intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh

Chia sẻ: Cố An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh" dưới đây sẽ giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo và giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh

  1. MA TRẬN ĐỀ THI Lớp Chương/phần Nội dung Các câu trong Tổng Mức độ đề thi số NB TH VD VDC câu 11 Chuyển hoá 1 Chuyển hoá vật chất 81,99 1 1 4 vật chất và và năng lượng ở thực năng lượng vật Chuyển hoá vật chất 82,104 1 1 và năng lượng ở động vật 12 Di truyền 2 Cơ chế di truyền và 83,85,86,97,105, 3 3 1 0 học biến dị 110,113 3 Quy luật di truyền 88,90,100,101,10 3 2 4 2 11 2,106,109,114,11 6,119,120 4 Di truyền quần thể 92,117 1 1 2 5 Ứng dụng di truyền 84,93 2 2 học 6 Di truyền học người 118 1 1 Tiến hoá 7 Bằng chứng và cơ 91,94,107,111,11 3 1 1 5 chế tiến hoá 5 Lịch sử phát sinh, 96 1 1 phát triển sự sống Sinh thái 8 Cá thể và quần thể 87,95,98 3 3 Quần xã 89 1 0 0 1 Hệ sinh thái, bảo vệ 103,108,112 2 1 3 môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Tổng số 17 12 7 4 40
  2. TRƯỜNG THPT LƯƠNG TÀI KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023 ĐỀ THI THỬ MINH HỌA Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có 05 trang) Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Câu 81: Trong quá trình hô hấp ở thực vật, nếu không có O2 thì 1 phân tử glucôzơ sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ATP? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 82: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây? A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh. C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh. Câu 83: Nếu có tổng số nucleotit bằng nhau thì loại phân tử nào sau đây thường có kích thước bé nhất? A. ADN mạch kép. B. mARN. C. tARN. D. rARN. Câu 84: Giả sử A, B và D là các alen trội hoàn toàn và alen a, b, d là các alen đột biến thì kiểu gen nào sau đây biểu hiện kiểu hình đột biến về 2 tính tính trạng? A. AaBbDD. B. aaBBDd. C. Aabbdd. D. AaBBDD. Câu 85: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST trong tế bào? A. Đột biến thêm cặp A-T. B. Đột biến thể một. C. Đột biến thể ba. D. Đột biến tam bội. 𝐴+𝑇 7 Câu 86: Một gen của sinh vật nhân thực có tỉ lệ 𝐺+𝑋=3 Số nuclêôtit loại G của gen này chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 70%. B. 35%. C. 15%. D. 30%. Câu 87: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Độ ẩm. B. Vật kí sinh. C. Vật ăn thịt. D. Hỗ trợ cùng loài. Câu 88. Sử dụng phép lai nào sau đây có thể phát hiện được gen nằm trong tế bào chất? A. Lai phân tích. B. Lai thuận nghịch. C. Tự thụ phấn. D. Lai tế bào. Câu 89. Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ của hiện tượng nào sau đây? A. Khống chế sinh học. B. Cạnh tranh khác loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Hỗ trợ cùng loài. Câu 90: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho đời con có 4 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình? A. AaBb × AaBb. B. AaBb × aaBB. C. AaBb × AaBB. D. Aabb × aaBb. Câu 91: Tổ chức nào sau đây là đơn vị tiến hóa hình thành nên loài mới? A. Quần thể. B. Cá thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái. Câu 92: Quần thể nào sau đây đang cân bằng về di truyền? A. 0,1AA : 0,8Aa : 0,1aa. B. 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa C. 100%AA. D. 100%Aa.
  3. Câu 93. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang bộ nhiễm sắc thể song nhị bội? A. Gây đột biến gen. B. Công nghệ gen. C. Cấy truyền phôi. D. Lai tế bào sinh dưỡng. Câu 94. Khi nói về bằng chứng giải phẩu so sánh, phát biểu nào sau đây sai? A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo. B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc. C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau. D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng. Câu 95.Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ đối kháng cùng loài? I. Kí sinh cùng loài. II. Quần tụ cùng loài. III. Ăn thịt đồng loại. IV. Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 96. Bò sát được phát sinh ở đại nào sau đây? A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. Câu 97. Một loài thực vật có 2n = 24. Giả sử có 5 thể đột biến có số lượng NST như bảng sau đây: Thể độ biến A B C D E Số lượng NST 36 25 23 48 60 Có bao nhiêu trường hợp thuộc thể lệch bội? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 98.Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh cùng loài thường xuyên diễn ra. II. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài. III. Cạnh tranh cùng loài làm giảm mật độ cá thể của quần thể. IV. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 99: Khi nói về sự giải phóng O2 trong quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nếu có ánh sáng thì cây sẽ quang hợp giải phóng O2. B. O2 được giải phóng từ pha sáng của quang hợp. C. Nếu có CO2 thì pha tối sẽ giải phóng O2. D. Nếu chu trình Canvin bị ức chế thì pha sáng vẫn giải phóng O2. Câu 100: Ở phép lai nào sau đây, tất cả con cái đều chỉ có 1 kiểu hình? A. ♂Aa × ♀Aa. B. ♂X AX a × ♂XAY. C. ♂X AX a × ♂XaY. D. ♂Aa × ♀aa. Câu 101.Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Sử dụng cônsixin để gây đột biến giao tử của các cây AA, aa. Sau đó cho giao tử của cây AA thụ tinh với giao tử của cây aa, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng cơ thể tam bội không có khả năng tạo giao tử; Cơ thể tứ bội giảm phân tạo ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường.Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng sai? A. F1 có 100% cây hoa đỏ.
  4. B. F1 có 3 loại kiểu gen. C. F2 có 12 kiểu gen. D. F2 có 9 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ. Câu 102.Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt nhăn. Cho cây Aa tự thụ phấn được F1, biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hạt trơn F1, xác suất thu được 1 cây thuần chủng là bao nhiêu? A. 2/9. B. 1/9. C. 1/3. D. 4/9. Câu 103.Khi nói về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các loài động vật có xương sống đều được xếp vào sinh vật tiêu thụ. II. Tất cả các loài có khả năng quang hợp đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất. III. Một số loài động vật không xương sống cũng được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. IV. Trong một lưới thức ăn, các động vật ăn thực vật hợp thành bậc dinh dưỡng cấp 1. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 104. Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ hoạt động của cơ quan nào sau đây ? A. Sự co dãn của phần bụng. B. Sự di chuyển của chân. C. Sự nhu động của hệ tiêu hóa. D. Sự vận động của cánh. Câu 105. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’GXA TAA GGG XXA AGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit thì các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các anticôđon theo trình tự 3’GXA UAA GGG XXA AGG5’. B. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí 12 thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại côđon thứ 5. C. Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Arg – Ile – Pro – Gly – Ser. D. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 6 thành cặp X-G thì phức hợp axit – tARN khi tham gia dịch mã cho bộ ba này là Met – tARN. Câu 106.Khi nói về phân li độc lập, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Sự phân li độc lập của các cặp gen diễn ra vào kì sau của giảm phân I. II. Một tế bào có 3 cặp gen dị hợp thì quá trình phân li độc lập có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử. III. Sự phân li độc lập của các cặp gen có thể sẽ hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp. IV. Trong quá trình phân bào nguyên phân, các cặp gen cũng phân li độc lập với nhau. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 107.Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong những điều kiện nhất định, giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên thường làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. C. Chọn lọc tự nhiên có thể chỉ tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó gián tiếp tác động lên kiểu hình. D. Đột biến thường làm thay đổi tần số alen với tốc độ nhanh hơn so với các yếu tố ngẫu nhiên.
  5. Câu 108. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía sau thường bé hơn sinh khối của mắt xích phía trước. II. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp. III. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. IV. Trong quá trình diễn thế sinh thái thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 109. Lai hai cá thể (P) đều dị hợp về 2 cặp gen, thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về cả 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 4%. Dự đoán nào sau đây phù hợp với phép lai trên? A. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 20%. B. Hoán vị gen đã xảy ra ở cả bố và mẹ với tần số 16%. C. Số cá thể có kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ 54%. D. Số cá thể có kiểu hình trội về 1 tính trạng chiếm tỉ lệ 21%. Câu 110.Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng? A. Một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axít amin. B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, T, G, X. C. Ở sinh vật nhân thực, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin. D. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép. Câu 111.Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với sự hình hình thành đặc điểm thích nghi mới. II. Hình thành loài mới bằng cách li tập tính chỉ xảy ra ở các loài động vật. III. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí chủ yếu xảy ra ở các loài động vật, ít gặp ở các loài thực vật. IV. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở các loài xương xỉ và thực vật có hoa. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 112.Khi nói về điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu không được con người bổ sung vật chất, năng lượng thì hệ sinh thái nhân tạo thường sẽ bị tan rã. II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. IV. Hệ sinh thái nhân tạo có số lượng loài và năng suất sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 113. Gen A có chiều dài 408 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3101 liên kết hidro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nếu alen a có tổng số 120 chu kì xoắn thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp nucleotit. II. Nếu alen A có 701 nucleotit loại G thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc thay thế cặp X-G bằng cặp G-X. III. Nếu alen A có 500 nuclêôtit loại A thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định 20 axit amin thì có thể đây là đột biến mất cặp nucleotit. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  6. Câu 114.Một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai P: ♀ AB ab Dd × ♂ AB ab Dd, thu được F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Biết không xảy ra đột biến, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số bằng nhau.Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về F1 là đúng? I. Có 30 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình. II. Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 30%. III. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 34%. IV. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2 Câu 115.Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể? A. Đột biến và di-nhập gen. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen. Câu 116. Ở một loài thú, AA quy định chân cao; aa quy định chân thấp; Aa quy định chân cao ở con cái và quy định chân thấp ở con đực; BB quy định có râu, bb quy định không râu; cặp gen Bb quy định có râu ở đực và quy định không râu ở cái. Cho con đực chân cao, không râu giao phối với con cái chân thấp, có râu (P), thu đươc F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2. Biết rằng không phát sinh đột biến.Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F1 có tối đa 4 loại kiểu hình. II. Ở F2, kiểu hình con đực chân cao, không râu chiếm tỉ lệ 1/16. III. Ở F2, kiểu hình chân cao, có râu có 4 kiểu gen. IV. Lấy ngẫu nhiên 1 con cái chân cao, không râu ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 1/9. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 117.Một quần thể động vật sinh sản bằng tự phối, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định màu nâu trội hoàn toàn so với alen b quy định màu xám; Hai cặp gen phân li độc lập. Thế hệ xuất phát của một quần thể có 20% số cá thể thân cao, màu nâu thuần chủng; 40% cá thể thân cao, màu nâu dị hợp 2 cặp gen; 20% cá thể thân thấp, màu nâu dị hợp; 20% cá thể thân thấp, màu xám. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác.Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. F1 có tối đa bao 9 loại kiểu gen. II. Tỉ lệ cá thể thân thấp, màu xám sẽ tăng dần qua các thế hệ. III. Ở F4, số cá thể thân cao, màu xám chiếm tỉ lệ 15/256. IV. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, màu nâu ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 23/64. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 118. Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định: Cho biết quần thể đang cân bằng di truyền và tỉ lệ người bị bệnh ở trong quần thể là 4%; không phát sinh đột biến.
  7. Nam bị bệnh Nam không bị bệnh Nữ bị bệnh Nữ không bị bệnh Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Có tối đa 6 người có kiểu gen đồng hợp tử. II. Người số 6 và người số 7 có kiểu gen giống nhau. III. Xác suất sinh con không bị bệnh của cặp vợ chồng 10 – 11 là 19/22. IV. Xác suất để người số 12 không mang alen bệnh là 8/19. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 119.Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Phép lai P: ♂ aB Ab × ♀ ab Ab , thu được F1 có 4% số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn về 2 cặp gen. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM. II. F1 có 21% cá thể thân cao, hoa trắng. III. F1 có 29% cá thể thân cao, hoa đỏ. IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân cao, hoa trắng ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 3/7. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 120.Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A hoặc B cho kiểu hình hoa vàng, còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường.Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Số cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 25%. II. Số cây hoa vàng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%. III. F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng. IV. Trong các cây hoa vàng ở F1, cây hoa vàng đồng hợp tử chiếm 25%. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. --HẾT--
  8. ĐÁP ÁN 81 B 82C 83A 84C 85A 86B 87A 88B 89A 90b 91A 92C 93D 94C 95C 96A 97C 98C 99B 100B 101B 102D 103B 104A 105B 106C 107B 108C 109A 110C 111C 112A 113D 114B 115A 116B 117D 118C 119D 120D Câu 81: Đáp án B. Vì không có O2 thì sẽ diễn ra con đường phân giải kị khí (lên men rượu hoặc lên men lactic). Do đó, 1 phân tử glucôzơ sẽ sinh ra 2 phân tử ATP. Câu 82: Đáp án C. Trên bề mặt lá và phần non của thân, bên ngoài tế bào biểu bì thấm cutin và sáp. Tốc độ thoát hơi nước qua cutin thường nhỏ, phụ thuộc vào độ chặt, độ dày của tầng cutin, diện tích bề mặt, không được điều chỉnh. Câu 83: Đáp án A. Vì ADN mạch kép thì chiều dài = N/2 ×3,4. Còn các phân tử ARN thì có mạch đơn nên chiều dài = N×3,4. Câu 84: Đáp án C. Vì kiểu gen Aabbdd biểu hình kiểu hình đột biến về tính trạng do gen b và gen d quy định. A sai. Vì kiểu gen AaBbDD có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng. B sai. Vì kiểu gen aaBBDd có kiểu hình đột biến về tính trạng a. D sai. Vì kiểu gen AaBBDD có kiểu hình trội về 3 tính trạng. Câu 85: Đáp án A. Vì đột biến thêm cặp A-T là một loại đột biến gen. Đột biến gen không làm thay đổi số lượng NST. Các loại đột biến số lượng NST (lệch bội, đa bội) đều làm thay đổi số lượng NST của tế bào. Câu 86: Đáp án B. 𝐴+𝑇 7 Vì. = → A/G = 3/7. Mà A+G = 50%. Nên suy ra A = 15%; G = 35%. 𝐺+𝑋 3 Câu 87: Đáp án A. Vì độ ẩm là nhân tố vô sinh. Các mối quan hệ cùng loài, các mối quan hệ khác loài là nhân tố sinh thái hữu sinh. Câu 88: Đáp án B Câu 89. Đáp án A Ong mắt đỏ sử dụng sâu đục thân làm thức ăn, mặt khác chúng không gây hại cho lúa. Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái khống chế sinh học Câu 90: Đáp án B. Câu 91: Đáp án A. Câu 92: Đáp án C. Câu 93: Đáp án D. Lai tế bào sinh dưỡng có thể tạo ra con lai mang bộ NST của hai loài → Con lai mang bộ NST song nhị bội Câu 94: Đáp án C. Câu 95. Đáp án C Các mối quan hệ I, III, IV phản ánh mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. → Đáp án C. Mối quan hệ quần tụ cùng loài phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. Câu 96. Đáp án A. Câu 97. Đáp án C Có 2 thể đột biến thuộc dạng lệch bội, đó là B và C. → Đáp án C. Câu 98. Đáp án C Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C.
  9. I sai. Vì cạnh tranh cùng loài chỉ xảy ra khi mật độ cá thể tăng cao và nguồn sống khan hiếm. Vì vậy, cạnh tranh không thể xảy ra thường xuyên. Câu 99: Đáp án B. A sai. Vì mặc dù có ánh sáng nhưng không có CO2 thì cũng không xảy ra quang hợp. C sai. Vì pha tối không giải phóng O2. D sai. Vì chu trình Canvin bị ức chế thì sẽ không diễn ra pha tối. Khi đó sẽ không có pha sáng và sẽ không giải phóng O2. Câu 100: Đáp án B. Câu 101. Đáp án B. A đúng. Vì gây đột biến có thể không thành công nên giao tử đực sẽ có giao tử AA và giao tử A; Giao tử cái sẽ có giao tử aa và giao tử a. → F1 sẽ có kiểu gen: AA A aa AAaa Aaa a AAa Aa → F1 có 4 loại kiểu gen là AAaa, AAa, Aaa, Aa. → B sai. A đúng. Vì cây tam bội không có khả năng sinh sản, cho nên F1 lai với nhau sẽ có 3 sơ đồ lai là: AAaa × AAaa; AAaa × Aa; Aa × Aa. AAaa × AAaa sẽ cho đời con có số loại kiểu gen = 5. AAaa × Aa sẽ cho đời con có số loại kiểu gen = 4. Aa × Aa sẽ cho đời con có số loại kiểu gen = 3. → Đời F2 có số loại kiểu gen = 5 + 4 + 3 = 12 kiểu gen. → C đúng. F2 có 9 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ; Vì phép lai: AAaa × AAaa sẽ cho đời con có 4 kiểu gen quy định hoa đỏ; Phép lai AAaa × Aa sẽ cho đời con có 3 kiểu gen quy định hoa đỏ; Phép lai Aa × Aa sẽ cho đời con có 2 kiểu gen quy định hoa đỏ. → D đúng. Câu 102. Đáp án D. P: Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa. Cây hạt trơn có tỉ lệ kiểu gen =1/3x2/3/2=4/9 Câu 103: Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án B. I sai. Vì động vật có xương sống bao gồm các nhóm: Thú, Chim, bò sát, ếch nhái, cá. Đây đều là các loài tiêu thụ và có một số loài động vật có xương sống nhưng vẫn làm nhiệm vụ phân giải. Ví dụ loài cá trê phi là động vật phân giải. II đúng. Vì các loài có khả năng quang hợp thì đều tổng hợp được chất hữu cơ từ chất vô cơ. Do đó đều được xếp vào sinh vật sản xuất. III đúng. Vì một số loài như giun đất, động vật nguyên sinh là sinh vật phân giải. IV sai. Vì động vật ăn thực vật được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 2. Câu 104: Đáp án A. Câu 105. Đáp án B Phát biểu B sai → Đáp án B. Mạch gốc của gen A có 3’GXA TAA GGG XXA AGG 5’. → Đoạn phân tử mARN là 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’.
  10. A đúng. B sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 (tức là giữa 11 và 12) thì đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nucleotit tại cả côđon thứ 4 và côđon thứ 5. C đúng. Vì đoạn gen A chưa bị đột biến quy định tổng hợp đoạn mARN có trình tự các bộ ba 5’XGU AUU XXX GGU UXX3’ quy đinh tổng hợp chuỗi polipeptit có trình tự các axit amin Arg – Ile – Pro – Gly – Ser. D đúng. Vì nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí số 5 thành X-G làm cho côđon AUU biến thành bộ ba mở đầu AGU có phức hợp axit amin – tARN tham gia dịch mã là Met – tARN. Câu 106. Đáp án C. Chỉ có I đúng. → Đáp án C. II sai. Vì một tế bào giảm phân thì tối đa chỉ có 2 loại giao tử. III sai. Vì phân li độc lập làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp. IV sai. Vì quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành 1 hàng ngang, sau đó tách nhau ra và phân li về 2 cực tế bào. Vì vậy không có hiện tượng phân li đọc lập. Câu 107. Đáp án B. Vì chọn lọc tự nhiên tác động theo một chiều hướng xác định thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo một chiều hướng xác định. A sai. Vì giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể. C sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen. D sai. Vì đột biến có tần số rất thấp nên thường làm thay đổi tần số alen với tốc độ rất chậm. Câu 108. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C. I đúng. Vì trong chuỗi thức ăn, chỉ có 10% năng lượng được chuyển lên bậc dinh dưỡng liền kề. → Sinh khối của mắt xích sau chỉ bằng 10% sinh khối của mắt xích trước. II đúng. Vì quần xã càng đa dạng thì số lượng loài càng nhiều, do đó số lượng chuỗi thức ăn càng nhiều và càng có nhiều mắt xích chung. III sai. Vì trong một chuỗi thức ăn thì mỗi loài chỉ thuộc 1 bậc dinh dưỡng. IV đúng. Vì trong quá trình diễn thế thì thành phần loài bị thay đổi, số lượng loài bị thay đổi cho nên sẽ làm thay đổi cấu trúc của lưới thức ăn. Câu 109. Đáp án A. P dị hợp về hai cặp gen thu được F1 có kiểu gen A đúng. Vì nếu có tần số hoán vị 20% thì kiểu gen 𝑎𝑏 𝑎𝑏 = 0,04 = 0,1 ab  0,4 ab. Kiểu gen của P là 𝐴𝑏 𝐴𝑏 𝑎𝐵 𝑥 𝑎𝐵, tần số hoán vị 20%. B sai. Vì nếu có tần số 16% thì kiểu hình gen 𝑎𝑏 𝑎𝑏 phải = 0,08 ab  0,08 ab hoặc == 0,08 ab  0,42 ab → Cả 2 khả năng này đều không phù hợp. → loạ C sai. Vì số cá thể có kiểu gen đồng hợp trội ( 𝐴𝐵 𝑎𝑏 luôn có tỉ lệ = số cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn ( ) = 4%. 𝐴𝐵 𝑎𝑏 𝑎𝑏 D sai. Vì số cá thể có kiểu hình trội về 1 tính trạng (A-bb + aaB-) có tỉ lệ = 2×(0,25 -𝑎𝑏) = 2× (0,25 - 0,04) = 0,42 =42%.
  11. Câu 110: Đáp án C. A sai. Vì một mã di truyền chỉ có thể mã hoá cho một axit amin (trừ mã kết thúc). B sai. Vì đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, U, G, X. D sai. Vì phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn. Câu 111. Các phát biểu: I, II, IV đúng. → Đáp án C. III – Sai. Vì hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật, những loài có khả năng phát tán.. Câu 112. Có phát biểu đúng, đó là I, III → Đáp án A. II sai. Vì hệ sinh thái tự nhiên cũng là một hệ sinh thái mở. IV sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh kém hơn so với hệ sinh thái tự nhiên vì độ đa. dạng loài thấp, mối quan hệ giữa các loài không chặt chẽ, khi bị nhiễm bệnh thì thường bùng phát thành dịch (do sự đa dạng kém). Câu 113. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D. I đúng. Vì alen a có 120 chu kì xoắn tương đương chiều dài 408 nm → Hai gen có chiều dài bằng nhau nên đây là đột biến thay thế một cặp nucleotit. II đúng. Vì alen A có 701 G thì chứng tỏ alen A có tổng số 3101 liên kết hidro. Và alen a cũng có 3101 liên kết hidro và đây là đột biến điểm nên chứng tỏ có thể là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc cặp G-X bằng cặp X-G. III đúng. Vì alen A có 500A thì chứng tỏ alen A có 700G và có tổng số 3100 liên kết hidro. Đột biến điểm và alen a có 3101 liên kết hidro (tăng 1 liên kết hidro) nên đây là đột biến thay cặp A-T bằng cặp G-X. IV đúng. Vì mất 20 axit amin thì có thể là đột biến thay thế một cặp nucleotit làm xuất hiện bộ ba kết thúc hoặc đột biến mất cặp, hoặc đột biến thêm cặp làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm. Câu 114. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án B. F1 có kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. → Kiểu gen 𝑎𝑏 có tỉ lệ = 4% : 1/4 = 16% = 0,16. 𝑎𝑏 → Đã có hoán vị gen với tần số 20%. 𝐴𝐵 𝐴𝐵 I đúng. 𝑎𝑏 𝑥 𝑎𝑏 cho đời con có 10 kiểu gen. Và Dd × Dd cho đời con có 3 kiểu gen. II đúng. Kiểu hình mang 2 tính trạng và 1 tính trạng lặn có tỉ lệ = 0,5 - 5 × 0,04 = 0,3 = 30%. 𝐴𝐵 𝐴𝑏 III sai. Vì kiểu gen dị hợp 3 cặp gen gồm có 𝑎𝑏 Dd và 𝑎𝐵Dd có tỉ lệ = (2 × 0,16 + 2 × 0,01) × 1/2 = 0,17. IV đúng. Xác suất thuần chủng = 𝐴𝐵 𝐴𝐵 𝐷𝐷= 0,16x1/4 / (0,5+0,16)x3/4=8/89 𝐴−𝐵−𝐷− Câu 115. Đáp án A. Đột biến gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể. Di-nhập gen có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể khi cá thể mới đến mang theo alen mới đến quần thể. Câu 116. Có 1 phát biểu đúng, đó là IV. → Đáp án B. Cho con đực chân cao, không râu có kiểu gen AAbb; Con cái chân thấp, có có râu có kiểu gen aaBB. Sơ đồ lai (P): AAbb × aaBB → F1: AaBb (con cái chân cao, không râu; con đực chân thấp, có râu) → I sai. F1: AaBb × AaBb → F2 có 9 kiểu gen, trong đó con đực chân cao, không râu AAbb = 1/2×1/4×1/4 = 1/32. → II sai.
  12. Ở F2, kiểu hình chân cao, có râu có 4 kiểu gen: ở con đực AABB; AABb và ở con cái AABB, AaBB. → Chỉ có 3 kiểu gen nên III sai. Lấy ngẫu nhiên 1 con cái chân cao, không râu (A--b) ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng là: (1/3)2=1/9. → IV đúng. Câu 117. Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II. → Đáp án D. Theo bài ra, tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,2AABB : 0,4AaBb : 0,2aaBb : 0,2aabb. I đúng. Vì có 2 cặp gen dị hợp nên F1 có 9 kiểu gen. II đúng. Vì quá trình tự thụ tinh nên kiểu hình lặn sẽ có tỉ lệ tăng dần, kiểu hình trội sẽ có tỉ lệ giảm dần. 1 15 3 III sai. Vì ở F4, A-bb có tỉ lệ =0,416xx32=256 IV sai. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, màu nâu (A-B-) ở F2, xác suất thu được cá thể thuần chủng = 3 0,2 + 0,4 𝑥 ( ) ^2 41 8 5 = 0,2 + 0,4𝑥 (8) ^2 57 Câu 118. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C. Cặp vợ chồng 1 và 2 không bị bệnh, sinh con gái số 5 bị bệnh. → Bệnh do gen lặn (a) nằm trên NST thường quy định; A không quy định bệnh → Kiểu gen (1), (2) là Aa; (5) là aa Người số (8), (9) bình thường có bố bị bệnh aa → Kiểu gen (8), (9) là Aa. Người số (10) bình thường có mẹ bị bệnh aa → Kiểu gen (10) là Aa. I đúng. Có tối đa 6 người có kiểu gen đồng hợp tử: (4), (5) là aa; (3), (6), (7), (11) có thể có kiểu gen AA. - Bệnh đang cân bằng di truyền và có 4% số người bị bệnh. → Cấu trúc di truyền của quần thể là 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. II sai. Vì người số 6, 7 có thể có kiểu gen giống hoặc khác nhau. - Ta có: (7) (1/3Aa : 2/3AA) × (8) Aa → (11)A- : 5/11AA; 6/11Aa III đúng. Vì người số 10 có kiểu gen Aa; người số 11 có xác suất kiểu gen 5/11AA; 6/11Aa. Do đó, cặp 10-11 sinh con bị bệnh với xác suất = 1/2 × 3/11 = 3/22. → cặp 10-11 sinh con không bị bệnh với xác suất = 1 – 3/32 = 19/22. IV đúng. Vì người số 10 có kiểu gen Aa; người số 11 có xác suất kiểu gen 5/11AA; 6/11Aa nên tỉ lệ kiểu gen theo lí thuyết của cặp 10-11 là 8/22AA : 11/22Aa : 3/22aa. → Người số 12 không bị bệnh cho nên sẽ là một trong hai kiểu gen 8/22AA : 11/22Aa = 8/19AA : 11/19Aa. Câu 119. Chỉ có III đúng. → Đáp án D. 𝑎𝑏 I sai. Tỉ lệ 𝑎𝑏= 4%. → Tần số hoán vị = 4×4% = 16%. → Khoảng cách giữa A và B = 16cM. II sai. Vì thân cao, hoa trắng (A-B-) = 0,5 - 0,04 = 0,46 = 46%. III đúng. Kiểu hình thân cao, hoa đỏ = 0,25 + 0,04 = 0,29 = 29%. IV sai. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể thân cao, hoa trắng (A-bb) ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng 0.25−0.04 0.21 21 = 0.5−0.04 =0.46=46 Câu 120. Có 3 phát biểu đúng là I, II và III. → Đáp án D. Từ giả thiết, ta có: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb, aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng. Cây đỏ P tự thụ phấn cho đời con có 3 loại KH → Cây đỏ P có kiểu gen AaBb. - (I) đúng. Vì cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử (Aabb, aaBb) ở F1 là 4/16 = 25%.
  13. - (II) đúng. Vì số cây hoa vàng có kiểu gen đồng hợp tử (AAbb và aaBB) ở F1 = 1 1 16 aaBB + 16AAbb =12,5%. - (III) đúng. Vì F1 có 4 loại KG quy định kiểu hình hoa vàng là aaBB, aaBb, AAbb và Aabb. - (IV) sai. Vì trong các cây hoa vàng ở F1, cây hoa vàng đồng hợp tử = 1/3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2