intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đêm làng cổ

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

58
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làng cổ Phước Tích nhìn trên sơ đồ, sao mà giống y chang cái bào thai. Cái bào thai đã được thai nghén trên năm trăm năm vẫn chưa tới kỳ sinh nở. Một cái bào thai già! Bây giờ tôi tìm NÓ không phải để làm vật minh chứng cho nguồn gốc của một ngôi làng. Tôi tìm nó, để từ đấy dựng nên hình hài của kẻ tôi như đã gặp đâu đó mà không thể nhớ ra. Có thể, thật tội lỗi, tôi sẽ giẫm nát những mạch máu li ti trên cái bào thai già cỗi;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đêm làng cổ

  1. Đêm làng cổ TRUYỆN NGẮN CỦA NHỤY NGUYÊN Làng cổ Phước Tích nhìn trên sơ đồ, sao mà giống y chang cái bào thai. Cái bào thai đã được thai nghén trên năm trăm năm vẫn chưa tới kỳ sinh nở. Một cái bào thai già! Bây giờ tôi tìm NÓ không phải để làm vật minh chứng cho nguồn gốc của một ngôi làng. Tôi tìm nó, để từ đấy dựng nên hình hài của kẻ tôi như đã gặp đâu đó mà không thể nhớ ra. Có thể, thật tội lỗi, tôi sẽ giẫm nát những mạch máu li ti trên cái bào thai già cỗi; hoặc giả cái bào thai sẽ bật tiếng kêu thương vĩnh biệt cõi đời trước lúc xé toạc được cái màng tối đang trùm kín lên ngôi làng cổ. Nhưng tôi phải tìm ra. Nó - cái Linga. * * * Ông trưởng thôn nhậu nhẹt ở đâu về chẳng rõ, mới bảy giờ kém đã vùi vào chăn gối. Thím Trúc đang rửa mớ chén bát vừa dọn cho khách ăn xong, nhướng mắt với tôi: - Rứa rồi đó. Ở nhà chú chỉ giúp được mẹ con thím việc xay bột thôi. Tôi hình dung lại dáng vẻ của trưởng thôn, khi ông trải tấm bản đồ làng cổ Phước Tích phân tích từng chấm nhỏ cho vị giáo sư đáng kính của tôi. Ông ao ước có lại một lò gốm ngày đêm đỏ lửa trong làng; ông ao ước con em của làng Phước Tích sẽ về lại sinh sống trong những ngôi nhà rường tọa lạc giữa khu vườn đang bời bời cỏ dại. Bé Liễu ngồi bên lò bánh ướt dài đến một mét tây, có hai cái nồi đã phủ tấm vải màu đen căng chằng; phía trong cùng còn đặt được thêm ấm nước - chủ yếu để chêm vào nồi tráng bánh. Lò được đắp bằng đất sét, lên nước màu sành tiểu. Tôi đẩy giùm bé Liễu củi vào lò; cái ống thổi bằng điện kêu rẹt rẹt.
  2. Tôi nhớ tới chốn dung thân cuối đời của mệ Rộc, nơi ông thôn trưởng phân cho tôi và vị giáo sư trú nghỉ. Khi chúng tôi đến, mệ Rộc nhường cho ngôi nhà rường ba gian hai chái, mệ ngủ dưới bếp. Đã hàng chục năm mệ ở vậy một mình. - Ờ, mà sao thanh niên đi hết thế nhỉ? - Ở làng không có việc làm. Làng bé đâu có ruộng! Ngày trước làm gốm, làng mô cũng tới Phước Tích vay lúa, nay thì… đi vay lúa người ta. Bé Liễu ngưng tráng bánh, vén tấm vải căng trên nồi xem mực nước, hơi nóng phụt lên. - Mùa ni còn thích ngồi, chứ mùa nắng… thôi tội. Mỗi lần thăm nước là lột da mặt luôn. Nói vậy chứ tôi thấy bé Liễu khá vui vẻ và hoạt bát với công việc đang làm. Tôi để ý hàng trăm lần bé Liễu đổ vá bột lên mặt vải; chỉ dăm lần xoa là chiếc bánh tròn vo. Tôi lại đẩy những thanh củi có đoạn than đỏ dài ngưỡng hai mươi phân vào lò; vài phút sau thì nồi phía ngoài trào nước. Bé Liễu vội bỏ chiếc bánh ướt ở nồi trong chạy ra vườn xé một miếng lá chuối tươi vào bặn ở thành nồi chỗ thông hơi, nửa trong nửa ngoài, lập tức nước trụt xuống. Tôi không hiểu cái mẹo quá hữu ích mà đơn giản ấy. Bé Liễu dỡ vung nồi phía trong, chiếc bánh qua giai đoạn phồng rộp, đã dính lên mặt vải. - Bánh chưa chín cuốn hắn không được mà chín in ri cuốn hắn cũng không được, gãy hết. Tôi nghĩ tới "thủ phạm" là thanh củi tròn tròn, có đoạn than đỏ dài ngưỡng hai mươi phân mà tôi đã đút vào lò lúc chưa cần thiết. Bé Mai bước vào từ cửa bếp, làm tôi sững sờ. Một thiếu nữ da trắng ngần ngà, khuôn mặt hơi bầu… toát vẻ đẹp huyễn hoặc như linh hồn trong những ngôi nhà cổ. Bé Liễu mải lo tráng bánh, không bắt được nỗi xuyến xao của tôi. - Em của bé đó, nó học mười hai. Tiếng thím Trúc sai bé Mai: - Cuốn cho khách năm ngàn con. - Dạ.
  3. Bé Liễu bảo tôi ngay: - Anh lại coi bé Mai cuốn bánh kìa. Bé Mai cuốn bánh đẹp lắm, nhanh lắm. Tôi ngồi xuống ghế, bé Mai đứng cuốn bánh. Những ngón tay thon nhỏ lướt trên bề mặt chồng bánh ướt để tìm múi; cuốn đều chẳng khác người ta cuốn ram. Tôi nhìn mê mẩn những ngón tay trắng nõn của bé Mai. - Bánh ướt có mỏng mới ngon… đều tốn công, khó cuốn. Đổ dày mỏng gì khi bán cũng cân lên thôi. Ai dại đổ mỏng cho lâu anh. Bé Liễu chợt ý kiến: - Sớm mai anh ăn bánh ướt nghe! Tôi gật đầu, và thầm hy vọng đấy sẽ là những chiếc bánh do chính tay bé Mai cuốn. Với tôi, bé Mai là cả một tác phẩm màu hồng. Từ ngón tay, làn môi cho tới… tất tật đều hồng thắm như màu hoa ti gôn. - Hai chị em có thích hoa ti gôn không? Bé Liễu hơi lặng trên nét mặt, thay cho ba chấm ở đầu câu trả lời. - Mấy năm trước nguyên cả một giàn trước hiên tê. Sau hắn tự chết, ba bé phá giàn lợp biarô luôn. Năm ni không biết răng hắn lại mọc. - Anh thấy như rứa cũng đẹp. Cứ để nó leo tự nhiên dọc hàng rào vậy đi. - Thì chừ mô còn giàn nữa anh. Mà cây cối lạ anh hi. Cây thị làng em từ trước nay mần chi có quả. Năm ngoái tự dưng quả nhiều hơn lá, đến khi chín thì thơm lựng cả làng. Đêm nằm hắn xông lên tận óc, nỏ ngủ được luôn. Ai cũng nói: nhờ người ta phát hiện ra làng cổ, hắn mừng. Bé Liễu trầm hẳn xuống, nét vui tươi ban đầu đã lặn mất tăm trên khuôn mặt. Nó gợi tôi nhớ đến dăm bảy khuôn mặt buồn lơ lớ mỗi chiều soi mình vào những ngôi nhà cổ. Vị giáo sư và tôi tới đây vào chập tối hôm qua. Mệ Rộc không buồn không vui, lẳng lặng mở cửa ngôi nhà rường một trăm năm mươi bảy tuổi "mời bác và cậu vào ngủ". Sự tĩnh
  4. lặng đến mức tuyệt đối của ngôi làng đã đánh cuộc với tôi đến một giờ sáng. Tôi khiếp đảm sự tĩnh lặng đó. Sáng ra, tôi vừa mở cửa đã thấy mệ Rộc. - Mệ sắp đi chợ à? - Mô. Có mấy chục quả vả, định gửi cho con mụ Lê bán sỉ giùm. Té hắn đi mất xác khi chưa tỏ mặt cậu ơi. Hắn bợ đèn hắn đi mà vẹ. Tôi theo vị giáo sư đi khảo sát ngôi làng, và cả chiều nay, tuyệt nhiên không gặp một bóng thanh niên, không có một cụ ông hay một đứa trẻ nít. Những bà già, trong đó có mệ Rộc, cứ mỗi chập tối lại… nêm tiếng thở dài giữa ngôi nhà rường ken đặc tháng năm. * * * Không một vết tích về cái Linga. Một ngày oan uổng. Sau bữa tối; sau hơn một giờ ngồi "thiền" trước tấm bản đồ làng cổ Phước Tích trong ngôi nhà rường của ông trưởng thôn, vị giáo sư già nua, chậm chạp gỡ kính, dụi ngón tay trỏ vào hai mắt, sau thì vuốt mặt rồi úp hai bàn tay vào mặt cúi gục một lúc. - Ta về thôi em! Tiếng vị giáo sư nhỏ nhưng thanh, gọn gàng lọt vào lỗ tai tôi dưới bếp. Tôi đã thất kinh một đêm rồi, nay mới tám giờ, về ngôi nhà mệ Rộc; vị giáo sư còn giành lấy cái bàn làm việc thêm vài ba tiếng, rồi thì ngủ như em bé. Còn tôi, về đó giờ này có mà… tế ma! Ở nhà trưởng thôn có ti vi, có hai bé một học một tráng bánh mèm cũng phải đến mười giờ, nghĩa là đầy đủ điều kiện để tôi làm mệt cơ quan thần kinh não bộ. - Dạ… - tôi rủ rỉ với vị giáo sư đáng kính - Thầy cứ về làm việc trước đi. Em không làm gì, ngủ sớm không được. Vị giáo sư tỏ ra rất hào phóng: - Ờ. Vậy cậu về sau. Mà, cậu chưa có ý tưởng gì à? - Dạ, chưa… Nhưng mà theo em, muốn xác định cho rõ nguồn gốc của làng nhất thiết phải khai quật cồn Trèng. Nếu đấy là di chỉ Chămpa…
  5. Vị giáo sư đăm chiêu, khẽ gật đầu. Thím Trúc cầm cái đèn pin sạc điện trao tận tay cho vị giáo sư, nói: - Hay để con đưa thầy về? - Không cần đâu. Tôi tự về được. - Rứa thì thầy ra đó cứ đi thẳng. Làng ni nếu đừng có lùi lại, đi mấy rồi cũng trở về đầu làng thôi. Khỏi lo lạc. Vị giáo sư hẳn không muốn khó dễ với một cộng sự năng nổ như tôi. - Thế này nhé. Sáng mai cậu mượn mệ Rộc cái rựa. Các di chỉ Chăm ở đây cậu biết rồi chứ? - Dạ rồi. - Vậy thì cứ thế mà tiến hành. Cậu phải chịu khó, chứ trong làng không có đứa thanh niên nào để mà nhờ cậy cả. Anh trưởng thôn thì mai sẽ cùng tôi đi hội thảo phục hồi nghề gốm cổ truyền. - Dạ… nói thực, em thấy cả làng giờ chỉ còn hai mệ là nghệ nhân sót lại mà đã trên bảy mươi. Còn cái lò gốm thì đã toe loe… Vị giáo sư không nói gì, hướng vào đêm, vuốt mặt. Ông có cái tật xấu hay vuốt mặt. Rồi, ông chầm chậm hút về phía sông Ô Lâu, bước trên con đường viền của cái bào thai già. Tiếng nôốc máy chở cát sạn vớt từ thượng nguồn chạy qua đoạn sông trước ngõ nhà trưởng thôn ầm ồ hồi dài. - Đêm qua anh ngủ không được à? Tôi nhìn bé Liễu, săm soi… - Bé thấy ai về làng cũng đều van khó ngủ cả. Hay anh ngủ lại nhà bé. Nhà trên không ai ngủ cả tề. Thím Trúc đi ngang, tiếp lời con:
  6. - Ngủ lại đây đi cho khỏe. Hồi nữa về nhà mệ Rộc xa mà không có đèn nữa. Từ năm ngoái đến chừ, biết mấy người đã ngủ lại nhà thím. Tôi chùng lại suy nghĩ... nhận ra sợi buồn u uẩn hằn trên khuôn mặt như đã trôi qua thời son nữ của bé Liễu. Tôi ngờ nó đang hướng về phía tôi; dụi vào ngực tôi bao nhiêu là nước mắt... - Anh có sợ ma không - Không! - Anh biết răng nhà trên không ai nằm không? Tôi hơi sợ. Bé Liễu buồn bã: - Một lần ba bé mơ thấy bà nội ngủ gật, chấn đầu vào lò bánh… Lần ba bé mơ vấp phải cái hũ gốm dợ… Năm ngoái tổ chức phéttivan, ba bé mượn cái hũ dợ của mệ Rộc để trưng bày gốm Phước Tích qua các thời kỳ cho khách tham quan. Hết hội, chưa kịp trả thì bị mất. Mà hũ dợ đào mô ra mà đền anh. Mẹ Rộc cứ một hai đi kiếm về trả cho tui… Từ dạo đó đến giờ, ba mẹ bé chuyển xuống ngủ ở nhà dưới. Tôi nhìn chằm chằm vào bé Liễu, một chút xúc động… Tôi đứng dậy trở về với mệ Rộc. Tôi ngập ngừng bước, song không cách nào khác là phải dấn thân vào bóng tối. Đêm nay không hề có chuyến nôốc máy nào chạy dọc sông Ô Lâu. Một vài con đom đóm lập lòe như ma trơi. Tôi nhìn lên bầu trời để xác định đường đi. Ngôi nhà mệ Rộc nằm góc nào? Có mùi nhang, hẳn từ trong một ngôi miếu quay mặt. Bước thêm độ vài trăm mét nữa thì, tôi bị lạc! Tôi lạy trời khấn đất, làm sao mình đừng lạc tới ngôi miếu sát bên gốc thị già rỗng ruột. Tôi thầm nguyền rủa ngôi làng… như cái nghĩa địa! Mình đang đứng ở đâu trên cái bào thai tra cố đế? Dòng Ô Lâu bao quanh làng là nguồn sống của cái bào thai chưa thành màu máu. Tôi còn thấy bóng dáng mình ở đó. Con đường vào làng sắp được lát gạch Bát Tràng chỉ cách bờ
  7. sông có vài ba chục thước. Dải đất từ đầu làng chạy dài cho tới bến Sầu Đông - là đoạn cuối của những ngôi nhà cổ - chen chúc nhau loài hoa dại có tên gọi đề mương. Hoa tròn, nhỏ bằng ngón tay, chĩa lên hồng rực như giấc mơ của tình yêu thời nõn lá. Ngày đầu tôi cứ ngỡ nó được trồng trỉa để tôn thêm vẻ đẹp cho không gian làng cổ, bởi hoa đề mương thi thoảng tôi vẫn gặp một vài cây ở các nhà thờ họ, đền đài. Nơi đây, chỉ cần bỏ công nhổ đi loài cỏ mọc chung với nó, sẽ thành một thảm hồng mỏng mềm nhung lụa. Tôi rẽ rừng hoa đi về phía bến sông Ô Lâu. Hình bóng cô dâu ngồi trên chiếc đò, được trai làng dồn sức đẩy một cú, lênh đênh giữa khói sóng... hướng về bờ bên kia làm phận gái. Những ngôi nhà rường Phước Tích đều hướng mặt ra dòng Ô Lâu thăm thẳm ký ức. Nay thì những mệ già, chiều chiều lại ngồi trước cửa đặt tay lên gối, ngó mặt ra sông để hoài niệm về thì con gái xa xăm. "Mụ Rộc này, mụ Thó này, mụ Duối…", bé Liễu đã liệt kê cho tôi dãy dài tên tuổi những "chậu" phòng không cho tới kỳ bông tàn nhụy héo. "Mụ mô cũng chậu cả". "Chậu…?" Bé Liễu thẹn thùng cười với tôi: "Chậu bông a nờ… là đẹp ấy." Tôi mới thoáng hiểu ra, bé Liễu đã đặt dấu chấm lửng đầu tiên lên đời mình: "Mẹ bé bảo, mấy mệ trước đẹp… hơn bé nhiều." Tôi lại lần theo những con đường làng chi chít mảnh gốm mảnh sành Chăm. Nó, ở đâu trên cái bào thai… cố đế?! Tôi nhẹ nhàng thả mình xuống giường do mụ Rộc trải nệm. Nhớ khuôn mặt bé Mai - khuôn mặt công chúa được sinh ra và lớn lên ngoài vành phong tỏa kinh đô. Một công chúa dịu hiền trở về dưới tàng cây thị sau ngàn năm ruỗng lòng chờ đợi; là giấc mơ hồng khẽ luồn qua trái tim tôi giữa lòng đêm trong ngôi nhà cổ... … Hắn giấu chiếc ba lô bên cửa miếu. Gió hơi lạnh. Hắn chủ động cởi chiếc áo khoác thả xuống vô hồn rồi lại nhặt lên móc gói thuốc trong túi, đoạn úp mặt vào góc miếu. Vầng sáng nhỏ xíu mọc lên từ chiếc bật lửa ga không có vành inốc chắn gió, soi chưa tỏ mặt
  8. chữ Nhântrên ngôi miếu còn nguyên bộ móng Chăm. Chấm đỏ gần môi hắn tăng giảm độ sáng như một que nhang trước gió. Đêm tối lạ kỳ. Hắn đi lại trên sân miếu, một lúc thì bước qua thành sân, ngây ra tựa vào thân cây thị. Những lớp vỏ mục bấn ra giữa lòng tay hắn. Hắn rờ rận… Cái lư hương ai đó gắn vào hốc thị rơi xuống... Mắt hắn long lên quan sát. Ánh đèn từ một khúc quanh của con đường làng xuyên ra cắt nham nhở từng mảng đêm rơi xuống, vụn vỡ như muôn mảnh gốm sau cơn giận dữ. ...Người con gái vùng mình khỏi vòng tay hắn nhưng không chạy, trấp mặt vào bức tường tâm linh đã có dấu hiệu rạn nứt... Tôi tỉnh dậy, mơ hồ mộng mị. Gốc miếu, hốc thị già, bóng đêm, chấm đỏ, tiếng lảm nhảm của người con gái… Vẫn còn đêm. Tôi trở ra ngồi ở chiếc bàn trên thềm nhà. Mới bốn giờ, trời còn tối hơn tiếng đồng hồ nữa. Hơi cúi, tôi thử chắp nối những đoạn ảo ảnh rời rạc... Tôi chợt nảy ra một "ý tưởng"... thực hiện những bước chân về phía chợ Mỹ Chánh. Nếu tính ở thời điểm đó, bé Mai sẽ kẽo kẹt gánh bánh ướt sau khoảng ba mươi phút. Tuyệt nhiên chưa có ai trên đường, tôi cứ bước, nhằm hướng chợ. Đường lộ đã được rải nhựa, hai bên, tôi vẫn gặp một vài cái miếu khá lớn, ẩn dưới tàng cây rậm rạp. Tiếng máy nôốc nện mặt sông Ô Lâu đanh lại. Phía trước, trên cầu Mỹ Chánh, hai vệt trắng đang lập lờ tiến tới… Tôi hình dung quang gánh đặt trên đôi vai mềm mỏng của bé Mai đang theo sau lưng mình để trấn an. Kể từ đời bà nội, gánh bánh ướt chừ oằn lên như những đường rui, oằn xuống bởi lực khí âm dương phủ dày trên từng mái ngói của hàng chục ngôi nhà rường cổ kính. Chợ Mỹ Chánh đã có vài nơi đỏ điện. Tôi né ánh sáng, vòng vèo qua những cái sập gỗ đã được khóa cẩn thận. Bé Mai giờ chắc đã gánh hàng bánh ướt được nửa đường. Thực tình hồi nãy tôi định chờ bé Mai ngoài cửa, sau nghĩ chưa phải lúc. Mình còn ở đây khá dài. Tôi ngồi trên cái sập trong bóng tối của tàn đêm, chỗ nhìn rõ hàng bánh ướt của thím Trúc. Lát nữa, bé Mai không thể thấy tôi nhưng tôi sẽ nhìn rất rõ mọi nét ngài của bé
  9. Mai. Đằng kia, dì bán bún xuất hiện, đổ một rá nào sườn, nào lết, nào ngoéo vào nồi nước xáo nổi lớp "phù sa" dày cộp. Xéo qua góc chợ, vài hàng rau quả lẫn lộn với tạp hóa đã lục đục soạn ra từ trong cái sập lớn. Muỗi. Khoảng năm giờ hơn, một đôi quang gánh tiến vào cổng chợ phụ rồi đặt ngay xuống hàng bánh ướt của thím Trúc. Lạ chưa, không phải bé Mai. Là một thanh niên có tuổi. Hắn đặt gánh xuống thì vừa lúc bé Mai theo vào. Tôi rướn người về phía trước cố nhìn mặt hắn ta. Trời! Sao quen quen... (!?) Thấy mình ló ra giữa một luồng sáng, tôi thụt người lại; tụt khỏi sập, xỏ chân vào dép thè thẹ bước miên man trong vùng tối... ... Trong đầu hắn cho tới lúc đó còn lảng vảng thân hình bé bỏng của thiếu nữ đồng trinh… Hắn đặt bàn tay lên vai người con gái. Thời gian đang hối thúc hắn hành động theo chương trình đã định sẵn. "Đừng!". "Tại sao?". "Không được!"… - Em còn giữ cho ai nữa? - Cho anh… - Thì anh đây! - Không… * * * Vị giáo sư trầm ngâm. Trọng trách đang đặt nặng lên cái đầu nháng bóng của ông. - Mai mình với cậu, ta tới xác định lại cái Yoni, xem có thật… Lạ là không có Linga? Ở đây hầu như không ai biết đến mặt mũi nó. - Cái miếu nhỏ đặt trước Yoni, nếu theo mô típ trên mái thì là của Chăm. Mà cái ngoài gốc cây thị cũng giống vậy, chỉ to hơn. Cả hai đều đã được làm lại, sử dụng văn hoa nhà Nguyễn nhưng nó vẫn giống Chăm.
  10. - Muốn biết thì cũng dễ thôi: đào cái móng miếu lên tìm xem có viên gạch Chăm nào không. Theo mình là còn. Chỉ khó là bởi lệ làng… chưa cho phép! Tôi im lặng nhìn ra khoảng không đen kịt ngay trước sân nhà mệ Rộc. “Cậu phải gắng tìm cho ra. Ở bất kỳ một vùng đất hay ngôi làng nào, đã có Yoni chắc chắc có Linga. Chỉ là, khuất lấp đâu đó thôi. Phải gắng…". Lời vị giáo sư cứ chao lộn trong óc tôi. Và tôi cứ chao lộn giữa cái bí hiểm mờ xa của ngôi làng cổ... Trong rất nhiều bức ảnh được trí não tôi chộp lại hôm nay, pô Yoni là sắc nét nhất. Nó cận cảnh tới mức có thể nhìn thấy độ nháng nhầy của nước Thánh!...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2