intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Di tích và danh thắng Kiên Giang: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:123

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn sách "Kiên Giang di tích và danh thắng" trình bày các nội dung: Di tích và thắng cảnh ở Hà Tiên - Kiên Lương; di tích, danh thắng ở Phú Quốc và Kiên Hải; vài nét về di sản văn thơ của Tao Đàn chiêu anh các. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Di tích và danh thắng Kiên Giang: Phần 2

  1. KIÊN G IA NG DI TÍ CH VÀ DA NH TH A N G Chuong V DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH Ở HÀ TIÊN - KIÊN LƯƠNG Nhăc đến Kiên Giang, không ai lại không nghi ngay tới Hà Tiên - một vùng đất từ lâu đã đi vào thơ, ca, nhạc họa. Còn Kiên Lương là một huyện mới được ũch khởi huyện Hà Tiên từ năm 1998, chính vì vậy, Hà Tiên với Kiên Lương có khá nhiều nét tương đồng về truyền thống văn hóa, hoàn cảnh xã hội cũng như cánh quan thiên nhiên. Nơi đây hội tụ rất nhiều danh Um thắng cánh, thiên nhiên hoang sơ đầy quyến rũ với núi cao, hang sâu, biến rộng cùng sông hồ, chùa chiền, Ung tẩm và nhiều bãi tấm đẹp rất đáng để chúng ta khám phá. 1. Giới thiệu đôi nét về “Hà Tiên thập cảnh” Được khai mở vào đầu thế kỉ XVIII, vùng đất Hà Tiên gắn liền với tên tuồi của những người trong dòng họ Mạc. Người có công đầu khai phá nơi đây là Mạc Cứu cùng con cháu của ông. 95
  2. KIÊN G IA N G DI TÍCH VÀ DANH TH Ả N G Năm 1679, Mạc Cứu (quê quán Lôi Châu, Quang Đông, Trung Quốc) vì bất mãn với chế độ nhà Thanh, lưu lạc đến vùng này, chiêu tập lưu dân lập nên xứ Hà Tiên. Vào thế ky thứ XVIII, Hà Tiên không chi là nơi non nước hữu tinh mà còn là một thị trấn buôn bán sầm uất, một hải cảng luôn tấp nập các tàu buôn, một nơi có nền văn hóa và thi ca rất thịnh đạt. Cũng ớ nơi đây. Mạc Thiên Tích đã lập nên Tao đàn Chiêu Anh Các - một thi đàn nối tiếng, quyến rũ biết bao tao nhàn mặc khách từ nhiều nơi đến đê cùng ngâm vịnh và ngoạn cảnh. Và Hà Tiên thập cành là mười bài thơ làm đế vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Tiên Thích đề xướng từ năm Bính Thìn 1736: Kim Dự lan đào (Đảo vàng chắn sóng); Bình San điệp thúy (Núi che xanh biếc); Tiêu Tự thần chung (Chuông sớm chùa Tiêu); Giang Thành dạ cổ (Trống đêm Giang Thành); Thạch Động thôn vân (Thạch động nuôt mây); Châu Nham lạc lộ (Châu Nham cò đậu); Đông Hồ ấn nguyệt (Đông Hồ trăng rọi); Nam Phổ trừng ba (Nam Phổ ngăn sóng); Lộc Trĩ thôn cư (Lộc Trì xóm dân); Lư Khê ngư bạc (Lư Khê xóm lưới). 96
  3. KIÊN G IA N G - DI TÍCH VÀ DA N H TH Ả N G Mười bài thơ vẽ nên mười bức tranh vô cùng nên thơ, tráng lệ về Hà Tiên, đỏ chính là niềm tự hào bao đời nay của người dân nơi đây. 2. Núi Lăng Từ trung tâm thành phố Hà Tiên, theo đường Mạc Cửu đi khoáng 800m nữa là đến Núi Lăng (tên chừ là Bình Son hay Bình San). Đây là một trong mười cảnh đẹp đã được nhắc đến trong Hà Tiên thập cảnh. Từ xa nhìn lại, Núi Lăng như một bức bình phong xanh biếc như che chắn cho thành Hà Tiên khỏi ning mua, bão tố và kẻ thù. Bình Sơn là nơi an táng Mạc Cửu cùng con cháu và tướng lĩnh của ông. Vì vậy dân chúng quen gọi là Núi Lăng vì nó gắn liền với lăng mộ Mạc Cửu rồi lâu ngày thành tên. Đen thờ dòng họ Mạc được gọi là Miếu ông Lịnh. Trên núi Lăng hiện chỉ còn 45 ngôi mộ của những người trong dòng họ Mạc, một số tướng lĩnh, qaan chức thời Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, trong đó lơn nhất là mộ Mạc Cửu, được kiến trúc theo lối Trung Hoa, có hình bán nguyệt nằm gần đinh núi. Chỗ chôn hài cốt được đúc bằng đá vôi cát, đường và mủ cây ô díớc như hình một con trâu nằm (thế tọa ngưu), tả có thanh long, hữu có bạch hổ. Phía trước hai bên mộ có 97
  4. KIÊN G IA N G - DI TÍC H VÀ DA NH TH Ả N G hai bức tượng văn quan và võ tướng đứng hâu bằng đá xanh. Ngày nay hai bức tượng đó đã bị cưa trộm mất và sau đó được đúc lại bằng xi măng cao khoảng 50-60cm. Các bậc thềm lên mộ được lát bằng đá xanh Quảng Tây (do các nhà buôn Trung Hoa tặng cho Mạc Thiên Tích). Lăng I11Ộ Mạc Cứu được táng theo thuật phong thủy: tiền án là núi Tô Châu, hậu châm là núi Bình Sơn, trước lãng có dòng lưu thúy đó là Đông Hô. phía ta là núi Bát Giác, phía hữu là núi Pháo Đài (Hòn Đại Kim Dự), mặt lăng mộ quay về hướng đông, lưng tựa vào núi... Lăng mộ Mạc Thiên Tích (tương truyền Mạc Công Du bốc hài cốt của Mạc Thiên Tích thiêu lấy tro trộn với sáp nặn thành hình người đê chôn tại đây); mộ của Nguyễn Thị Hiếu Túc phu nhân cũng được nam trên triền núi. Lên đến chót vót Núi Lãng là một vùng đất bằng phẳng, đó là nền Xã tắc. Tục truyền vào thời Mạc Thiên Tích hằng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng thường diễn ra lễ tế trời, thần núi, thần sông tại nền Sơn xuyên và tế chiến sĩ trận vong tại nền Xã tắc. Năm 1771, đền bị quân Xiêm phá gần hết, đến năm 1802 - 1820 được xây lại bằng cây lá nên sau một thời gian lại bị hư hỏng nặng. Lần xây thứ ba được 98
  5. KIÊN G IA NG DI TÍCH VÀ DANH TH Ă N G hoàn thành vào năm 1895 và được giữ nguyên đến ngày nay. Đên thờ có ba lóp cửa vào, trên tấm biên ở cửa chính ghi ba chữ "Mạc Công miếu” bằng chữ Hán. Hai cột trụ hai bên có khăc hai câu đối: Nhát môn trung nghĩa gia thinh trọng Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh. Vào sân đền, hai bên có sáu con lân đá phục chầu theo nghi thức chư hầu nhưng bây giờ chỉ còn lại bốn con và bị mưa nắng bào mòn theo thời gian nên các cni tiết không còn rõ nét, có hai con được đưa vào đặt trước cổng bái đình. Qua khoảng sân này ta đến nấc cửa thứ hai, đó là một phương đình, được gọi là “Lạc Thiện Hội Quán”. Phương đình có ba hàng cột với 12 cột xây bằng gạch, nái được lợp ngói âm dương, trên đinh nóc có song long chầu mặt hổ phù bằng sứ, hai bệ trái và phải tiước cửa có đặt hai con lân bằng sứ. Qua phương đình ta vào khoảng sân thứ hai. Bên tá i và phải của khoảng sân này là hai nhà nghỉ dành CIO khách thập phương nghỉ chân và là nơi ở của I^ười giữ đền. Cuối sân là lớp cổng thú ba để vào bái đình. Vào bái đình có ba công: cống chính nối với hai cống phụ 99
  6. KIÊN G IA N G - DI TÍCH VÀ DA N H TH Ấ N G bàng bờ tường vây. Hai bên cột công chính có hai câu đôi: Tự gia phu phát hoàn trung hiên Phù hải ba đào ngoại tử sinh. Trước cửa cồng, ngoài hai con lân băng đá còn có hai con lân bằng sứ, nhưng con bên phái đã bị mất đầu. Bái đình được chia làm ba gian, chính điện thờ Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, Mạc Tư Hoàng ơ bàn thờ chính, bên phải thờ các quan văn võ, bên trái thừ các vị phu nhân. Có hai bức liễn to nhất đặt đối nhau ờ chính giữa, cao hơn tất cà các tấm khác. Bức hoầnh đặt quay ra cửa viết “Mạc Lệnh Công Từ” , tấm đối diện viết “Khai Trấn Trụ Quốc” . Các bức hoành phi, câu đối đều ghi công đức của họ Mạc. Đặc biệt nhất là hai bức hoành phi đặt bên trái và bên phải chính điện ghi hai câu đối: Trung can vị báo Minh thiên nhật Nghĩa khí tương truyền Việt sử thư. Tạm dịch: Lòng trung chua tò đối với vua Minh Nghĩa khí đang lưu truyền trong sử Việt. Tất cả các bức liễn, hoành phi đều là loại gỗ nnun đen bóng, chữ khắc chìm đuợc thếp vàng rất sắc sảo và trang nghiêm. 100
  7. KIÊN G IA N G - DI TÍ CH VÀ DA N H T H Ả N G Dọc theo các vách tường của chính điện và hai điện thờ tá hừu đều có những bức bích họa “Bát tiên quá hải”, “Ngư tiều canh độc” và các bài thơ của các nhân sĩ sau này được vẽ và viết trực tiếp lên tường bàne loại mực đặc biệt không phai. về nhạc khí, chi có một chiếc chuông lớn treo trên giá gồ, đặt tại hữu đình. Chiếc chuông này có niên đại năm 1809. Ngoài ra còn có các anh phóng các đạo sắc phong của các vua triều Nguyền được lồng khung sơn son thếp vàng, che bằng những đoạn nhiễu điều và lụa rất kính cẩn. Những bán sắc phong thật đirợc viết trên giấy màu vàng tươi khồ 45cm X 90cm, có họa hình long, lân, quy, phụng, có ấn son đóng ngay trên đầu rồng, sắc còn giữ mùi trầm phảng phất khi mở ra. Dù đã gần 100 năm mà phần gỗ kiến trúc vẫn không hư hại gì. Các mái đều được lợp ngói âm dương. Trên đỉnh nóc chính điện có xây song long chầu mặt hổ phù giống như trên nóc phương đình chi khác là hai chú rồng này còn rất nguyên vẹn (Hiện nay miếu đã được trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng cũ). Mạc Thiên Tích đã viết bài thơ bằng chữ Nôm tả cảnh Bình San như sau: M ột bước càng thêm một thú yêu Ngàn cây vít đá vẽ hay thêu 101
  8. KIÊN G IA N G - DI T Í C H VÀ DANH T H Á N G Mây tùng khói liễu chổng rồi chập Đàn suối ca chim thấp lại cao Luật ngọc trâu ông chăng phái trôi Ngòi sương ma cật đã thua nhiêu Đen đây mới biết lâm tuyền quí Chang trách Sào Do lánh Đê Nghiêu. (Bình San điệp thúy) 3. Phù Dung cổ tự Trên đường ra khỏi lăng Mạc Cừu, ta đi vòng theo chân núi Bình Sơn về hướng bắc khoáng lkm thì đến chùa Phù Dung. Ngôi chùa này không chí hấp dần du khách bới vẻ đẹp hài hòa với thiên nhiên mà còn bởi chuyện bí ẩn và cảm động, đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi liên quan đến lai lịch ngôi chùa. Chùa Phù Dung có cảnh sắc u nhã tĩnh mịch. Xung quanh chùa trồng rất nhiều hoa phù dung, loại hoa sớm nở tối tàn như kiếp người tài hoa bạc mệnh. Trải qua biết bao sự tàn phá của chiến tranh binh lứa, trải qua nhiều lần trùng tu, ngày nay chùa Phù Dung đã thay hình đồi dạng không còn là ngôi chùa cổ kính rêu phong nữa. Từ trước cổng chùa vào đến bậc tam cấp người ta đã dọn quang cây cối, hoa cảnh đê mớ rộng đường, cái 102
  9. KIÊN G IA N G - DI TÍCH VÀ D A N H THÀNC. ao to bên cạnh chùa gọi là ao Bà Dì Tự nay được xây vuông vắn hằng xi măng. Nước trong hồ cũng khô cạn không còn dấu tích của sen trắng nữa. Kiến trúc của chùa được thiết kế lại hoàn toàn theo kiểu nhà ngói hiện đại. Đen chùa Phù Dung ta sẽ được thưưng thức canh sắc giống như một bức tranh ihuy mặc với những ngọn núi bình thản vươn mình lên ười cao. Nếu đi vòng ra sau chùa là đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngôi lầu này được gọi là Ngọc Hoàng Bứu Điện. Điện thờ này đã được xây lại hoàn loàn mới nhưng cái đáng quý ở đây là vẫn còn ba pho iượng và một khánh thờ từ đầu thế kỷ XVIII gồm lượng Ngọc Hoàng Thượng Đế ngồi giữa, đầu đội mũ bình thiên, tay kết ấn, nếp áo buông tự nhiên, râu tóc làm bằng tơ nhuộm đen, tượng cao khoảng 60cm, mang phong cách tả chân dung khá đẹp; tượng Nam Tào bên trái; tượng Bắc Đẩu bên phài. Nam Tào cầm sổ đỏ, Bắc Đẩu cầm sổ đen, cả hai đều có kích thước nhò hơn tượng Ngọc Hoàng. về sự tích chùa Phù Dung, nữ sĩ Mộng Tuyết (Thái Thị Úc) đã hư cấu viết quyến tiểu thuyết ngoại sử ‘Nàng Ái cơ trong chậu úp” được nhiều người biết đến. Đây thực sự là một nơi đế du khách có thể lắng hỏn lại với cành sắc u tịch nơi đây. 103
  10. KIÊN G IA N G - DI TÍC H VÀ D A N H TH Á N G 4. C hùa Tam Bảo Rời khoi Phù Dung Tự, xuôi về thị xã theo quốc lộ 80 sẽ đến chùa Tam Bảo. c ầ n phai lưu ý rằng đẫy là Sắc Tứ Tam Bảo Tự ớ Hà Tiên, nó có nhiều nét khác với ngôi chùa cùng tên ơ Rạch Giá. Theo lời kế của sư cô trụ trì: Chùa Tam Bào khi xưa chi là một am tự nhỏ. Mẹ cùa Mạc Cửu, lúc bảy giờ đã ngoài 80 tuồi, mộ Phật nên thường đến đây tụng niệm, chùa nằm trong trấn thự tiện cho ông qua lai chăm sóc mẹ già. Sách Gia Định thành thông chí, phân nói về trấn Hà Tiên, có viết như sau: “Chùa Tam Bảo ở sau trán thự, phạn cung m ở rộng, Phật pháp phô trương, nguyên xưa do Tỏng Binh M ạc Cửu làm r a ”. Chùa Tam Bảo (tên chừ là sắc Tứ Tam Bào tự) được xây vào nãm 1720 - 1725, từng bị thiêu hủy trong cơn binh lứa vào năm 1771, đến năm 1799 con cháu họ Mạc cho xây dựng lại. Từ đó đến nay chùa được tu sủa nhiều lần, được xây lại vào thập niên 1930 - 1940, \à lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 1991. Tổng diện tích của chùa khoảng 2.00()m2, kiến trúc vừa mang dáng dấp của chùa người Hoa vừa mang dáng dấp tòa thánh thất của đạo Cao Đài (Tây Ninh). Tam quan cùa chùa xây cao và to, chất liệu bằng cốt thép xi-măng. Trên đinh nóc cống có vòng bánh xe luân hồi. Bên trái 104
  11. KIÊN G IA N G DI TÍC H VÀ D A N H TH Á N G Cống là hồ nước. Đường vào chùa được lát xi-măng rất bằng phăng. Trong sân, từ cổng vào khoảng 50m cá hai bên đều có rất nhiều cây cổ thụ cao to và rất đẹp, chu yếu là các loại cây sao, cây dầu. Bên trái chùa có một pho tượng Quan Âm Nam Hải cao trên 3m (cả đài sen) băng thạch cao trăng. Qui mô của chính điện thật đồ sộ làtn toàn bằng bê tông cốt thép. Sáu bậc tam cấp vẫn còn mang nét cũ, đó là nền đá kế và những táng đá nhỏ được ráp lại có từ lúc lập chùa. Nen chính điện lát gạch hoa. Bàn thờ phía sau có tượng Phật nghìn mắt nghìn tay rất đẹp, cao gần bàng người thật. Phía sau chính diện là khoảng sân rộng. Bên trái sân là các phan mộ của các vị sư trụ trì, có cả ngôi mộ cùa Thái phu nhân (Thái bà bà - mẹ của Mạc Cửu). Ở đây có một ngôi tháp ba tầng tương truyền là tháp Sư tô của chùa. Bên phải chính điện có một hành lang ăn thông với một căn nhà dùng làm nơi sinh hoạt của các ni cô và người làm công quả. Cả chính điện và ngôi nhà này đều được lợp ngói mới, bộ vì kèo thiết kế theo kiểu nhà ngói hiện đại. Cuối sân sau của chùa là căn nhà ngói rêu phong thấp nhỏ, là phòng của sư cô trụ trì. Chân bờ tuờng bao ở phía sau chùa được xây từ thời Mạc Cửu bằng đá tảng chồng lên nhau gắn bằng vừa gồm vôi, mật, đường và nhựa cây ô dước. 105
  12. KIÊN G IA N G - DI TÍ CH VÀ DA N H TH Ả N G ĐỒ thờ cúng và nhạc khí trong chùa đêu là đô mới. chi trừ chiếc Đại hồng chung. Theo lời kê cùa sư cô thì đây là đại hồng chung do Mạc Cứu cho đúc. nhưng điều này cần phải xem lại vì trên chuông không có ghi chữ, trong lòng chuông có mấy dòng chừ: Hà Tiên Tính Tam Báo Tự Kiến văn tự hòa tiêu đồng Cường nghĩa. (Chứng minh phụng cúng) Các chữ còn lại quá mờ không đọc được. Chùa Tam Bao ngày nay tuy kiến trúc gan hoàn toàn mới, nhưng quang canh của chùa vẫn rất đẹp và thoáng đãng, không khí trong lành êm ả, rât đáng cho chúng ta thưởng ngoạn. Có nhiều người cho răng bài thơ “Tiêu Tự thần chung” là Mạc Thiên Tích đã tả chùa Tam Bào. Nhưng trong Đại Nam nhất thong chí ghi rất rõ: “Chùa Địa Tạng ở núi Địa Tạng thuộc núi Hù Châu còn có tên là Tiêu Tự đã đô n á t”. Hiện nay ta khó xác định Tiêu Tự là chùa Địa Tạng hay Tam Bảo. 5. Phưong Thành Cách đây trên 300 năm, Mạc Cưu cho xây cất thu phú trấn Hà Tiên trên một vị trí phù họp với binh thư, án theo ngũ hành. Nơi đây núi đôi hiêm trở, bao gôm trung ương và bốn phương chính, mà nhiều người gọi là Phương Thành. 106
  13. KIÊN G IA N G - DI TÍCH VÀ DANH TH Á N G Vách tường thành dày 80cm, cao 4m, làm bằng đá sạn trộn với vôi, cát, đường thốt nốt và nhựa cây ô đước. Neu theo dấu vết cua những ao hồ và mảng tròng còn lại, kết hợp với bán đồ gốc được giáo sư Malleret (Pháp) tìm thấy ớ thành Thanh Hóa (Theo Hà Tiên địa phương chí của Trân Thiêm Trung, trang 33), ta sẽ có được sơ đồ thành quách của họ Mạc khá cụ thế. Ngoài Phương Thành ra còn có hai vòng thành khác. Phương Thành cửa mớ về hướng đông, tiền án là núi Tô Châu, hào trước dựa vào điều kiện thiên nhiên có sẵn đó là Đông Hồ. Phía tây là núi Bình Sơn án ngự. Phía bắc có núi Bát Giác và núi Ngũ Hổ che chắn. Phía đông là hòn Kim Dự (Pháo Đài), xưa kia là rnột đảo rời nay đã gẳn với đất liền. Kim Dự và phần đất nhô ra biển trông giống như con rùa khổng lồ vươn mình chắn không cho sóng tràn vào Hà Tiên, đỉnh đã được gọt phẳng để xây một pháo đài án ngữ cửa biển. Xung quanh Phương Thành ông còn cho đào chiến hào rối liền với một rạch nhỏ ở phía tây ăn thông với Rạch Mương đào ở phía sau núi Ngũ Hổ. Vòng trong của Phương Thành là nội thành Bờ Đồn Nhở (Trúc Bàng Thành) đắp bằng đất sét trên trồng tre gai, dài 2km bao bọc núi Lăng và núi Đe Liêm do Mạc Thiên Tích cho làm đế chống giặc. Vòng ngoài Phương Thành gọi là Bờ Đồn Lớn cũng đắp đất và trồng tre gai từ Mũi Nai dọc theo mé 107
  14. KIÊ N G IA N G - DI TÍCH VÀ D A N H T H Á N G biển bao bọc núi Đại Táo theo lộ liên tinh số 28 đến núi Châu Nham (núi Đá Dựng), theo lộ Sứ (Route Manđarine) đến Giang Thành dài khoáng 20km. Lộ Sứ là một con lộ do Mạc Thiên Tích cho đắp rộng khoáng 1m dùng để sứ chạy ngựa mang tin từ trấn lỵ đen đồn Giang Thành nên được mang tên lộ Sứ. Phương Thành ngày nay tuy chỉ còn lại những dấu tích là ao, hồ, mô đất nhưng đó ià chứng tích lịch sử vê những công trình mà họ Mạc đã dựng lên đê bảo vệ non sông đất nước Việt Nam. 6. Cụm danh thắng Giang Thành, Đông Hồ, Tô C hâu Từ giã chùa chiền thành quách, chúng ta hãy đến thăm sông Giang Thành, đầm Đông Hồ rồi qua núi Tô Châu - ba hình ảnh đặc biệt của đất Hà Tiên. Cả ba đều đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa lịch sử của đất Hà Tiên. 6.1. Sông Gmng Thành Sông Giang Thành bắt nguồn từ cao nguyên Sài Mạt (Bantaiméas) tỉnh Kampốt (Campuchia), chày vào địa phận Việt Nam ở Giang Thành - Ton Hon. Sông dài khoảng 50km, phía thượng lưu gọi là Prek-ton-hon (Rạch Ton Hon). Sông Giang Thành là biểu tượng của sự hòa quyện giữa thiên nhiên với đời sống con người, sông 108
  15. KIÈN G I A N G - DI TÍCH VÀ DA N H TH Ả N G Cing cấp nước nuôi sống cho ca một một vùng đất, s')ng giúp con người tháo nước ra biến tránh lụt lội, ữúp dân Hà Tiên chống giặc ngoại xâm ... Đi bang thuyền dọc theo sông Giang Thành, cảnh thiên nhiên kỳ thú sẽ trái ra trước mắt chúng ta. Giang Thành đã đ?p lại còn rất oai phong qua bài thơ ca tụng chiến c3ng oanh liệt của nhân dân Hà Tiên khi đánh tan giặc thuở trước: G iang Thành dạ cỗ Thiên phong hoi nhiễu đong vân cao, Tỏa thược trường ẹiang tương khí hào. Nhất phiến lâu thuyền hàn thủy nguyệt, Tam canh cô giác định ba đào. Khách nhung cánh dạ tỏa kim giáp, Nhân chính can thành úng câm bào. Vũ lược thâm thừa anh chủ quyến, Nhật Nam cảnh vũ lại an lao. Bản dịch của Đông Hồ: Gió cuốn trời cao mây lạnh tung, Sông dài vây tỏa khí anh hùng. Lâu thuyền dãi bóng trăng sương lạnh, Trống mõ cầm canh sóng nước trong. Kim giáp đã nhờ đêm chặt chẽ. 109
  16. KIRN G IA N G - DI TÍ CH VÀ D A N H TH Ả N G Cẩm bào cho được chốn thung dung. Lược thao đem đáp tình minh chúa, Nước Việt biên thùy vừng núi sông. 6.2. Đông Hồ Hạ nguồn Giang Thành có một hồ to tên gọi Đông Hồ. Ho này được tạo thành do sông Giang Thành phình ra ở cửa sông đô ra biên rồi bị thắt lại do Hòn Kim Dự ơ bờ tây và núi Tô Châu ơ bờ đông chắn mất dòng chay (vì vậy còn được gọi là phá hay đầm). Đây là một hồ nước mặn ngăn đôi nội thị và ngoại ô Hà Tiên. Hồ rộng khoang 1.400 ha, giữa hồ nổi lên hai dãy đất phù sa được bao phu bới rừng sác. Phía bên ngoài vịnh Pháo Đài (Kim Dự) và cửa vào Đông Hồ cạn dần, phù sa ngày càng lấn ra biển theo đó tháo mộc, hào diêm lan rộng, cúng cổ cho đất mới bôi thêm vừng chăc. Vì nằm phía đông của trấn lỵ Hà Tiên (nay là nội ô của thành phố Hà Tiên) nên được gọi là “Đông Hồ”. Vào những đêm trăng lên lúc trời quang, mây tạnh, vầng trăng hiện lên từ phía đông rồi từ từ lên cao, sáng vằng vặc, đứng bên bờ tây Đông Hồ hay dùng thuyền dạo chơi trên mặt nước, ta sẽ nhìn rõ hai vầng trăng, một trên trời, một dưới đáy nước. Chính vì thế Mạc Thiên Tích đã xem đây là 1 trong 10 cảnh đẹp cùa Hà Tiên và đặt tên là "Đông Hồ ấn nguyệt” . 110
  17. KIHN GIANG - DI TÍCH VÀ DANH TH Á N G 6.3. Tô Châu Thật không có gì hữu tình hưn hình anh ngọn Tô Chàu nam in bóng xuống Đông Hồ, và nếu Đông Hồ khòng có Tô Châu bên cạnh thì cảnh sắc nơi đây sẽ mất đi một phần hấp dẫn. Tuy không phai là núi cao nhất trong các núi thuộc Hà Tiên nhung do vị trí thuận lợi nên Tiểu Tô Châu và Đại Tô Châu thường được du khách ghé thăm. Dưới chân núi và triền núi. dân cư đông đúc sống hòa thuận bình yên. Có những ngôi chùa mới lập ở địa thế rất đẹp trên triền núi. Trên đường lên đinh Đại Tô Châu và Tiểu Tô Châu có các vườn tiêu, cây ăn trái xanh tốt. Nơi đây nổi tiếng với hai loại trái cây đặc sán là tiêu và sơn trà. Nghề trồng tiêu ở Hà Tiên đã có từ cuói thế kỷ XVIII. Nhưng hiện nay, tiêu trên núi Tô Châu không còn nhiều như xưa. Men theo đường mòn lên đinh Đại Tô Châu (178m), nhìn về hướng tây ta sẽ thấy toàn cảnh thị xã Hà Tiên, sông Giang Thành và xa hơn nữa là dãy Thất Sơn hùng vĩ của An Giang; nhìn về phía biển khơi là trập trùng đảo to, đào nhỏ vô cùng kỳ vĩ. Những đêm trăng rằm nhìn từ thị xã sang, Tiểu Tô Châu và Đại Tô Châu giống một con voi không lồ nằm quay vòi ra biển, (hư thả như đang nằm nghỉ. Trong những đêm như vậy Đóng Hồ và Tô Châu tạo nên một bức tranh rất đẹp. 111
  18. KIÊN G I A N G - DI T ÍCH VÀ DA N H T H Ầ N G ánh trăng lung linh chạy lăn tăn theo nhịp sóng làm cho bóng Tô Châu lấp lánh ánh bạc dường như cũng dao động. Cánh đêm nơi đây thật êm á và thơ mộng. 7. Núi Mo So Mo So là trái núi nho năm trong hệ Chung Sơn. cách Hà Tiên 27km về phía tây nam, cách Hòn Chône 5km về phía bắc, thuộc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương. Mo So tuy thuộc sơn hệ Hòn Chông nhưng lại tạo thành “chòm”, vì núi này có nhiêu núi nho không cao lắm, nằm gần nhau. Ngọn cao nhất là núi Bãi Voi 148m, núi Mây 82m, các núi khác như núi Huỳnh, núi Sơn Trà cũng thấp như núi Mây. Nói tới Mo So là nói cả nhóm núi này mà Mo So là tiêu biếu, vì ơ đây có nhiều sự tích anh hùng. Mo So là núi đá vôi gồm nhũng táng đá trắng khống lồ chồng chất lên nhau, nhìn từ trên xuống những khối đá này rất sắc cạnh. Xung quanh núi là đầm lầy và rừng tràm ngập nước bao bọc, rất khó ra vào chân núi. Ớ giữa Mo So Lớn và Mo So Nhỏ có một thung lũng rộng khoảng 700m , được các vách núi dụng đứng với đá tai mèo lớm chởm bao bọc. Thung lũng này có đường ăn thông với hệ thống hang ngầm bên trong lòng núi. Trên núi cây cối rất thưa thớt, hầu như chi là bụi rậm và dây leo. Neu vào hang trong 112
  19. KIÊN G IA N G DI TÍCH VÀ D A N H TH Ả N G lòng núi, ta phai thật cấn thận vì hệ thống hang này như một mê cung rất dễ bị lạc, lại có nhiều loài côn trùng, bò sát nguy hiểm khi ta chạm vào chúng. Căn cứ vào dấu vết trên hang đá, ta có thè biết được núi Mo So ngày xưa là một hòn đảo nằm trong biển. Khi nực nước biển hạ đột ngột vùng này trở thành đồng băng và đáo ở đây trơ thành núi. Mo So có rât nhiều hang động kỳ thú và đa dạng. Có những hang lớn đủ sức chứa vài ngàn người như hang Tối (hang Huyện ủy), sâu ngoằn ngoèo, có nhiều ngách thông với những hang khác. Có hang lộ thiên, lai có những hang nhờ ánh sáng từ khe hở thông lên núi nên có ánh sáng mờ ảo, nước mưa cũng theo các khe này chảy xuống tạo thành thạch nhũ có hình dạng kỳ dị, màu sắc rất đẹp. Có nhiều hang được tạo thành tư những phiến đá bằng phẳng nhẵn nhụi rất thuận tiện cho việc nghi ngơi lâu dài, cũng có cả những hang nam sâu trong lòng núi rất tối, khi đi lại phải dùng đèn đuốc. Nếu ờ trong hang thì không lo thiếu nước vì nước ngọt rất nhiều, chảy thành dòng và ăn thông từ hang này qua hang khác, vì vậy có lúc ta phải lội qua dòng nước để đến nơi khác, có khi nước đọng thành vũng rất to và trong vắt. Trước Cách mạng tháng Tám, ít ai biết hoặc nhắc đến Mo So vì vùng này ít dân, núi rừng hoang vu, không mấy người qua lại, không có đặc sản gì đáng 113
  20. KIÊN G IA N G - DI T Í C H VÀ DA N H T H Á N G chú ý. Nhưng giờ đây, Mo So lại mang sức hấp dẫn riêng bởi nét hoang dã ấy. Mo So có những điểm nổi bật là đường đến đó khá hiểm trở, phải đi bằng xuồng, bên trong lại có nhiều hang ngách tối tăm, nếu người mới đến lần đầu mà không có đèn rọi thì không thể biết lối vào hang. Vách núi có nhiều thứ đá trắng, đá tai mèo sắc nhọn nên dù núi không cao nhưng khó leo lên tới đinh. Những dòng lạch cháy qua ngoằn ngoèo cung cấp nước ngọt, lại có sẵn chim rừng, cá lạch, mật ong, rau rừng, tuy không dồi dào, nhưng cũng đu đẽ nuôi sống con người quanh năm nếu như có thêm lương thực. Cũng vì có địa thế hiêm trở như vậy, nên lực lượng cách mạng đã chọn nơi đây đế xây dựng căn cứ kháng chiến. Trong những năm đầu chống Pháp, công binh xưởng đóng ở đây. Từ đó, một số cán bộ và chiến sĩ cách mạng có điều kiện lui tới và hiểu thêm địa thê vùng Mo So. Trong kháng chiến chống Mỹ. sau Tết Mậu Thân (1968), người Mỹ và chính quvền tay sai phản kích ác liệt, chúng bắn pháo, ném bom, rải chất độc hóa học dày đặc khắp nơi, việc bảo đảm an toàn cho các cơ quan lãnh đạo kháng chiến gặp nhiều khó khăn. Huyện ủy Hà Tiên đang đóng cơ quan ở vùng đồng bằng quyết định dời về Mo So nhàm thu hút quân địch giảm áp lực cho tuyến đường vận chuyển chiến lược 1C. 114
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2