intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DEPAMIDE (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TƯƠNG TÁC THUỐC - Depamide làm tăng hiệu lực các thuốc hướng thần, thuốc an thần, hay thuốc chống trầm cảm, do vậy làm tăng tác dụng phụ nếu không giảm liều dùng. - Phối hợp Depamide và lithium không làm ảnh hưởng tới nồng độ lithium huyết tương. - Phenobarbital, primidone : phối hợp với phenobarbital và primidone sẽ đưa đến tác dụng an thần. Cần kiểm soát lâm sàng trong 15 ngày đầu để chỉnh liều. - Phenytoin : Depamide làm giảm nồng độ phenytoin toàn phần huyết tương, làm tăng phenytoin tự do có thể đưa đến triệu chứng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DEPAMIDE (Kỳ 2)

  1. DEPAMIDE (Kỳ 2) TƯƠNG TÁC THUỐC - Depamide làm tăng hiệu lực các thuốc hướng thần, thuốc an thần, hay thuốc chống trầm cảm, do vậy làm tăng tác dụng phụ nếu không giảm liều dùng. - Phối hợp Depamide và lithium không làm ảnh hưởng tới nồng độ lithium huyết tương. - Phenobarbital, primidone : phối hợp với phenobarbital và primidone sẽ đưa đến tác dụng an thần. Cần kiểm soát lâm sàng trong 15 ngày đầu để chỉnh liều. - Phenytoin : Depamide làm giảm nồng độ phenytoin toàn phần huyết tương, làm tăng phenytoin tự do có thể đưa đến triệu chứng quá liều. - Carbamazepine : Valpromide làm tăng tác dụng độc của carbamazepine. Cần kiểm tra lâm sàng khi bắt đầu phối hợp thuốc và chỉnh liều khi cần. - Lamotrigine : Valproic acid làm giảm chuyển hóa và tăng thời gian bán hủy trung bình của lamotrigine, do vậy phải chỉnh liều lamotrigine.
  2. - Zidovudine : Valpromide làm tăng nồng độ zidovudine trong huyết thanh và tăng độc tính của zidovudine. - Các thuốc chống động kinh có tác dụng cảm ứng men (phenytoin, phenobarbital, carbamazepine) làm giảm nồng độ acid valproic huyết tương. Cần chỉnh liều khi phối hợp thuốc. - Felbamate : làm tăng nồng độ acid valproic huyết tương, do vậy phải chỉnh liều valpromide. - Mefloquine : làm tăng chuyển hóa acid valproic và có khả năng gây động kinh, do vậy khi phối hợp chúng có khả năng gây cơn động kinh. - Phối hợp với các chất gắn kết mạnh với protein (aspirin) làm tăng nồng độ acid valproic tự do trong huyết tương. - Cần kiểm soát prothrombine khi dùng chung với các kháng đông lệ thuộc vitamine K. - Cimetidine hay erythromycin làm tăng nồng độ acid valproic trong huyết tương (do giảm chuyển hóa tại gan). TÁC DỤNG NGOẠI Ý Vì chất biến dưỡng chính của valpromide là acid valproic, nên tác dụng phụ của valproate sodium có thể xảy ra trong lúc dùng Depamide.
  3. - Các tác dụng phụ về gan rất hiếm : tăng nhẹ các men gan thoáng qua và đơn thuần không kèm theo triệu chứng lâm sàng. Cũng có vài trường hợp gây viêm gan. - Nguy cơ gây quái thai (xem phần Lúc có thai). - Rối loạn thần kinh : lú lẫn, mộng mị, hôn mê, an thần, nhược trương lực, run rẩy. - Rối loạn tiêu hóa : buồn nôn, đau thượng vị, thường biến mất sau vài ngày điều trị. - Hệ máu : giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu hay giảm cả ba dòng. - Tăng amoniac máu : trung bình và đơn thuần, không kèm theo thay đổi chức năng gan, không cần ngưng điều trị. - Phản ứng da : nổi ban, hoại tử thượng bì, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng. - Rụng tóc, tăng cân nặng. LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG Với hàm lượng viên 300 mg bao tan trong ruột, Depamide được chỉ định điều trị cho người thành niên và trưởng thành.
  4. Liều đề nghị theo từng chỉ định : Rối loạn khí sắc : - Cơn hưng cảm : Liều khởi đầu : 4-6 viên. Liều duy trì : 2-4 viên. - Cơn trầm cảm : Liều khởi đầu : 1-3 viên. Liều duy trì: 2-4 viên. Điều trị hỗ trợ động kinh với biểu hiện tâm thần : Trạng thái gây hấn : trung bình 2-6 viên, liều chia làm 2 lần mỗi ngày, sáng và tối, tốt nhất là uống vào bữa ăn. Khởi đầu điều trị : - Nếu Depamide được kê toa đơn độc, có thể cho liều cao ngay từ đầu hay tăng liều dần mỗi 2-3 ngày.
  5. - Nếu bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc hướng thần khác, phải tăng liều Depamide từ thấp đến liều đa sau 2 tuần, đồng thời giảm dần liều của thuốc kia xuống còn 1/2 hay 1/3 liều khởi đầu. QUÁ LIỀU Triệu chứng quá liều bao gồm hôn mê từ nhẹ đến hôn mê sâu, nhược trương lực cơ, giảm phản xạ, co đồng tử, suy hô hấp. Các triệu chứng này có thể thay đổi và khi quá liều nặng có thể có co giật. Điều trị triệu chứng : rửa dạ dày vẫn có ích sau khi dùng thuốc 10-12 giờ, giám sát tim và hô hấp. Thường thì quá liều có thể qua khỏi trừ trường hợp ngộ độc với liều quá cao có thể đưa đến tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2