intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Vật lí năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Ninh Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Vật lí năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Ninh Bình” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Vật lí năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Ninh Bình

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi chuyên: VẬT LÍ - Ngày thi: 03/6/2023 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 05 câu trong 02 trang Câu 1. (2,0 điểm) Hai vật M và N xuất phát cùng một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 81km, chuyển động thẳng, ngược chiều đến gặp nhau. Biết vật M chuyển động từ A đến B với tốc độ v = 30km/h. Vật N chuyển động từ B về A theo các giai đoạn mà mỗi giai đoạn kéo dài 20 phút, trong đó 15 phút chuyển động còn 5 phút dừng nghỉ; biết giai đoạn một chuyển động với tốc độ v 1 = 10km/h, giai đoạn hai chuyển động với tốc độ v 2 = 2v 1 , giai đoạn ba chuyển động với tốc độ v 3 = 3v 1 ,…, giai đoạn n chuyển động với tốc độ v n = nv1 . a) Tìm khoảng cách giữa M và N sau 40 phút tính từ lúc xuất phát. b) Tìm thời điểm, vị trí của M và N lúc gặp nhau tính từ lúc xuất phát. Câu 2. (2,5 điểm) 1. Cho đoạn mạch điện AB như Hình 1. Trong đó: Rx, Ry là các biến trở, điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể. a) Khi khoá K mở, điều chỉnh . Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch AB và số chỉ của ampe kế. b) Điều chỉnh Rx, Ry để khi khoá K đóng hoặc mở, ampe kế đều chỉ 1A, khi đó tính giá trị của biến trở R x và Ry. 2. Hai khung dây dẫn giống hệt nhau. Mỗi khung gồm một dây dẫn là đường tròn và một dây dẫn là đoạn thẳng. Dây dẫn làm khung là dây đồng chất tiết diện đều, có điện trở trên một đơn vị chiều dài xác định, không có vỏ bọc cách điện, được đặt trên mặt phẳng kim loại dẫn điện tốt (điện trở kim loại không đáng kể) như Hình 2. Đặt vào hai điểm A, B là tâm của hai đường tròn một hiệu điện thế UAB = 1V. Vẽ sơ đồ của đoạn mạch điện AB và tìm hiệu điện thế UCD. Câu 3. (2,5 điểm) Một nguồn sáng điểm S đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm cho ảnh S’. Điểm sáng S và ảnh S’ cách thấu kính lần lượt là d và d’, ta có công thức thấu kính: Khi d = 30cm thì thấu kính cho ảnh S 1. a) Xác định tính chất của ảnh S 1 và khoảng cách từ S đến S 1. b) Cố định S, cho thấu kính chuyển động tịnh tiến ra xa S dọc theo trục chính với tốc độ không đổi bằng lcm/s. - Kể từ khi thấu kính chuyển động, sau thời gian bao lâu thì quỹ đạo chuyển động của S’ không bị lặp lại? - Nếu sau khi thấu kính chuyển động được 10s ta cho thấu kính dừng lại, đồng thời quay thấu kính một góc quanh trục đi qua quang tâm O như Hình 3 thì nhận thấy ảnh S’ có vị trí trùng với ảnh S1. Xác định góc quay của thấu kính. Câu 4. (2,0 điểm) 1
  2. a) Lấy 1kg nước ở nhiệt độ t1 = 220C và 1kg nước ở nhiệt độ t2 = 300C, rồi đổ vào một bình đã chứa sẵn 10kg nước ở nhiệt độ t3 = 140C. Đồng thời cho một dây đốt nóng vào bình và cho hoạt động trong thời gian 2 phút với công suất 420W. Biết rằng bình có nhiệt dung không đáng kể và được bọc cách nhiệt hoàn toàn với môi trường , nước có nhiệt dung riêng là 4200J/kg.độ. Xác định nhiệt lượng Q mà dây đốt nóng đã tỏa ra trong thời gian trên và nhiệt độ của nước trong bình khi đã cân bằng nhiệt. b) Người ta tháo bọc cách nhiệt (ở ý a) rồi thay một lượng nước khác vào bình. Nếu dây đốt nóng hoạt động với công suất 10W thì nhiệt độ của nước trong bình ổn định là 25 0C. Nếu dây đốt nóng hoạt động với công suất 20W thì nhiệt độ của nước trong bình ổn định là 30 0C. Khi không dùng dây đốt nóng, để duy trì nhiệt độ của nước trong bình ở 14 0C, người ta đặt một ống đồng dài xuyên qua bình và cho dòng nước ở nhiệt độ 10 0C chảy qua ống với lưu lượng không đổi. Nhiệt độ của nước trong ống đồng tại vị trí ngay khi chảy ra khỏi bình bằng nhiệt độ nước trong bình. Biết rằng công suất truyền nhiệt giữa bình và môi trường phụ thuộc vào nhiệt độ của nước trong bình (tb) và nhiệt độ của môi trường (tmt) theo hệ thức: P(truyền nhiệt) = với k là hằng số, nước có nhiệt dung riêng là 4200J/kg.độ. Xác định lưu lượng nước chảy qua ống đồng. c) Một bình chứa nước dạng lăng trụ tam giác đều có AC = a, mặt dưới BCC'B' và cạnh trên AA' của bình đặt nằm ngang như Hình 4. Ở thời điểm ban đầu, nhiệt độ của nước tại mặt dưới BCC'B' là t 1 = 100C và nhiệt độ của nước tại cạnh AA' là t 2 = 400C; biết nhiệt độ của nước phụ thuộc vào chiều cao h (tính từ mặt dưới BCC'B') được biểu diễn như đồ thị ở Hình 5. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước trong bình đạt trạng thái cân bằng t0, cho rằng bình không dẫn nhiệt và không hấp thụ nhiệt. Tìm giá trị của t0. Biết trọng tâm của hệ gồm n vật là với xi là tọa độ của vật có khối lượng mi (i = 1, 2, ..., n) đối với cùng gốc tọa độ. Câu 5. (1,0 điểm) Cho các vật và dụng cụ sau: Một cuộn chỉ; một thước đo độ dài; Một thanh kim loại đồng chất khối lượng m, tiết diện đều; Một vật nặng đã biết khối lượng m 0 và biết khối lượng riêng D 0; Một cốc đựng chất lỏng X có khối lượng riêng D < D 0, cốc đủ rộng để có thể chứa hoàn toàn vật nặng trên. Hãy trình bày phương án thí nghiệm đo khối lượng m của thanh kim loại và khối lượng riêng D của chất lỏng X, không cần tính sai số trong thí nghiệm. ------HẾT------ Họ và tên thí sinh: ..........................................................Số báo danh .......................................... Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi thứ nhất:.................................................................................. Cán bộ coi thi thứ hai:..................................................................................... 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2