intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT có đáp án môn: Ngữ Văn (Năm học 2013 - 2014)

Chia sẻ: Khanh Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn "Ngữ Văn" năm học 2013 - 2014 có cấu trúc gồm 3 câu hỏi bài tập trong thời gian làm bài 120 phút. Mời các bạn cùng quý thầy cô tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT có đáp án môn: Ngữ Văn (Năm học 2013 - 2014)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH QUẢNG NINH NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Chữ ký GT 1: MÔN: NGỮ VĂN ....................... (Dành cho mọi thí sinh dự thi) Ngày thi: 28/6/2013 Chữ ký GT2: Thời gian làm bài : 120 phút ........................ (không kể thời gian giao đề) (Đề thi này có 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm) Cho dòng thơ sau: Hồi nhỏ sống với đồng ................................ a. Chép tiếp ba dòng thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? c. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. d. Kể tên một tác phẩm khác viết về ánh trăng mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Câu 2. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay. Trong đó có sử dụng thành phần cảm thán (gạch chân thành phần cảm thán). Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK Ngữ văn 9 - Tập 1 - NXBGD 2008) ------------------------- Hết ----------------------- Họ và tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .....................
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH QUẢNG NINH NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (dành cho mọi thí sinh) (Hướng dẫn chấm này có 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý, cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng số điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là 10,0 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm (không làm tròn điểm). II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Câu Một số gợi ý chính Điểm Cho dòng thơ sau: Hồi nhỏ sống với đồng ................................... a. Chép tiếp 3 dòng còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ. b. Khổ thơ trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? c. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. d.Kể tên một tác phẩm khác viết về ánh trăng mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả. 1 a. với sông rồi với bể (2,0đ) hồi chiến tranh ở rừng 0,5 vầng trăng thành tri kỉ Chú ý: Nếu học sinh viết hoa đầu mỗi dòng ................................................................................................................. ......... b. Tác phẩm: Ánh trăng. Tác giả: Nguyễn Duy 0,5 ................................................................................................................. ......... . c. Bài thơ được sáng tác năm 1978 (3 năm sau ngày giải phóng 0,5 hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước) tại Thành phố Hồ Chí Minh. ......... ................................................................................................................. 0,5 . d. Đồng chí của Chính Hữu hoặc Viếng lăng Bác của Viễn Phương Viết một đoạn văn nghị luận (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay. Trong đó có sử dụng thành phần cảm thán (gạch chân thành phần cảm thán). .......... ...........................................................................................................
  3. 2.1 Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc; dùng từ, ngữ pháp chuẩn xác; không mắc lỗi chính tả. ......... ........................................................................................................... 0,5 - Đủ số câu quy định; gạch chân thành phần cảm thán. ......... ............................................................................................................ 2.2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục. Bài viết cần đạt được những ý cơ bản sau: ......... 2 ............................................................................................................ 0,25 (3,0đ) * Nêu vấn đề cần nghị luận .......... ............................................................................................................ * Giải thích khái niệm: - Đồng cảm: là có chung cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng. 0,5 - Chia sẻ: cùng chia sẻ với nhau về vật chất và tinh thần để cùng hưởng hoặc cùng chịu - “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”. ......... ........................................................................................................... * Biểu hiện: - Đồng cảm: hiểu và cảm thông chân thành với hoàn cảnh khó khăn hoặc bất hạnh của người khác; đồng cảm có thể biểu hiện qua hành động, cử chỉ, hoặc có thể chỉ là ánh mắt cảm thông... - Chia sẻ: biểu hiện qua những hành động giúp đỡ, chia sẻ về vật chất 0,75 và tinh thần. + Biểu hiện cụ thể: . Cá nhân: ủng hộ, giúp đỡ tiền, quần áo, sách vở; chia sẻ, động viên, an ủi những lúc vui buồn... . Tập thể: xây dựng các quỹ từ thiện “Quỹ vì người nghèo”, “Tết cho người nghèo”, “Quỹ trẻ em nhiễm chất độc màu da cam”... . Dân tộc: ủng hộ, giúp đỡ giữa các quốc gia, dân tộc khi gặp biến cố lớn. ......... ............................................................................................................ * Bàn luận: - Đồng cảm, sẻ chia đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nó có vai trò quan trọng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái, làm cho mối 0,75 quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. - Phê phán: hiện tượng một số người sống thiếu sự đồng cảm, sẻ chia, vô cảm trước những bất hạnh, éo le của người khác. * Bài học: - Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đồng cảm và sẻ chia trong cuộc sống. 0,25 - Cần tích cực rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách, có những hành động cụ thể biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia của mình với mọi người
  4. Lưu ý:Học sinh cần có dẫn chứng xác thực, phù hợp và chỉ cần nêu được một dẫn chứng tiêu biểu giám khảo cho 0,25 điểm ) Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 3.1 Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh viết đúng yêu cầu của bài văn nghị luận văn học (nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn học). Kết cấu chặt chẽ. Bố cục 3 phần rõ ràng; diễn đạt lưu loát, trôi chảy, có cảm xúc; dùng từ, ngữ pháp chuẩn xác; không mắc lỗi chính tả. ............................................................................................................ ......... 3.2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần đạt được những ý cơ bản sau: ............................................................................................................ ......... * Nêu vấn đề cần nghị luận: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật. 0,5 ............................................................................................................ ......... * Những biểu hiện vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: - Giới thiệu nhân vật: 3 + Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, con nhà (5,0đ) nghèo. 0,5 + Vũ Nương vốn là một người con gái tính tình “thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” nên đã được gia đình Trương Sinh “đem trăm lạng vàng cưới về”. ............................................................................................................ ......... - Từ khi về nhà chồng: là người vợ dịu hiền, thủy chung; người con dâu đảm đang, hiếu thảo; người mẹ hiền hết lòng vì con. + Với vai trò là người vợ: . Biết chồng có tính đa nghi nên hết sức “giữ gìn khuôn phép” để không xảy ra thất hòa, giữ hạnh phúc gia đình. . Ngày tiễn chồng đi lính dặn dò đầy tình nghĩa, không mong vinh hiển, chỉ mong chồng trở về “mang theo được hai chữ bình yên”; cảm thông những vất vả, nhiều thiếu thốn, khó khăn, nguy hiểm của chồng phải chịu đựng nơi chiến trường. . Khi xa chồng, luôn nhớ mong da diết, hết sức thủy chung, “Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng. . Khi chồng trở về ghen tuông vô cớ, mắng nhiếc và đánh đuổi đi nhưng nàng vẫn cư xử chừng mực, dùng lời nhẹ nhàng thanh minh cho 1,5 mình. . Khi không thanh minh được, nàng đã dùng cái chết để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình. . Khi Trương Sinh lập đàn giải oan,Vũ Nương đã trở về nói lời tha thứ
  5. cho chồng. Hành động đó của nàng đã thể hiện tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha. ............................................................................................................ .......... + Với vai trò là người con dâu: Vũ Nương rất hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ chồng ốm đau “nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, khi mẹ chồng mất “nàng hết 0,5 lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. ............................................................................................................ ......... + Với vai trò là người mẹ: Vũ Nương một mình sinh con, nuôi con nhỏ với tất cả tình yêu thương của người mẹ và thay cho cả người cha nơi 0,5 chiến trường. ............................................................................................................ .......... => Khái quát chung: - Vũ Nương là một phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát thờ kính mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Đó là những phẩm chất tiêu biểu cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, khắc họa nhân vật độc đáo; 1,0 khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng chi tiết nghệ thuật có yếu tố kì ảo... tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. *Đánh giá ý nghĩa của vấn đề, liên hệ, mở rộng với bản thân. 0,5 Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được cả yêu cầu về kiến thức và kĩ năng song cũng cần linh hoạt với những bài giàu cảm xúc và có tính sáng tạo. ..................................Hết....................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2