thể hiểu được là đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính cưỡng chế. Câu 4: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật? A. Pháp luật do Nhà nước ban hành, Quốc hội thông qua. B. Pháp luật là sức mạnh quyền lực của nhà nước. C. Pháp luật do Nhà nước tuyên truyền, giáo dục. D. Pháp luật thể hiện ý chí riêng của giai cấp cầm quyền. Câu 5: Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi thành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 6: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 7: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm, xâm phạm các A. quy tắc kỉ luật lao động. B. nguyên tắc quản lí hành chính. C. quy tắc quản lí của nhà nước. D. quy tắc quản lí xã hội. Câu 8: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây ? A. Trách nhiệm pháp lí. B. Nghĩa vụ pháp lí . C. Vi phạm pháp luật D. Thực hiện pháp luật. Câu 9: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối A. nhận xét ứng cử viên. B. sử dụng giấy tờ giả. C. hỗ trợ cấp đổi căn cước. D. cung cấp thông tin cá nhân.
  3. Câu 10: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 11: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh. B. Từ chối nhận di sản thừa kế. C. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn. D. Tổ chức mua bán nội tạng người. Câu 12: Trên đường đi học về, gặp trời mưa to, cháu B học sinh lớp 7 đã chủ động thu dọn rác thải tích tụ tại miệng cống thoát nước để giảm tình trạng ngập úng. Cháu B đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Phổ cập pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thực thi pháp luật. Gợi ý: Việc cháu B làm là thể hiện quyền của công dân, làm những gì pháp luật cho phép. Câu 13: Nhà máy A không xây dựng hệ thống xử lí chất thải khiến môi trường bị ô nhiễm nên bà con quanh vùng đã làm đơn phản ánh. Nhà máy A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hòa giải. B. Hành chính. C. Hình sự. D. Đối chất. Gợi ý: Nhà máy A đã vi phạm vào quy tắc quản lí hành chính của Nhà nước về vấn đề vệ sinh môi trường, nên Vi phạm pháp luật hành chính. Câu 14: Ông M gửi đơn tố cáo công ty V thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường. Ông M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật Gợi ý: Việc ông A gửi đơn tố cáo là thể hiện quyèn của công dân Câu 15: Ba bạn H, A, L đều là học sinh lớp 12 và K mới 13 tuổi em trai của bạn L được chị M một người quen của bạn H rủ rê bán pháo nổ với những lời mời chào rất hấp dẫn. Bạn A nhất quyết không tham gia vì cho rằng như thế là phạm pháp, còn bạn H, bạn L và em K thì đồng ý ngay. Một hôm trong lúc bạn H, bạn L và em K vừa vận chuyển pháo nổ vào đến nhà kho của ông S thì bị công an phát hiện lập biên bản và đưa về trụ sở công an huyện để xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý? A. Chị M, ông S, bạn L và bạn A. B. Chị M, ông S, bạn L và bạn H. C. Bạn H, bạn L và chị M. D. Bạn L, bạn H, ông S và em K. Gợi ý: - Chị M đã rủ rê các bạn H,L cùng bán pháo nổ , ông S tàng trữ trái phép chất gây nổ - - mặt hàng pháp luật cấm là vi phạm pháp luật, do đó phải chịu trách nhiệm pháp lí. - Cháu k dù có tham gia nhưng mới 13 tuổi nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 16: Theo quy định nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí. B. Lựa chọn giao dịch dân sự. C. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn. D. Tiếp cận các giá trị văn hóa. Câu 17: Quyền bình đẳng trong kinh doanh thể hiện ở việc bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng đều được A. thay đổi mức thuế thu nhập. B. áp dụng mọi loại cạnh tranh. C. định đoạt tài nguyên thiên nhiên. D. chủ động mở rộng quy mô.
  4. Câu 18: Theo quy định của pháp luật, người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi là thực hiện bình đẳng trong A. kinh doanh B. sử dụng chất xám C. thực hiện quyền lao động D. giao kết hợp đồng lao động Câu 19: Các dân tộc đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục, được tạo điều kiện để mọi dân tộc đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. giáo dục. Câu 20: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, của đất nước ? A. Quyền khiếu nại. B. Quyền bầu cử, ứng cử. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tố cáo. Câu 21: Tòa án và viện kiểm sát trong phạm vi thẩm quyền được ra lệnh bắt người trong trong trường hợp nào dưới đây? A. Khi bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố hoặc sẽ tiếp tục phạm tội. B. Khi đối tượng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. C. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm. D. Khi có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn. Câu 22: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào? A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. C. Trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do. D. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện. Câu 23: Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân A. giám sát các cơ quan chức năng. B. tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. C. bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. D. thực hiện quyền dân chủ. Câu 24: Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh? A. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương. B. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh. C. Đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho người lao động. D. Xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Câu 25: Để tìm việc làm phù hợp cho mình anh D dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Lao động nam và nữ. B. Hợp đồng lao động. C. Tuyển dụng lao động. D. Quyền lao động. Câu 26: Nội dung nào sau đây không đúng với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể? A. Bắt người đang thực hiện phạm tội. B. Bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội. C. Bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang. D. Bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt. Câu 27: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để A. thăm dò tin tức nội bộ. B. tiếp thị sản phẩm đa cấp. C. dập tắt vụ hỏa hoạn. D. tìm đồ đạc bị mất trộm. Câu 28: Quyền nào dưới đây góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước và để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
  5. A. Tham gia quản lý nhà nước B. Khiếu nại tố cáo. C. Bầu cử và ứng cử D. Quản lý xã hội. Câu 29: Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương. Như vậy, nhân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ trực tiếp. D. Dân chủ tập trung Câu 30: Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh là quần áo trẻ em. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật? A. Tự chủ kinh doanh. B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. D. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh. - Gợi ý: công ty Q đã kinh doanh không đúng với mặt hàng đã đăng kí trong giấy xin phép kinh doanh. Câu 31: Chị I thuê căn phòng của bà B. Một lần chị không có nhà, bà B đã mở khóa phòng để vào kiểm tra. Bà B có quyền tự ý vào phòng chị I khi chị không có nhà hay không? Vì sao? A. Bà B có quyền vào vì sau đó nói với chị . B. Bà B có quyền vào vì đây là nhà của bà. C. Bà B có quyền vào vì bà chỉ kiểm tra không lấy tài sản. D. Bà B không có quyền vì đây là chỗ ở của người khác. Gợi ý: Bà B đã xâm phạm chỗ ở của người khác khi người đó chưa đồng ý. Câu 32: Cho rằng ông A lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt, rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân. C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư. D. Bất khả xâm phạm về danh tính Gợi ý: con ông A đã tự tiện giam và giữ người trái pháp luật. Câu 33: Công dân T tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự án mở rộng khu dân cư của xã. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây? A. Được cung cấp thông tin nội bộ. B. Đóng góp ý kiến nơi công cộng C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Gợi ý: Công dân T đã thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội ở phạm vị cả nước. Câu 34: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó, chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? A. Anh B, chị A và anh D. B. Anh B và chị A. C. Anh D, chị A và anh K. D. Anh B và anh D. Gợi ý: - Anh B đã đòi chị A hối lộ mình khi vi phạm giao thông, hành vi này cần phải bị tố cáo. Anh B ghi thêm lỗi mà chị A không vi phạm vào biên bản, nên cần phải khiếu nại.
  6. - Anh D nhận hối lộ của anh K , hành vi này cần bị tố cáo, sau đó chuyển chị N đến công tác ở vùng khó khăn hơn, rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí thay chị N, quyết định này cần phải bị khiếu nại. Câu 35: Anh Q đi uống rượu về, đang chạy xe máy trên đường thì bị 1 cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe kiểm tra. Lo sợ bị phạt nên anh Q đã không dừng xe mà tiếp tục bỏ chạy. Lúc đó, 2 cảnh sát mặc thường phục cùng với người cảnh sát đó phối hợp khống chế anh Q, buộc phải dừng xe. Khi bị bắt, anh Q đã chống đối và lấy con dao nhọn trong cốp xe đâm vào bụng một cảnh sát mặc thường phục, gây thương tích 2%. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Anh Q và 2 cảnh sát mặc thường phục. B. Anh Q và 3 cảnh sát. C. Anh Q. D. Người cảnh sát yêu cầu dừng xe. Gợi ý: anh A đã dùng dung khí cố ý gây thương tích cho 1 người cảnh sát , làm tổn hại sức khỏe của người khác. Câu 36: Ổng S là giám đốc; anh B, anh D, chị A là nhân viên và chị Q là nhân viên tập sự cùng làm việc tại công ty X. Anh D tố cáo việc anh B đe dọa chị A làm chị A đột ngột bỏ việc trốn đi biệt tích. Vì thế, cán bộ cơ quan chức năng đến gặp ông S để xác minh sự việc. Cho rằng anh D cố tình hạ thấp uy tín của mình, ông S đã kí quyết định sa thải anh và phân công chị Q tạm thời đảm nhận phần việc của anh D. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị A và ông S. B. Ông S và chị Q. C. Ông S, chị A và chị Q. D. Chị A, ông S và anh B. Gợi ý: - Chị A là nhân viên đã tự ý bỏ trốn đi biệt tích, đã vi phạm bình đẳng trong lao động - Ông S kí quyết định sa thải anh D vì nghi ngờ không có căn cứ, đã vi phạm bình đẳng trong lao động. Câu 37: Yếu tố nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động? A. Công cụ lao động. B. Người lao động. C. Kết cấu hạ tầng sản xuất. D. Hệ thống bình chứa Câu 38: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua A. giá trị sử dụng của nó. B. công dụng của nó. C. giá trị cá biệt của nó. D. giá trị trao đổi của nó. Câu 39: Bà B bán bảy con gà được 1 triệu đồng, bà dùng số tiền đó để mua 2 con lợn. Trong trường hợp này, chức năng nào dưới đây của tiền tệ đã được thực hiện? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện lưu thông. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Gợi ý: tiền lúc này làm môi giới cho hoạt động mua bán nên là đáp án B Câu 40: Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều là kết quả tác động nào sau đây của quy luật giá trị ? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá. C. Tăng năng suất lao động. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. --HẾT--
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2