intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di sản phương Tây tại Đông Nam Á: Phương pháp - công cụ và dự án thực tiễn

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của cuộc tọa đàm lần thứ ba với chủ đề "Di sản phương Tây ở Đông Nam Á: Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn" là so sánh những kinh nghiệm cụ thể tại nhiều thành phố khác nhau trong khu vực Đông Nam Á. Việc chia sẻ các cách làm hay nhằm hiểu rõ hơn những tiến bộ trong các dự án bảo tồn di sản kiến trúc phương Tây và từ những cách làm tốt sẽ đánh giá những công cụ cần áp dụng để thực hiện được một chính sách phát huy giá trị những di sản này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di sản phương Tây tại Đông Nam Á: Phương pháp - công cụ và dự án thực tiễn

Tổng hợp nội dung tọa đàm<br /> 15 /16 - 6 - 2015<br /> 50 Đào Duy Từ, Hà Nội<br /> <br /> Lời tựa<br /> Cuộc tọa đàm này là hội thảo thứ ba trong chuỗi hội thảo<br /> do Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị (PADDI – cơ<br /> quan hợp tác giữa Vùng Rhône-Alpes và Thành phố Hồ<br /> Chí Minh) và Dự án hợp tác Phát triển đô thị Hà Nội –<br /> Île-de-France (IMV – cơ quan hợp tác giữa Vùng Île-deFrance và Thành phố Hà Nội) khởi xướng với sự hỗ trợ<br /> của Quỹ Tương trợ ưu tiên (FSP) dành cho di sản miền<br /> nam Lào (của Bộ Ngoại giao và Hợp tác châu Âu Cộng<br /> hòa Pháp). PADDI và IMV là hai cơ quan hợp tác cấp địa<br /> phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của<br /> TP Hồ Chí Minh và Hà Nội để soạn thảo và áp dụng các<br /> chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản bên<br /> cạnh nhiều hoạt động trong các lĩnh vực hợp tác khác<br /> liên quan đến đô thị. Hai cuộc tọa đàm trước đã được tổ<br /> chức vào tháng 03 và tháng 11/2014 tại TP HCM. Hội<br /> thảo thứ nhất nhằm mục tiêu đánh giá vai trò của di sản<br /> tại các thành phố lớn của các nước đang phát triển và<br /> trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng với tiêu đề<br /> « Dung hòa giữa bảo tồn di sản và phát triển : những<br /> công cụ nào phục vụ cho việc bảo tồn di sản tại TP<br /> HCM ? ». Hội thảo thứ hai đi sâu hơn vào các công cụ<br /> thống kê, xếp hạng và quản lý pháp quy với tiêu đề<br /> « Bảo tồn di sản : xếp hạng, các công cụ pháp quy<br /> và quá trình thực hiện ». Loạt hội thảo này phản ánh<br /> thực tiễn ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện đang<br /> lập và áp dụng các chính sách bảo tồn di sản trong<br /> những lĩnh vực giàu tiềm năng. Các hội thảo có nội dung<br /> khác nhau đều tổng kết kinh nghiệm của các đô thị ở<br /> Việt Nam và Đông Nam Á, nhất là trong khuôn khổ các<br /> dự án hợp tác cấp địa phương. Vì vậy, những hội thảo<br /> này tạo thuận lợi cho các chuyên gia trao đổi kinh nghiệm<br /> và thúc đẩy hình thành mạng lưới kết nối giữa các đại<br /> biểu tham gia.<br /> Mục tiêu của cuộc tọa đàm lần thứ ba với chủ đề « Di<br /> sản phương Tây ở Đông Nam Á : các phương pháp<br /> – công cụ và dự án thực tiễn » là so sánh những kinh<br /> nghiệm cụ thể tại nhiều thành phố khác nhau trong khu<br /> vực Đông Nam Á. Việc chia sẻ các cách làm hay nhằm<br /> hiểu rõ hơn những tiến bộ trong các dự án bảo tồn di sản<br /> kiến trúc phương Tây và từ những cách làm tốt sẽ đánh<br /> giá những công cụ cần áp dụng để thực hiện được một<br /> chính sách phát huy giá trị những di sản này. Đó có thể<br /> là các công cụ kỹ thuật hay hành chính, pháp lý, học<br /> thuật, ...<br /> <br /> Một số dự án được giới thiệu sẽ phát huy giá trị kinh<br /> nghiệm của các chuyên gia Pháp trong lĩnh vực quản lý<br /> di sản kiến trúc, đô thị và cảnh quan, đặc biệt qua các dự<br /> án hợp tác cấp địa phương (Lyon/TP HCM, Hà Nội/Toulouse, Hà Nội/Île-de-France), công cụ thực sự để phát<br /> triển đô thị, từ đó xây dựng những dự án thí điểm và<br /> những hoạt động mà các cơ quan đối tác Việt Nam<br /> thường gặp khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của<br /> chuyên gia quốc tế.<br /> <br /> en Asie<br /> <br /> du Sud-Est<br /> <br /> Patrimoine<br /> occidental<br /> Méthodes-outils<br /> et projets opérationnels<br /> <br /> Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br /> <br /> 2<br /> <br /> Bối cảnh<br /> Tại Việt Nam, ngay sau khi giành độc lập, những tòa nhà<br /> được xây dựng thời thuộc địa đã được bố trí dành cho<br /> các cơ quan của chính quyền mới. Một sự tiếp nối về<br /> công năng sử dụng theo phương châm thực dụng và<br /> kinh tế thời chiến. Do đó, các trường học thời Pháp vẫn<br /> tiếp tục được sử dụng làm trường học, Tòa đốc lý trở<br /> thành trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, nhà<br /> bưu điện vẫn giữ nguyên chức năng, Phủ Toàn quyền<br /> trở thành Phủ Chủ tịch… Việc duy trì công năng trong<br /> các tòa nhà như vậy đã tạo thuận lợi cho việc các công<br /> trình được nhìn nhận như một yếu tố riêng trong văn hóa<br /> của người Việt. Kiến trúc phương Tây thời thuộc địa<br /> không bị trở thành một đối tượng phải phá bỏ theo hệ tư<br /> tưởng mà trái lại, trong một giai đoạn cần phải củng cố<br /> tinh thần dân tộc, sự hiện diện của kiến trúc phương Tây<br /> đã trở thành một phương tiện thể hiện sự khác biệt nhất<br /> định so với những quốc gia láng giềng trong quá khứ<br /> không phải trải qua thời thuộc địa của một cường quốc<br /> châu Âu. Do đó, giá trị kiến trúc và quy hoạch đô thị<br /> của thời kỳ thuộc địa là những ưu điểm không cần<br /> phải chứng minh. Tuy nhiên, việc bảo vệ những giá<br /> trị này vẫn còn mang tính sơ khai và vẫn chịu ảnh<br /> hưởng nhiều từ những lợi ích kinh tế của các nhà<br /> đầu tư bất động sản.<br /> Với cách làm hợp lý và có phương pháp, các cơ quan<br /> chức năng ở cấp trung ương và địa phương đã chỉ đạo<br /> phân loại và bảo vệ những công trình tiêu biểu của văn<br /> hóa Việt Nam như đình, đền, chùa, những quần thể kiến<br /> trúc có giá trị… Di sản này chủ yếu là những công trình<br /> xây dựng bằng gỗ, chịu ảnh hưởng rất nhiều của « nền<br /> văn minh thực vật » mà các nhà nhân chủng học đã xác<br /> định tại khu vực Đông Nam Á. Những kiến thức và hiểu<br /> biết liên quan đến kiến trúc truyền thống của Việt Nam<br /> đã được phát triển tới một trình độ rất cao với việc tiếp<br /> thu các kỹ thuật và hình thái truyền thống của khung nhà<br /> gỗ, các chi tiết và cách thức lắp dựng. Nếu đâu đó còn<br /> có những dự án trùng tu chưa đúng với những kinh<br /> nghiệm đó thì chủ yếu chỉ do công tác quản lý kém, chỉ<br /> đạo kém hoặc do những hạn chế về kinh phí.<br /> Vả lại, những kiến thức và hiểu biết về kiến trúc và<br /> quy hoạch đô thị thời thuộc địa chưa đạt được trình<br /> độ tương ứng như đối với kiến trúc truyền thống<br /> Việt Nam. Có rất nhiều cuốn sách viết về kiến trúc cổ<br /> Việt Nam như về các ngôi chùa, đình hay phủ điện.<br /> Những nghiên cứu về kiến trúc bản xứ cũng không kém<br /> <br /> phần phong phú như nghiên cứu về loại hình nhà ở<br /> nông thôn, kiến trúc gỗ với các dạng khung nhà phức<br /> tạp, các phong cách và hình thái khác nhau với những<br /> trường hợp tham chiếu rất tiêu biểu. Trong khi đó vẫn<br /> còn thiếu rất nhiều nghiên cứu về kiến trúc thời thuộc địa<br /> của các chuyên gia Việt Nam (ngoài một số cuốn sách<br /> của Đặng Thái Hoàng, Trần Hùng và Nguyễn Quốc Thông) và cả chuyên gia Pháp (tuy cũng có một vài tên tuổi<br /> như Christian Pédelahore, Arnaud Le Brusq, France<br /> Mangin và Caroline Herbelin).<br /> Ngoài những kiến thức khoa học liên quan đến di sản<br /> thời thuộc địa, các cơ chế hành chính và kỹ thuật cần<br /> thiết để triển khai các dự án trùng tu đối với loại hình<br /> di sản này cũng vẫn còn rất sơ sài và chưa đủ hiệu<br /> quả. Ví dụ, không phải tất cả những công trình lịch sử đã<br /> được xếp hạng và thuộc quyền quản lý của Bộ Văn hóa<br /> – Thể thao – Du lịch đều được lập hồ sơ một cách đầy<br /> đủ (vẽ ghi kiến trúc, đánh giá kết cấu, hiện trạng…).<br /> Cuối cùng, những hiểu biết và kỹ thuật nghiên cứu cũng<br /> như bảo tồn các công trình xây dựng bằng vật liệu gạch<br /> đá chưa phát triển mạnh như với những công trình xây<br /> dựng bằng gỗ : các phương pháp thống kê và vẽ ghi<br /> không được kiểm soát tốt, các chương trình đào tạo<br /> chuyên ngành chưa có, khó xác định được các chuyên<br /> gia trong lĩnh vực này, vẫn còn ít doanh nghiệp có khả<br /> năng cung cấp những vật liệu phù hợp cho các dự án<br /> trùng tu và việc tìm kiếm ngân sách cho những nghiên<br /> cứu sơ bộ thực hiện dự án trùng tu chưa thực sự được<br /> chính quyền cũng như các nhà đầu tư tư nhân chú ý.<br /> Tuy nhiên, đã có nhiều dự án được triển khai cho<br /> thấy nhận thức về những cơ hội liên quan đến di sản<br /> kiến trúc phương Tây hoặc thời kỳ thuộc địa. Tại Hà<br /> Nội, dự án trùng tu Nhà hát Lớn năm 1997 nhân dịp Hội<br /> nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ cho đến nay vẫn là một dự<br /> án tiêu biểu và mẫu mực. Tại TP HCM, những tranh luận<br /> gần đây về tòa nhà Tax Center cũng cho thấy di sản kiến<br /> trúc thời thuộc địa đã có một vị thế mới trong mắt người<br /> dân cũng như chính quyền thành phố. Đà Lạt hiện vẫn<br /> là một trường hợp tương đối đặc thù ở Việt Nam, nơi mà<br /> di sản kiến trúc thời thuộc địa có vị trí trung tâm trong số<br /> những lợi thế phát triển du lịch của thành phố với những<br /> Méthodes-outils<br /> ví dụ về cải tạo biệt thự thành các khách sạn hết sức<br /> et projets opérationnels<br /> thành công.<br /> <br /> en Asie<br /> <br /> du Sud-Est<br /> <br /> Patrimoine<br /> occidental<br /> <br /> Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương trình và các diễn giả<br /> Với mục đích so sánh kinh nghiệm về bảo tồn, cuộc tọa<br /> đàm « Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : các<br /> phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn » được tổ<br /> chức thành ba phiên riêng biệt.<br /> Phiên thứ nhất tập hợp những tham luận về các công<br /> cụ phân tích và phương pháp thống kê, xếp hạng di<br /> sản. Cách tiếp cận này mang tính học thuật nhằm chứng<br /> minh việc cần thiết phải xây dựng một hệ thống kiến<br /> thức về di sản thời thuộc địa và những đối tượng cần<br /> bảo tồn. Từ việc thống kê trên quy mô toàn thành phố<br /> hay một khu vực, điều kiện tiên quyết cho mọi chính<br /> sách bảo tồn, tiếp theo cần soạn thảo một tài liệu chi tiết<br /> cho từng công trình được xếp hạng cần bảo tồn hoặc<br /> trùng tu. Dạng tài liệu này đòi hỏi phải có những năng<br /> lực chuyên môn đặc thù mà các kiến trúc sư chưa được<br /> trang bị đầy đủ. Những khóa đào tạo bổ sung sẽ đóng<br /> vai trò cơ bản, song những dự án thí điểm cũng là một<br /> phương thức để hoàn thiện hoặc thu nhận được những<br /> năng lực nói trên. Trong phiên tọa đàm thứ nhất sẽ có<br /> nhiều tham luận giới thiệu những trường hợp cụ thể về<br /> phương pháp thống kê, phân loại và nghiên cứu giá trị di<br /> sản của các công trình kiến trúc.<br /> Thống kê di sản tại TP Hồ Chí Minh : trường<br /> hợp các biệt thự thời Pháp<br /> Nguyễn Trọng Hòa (Viện Nghiên cứu Phát triển TP<br /> HCM – HIDS) và Ngô Quốc Hùng (Trung tâm<br /> Nghiên cứu Kiến trúc thuộc Sở Quy hoạch – Kiến<br /> trúc TP HCM – DUPA-ARC)<br /> Di sản kiến trúc Hà Nội : vai trò của thời kỳ<br /> thuộc địa qua các tư liệu lưu trữ<br /> (Trường Viễn đông Bác cổ Pháp – EFEO)<br /> Các đặc điểm của kiến trúc thời thuộc địa tại Hà<br /> Nội và các giải pháp bảo tồn bền vững<br /> Trần Quốc Bảo (Đại học Kiến trúc Hà Nội)<br /> Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và kết cấu các<br /> công trình kiến trúc phương Tây tại Hà Nội<br /> Nicolas Viste (kiến trúc sư)<br /> Trường Chaillot và việc đào tạo kiến trúc sư<br /> chuyên ngành di sản kiến trúc, đô thị và cảnh<br /> quan tại Pháp và ở nước ngoài<br /> Natacha Pakker (Trường Kiến trúc Chaillot – Paris)<br /> <br /> © IMV<br /> <br /> Sau phiên tọa đàm thứ nhất dành cho các tham luận<br /> và thảo luận, một chương trình tham quan thực địa<br /> đã được tổ chức nhằm tìm hiểu cụ thể các dự án và<br /> những kết quả ban đầu của các chính sách bảo tồn<br /> di sản tại Hà Nội. Với vị thế của một thủ đô có lịch sử<br /> lâu đời (hơn 1000 năm phát triển từ kinh đô đến đô thị),<br /> có vai trò quan trọng trong văn hóa Việt Nam (nằm giữa<br /> vùng châu thổ sông Hồng, cái nôi của nền văn minh<br /> người Việt) ngày càng ý thức được tầm quan trọng của<br /> việc bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị của thành phố,<br /> đồng thời cũng tạo nhiều thuận lợi cho các dự án phát<br /> huy giá trị di sản, trong đó có cả những di sản thời thuộc<br /> địa.<br /> Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà<br /> Nội (Di sản văn hóa thế giới) và tòa nhà VAXUCO<br /> giới thiệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng kỹ thuật<br /> và kết cấu của Nicolas Viste<br /> <br /> en Asie<br /> <br /> du Sud-Est<br /> <br /> Khu Phố cổ<br /> giới thiệu các hoạt động trùng tu và phát huy giá trị<br /> do Ban quản lý Phố cổ Hà Nội thực hiện<br /> <br /> Patrimoine<br /> occidental<br /> <br /> Khu Phố cũ và biệt thự ở góc đường Trần Hưng<br /> Đạo / Hàng Bài<br /> Giới thiệu nghiên cứu đánh giá hiện trạng kỹ thuật<br /> Méthodes-outils<br /> và kết cấu của Nicolasprojets opérationnels<br /> et Viste<br /> <br /> Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br /> <br /> 4<br /> <br /> © IMV<br /> <br /> Phiên tọa đàm thứ ba có chủ đề về sự cần thiết phải<br /> có những công cụ hành chính cho phép chuyển từ<br /> phân tích và tìm hiểu di sản sang các dự án thực<br /> tiễn. Với những ví dụ về việc thành lập các cơ quan<br /> quản lý như Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, chúng tôi sẽ đề<br /> cập đến những mối liên hệ cơ bản giữa các dự án thực<br /> tiễn với chính quyền địa phương. Quả thực một chương<br /> trình bảo tồn di sản đương nhiên phải có sự hỗ trợ của<br /> chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa phương.<br /> <br /> Ngôi nhà di sản Luang Prabang<br /> Sengaloun Thongsavath (Ngôi nhà di sản Luang<br /> Prabang)<br /> Phát huy giá trị các biệt thự tại Đà Lạt, một cơ<br /> hội về kinh tế và du lịch<br /> Trần Đức Lộc (Phòng Quy hoạch – Kiến trúc thuộc<br /> Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng)<br /> Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, một công cụ thực<br /> tiễn và hành chính<br /> Phạm Tuấn Long (Ban quản lý Phố cổ Hà Nội)<br /> <br /> en Asie<br /> <br /> du Sud-Est<br /> <br /> Patrimoine<br /> occidental<br /> Méthodes-outils<br /> et projets opérationnels<br /> © IMV<br /> <br /> Di sản phương Tây ở Đông Nam Á : Các phương pháp – công cụ và dự án thực tiễn / Tổng hợp nội dung tọa đàm / 15/16 - 6 - 2015<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2