intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam 3 chương 6: Tổ chức lãnh thổ các vùng kinh tế

Chia sẻ: Lê Thành Đô | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:116

587
lượt xem
186
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế đặc thù - Các vùng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam 3 chương 6: Tổ chức lãnh thổ các vùng kinh tế

  1. ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 3 (Các vùng kinh tế) Chương 6. TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÁC VÙNG KINH TẾ. A. VÙNG KINH TẾ 1. Tính chất khách quan của vùng kinh tế Khi LLSX XH phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của phân công LĐXH. Phân công LĐXH được biểu hiện ở 2 hình thức cơ bản là phân công lao đ ộng theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ dẫn tới hình thành các không gian kinh tế đặc thù - Các vùng kinh tế. Vùng kinh tế (cũng giống như bất kỳ thực thể kinh tế nào đó) hình thành, ho ạt đ ộng & phát triển đều có tính qui luật. Con người (có thể) & c ần phải nh ận th ức đ ược nh ững qui lu ật vận động của nó, để trên cơ sở đó mà cải tạo & xây dựng vùng phát tri ển m ột cách h ướng đích. Vùng là sản phẩm của quá trình phát triển phân công lao động theo lãnh th ổ, vùng kinh tế hình thành & hoạt động phù hợp với với những đặc trưng c ơ bản của m ột hình thái KT-XH nhất định. Nhưng cần hiểu rằng, không phải ở mọi hình thái KT-XH trong l ịch s ử đ ều t ồn t ại vùng kinh tế. Cụ thể: - Thời kỳ trước Tư bản chủ nghĩa, nền kinh tế tự nhiên là chủ yếu, LLSX còn kém phát triển, PCLĐXH theo lãnh thổ còn thô sơ, chưa có những ti ền đ ề v ật ch ất c ần thi ết cho vi ệc hình thành vùng kinh tế. - Đến thời kỳ TBCN, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển mang tính chất phổ bi ến. Thời kỳ công trường thủ công là thời kỳ bắt đầu phát triển mạnh n ền sản xuất hàng hóa, nhiều ngành mới xuất hiện, số lượng các ngành riêng biệt & độc lập tăng lên, thị trường được mở rộng đã hình thành các vùng SX CMH' thúc đẩy m ạnh m ẽ s ự PCLĐ theo lãnh th ổ. Công trường thủ công không chỉ tạo ra từng khu vực rộng lớn mà còn CMH' những khu v ực đó n ữa (sự phân công theo hàng hóa). Như vậy, đến thời kỳ công trường thủ công thì vùng kinh tế m ới được hình thành..Chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ phát triển, mỗi vùng nhất định chuyên sản xuất một bộ phận c ủa sản phẩm đ ược hình thành, và ta thấy "có mối quan hệ chặt chẽ giữa phân công (nói chung) và phân công (khu vực); Tức là một khu vực nhất định chuyên chế tạo một sản phẩm, đôi khi chuyên làm m ột loại sản phẩm, thậm chí làm một bộ phận nào đó của sản phẩm". Chính PTSX Tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ tính chất cô lập nền kinh tế tự nhiên của chế độ phong ki ến, làm cho các m ối liên hệ kinh tế giữa các thị trường dân tộc phát tri ển, thúc đ ẩy nhanh chóng th ị tr ường th ương mại quốc tế cùng với sự bành trướng của thị trường thế giới. Như vậy, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những mối liên hệ có ý nghĩa thế giới & tạo ra sự phân công lao động quốc tế rất nhi ều 1
  2. vẻ, sự phân công lao động quốc tế này cũng tác động m ạnh đ ến s ự phân công lao đ ộng theo lãnh thổ ở trong từng khu vực và ở từng nước tư bản. - Sang hình thái kinh tế xã hội chủ nghĩa , lực lượng sản xuất tiếp tục được phát triển, phân công lao động (nói chung) & phân công lao động theo lãnh th ổ (nói riêng) càng tr ở nên sâu sắc. Vùng kinh tế được hình thành nhưng khác tư bản ch ủ nghĩa ở ch ỗ là d ựa trên c ơ s ở nhận thức tính qui luật khách quan của sự hình thành & phát tri ển vùng kinh t ế và trên c ơ s ở vận dụng một cách sáng tạo các qui luật kinh tế vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình (Tư bản chủ nghĩa, vùng kinh tế được hình thành dưới áp lực của tự do cạnh tranh & lợi nhuận). Nhà nước xã hội chủ nghĩa tác động có ý thức vào quá trình hình thành & phát tri ển vùng kinh tế, phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước; Nhà nước XHCN không ch ỉ có khả năng xây dựng những vùng kinh tế mới, mà còn có khả năng c ải t ạo nh ững vùng kinh t ế cũ một cách khoa học phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia. 2. Các yếu tố tạo vùng kinh tế • Phân công lao động theo lãnh thổ (PCLĐ) Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở - vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hi ện bằng sự tập trung các lo ại s ản xu ất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định; bằng việc CMH' sản xu ất c ủa dân c ư d ựa vào nh ững điều kiện & đặc điểm sản xuất đặc thù của lãnh thổ đó; Mỗi phạm vi lãnh thổ có ch ức năng sản xuất đặc thù - đó là một vùng kinh tế; Các vùng kinh t ế thông qua m ối liên h ệ kinh t ế - liên kết với nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh th ổ th ống nh ất. Nh ư v ậy, vùng kinh tế là sự biểu hiện cụ thể của phân công lao động xã h ội theo lãnh th ổ & s ự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất. • Yếu tố tự nhiên. Môi trường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực ti ếp - thường xuyên - vĩnh viễn tới quá trình phát triển & phân bố sản xuất; từ đó ảnh hưởng tới phương h ướng - qui mô và cơ cấu sản xuất của vùng kinh tế. Những yếu tố tự nhiên ảnh h ưởng quan tr ọng nhất là: - Nguồn tài nguyên khoáng sản & năng lượng. Mỗi loại tài nguyên khoáng sản có thể đóng nhiều vai trò khác nhau & có tác động đến sự hình thành & phát tri ển vùng kinh t ế v ề nhiều mặt, (ví dụ, than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,... vừa là nhiên li ệu, nhưng cũng là ngu ồn nguyên liệu để sản xuất ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất khác nhau). Ảnh h ưởng c ủa tài nguyên khoáng sản đối với việc hình thành vùng kinh tế ở các mặt trữ lượng, chất l ượng, s ự phân bố, điều kiện khai thác, mức độ sử dụng... Việc đánh giá sự ảnh hưởng c ủa nó c ần xem xét dưới góc độ tổng hợp, tìm ra ảnh hưởng "trội" để có thể xác đ ịnh khả năng CMH' s ản xuất của vùng. Các nguồn tài nguyên rừng, hải sản & nông sản cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành & phát triển vùng kinh tế. Cụ thể, các vùng rừng có tr ữ lượng gỗ l ớn có kh ả năng hình thành & phát triển các ngành sản xuất CMH' gắn với tài nguyên rừng. Các ngu ồn cá bi ển, 2
  3. cá nước ngọt, các đặc hải sản cho phép hình thành các vùng CMH' về CB' - khai thác - nuôi trồng các loại thủy sản đặc biệt (tôm, cua, bào ngư, trai ngọc,.v.v.). - Đất đai. Vùng kinh tế là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia; Khái niệm vùng gắn liền với khái niệm phạm vi nhất định của diện tích đất đai; Đất đai là TLSX c ơ b ản trong nông nghiệp, có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp & hình thành các vùng chuyên canh; Yếu tố tạo vùng quan trọng của đất đai là thổ nhưỡng, vì v ậy c ần đánh giá ý nghĩa kinh tế của thổ nhưỡng để tạo ra các vùng chuyên canh phù h ợp; Tác d ụng t ạo vùng c ủa th ổ nhưỡng thể hiện ở chất đất, ở tính chất liền dải đối với việc phát tri ển m ột loại cây tr ồng nào đó. Như vậy khi xem xét yếu tố tạo vùng của đất đai, cần xem xét c ả 2 m ặt (th ổ nh ưỡng & diện tích), ngoài ra còn xem xét thêm về địa hình, khả năng tưới tiêu - Khí hậu. Để tạo vùng, thì khí hậu đóng vai trò quan trọng. Ảnh hưởng c ủa khí hậu đối với SXNN là việc bố trí các loại cây trồng - gi ống v ật nuôi phù h ợp. Khí h ậu - th ổ nhưỡng là những yếu tố trội tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các vùng CMH' s ản xu ất nông nghiệp. Nước ta, do vị trí & hình dáng lãnh thổ kéo dài theo nhi ều vĩ đ ộ, n ằm trong vùng nhiệt đới - gió mùa, địa hình phân hóa đa dạng. Vì vậy, ng/cứu về đất đai & khí hậu cần đ ược đặc biệt chú ý trong quá trình hình thành vùng kinh tế. • Yếu tố kinh tế - Trung tâm công nghiệp (TTCN), thành phố lớn. Thông thường, các thành phố lớn hay TTCN đều tạo ra quanh mình một vùng ảnh hưởng, trong đó m ọi sinh ho ạt kinh t ế đ ều do thành phố, TTCN chi phối. Vì vậy, khi nghiên c ứu vùng kinh t ế ph ải xu ất phát t ừ thành ph ố & TTCN lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng; Tùy theo qui mô và lo ại hình thành phố & TTCN mà phạm vi ảnh hưởng khác nhau, nh ững thành ph ố & TTCN l ớn thường là hạt nhân của vùng kinh tế. - Các cơ sở sản xuất nông - lâm - ngư quan trọng (SX N - L - N). Các cơ sở SX N-L-N thường sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn và có mối quan hệ (cả bên trong & bên ngoài) phức tạp đều có tác dụng tạo vùng. Ví d ụ, h ệ th ống các nông tr ường có qui mô hoạt động rộng lớn, có thể phát tri ển nhiều ngành CMH', t ạo ra m ột ph ạm vi ảnh hưởng xung quanh mình. Các vùng CMH' về cây công nghiệp, hay vùng chuyên canh lúa đều là những hạt nhân tạo vùng. - Quan hệ kinh tế đối ngoại. Việc mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại với nước ngoài, hay nói một cách khác là việc đẩy mạnh xuất - nhập kh ẩu cũng có ảnh h ưởng đ ến s ự hình thành, qui mô & mức độ CMH' của các vùng kinh tế. Ví dụ, điều ki ện khí h ậu c ủa n ước ta thuận lợi cho phát triển các loại nông sản nhiệt đới để xuất khẩu đổi lấy máy móc thi ết b ị phục vụ cho sự nghiệp CNH' & HĐH' đất nước. Điều này đòi hỏi n ước ta phải nhanh chóng xây dựng các vùng CMH' rộng lớn & ổn định về sản xuất các nông phẩm nhiệt đới. • Yếu tố tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN). Tiến bộ của KH - CN ảnh hưởng tới việc hình thành vùng kinh tế ở nhiều mặt. Ví dụ, ứng dụng ti ến b ộ c ủa KH - CN vào vi ệc thăm dò, tìm kiếm, xác định trữ lượng, chất lượng tài nguyên khoáng sản, trên c ơ sở đó tạo 3
  4. điều kiện cho việc hình thành nhiều KCN mới. Tiến bộ của KH - CN còn cho phép cải tạo các vùng hoang hóa, đầm lầy,... thành các vùng SX CMH' quan trọng. • Yếu tố dân cư - dân tộc. Yếu tố dân cư thể hiện ở nguồn LĐ (lao động kĩ thuật) có vai trò quan trọng trong việc hình thành vùng kinh tế. Th ường là ở nh ững n ơi có LLLĐ đông đảo, trình độ CMKT cao đều là nơi thuận lợi cho vi ệc hình thành & phát tri ển nhi ều ngành sản xuất CMH' có qui trình kỹ thuật hiện đại. Yếu tố dân tộc thể hiện trong tập quán SX và tập quán tiêu dùng cũng tạo ra những ngành sản xuất CMH' khác nhau v ới nh ững s ản ph ẩm độc đáo. Tập quan tiêu dùng kích thích sự phát triển các ngành nghề với những sản ph ẩm khác nhau phù hợp với yêu cầu tiêu dùng của nhân dân làm cho cơ c ấu sản xuất c ủa vùng phong phú, đa dạng, tận dụng hợp lý tiềm năng mọi mặt của vùng. • Yếu tố lịch sử - văn hóa. Vùng mà chúng ta nghiên cứu là kết quả c ủa m ột quá trình phát triển lâu dài về lịch sử - văn hóa – xã hội. Vì vậy, khi nghiên c ứu quá trình hình thành vùng phải có quan điểm lịch sử đúng đắn. Những yếu tố tạo vùng đ ều có m ối quan h ệ tác động qua lại với nhau trong một thể thống nhất, vi ệc nghiên cứu quá trình hình thành & phát triển vùng kinh tế cần phải phân tích tỉ mỉ, sâu sắc từng yếu tố; mối quan h ệ gi ữa chúng v ới nhau (cả trong trạng thái tĩnh và động). 3. Nội dung của vùng kinh tế Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của n ền KTQD có CMH' s ản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. Như vậy, có thể hiểu vùng kinh tế bào hàm 2 nội dung là CMH' & phát triển tổng hợp. 3.1. Chuyên môn hóa sản xuất của vùng kinh tế (CMH' SX) Trước hết, vùng kinh tế phải là một vùng sản xuất CMH'. Sự CMH' nói lên ch ức năng sản xuất cơ bản, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu c ủa vùng trong m ột giai đo ạn nhất định. Mặt khác, CMH còn nói lên vai trò, vị trí của vùng trong nền KTQD, xác định nhiệm vụ cơ bản mà vùng phải đảm nhận đối với cả nước (hay với nhiều vùng) trong m ột th ời gian tương đối dài. - CMH' sản xuất của vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước (hoặc đối với thị trường thế giới). Những ưu thế của vùng là những điều kiện đặc thù về TN - KT - dân c ư - l ịch s ử - XH - VH - KH - KT & CN. Các vùng kinh tế khác nhau không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn khác nhau về trình độ phát triển của LLSX, về mật độ dân số, về nguồn lao động (đặc bi ệt là lao đ ộng có kĩ thu ật), về cơ sở kinh tế, về CSVC - KT, khoa học được tạo ra trong quá trình l ịch s ử. S ự CMH' s ản xuất của vùng kinh tế chính là sự lợi dụng những điều kiện đặc thù đó, nhằm tiết ki ệm & tăng NS LĐXH, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào sản xu ất - kinh doanh, t ạo ra kh ối l ượng hàng hóa tốt - rẻ - có sức cạnh tranh, thỏa mãn nhu c ầu c ủa vùng, đáp ứng nhu c ầu nh ất đ ịnh của nền KTQD, tham gia tích cực vào hoạt động KT-XH gi ữa các vùng, góp ph ần đ ẩy nhanh quá trình PCLĐXH theo lãnh thổ trên phạm vi cả nước. 4
  5. Tiêu chuẩn quan trọng để xác định một ngành SX CMH' là kh ối l ượng - ch ất lượng sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng. Người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau: (1) Tỷ trọng (%) sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó ở trong vùng. (2) Tỷ trọng (%) sản phẩm xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chi ếm trong toàn bộ sản phẩm - trao đổi giữa các vùng của ngành nào đó trong cả nước. (3) Tỷ trọng (%) sản phẩm của một ngành SX nào đó của vùng chiếm trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó trong cả nước (tính theo đơn vị tự nhiên và giá trị). (4) Tỷ trọng (%) giá trị sản lượng của một ngành nào đó của vùng chi ếm trong t ổng giá trị sản lượng của vùng. Chỉ tiêu (1) & (2) cho phép xác định vị trí của một ngành nào đó trong sự PCLĐXH theo lãnh thổ của vùng và của toàn quốc. Chỉ tiêu (3) & (4) cho phép xác định vị trí của một ngành nào đó trong nền KTQD của vùng và của toàn quốc. Kết hợp cả 4 chỉ tiêu trên cho phép phát hiện các ngành sản xuất CMH' chủ yếu & trình độ CMH' của chúng trong vùng kinh tế. 3.2. Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng - Phát triển tổng hợp là bản chất của vùng kinh tế theo định hướng XHCN, nó xác đ ịnh cơ cấu kinh tế hợp lý nhất của vùng & phản ánh các mối quan hệ kinh tế trong nội vùng. Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng tức là mỗi vùng kinh tế phải là m ột t ổng th ể kinh t ế đa ngành - đa lĩnh vực phát triển mạnh mẽ - cân đối, hỗ trợ nhau trong s ản xu ất - kinh doanh, trong khai thác - sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - lao động; đảm bảo cho vùng có thể tự túc được phần lớn nhu cầu của mình; mặt khác có thể làm tốt trách nhiệm đã được phân công đối với nền kinh tế của cả nước. - Phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng là sự phát tri ển cân đ ối - t ối ưu c ủa các ngành kinh tế có trong vùng; Phải đảm bảo cho hướng CMH' c ủa vùng phát tri ển thu ận l ợi nhất, đạt hiệu quả cao nhất. CMH' sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp chính là thực hiện sự kết hợp giữa lợi ích của vùng với lợi ích c ủa c ả n ước (đây cũng là tính ưu vi ệt c ủa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường - định hướng XHCN). Muốn phát triển tổng hợp nền kinh tế của vùng, cần xác định rõ số lượng ngành kinh tế & cơ cấu kinh tế c ủa vùng (số lượng ngành & cơ cấu kinh tế thường rất khác nhau tùy thu ộc vào s ự CMH' & trình đ ộ phát triển của LLSX). Bên cạnh các ngành sản xuất CMH', cần phát tri ển h ợp lý m ột t ổng h ợp th ể các ngành kinh tế khác; Mục đích là tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu c ầu c ủa vùng; phát tri ển cân đối các ngành trong nội vùng nhằm hợp lý hóa các m ối liên h ệ (trong & ngoài) vùng ở t ất cả các khâu của quá trình sản xuất Lưu ý, phát triển tổng hợp của vùng kinh tế không phải là sự phát tri ển c ủa m ột t ập hợp đơn giản các ngành kinh tế khác nhau chỉ có liên hệ với nhau về mặt cùng chung m ột lãnh thổ phân bố; mà là một sự kết hợp xã hội c ủa sản xuất trong phạm vi m ột vùng kinh t ế. Gi ữa 5
  6. các ngành của tổng hợp thể kinh tế vùng có sự phụ thuộc l ẫn nhau theo m ột t ỉ l ệ nh ất đ ịnh, khiến chúng phát triển một cách cân đối, nhịp nhàng theo một kế hoạch thống nhất. Tất nhiên, mối liên hệ đó không phải hình thành ngay trong cùng một lúc, mà nó hình thành d ần d ần theo sự phát triển của LLSX của vùng. Cho nên, việc xác định cơ cấu kinh tế của vùng theo nguyên tắc tương lai là phải dự báo được những khả năng biến động để tìm ra các giải pháp đảm bảo cho sự phát triển tổng hợp - hợp lý của vùng. CMH' sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát tri ển tổng hợp nền kinh tế của vùng tạo thành tổng hợp thể kinh tế của vùng. ● Tổng hợp thể kinh tế vùng bao gồm 3 nhóm ngành chủ yếu sau + Các ngành SX CMH’. Các ngành sản xuất CMH' của vùng là những ngành đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế vùng; quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu; quyết định vị trí của vùng trong sự PCLĐ theo lãnh thổ (giữa vùng & cả nước); quyết đ ịnh vi ệc hình thành tổng hợp thể kinh tế của vùng & việc tổ chức - quản lý kinh tế của vùng . Những ngành này hình thành & phát triển trên cơ sở các điều kiện thuận lợi nh ất c ủa vùng & t ạo ra s ản phẩm hàng hóa có ý nghĩa quốc gia & quốc tế; Sản phẩm hàng hóa phải có ch ất l ượng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh; thỏa mãn nhu cầu cả nước hay của nhiều vùng khác, là ngành chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng (hoặc cả nước). + Các ngành sản xuất bổ trợ. Là những ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất CMH' vùng, những ngành này có mối liên hệ, gắn bó với các ngành sản xuất CMH'. Có thể nói, không có các ngành bổ trợ thì các ngành sản xuất CMH' không th ể phát triển được; nhưng sự phát triển của các ngành bổ trợ lại do các ngành sản xu ất CMH' vùng qui định, các ngành này phát sinh, tồn tại & phát tri ển tùy thu ộc vào h ướng s ản xu ất CMH' của vùng. Các ngành sản xuất bổ trợ thường bao gồm: Các ngành khai thác và làm giàu nguyên liệu cung cấp cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành cung c ấp thi ết b ị, v ật li ệu, nhiên li ệu, năng lượng cho các ngành sản xuất CMH'; Các ngành có liên h ệ ch ặt ch ẽ v ới các ngành s ản xuất CMH' về qui trình công nghệ. + Các ngành sản xuất phụ: Bao gồm những ngành không có liên quan trực ti ếp với các ngành sản xuất CMH' vùng, nhưng lại rất cần thi ết cho sự phát tri ển vùng, vì nh ững ngành này có thể đáp ứng một phần quan trọng nhu c ầu sản xu ất có tính ch ất đ ịa ph ương d ựa trên nguồn nguyên liệu nhỏ có tại địa phương. Các ngành này thường bao gồm: Các ngành sử dụng các phế liệu & phế phẩm của ngành sản xuất CMH'; Các c ơ sở s ản xu ất VLXD, các c ơ sở CB' & sửa chữa máy móc dùng trong địa phương. 4. Các loại vùng kinh tế (KT) a. Vùng kinh tế ngành Vùng kinh tế ngành là vùng mà ở đó phân bố tập trung m ột ngành s ản xu ất nh ất đ ịnh (vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp). Vùng kinh tế ngành cũng có tính ch ất t ổng h ợp c ủa nó (ngoài các ngành sản xuất CMH', còn có c ả m ột c ơ c ấu các ngành phát tri ển h ỗ tr ợ). Vùng 6
  7. kinh tế ngành là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển & phân bố của các ngành, là c ơ s ở để kết hợp kế hoạch hóa & quản lý theo ngành - theo lãnh thổ. b. Vùng kinh tế tổng hợp Đây là vùng kinh tế đa ngành, phát triển cân đối, nhịp nhàng, nó là m ột phần t ử - c ơ cấu của nền kinh tế quốc gia. Sự CMH' của vùng kinh tế t ổng h ợp đ ược qui đ ịnh b ởi các vùng kinh tế đa ngành tồn tại trong vùng kinh tế tổng h ợp, s ự CMH' c ủa chúng còn có ý nghĩa đối với cả các vùng kinh tế tổng hợp khác. Khi lực l ượng sản xu ất càng phát tri ển, thì PC LĐXH (cả PCLĐ theo ngành) càng sâu sắc sẽ làm cho c ơ cấu kinh tế c ủa các vùng kinh t ế tổng hợp càng phức tạp. Khi đó, CMH' của các vùng kinh tế tổng h ợp tr ở thành s ự CMH' c ủa các ngành kinh tế trong vùng, số lượng các ngành CMH' sẽ tăng lên. Vùng kinh tế tổng hợp bao gồm 2 loại: + Vùng kinh tế cơ bản. Là vùng có diện tích rộng; có nhi ều ngành sản xu ất CMH' và sự phát triển tổng hợp của vùng phức tạp hơn so với vùng kinh tế hành chính. Là vùng chỉ có ý nghĩa & chức năng kinh tế, giúp cho việc nghiên cứu & lập các chương trình kế hoạch dài hạn về phát triển kinh tế có tầm cỡ quốc gia; giúp cho việc phân bố hợp lý LLSX trong cả nước & giữa các vùng; xây dựng mối liên hệ kinh tế giữa các vùng và cả nước, tạo điều kiện khai thác tốt mọi nguồn tài nguyên, lao động, cơ sở vật chất k ỹ thu ật... c ủa đ ất n ước; hình thành & điều tiết các cân đối lãnh thổ lớn; định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. + Vùng kinh tế hành chính. Là vùng có cả chức năng kinh tế lẫn hành chính, là sự thống nhất giữa quản lý kinh tế với quản lý hành chính, là vùng đ ược xây d ựng theo nguyên tắc kinh tế (ranh giới kinh tế - hành chính thống nh ất). Do ý nghĩa & ch ức năng kinh t ế, nên vùng kinh tế hành chính cũng có đầy đủ 2 chức năng c ơ bản c ủa m ột vùng kinh t ế t ổng h ợp (CMH' sản xuất & phát triển tổng hợp). Bản thân vùng kinh tế hành chính cũng là m ột t ổng hợp thể kinh tế lãnh thổ, nhưng do ý nghĩa & chức năng hành chính c ủa nó cho nên m ỗi vùng kinh tế hành chính là một đơn vị kinh tế trong phân cấp qu ản lý c ủa Nhà n ước, có ngân sách riêng, có thị trường địa phương. Những cơ quan-chính quyền của vùng kinh tế hành chính thực hiện cả 2 chức năng là quản lý hành chính & quản lý kinh tế. B. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 1. Quan niệm về vùng Trên thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về vùng kinh tế v ới m ục đích & tiêu chí khác nhau. Song, dù qui mô của vùng có thể lớn nhó khác nhau thì đ ều có nh ững đi ểm chung là trong một lãnh thổ đều có ranh gi ới nhất đ ịnh (dù "c ứng" hay "m ềm"), trong đó có s ự tác động tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên - môi trường - con người (cả sản xuất & tiêu thụ). Như vậy có thể quan niệm về vùng như sau: "Vùng là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệ thống do có m ối quan h ệ t ương đối chặt chẽ giữa các thành phần tạo nên nó, cũng như mối quan hệ có chọn lọc v ới không gian các cấp bên ngoài". 7
  8. Với quan niệm trên, có thể thấy rằng - Vùng là một hệ thống , bao gồm các mối liên hệ của các bộ phận cấu thành v ới các dạng liên hệ địa lý - kỹ thuật - KT - XH bên trong hệ thống cũng như bên ngoài hệ thống. - Vùng có qui mô khác nhau, sự tồn tại của cùng là khách quan có tính lịch sử (qui mô & số lượng vùng có thể thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước). - Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền KTQD ; Tính khách quan của vùng được cụ thể hóa thông quan những nguyên tắc do con người tạo ra. - Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển KT - XH của mỗi vùng. 2. Hệ thống vùng của nước ta qua các giai đoạn phát triển a. Những nhận biết ban đầu về vùng KT đến đầu những năm 60 (thế kỉ XX) - Giữa TK 15 (khi khoa học địa lý mới phát triển) ở nước ta "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi ra đời (1435) với một loạt công trình nghiên cứu theo đ ịa v ực hành chính, ti ếp c ận v ới quan điểm dân tộc, độc lập, tự chủ được biên soạn; Mỗi đơn vị (địa phương) đều đề cập tới vị trí địa lý, ranh giới, qui mô lãnh thổ, tổ chức xã h ội, tình hình kinh t ế v ới nh ững đ ặc thù c ủa riêng mình. - Giữa TK 17, Lê Quí Đôn đã nghiên cứu trọn vẹn một địa phương (Thu ận Hóa, Q.Nam). - Trải qua các triều đại phong kiến , cũng có nhiều công trình chuyên khảo chú ý đ ến lĩnh vực nghiên cứu địa phương như: " Lịch triều hiến chương; Đại Nam nhất thống chí,...". Xét dưới góc độ địa lý hành chính, mỗi triều đại phân chia lãnh th ổ ra thành nh ững đ ơn v ị nhiều cấp khác nhau để thuận tiện cho việc quản lý & bảo vệ an ninh. Ví dụ: Từ thời Hai Bà Trưng (nước ta chia ra các quận, huyện với 65 thành trì); dưới các tri ều Lý, Trần, H ồ (các b ộ phận lãnh thổ mang tên là Lộ); đời Lê (Lộ đổi thành Trấn. C ả n ước có 5 Đ ạo (m ỗi Đ ạo l ại bao gồm nhiều Phủ, Châu, Huyện), đến đời Nguyễn (Trấn đ ổi thành T ỉnh); th ời kỳ Tr ịnh - Nguyễn phân tranh (Đàng trong-Đàng ngoài). - Thời kỳ Pháp thuộc, Pháp chia lãnh thổ nước ta (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ). - Sau 1954, các khu tự trị được thành lập như "Khu tự trị Vi ệt Bắc (1956), Khu t ự tr ị Thái-Mèo (1955) và năm 1962 đổi thành Khu tự trị Tây Bắc... Như vậy, tùy từng thời kỳ, tùy theo mục đích chính trị - kinh tế - quân sự mà các đ ơn v ị hành chính được gộp lại thành những đơn vị hành chính dưới cấp qu ốc gia. Vi ệc hình thành các đơn vị hành chính này đó là do nhu cầu quản lý đất nước, cần có nhi ều c ấp, trong đó n ổi lên cấp quản lý trung gian giữa quốc gia và tỉnh - tạm gọi là vùng. b. Giai đoạn 1960 - 1975. Giai đoạn này, việc nghiên cứu & phân vùng diễn ra chủ yếu ở M.Bắc (từ Vĩnh Linh) với đặc trưng chính về kinh tế N - L - N. Chia thành 2 thời kỳ: 8
  9. * Thời kỳ 1960 - 1970: Việc phân vùng, qui hoạch tập trung chủ yếu vào những vấn đề nhỏ lẻ từng vùng cụ thể (chủ yếu là PVNN). UBKH Nhà n ước ph ối h ợp v ới B ộ nông nghi ệp nghiên cứu và PVNN ở miền Bắc VN (chia 4 vùng NN lớn: Tây B ắc, Đông B ắc, Đ ồng b ằng sông Hồng & Khu IV cũ). Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức, điều tra và tiến tới phân vùng lâm nghiệp làm cơ sở cho phát triển ngành. Năm 1968, UBXD cơ bản Nhà n ước tri ển khai nghiên cứu qui hoạch các điểm công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. * Thời kỳ 1971 - 1975 (phương án 2 vùng kinh tế cơ bản). Một số vùng kinh tế mới được hình thành ở TDMN', Nhà nước tiến hành qui hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Ngành lâm nghiệp qui hoạch một số vùng CMH' giấy, sợi, gỗ trụ m ỏ... Trong công nghiệp tiếp tục nghiên cứu địa điểm bố trí các công trình lớn. Thời kỳ này cũng ti ến hành qui hoạch một số huyện, thị xã trọng điểm. Nhìn chung thời kỳ này, công tác qui ho ạch v ẫn t ập trung chủ yếu vào phục vụ cho SX nông - lâm. Cuối những năm 1960, trong giáo trình gi ảng dạy về vùng ở trường ĐHSP-HN, dựa trên quan điểm vùng c ủa trường phái Đ ịa lý Xô vi ết hiện đại, GS Trần Đình Gián phân chia lãnh thổ nước ta thành 2 vùng kinh t ế c ơ b ản v ới 4 á vùng theo ranh giới chính trị hồi đó. Vận dụng NQ ĐH Đảng III, Ông chia M.Bắc thành 4 vùng kinh tế hành chính, đồng thời đề ra một hệ thống 3 c ấp: Vùng KT - XH l ớn; vùng kinh t ế - hành chính tỉnh (hay liên tỉnh); vùng kinh tế cơ sở huyện (hay liên huyện). Ba c ấp đó gi ống như một hệ thống động lực, hoạt động vừa có phân cấp - vừa có ph ối h ợp nh ằm xây d ựng nền KT-XH thống nhất & đa dạng: Cấp vùng KT-XH lớn phải đủ tiềm lực để trang bị kỹ thuật & đổi mới kỹ thuật - công nghệ cho nền KTQD trong phạm vi lãnh thổ của mình. Có m ạng lưới năng l ượng, nguyên liệu, lương thực cùng các cơ sở chế tạo & thiết bị c ơ bản ở mức độ thích h ợp; Có h ệ th ống nghiên cứu & ĐT hoàn chỉnh (gồm các trường ĐH, CĐ & KT dạy nghề) qui mô thích hợp. Cấp vùng kinh tế hành chính tỉnh (liên tỉnh) với qui mô lãnh thổ hợp lý là đi ểm hội tụ của nền KT TW & ĐP, nhằm hình thành cơ cấu công - NN thích hợp, qui mô vừa và nhỏ. Cấp vùng kinh tế cơ sở huyện (liên huyện) là những đơn vị HC, KT-XH, quản lý & tổ chức giữa ngành với lãnh thổ; Mục tiêu là xây dựng c ơ cấu N - L - N, ti ểu th ủ công nghi ệp & công nghiệp, kết hợp truyền thống địa phương, lấy qui mô nhỏ là chính, t ừng b ước th ực hi ện CNH' N - L - N ở địa phương. c. Giai đoạn 1976 - 1980. Ngay sau 1975, một chương trình phân vùng qui hoạch đã được tiển khai trong cả nước theo quan điểm tổng hợp. - Năm 1976 trên cơ sở 38 tỉnh - TP, cả nước được chia thành 7 vùng NN - CNCB' , hệ thống 7 vùng NN - CNCB' là cơ sở cho vi ệc xây d ựng kế ho ạch phát tri ển N - L, hình thành các vùng CMH' : Cụ thể: (1) TDMNPB' (9 tỉnh): quế, hồi, sơn, chè, trẩu, thuốc lá, hoa quả cận nhiệt, ngô, sắn, trâu, bò, dê. (2) Đồng bằng sông Hồng (6 t ỉnh): lúa g ạo, l ạc, đ ậu t ương, mía, cói, đay, rau, chăn nuôi lấy thịt. (3) BTBộ (3 tỉnh): gỗ, lạc, hồ tiêu. (4) DHNTBộ (4 tỉnh): mía, bông, đào lộn hột, quế, tiêu, lạc, lúa gạo, khoai, bò, l ợn. (5) Tây Nguyên (3 t ỉnh): cà phê, cao su, chè, dâu tằm, ngô, trâu, bò. (6) ĐNBộ (4 tỉnh): cao su, cà phê, hồ tiêu, lạc, đậu tương, mía, 9
  10. ngô. (7) Đồng bằng sông Cửu Long (9 tỉnh): lúa gạo, đậu tương, mía, cây ăn qu ả, l ợn, v ịt, tôm, cá. - Năm 1977, UBPV KT TW được thành lập. Vụ phân vùng qui hoạch của UBKH Nhà nước được tách ra & đổi tên thành Viện phân vùng qui hoạch TW là cơ quan thường tr ực c ủa UB phân vùng kinh tế TW. Cả nước đã hình thành hệ thống t ổ ch ức ngành t ừ TW đ ến đ ịa phương, toàn bộ quá trình phân vùng qui hoạch được ti ến hành d ưới sự ch ỉ đạo c ủa CP & UBND các cấp. d. Giai đoạn 1981 - 1985 . Năm 1982, được sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), lần đầu tiên chúng ta lập sơ đồ phân bố LLSX giai đoạn 1986 - 2000, đây là quá trình nghiên cứu tương đối tổng hợp và toàn diện. Với 40 tỉnh - TP - đặc khu, lãnh thổ nước ta được chia thành 4 vùng KT cơ bản với 7 tiểu vùng NN - CNCB’: Vùng Bắc Bộ (16 tỉnh), chia 2 tiểu vùng là TDMN' (10 tỉnh) và ĐBSH (6 t ỉnh), g ồm: Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Lạng S ơn, Vĩnh Phú, Cao B ằng, B ắc Thái, Hà Bắc, Hà Nam Ninh, Hà Nội, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Hải Phòng, Thái Bình. Vùng Bắc Trung Bộ (3 tỉnh) Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên. Vùng Nam Trung Bộ (7 tỉnh), 2 tiểu vùng là DH khu V và Tây Nguyên (Qu ảng Nam-Đà Nẵng, Phú Khánh, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Gia Lai-Kon Tum). Vùng Nam Bộ (14 tỉnh), 2 tiểu vùng là Đ.Nam Bộ & Tây Nam Bộ (Đồng Nai, TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sông Bé, Tây Ninh, An Giang, B ến Tre, C ửu Long, Đ ồng Tháp, H ậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Minh Hải). ▪ Những căn cứ để phân chia hệ thống 4 vùng kinh tế cơ bản - Có cơ cấu tài nguyên nhất định trên lãnh thổ để đ ảm bảo vi ệc CMH' & phát tri ển tổng hợp nền kinh tế. - Có nguồn lao động đủ để đảm bảo kết hợp TNTN - LLLĐ - TLSX. - Có vị trí, chức năng nhất định trong nền kinh tế cả n ước trên c ơ sở CMH' & phát triển tổng hợp. - Có TP, TTCN (hoặc thể tổng hợp SX - lãnh thổ) là hạt nhân tạo vùng. - Có hệ thống GTVT đảm bảo mối liên hệ nội vùng, liên vùng, khu vực & TG. ▪ Phương án 4 vùng được đưa vào GD ở bậc Phổ thông và Đại học trong giáo trình ĐL KTXH- VN. Giai đoạn này Nhà nước đã triển khai đồng bộ các khâu c ần thi ết c ủa công tác qui hoạch như điều tra cơ bản, phân tích thực trạng, dự báo và xây dựng phương h ướng phát triển, các phương hướng phát triển N - L - N; phân bố công nghi ệp & các công trình then chốt… là những căn cứ cơ bản để xây dựng kế hoạch phát tri ển kinh tế & qui ho ạch ở các giai đoạn sau. ▪ Về phương pháp tiếp cận: Bước đầu đã nghiên cứu lý thuyết phân vùng, nguyên tắc, hệ thống chỉ tiêu, các thuật ngữ chuyên ngành... Một loạt vấn đ ề t ổng h ợp đ ược nghiên c ứu 10
  11. như (hệ số vùng, tính toán hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội). Đã xây dựng đ ược h ệ th ống phương pháp chỉ dẫn xây dựng qui hoạch (các vùng & các ngành), xây d ựng hệ th ống b ản đ ồ, hệ thống bảng biểu, chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, chỉ tiêu ngành... e. Giai đoạn 1986 đến nay. Khi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì cơ cấu nền KTQD có những chuyển biến mạnh (cả về chất & về lượng), nhiều yếu t ố mới xuất hiện, đồng thời những khó khăn, thách thức cũng n ảy sinh. Do yêu c ầu c ủa vi ệc m ở cửa nền kinh tế và hội nhập với khu vực & quốc tế, đòi hỏi chúng ta ph ải có m ột chi ến l ược phát triển phù hợp. Trước tình hình đó, Thủ tướng CP đã chỉ thị cho UBKH Nhà n ước ch ủ trì phối hợp với các ngành TW nghiên cứu qui ho ạch 8 vùng KT l ớn & 3 vùng KTTĐ, h ỗ tr ợ t ất cả các tỉnh, TP XD qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến 2010. ● Từ 1986 - 2000. - Hệ thống 8 vùng KT lớn được gộp từ 61 tỉnh - TP của cả nước Đông Bắc (11 tỉnh): Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Th ọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái. Tây Bắc (3 tỉnh) Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, Tp) TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây (cũ), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tr ị, T-T- Huế. DH Nam Trung Bộ (6 tỉnh,Tp) Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đ ịnh, Phú Yên, Khánh Hòa. Tây Nguyên (4 tỉnh) Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Đông Nam Bộ (8 tỉnh, Tp) là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Ph ước, Tây Ninh, đặc khu BR-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh) là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng. - Ba vùng kinh tế trọng điểm là (KTTĐ) Vùng KTTĐ Bắc Bộ (5 tỉnh-TP): TP Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, 3 đô thị chính đồng thời là 3 cực phát triển (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Vùng KTTĐMT (4 tỉnh-TP): T-T-Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Vùng KTTĐP'N (4 tỉnh-TP): TPHCM, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Bình D ương. Ba c ực tạo thành tam giác phát triển là TPHCM - Biên Hòa - Vũng Tàu. ● Từ 2001 đến nay - Hệ thống 6 vùng & trọng điểm KT được gộp từ 64 tỉnh - TP của cả nước 11
  12. TD - MN'PB' (15 tỉnh): Đông Bắc (11 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, và Qu ảng Ninh). Tây B ắc (4 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, TP Điện Biên (tách từ tỉnh Sơn La 1/2004). ĐB sông Hồng & trọng điểm Bắc Bộ (12 tỉnh, Tp) TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây (cũ), Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, B ắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ và KTTĐ miền Trung (14 tỉnh, TP): Bắc Trung Bộ (6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tr ị, Th ừa Thiên Hu ế). DH Nam trung Bộ (8 tỉnh-Tp: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đ ịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) Tây Nguyên (5 tỉnh): Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông. Đông Nam Bộ & trọng điểm kinh tế (8 tỉnh, TP) là TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, đặc khu BR-Vũng Tàu, Long An. ĐB sông Cửu Long (13 tỉnh, TP) Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long An. - Ba vùng KTTĐ là Vùng KTTĐ Bắc Bộ (8 tỉnh - TP): TP Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ). Ba đô thị chính đ ồng th ời là 3 c ực phát tri ển (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Hiện nay vùng này còn 7 tỉnh, thành phố Vùng KTTĐ miền Trung (5 tỉnh - TP): Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng KTTĐ phía Nam (8 tỉnh - TP): TPHCM, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Ba cực tạo thành tam giác phát tri ển là TPHCM - Biên Hòa – Vũng Tàu. - Ngoài 2 cấp vùng trên, 64 tỉnh - TP cũng được xác định là cấp qui hoạch phát triển KT-XH đến 2010 và 2020. - Trong khuôn khổ chương trình khoa học cấp Nhà nước (Mã số KX-03, đề tài KX-03- 02) đã đề xuất chia lãnh thổ nước ta thành các dải lớn. Đó là: (1) Dải đồng bằng ven biển (bao gồm cả vùng biển và hải đảo quốc gia). (2) Dải TD & MN' (chia ra thành 2 dải TD và dải MN'). - Năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển KT-XH các xã đặc bi ệt khó khăn ở MN' vùng sâu, vùng xa...(QĐ số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998). Lo ại vùng khó khăn gồm 2356 xã (2002) của 49 tỉnh là một loại vùng không liền khoảnh và là sự tập hợp của các xã, một cấp trong hệ thống 4 cấp hành chính của VN. ▪ Dựa theo cách phân chia trên, có thể rút ra một số nhận định: Mỗi hệ thống vùng được phân chia đều dựa trên một hệ thống chỉ tiêu phục v ụ cho m ột s ố m ục đích trong m ột 12
  13. giai đoạn nhất định. Mục đích của phân vùng là hình thành h ệ th ống vùng đ ể làm căn c ứ cho các kế hoạch phát triển lãnh thổ, phục vụ cho việc xây dựng c ơ chế - chính sách, đ ảm b ảo s ự phát triển bền vững và hiệu quả trong cả nước. Căn cứ chủ yếu để phân vùng là các lãnh th ổ có sự đồng nhất ở mức độ nhất định về tự nhiên, dân cư & xã hội; cùng ch ịu sự chi ph ối c ủa cơ chế thị trường, cùng đảm nhận một nhiệm vụ nào đó đối với nền kinh tế trong tương lai. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Quan niệm về vùng kinh tế. 2. Quá trình hình thành và phát triển vùng kinh tế ở nước ta. 3. Những căn cứ để phân chia các vùng kinh tế. 4. Những thay đổi về phương án vùng kinh tế ở nước ta từ sau Đ ổi m ới. Gi ải thích t ại sao có sự điều chỉnh đó ? C. CÁC VÙNG KINH TẾ 1. TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC (TD-MN'PB') 1.1. Vị trí địa lý (VTĐL) Phạm vi lãnh thổ bao gồm 15 tỉnh. Trong đó Đông Bắc (11) và Tây B ắc (4). Di ện tích 101.531 km2 (30,70% diện tích cả nước), Đ.Bắc: 63.999 km 2, Tây Bắc: 37.552 km2. Dân số (2008): 12,31 triệu người, mật độ 121 người/km 2 (Đ.Bắc 9,65 triệu người, mật độ 151 người/km2 và Tây Bắc 2,66 triệu người, mật độ 71 người/km 2). Phía Bắc giáp với ĐN Trung Quốc có cửa khẩu quốc tế (Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai) là điều ki ện thu ận l ợi đ ể giao lưu, hội nhập khoa học - công nghệ, trao đổi phát tri ển kinh tế c ủa vùng v ới các n ước trên l ục địa. Phía Tây giáp với Lào. Phía Nam giáp ĐBSH với nhiều đô th ị, hải c ảng l ớn (Hà N ội, H ải Phòng, Cái Lân), đó là cơ sở để đẩy mạnh phát triển KT-XH của vùng. 1.2. Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) ● Đông Bắc: Than đá: Nằm trên địa hình các cánh cung, Đông Bắc có th ế mạnh đ ầu tiên là than đá với 3 dải than lớn Cẩm Phả, Hòn Gai và Mạo Khê - Uông Bí. Tr ữ l ượng thăm dò 3,5 t ỉ t ấn. ngoài ra còn có ở một số địa điểm khác như Phấn mễ, Làng Cẩm (Thái Nguyên) ~ 80 tri ệu tấn, than nâu (Lạng Sơn) ~ 100 triệu tấn, than Bố Hạ (Bắc Giang) Khoáng sản KL và phi KL: Đá vôi hàng tỉ tấn phân bố hầu khắp các tỉnh; Đất sét cao lanh để SX gạch không nung Giếng Đáy (Quảng Ninh); Apatit (Lào Cai) 2,1 t ỉ t ấn; Qu ặng s ắt 13
  14. ở Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái 136 triệu tấn; Mangan ở Cao Bằng 1,5 tri ệu tấn; Titan l ẫn trong quặng sắt Manhêtit ở Thái Nguyên 39,0 vạn tấn; Thiếc (Cao bằng, Tuyên Quang); Bô xít (Lạng Sơn); Chì - kẽm (Bắc Kạn)... Các mỏ này phần lớn vẫn còn ở dạng ti ềm năng, do công nghệ và nguồn vốn còn hạn chế, mới khai thác một phần quặng sắt và thiếc. Bảng 6.1. Một số khoáng sản chủ yếu của Đông Bắc Tr.lượn % so cả Khoáng Đơn vị Vùng phân bố sản nước g C.N Quảng Ninh Than Tỉ tấn 3,5 90 antraxit Than mỡ Triệu tấn Phấn Mễ,Làng Cẩm (Thái Nguyên) 7,1 56 Triệu tấn Na Dương (Lạng Sơn) Than nâu 100,0 - Làng Lếch, Quang Xá (Yên Bái) Tùng Bá Sắ t Triệu tấn 136,0 16,9 (Hà Giang) Triệu tấn Tốc Tát (Cao Bằng) Mangan 1,4 - Nằm trong quặng sắt núi Chúa Ngàn tấn Titan 390,9 64 (Th.Nguyên) Thiếc Triệu tấn Tĩnh Túc (C.Bằng), Sơn Dương (T.Quang) 10,0 Tỉ tấn Apatit 2,1 Lào Cai Ngoài ra, Đông Bắc cũng có một số khoáng sản khác qui mô nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng, dùng làm chất phụ gia, hoặc chất trợ dung cho công nghệ CB'. Bảng 6.2. Một số tài nguyên khoáng sản có qui mô nhỏ của Đông Bắc Khoáng Vùng phân bố Sử dụng sản Khuổi Hân (Cao Bằng) Cách nhiệt, cách điện Amiăng Quảng Ninh, Hà Giang Sơn. Men tráng, thủy tinh... Angtimon Đảo Quan Lạn (Quảng Ninh) Thủy tinh Cát La Phù (Phú Thọ), Làng Mục (Yên Bái) Vật cách điện, cách nhiệt. Mica Thạch Khoán (Phú Thọ) Công nghiệp sứ và thủy tinh Phenphat Bình Đường (Cao Bằng) Trợ dung cho luyện nhôm Fluorit Thanh Sơn (Phú Thọ) Gạch chịu lửa Quaczit Lẫn trong quặng thiếc Công nghiệp chế tạo máy Vonfram Tài nguyên đất cho sản xuất nông - lâm: đất nông nghiệp (14,55%), lâm nghiệp (54,11%), đất chuyên dùng (4,70%), đất ở (1,90%), đất chưa sử dụng (27,32%). Có sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất giữa Đông Bắc và Tây Bắc, gi ữa các tỉnh trong vùng. Nhìn chung đất chưa sử dụng còn khá lớn (trong đó ~ 10% có th ể phát tri ển cây lâu năm, 75% cho lâm nghiệp). Bảng 6.3. Cơ cấu sử dụng đất của Miền núi – trung du phía Bắc tại thời điểm 01/01/2008 Chia ra (%) Diện tích Đất Chưa Nông Lâm Đất ở (1000 ha) nghiệp nghiệp CD SD CẢ NƯỚC 33115.0 28.40 44.70 4.70 1.90 20.24 MN & TD phía Bắc 10153.1 14.55 54.11 2.88 1.13 27.32 14
  15. Đông Bắc 6399.9 15.24 56.97 3.83 1.28 22.67 Hà Giang 794.6 18.78 47.61 1.13 0.77 31.71 Cao Bằng 672.5 12.37 76.55 1.78 0.71 8.58 Bắc Kạn 485.9 7.76 68.90 2.26 0.49 20.58 Tuyên Quang 587.0 11.89 76.06 3.80 0.90 7.34 Lào Cai 638.4 12.53 48.23 2.40 0.53 36.31 Yên Bái 689.9 11.39 65.75 4.38 0.65 17.83 Thái Nguyên 353.4 28.13 48.84 5.60 2.86 14.57 Lạng Sơn 832.8 12.16 50.02 2.11 0.70 35.00 Bắc Giang 382.7 32.01 34.94 13.38 5.54 14.14 Phú Thọ 352.8 28.37 47.45 6.63 2.55 14.99 Quảng Ninh 609.9 8.82 52.47 5.49 1.56 31.66 Tây Bắc 3753.2 13.36 49.22 1.27 0.88 35.26 Điện Biên 956.3 12.61 64.74 0.84 0.35 21.47 Lai Châu 911.2 8.52 42.89 0.71 0.30 47.59 Sơn La 1417.4 17.44 41.44 1.11 0.48 39.53 Hoà Bình 468.3 11.98 53.43 3.72 4.33 26.54 Các loại đất chính: Đất đỏ đá vôi phân bố theo các cánh cung, nhiều nhất ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, thích hợp với cây thu ốc lá, đ ỗ t ương, ngô, bông,... Đ ất feralit đỏ - vàng trên đá sa diệp thạch, phân bố chủ yếu ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Th ọ, Yên Bái, Bắc Giang thích hợp với cây chè, trẩu, sở. Đất phù sa cổ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh giáp với ĐBSH, thích hợp với cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, thuốc lá, lạc). Ngoài ra, ở các thung lũng, ven sông còn có một ít đất phù sa là n ơi gieo tr ồng cây l ương th ực và cây màu khác... Tài nguyên rừng của vùng còn rất ít do khai thác quá mức trước đây, chủ yếu là rừng thứ sinh. Năm 2008, diện tích rừng của Đông Bắc là 3,30 triệu ha (chi ếm 25,19% di ện tích rừng cả nước), rừng tự nhiên 2,30 triệu ha, độ che phủ rừng 51,6%. Vùng đang khôi ph ục l ại vốn rừng để phục vụ cho KCN Quảng Ninh, cho nguyên li ệu gi ấy, cho môi sinh, trong r ừng còn có nhiều dược liệu như quế (Quảng Ninh), hồi (Lạng Sơn, Cao B ằng), sa nhân, tam th ất (Lào Cai, Hà Giang), cây ăn quả á nhiệt đới (Cao Bằng, Lạng S ơn, Lào Cai). Vùng có nhi ều đồng cỏ liền dải trong các thung lũng, trên các đồi thấp, là c ơ sở đ ể phát tri ển chăn nuôi (trâu, bò, dê, ngựa,.v.v.) Khí hậu nhiệt đới pha trộn á nhiệt đới. Do địa hình cánh cung mở ra ở biên giới đón gió lạnh từ phương Bắc tràn xuống, là vùng có mùa Đông lạnh nhất n ước ta. Mùa Hè nóng - ẩm, nhiệt độ cao. Khí hậu thích hợp với cây trồng - vật nuôi nhiệt và á nhiệt đới (chè, hồi...). Tài nguyên biển, vùng có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long v ới > 3.000 đảo, bi ển nông, trữ lượng cá không nhiều so với vùng biển khác, muốn đánh cá phải ra kh ơi. Ở trong lộng nhiều nhất là sò, ốc. Ở đảo Cô Tô rất thuận lợi cho nuôi trai ngọc. Ở đ ảo R ều (Cẩm Phả) nuôi khỉ làm dược liệu. Hạ Long và Bái Tử Long là cảnh quan rất hấp dẫn khách du lịch ● Tây Bắc 15
  16. Là vùng có địa hình núi cao, hiểm trở, cắt xẻ, nhiều sông suối, thung lũng sâu. Đ ộ cao TB > 1.000m, nghiêng từ TB - ĐN. Phía Đông là kh ối núi Hoàng Liên S ơn cao s ừng s ững (có đỉnh Phan xi păng 3.143m). Đại bộ phận lãnh thổ thuộc lưu vực S.Đà, ba phía đ ều là nh ững dãy núi cao; Giáp biên giới với TQ có những đỉnh như Phu Lu Tum (2.090m), Phu La Sin (2.348m), Phu Nam San (2.453m), Phu Đen Đin (2.181m), Phu Si Lung (3.076m),... V ới biên giới Việt - Lào có những đỉnh Khoang La San (1.865m), San Cho Cay (1.934m), Phu Nam Khe (1.860m), Phu Sai Liên (1.728m),... Dải núi đá vôi chạy liên tục t ừ Phong Th ổ - Sìn H ồ - T ủa Chùa - Tuần Giáo (Lai Châu) - Thuận Châu - Mai Sơn - Yên Châu - M ộc Châu (S ơn La) v ề Lạc Thủy (Hòa Bình). Sông Đà và phụ lưu chứa nguồn thủy năng rất lớn với ~ 120 tỉ m 3/năm, lưu lượng 3,63 m3/s, trữ năng lý thuyết 260 - 270 tỉ kwh, trữ năng kinh tế 50 - 60 t ỉ kwh. Ngoài thu ỷ đi ện Hòa Bình (1.920MW), còn có khoảng 4 - 5 địa điểm có công suất tương đ ương ho ặc l ớn h ơn nh ư Tạ Bú (2.400MW) đã khởi công 12/2005 - dự kiến 2010 phát điện tổ máy số 1. Nguồn nước nóng khá phong phú, phân bố theo các đứt gãy ki ến tạo, đây là ngu ồn nhiệt lớn sử dụng để chữa bệnh (Lai Châu, Sơn La có 16 điểm, Hòa Bình có Kim Bôi). Than ~ 10 triệu tấn (Điện Biên); Ni ken đã phát hiện ở Bản Phúc, B ản Sang và T ạ Khoa; Đồng (Vạn Chài - Suối Chát) 980 tấn; Vàng sa khoáng d ọc sông Đà. Đ ất hi ếm là nguyên liệu khoáng duy nhất có ở Tây Bắc có giá trị trong nhi ều ngành CN hi ện đ ại, đã phát hiện các mỏ như mỏ Đông Pao (Phong Thổ - Lai Châu) trữ lượng 5,5 tri ệu t ấn (cùng v ới đ ất hiếm còn có friorit 6,1 triệu tấn, barit 12,7 triệu tấn); mỏ Năm Xe (Lai Châu) thu ộc đ ất hi ếm nhóm nặng 874.660 tấn. Ngoài ra, còn có Tan & Asbét (khoáng sản phi kim lo ại), Tan dùng trong công nghệ gốm, sứ, sản xuất giấy, sơn, cao su... có ở Sơn La, Hòa Bình 1.780 t ấn. Asbét (100.000 tấn) dùng trong CN SX vật liệu cách đi ện, nhi ệt, cách âm, ch ống cháy, ch ịu đ ược axit và kiềm (găng tay, quần áo chống cháy, má phanh ô tô...). Đất chủ yếu là đất feralít đỏ - vàng phong hóa từ đá vôi và sa di ệp th ạch, có m ột ít đ ất bồi tụ trong các thung lũng và ven sông. Trong cơ cấu sử dụng: đất nông nghi ệp (13,36%), đ ất lâm nghiệp chiếm 49,22% diện tích tự nhiên của vùng, trong số này thì đ ất có r ừng chi ếm 83,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng 41,1%; đất chuyên dùng (1,27%); đ ất ở (0,88%), đất chưa sử dụng (35,26%). Như vậy, đây là vùng đất hoang hóa còn rất lớn, v ề chất lượng, các loại đất đều khá tốt, song do địa hình dốc cho nên các lo ại đ ất đ ỏ - vàng ở các sườn núi có xu hướng thoái hóa nhanh (do việc trồng cây hàng năm, du canh, du c ư, khai thác rừng bừa bãi). Hoạt động nông nghiệp của Tây B ắc t ập trung ch ủ y ếu ở m ột s ố cao nguyên đất đỏ đá vôi (Mộc Châu, Nà Sản, Tà Phình): trồng ngô, cây CN hàng năm (bông, đ ậu t ương), cây ăn quả (mận, đào). Các sườn đồi diệp thạch trồng chè, sơn, trẩu, sở... Đ ất thung lũng được xây dựng theo hệ thống bậc thang để trồng lúa (Mường Thanh, Quang Huy, Bình Lư,...). Trên các cao nguyên và thung lũng còn là địa bàn phát triển chăn nuôi trâu, bò qui mô lớn. Khí hậu. Yếu tố địa hình làm cho khí hậu của Tây Bắc có những nét khác v ới Đông Bắc (mặc dù cùng vĩ tuyến); Gió Đông Bắc lạnh đến muộn hơn; lạnh do 2 yếu t ố (lạnh theo vĩ tuyến & độ cao) nên nhiệt độ về mùa đông thường thấp hơn ở Đông B ắc. Nh ững ngày mà 16
  17. nhiệt độ xuống thấp thì ở những vùng núi cao thường có tuyết phủ, băng giá (Sa Pa, đ ỉnh Hoàng Liên Sơn)... Yếu tố lạnh này cho phép trồng các cây ưa l ạnh. Khí h ậu c ủa vùng cũng gây ra những khó khăn lớn như trên các cao nguyên thường thi ếu nước cho sinh ho ạt và s ản xuất về mùa khô. 1.3. Tài nguyên nhân văn 1.3.1. Về lịch sử, văn hóa và dân tộc Vùng Phong Châu (Phú Thọ) được coi là cái nôi của c ộng đ ồng dân t ộc Vi ệt Nam; Có văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn nổi tiếng còn để lại nhi ều di chỉ có giá tr ị về l ịch s ử và ki ến trúc. Các di tích còn được bảo tồn rất có giá trị về khoa học, về giáo d ục truyền th ống nh ư đ ền Hùng, chùa Yên Tử, Côn Sơn, Kiếp Bạc... kèm với nó là những l ễ, h ội truy ền th ống (H ội đ ền Hùng)... các diệu hát lượn, hát ví, dân ca của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, M ường... Đông B ắc là căn cứ địa cách mạng trong kháng chi ến chống Pháp v ới những đ ịa danh n ổi ti ếng đã tr ở thành di tích cách mạng (Việt Bắc, Phay Khắt, Nà Ngần, hang P ắc Bó, Tân Trào, Su ối Lênin, đường số 4,...) Tây Bắc có Điên Biên lịch sử. Trong vùng t ập trung nhi ều dân t ộc khác nhau như Tày, Nùng, Dao...(Đông Bắc), Mường, Thái, H'Mông...(Tây Bắc). Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa rất độc đáo phản ánh tập quán sản xuất, sinh hoạt c ủa riêng mình, t ạo nên m ột t ổng thể văn hóa đa dạng và phong phú. Những giá trị về lịch sử - văn hóa k ết h ợp v ới phong c ảnh tự nhiên như Sa Pa, Tam Đảo, thác Bản Dốc, Đầu Đẳng, động Tam Thanh, Nhị Thanh....đã tr ở thành tiềm năng to lớn đối với kinh tế dịch vụ - du lịch. 1.3.2. Về dân cư - lao động (DC - LĐ) ● Đông Bắc. Dân số (2008) là 9.652,3 ngàn người, mật độ 151 người/km 2. Tỉ lệ dân đô thị 18,20 % (cả nước 28,10%). Vùng có 30 dân tộc khác nhau, người Vi ệt (66,1%), Tày (12,4%), Nùng (7,3%), Dao (4,5%), H'Mông (3,8%) dân số. Có m ột số dân t ộc c ủa c ả n ước hầu như chỉ cư trú tập trung tại đây như Tày 93%, Sán Chay 98%, Sán Dìu 95%, Nùng 95%... Dân số phân bố không đều, mật độ giảm dần từ vùng trung du lên miền núi: B ắc Giang (425 ng/km2), Thái Nguyên (325 ng/km2), Phú Thọ (387 ng/km2), Quảng Ninh (182 ng/km2) - gắn với các TTCN lớn; trong khi đó ở Bắc Kạn (64 ng/km 2), Cao Bằng (79 ng/km2), Hà Giang (89 ng/km2). Trình độ học vấn của dân cư và nguồn nhân lực nhìn chung khá cao. T ổng số ngu ồn nhân lực đã tốt nghiệp ≥ PTCS là 53,7% (ĐB sông Hồng 68,9%, cả nước 45%); tốt nghiệp PTTH ≥ 14,5%, nguồn nhân lực tập trung trong nhóm tuổi 15 - 29, đây là l ợi th ế trong vi ệc phát triển CN - tiếp thu kỹ thuật mới. Tuy nhiên, vùng còn khoảng 7,43% số người không bi ết chữ (chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người). Đội ngũ LĐ có trình đ ộ t ừ s ơ c ấp tr ở lên 16,22%, thấp hơn mức TB cả nước & vùng KTTĐ Bắc Bộ (23,6%). Trong số đó, có ~ 8,0 v ạn ng ười có trình độ từ CĐ, ĐH trở lên, trong số này 50% làm việc trong ngành GD, YT, qu ản lý nhà nước. Về LĐ, vùng trung du nhìn chung đủ để phát tri ển kinh tế, ở khu v ực mi ền núi nhìn chung thiếu. Bảng 6.4: Trình độ học vấn & chuyên môn kĩ thuật của Đông Bắc & Tây Bắc năm 2002 (%) Tỉnh Tỉ lệ chưa biết chữ Tỉ lệ LĐ có trình độ Tỉ lệ LĐ có trình độ từ 17
  18. trong độ tuổi LĐ từ sơ cấp trở lên công nhân KT trở lên Đông Bắc 7,43 16,22 12,20 Quảng Ninh 1,55 25,50 19,02 Tuyên Quang 12,40 19,05 17,38 Thái Nguyên 3,81 19,69 14,16 Lào Cai 15,30 16,07 13,53 Lạng Sơn 3,78 15,37 12,62 Phú Thọ 2,12 16,52 12,00 Cao Bằng 20,45 14.02 11,80 Bắc Giang 3,27 14,77 8,66 Yên Bái 12,77 10,16 8.44 Bắc Kạn 9,33 9,71 8,09 Hà Giang 19,47 6,89 5,51 Tây Bắc 18,09 10,93 8,79 Lai Châu, Điện Biên 22,78 12,60 10,83 Hòa Bình 5,50 10,92 8,26 Sơn La 26,33 9,84 7.92 ● Tây Bắc. Dân số (2008) 2665,1 ngàn người, mật độ 71 ng/km 2 (thấp nhất cả nước), tỉ lệ dân thành thị 14,80%. Dân số phân bố không đều, tập trung đông ở các th ị xã, th ị tr ấn, th ị tứ và trên các trục giao thông: TX Lai Châu (307 ng/km 2), TX Sơn La (156 ng/km 2), TX Hòa Bình (124 ng/km2), thị trấn Mộc Châu (202 ng/km 2)... Ở vùng núi cao, mật độ dân cư rất thấp: Mường Tè (7 ng/km2), Mường Lay (13 ng/km2), Sìn Hồ (25 ng/km2)... Về nguồn lao động: số người trong độ tuổi lao động đang làm vi ệc trong các ngành KTQD 90,7%, chưa có việc làm 9,3%. Lao động trong nông nghi ệp 76,6%; công nghi ệp c ả TTCN & dịch vụ là 23,4%. Số người (trên & dưới) độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động chiếm 18,8% LLLĐ. Trình độ học vấn c ủa dân c ư & ngu ồn nhân l ực thu ộc lo ại th ấp nhất cả nước. Tỉ lệ chưa biết chữ trong độ tuổi lao động 18,09% (cả nước 3,4%); lao động có trình độ sơ cấp trở lên 10,09% (cả nước 19,7%); Trình độ CĐ, ĐH trở lên chỉ chiếm 1,72%. 1.3.3. Về các loại hình quần cư Loại hình quần cư ở TDMN'PB' đặc trưng cho nền SX nông - lâm của các dân tộc. Có 2 loại dạng chính là làng (của người Vi ệt) và bản (Tày, Nùng, H'Mông, Dao, M ường...). Các bản thường phân bố ven bờ suối, dọc thung lũng, trên các cánh đ ồng, b ồn đ ịa, men s ườn đ ồi hướng về đường GT hay con suối. Ngoài ra, còn một số ít các dân tộc sống du canh du cư, chủ yếu là người H'Mông và Dao, hiện nay phần lớn đã định cư. Trong quá trình khai thác kinh t ế, đã xuất hiện nhiều nông - lâm trường, các khu vực khai thác tài - CB' nguyên (ch ủ yếu c ủa người Việt) đã xuất hiện nhiều điểm dân cư mới kiểu thị tứ, thị trấn, thị xã mang sắc thái đô thị miền núi. 1.4. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) 1.4.1. Tình hình phát triển ● Đông Bắc. Được khai thác sớm từ thời Pháp thuộc, vì vậy tài nguyên đã bị suy giảm nhiều & môi trường bị xáo trộn. (Trong thời kì Pháp thuộc, Pháp đầu tư vào Đông B ắc chi ếm 18
  19. 40 - 52% tổng số vốn đầu tư ở cả Đông Dương, Pháp đã lấy đi 27,7 tri ệu t ấn than, 21,73 v ạn tấn thiếc, 60 vạn tấn quặng sắt & mangan, 31,55 vạn tấn phốt phát & hàng triệu m3 gỗ quí). Từ 1990 đến nay kinh tế đã đạt được những kết quả nhất định; Năm 2002, GDP đ ạt 21.579 tỉ đồng (4,05% GDP cả nước), GDP/người/tháng đến năm 2004 đã đạt 379.900 đồng (bằng 74,8% mức TB của cả nước). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: tăng tỉ trọng CN - XD từ 20,6% (1990) lên 26,3% (2002), tương tự vậy N - L - N giảm từ 46,5% xuống 33,6% và dịch vụ 32,9% và 32,8%. Vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp nặng - qui mô lớn c ủa c ả n ước (năng l ượng, luy ện kim, cơ khí, hóa chất, VLXD). Đã hình thành những TTCN CMH' (luyện kim đen Thái Nguyên, hóa chất Việt Trì - Lâm Thao, khai thác than Hòn Gai, Cẩm Phả, phân bón Bắc Giang),.v.v. ● Tây Bắc. Khai phá muộn hơn, nhưng việc khai thác tài nguyên ở đây có nhi ều v ấn đề đáng lo ngại, nhất là tài nguyên rừng đã bị khai thác quá m ức. Đ ộ che ph ủ c ủa r ừng còn r ất ít, đã ảnh hưởng đến việc giữ đất, giữ nước và gây ra nhiều hậu quả nghiêm tr ọng cho đ ời sống & sản xuất của nhân dân (lũ lụt ở Sơn La). Tây Bắc là vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất cả n ước, đã khai thác th ủy đi ện Hòa Bình (1.920MW), đang XD thủy điện Sơn La (2.400MW). Các ngu ồn tài nguyên khác khai thác nhỏ, có ý nghĩa địa phương như CNCB' đường mía (Đi ện Biên), chè (M ộc Châu), Tam Đ ường (L.Cai), Cửu Long (H.Bình), khai thác than (Điện Biên, S.La), CB' sữa (Mộc Châu). GDP năm 2002 mới chỉ đạt 10.784 tỉ đồng (2% GDP cả n ước); tăng trưởng kinh t ế ch ỉ bằng 74,4% mức TB cả nước. GDP/người (tính c ả khu vực SX đi ện Hòa Bình) 3,2 tri ệu đồng/năm (bằng 47% mức TB cả nước). Nếu tách thủy đi ện Hòa Bình ra, thì GDP/ng ười ch ỉ đạt 74.000 đồng/người/tháng. Đến năm 2004: GDP/người/tháng đã tăng lên 265.700 đ ồng (cũng chỉ bằng 54,85% mức TB của cả nước). Cơ cấu kinh tế tuy có b ước chuyển bi ến, song chủ yếu vẫn là nông - lâm (56%), CN-XD (14%), dịch vụ (30%). 1.4.2. Các ngành kinh tế chủ yếu a. Công nghiệp (CN) ● Đông Bắc. Giá trị gia tăng của công nghiệp chiếm 5,8% so với cả nước. Những ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghi ệp c ủa vùng là Nhiên li ệu (26,7%); s ản xu ất VLXD (13,8%); thực phẩm (10,3%); hóa chất (8,5%); luyện kim đen (8,2%); luyện kim màu (6,3%); công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị (6,0%); công nghi ệp gi ấy (5,5%). Đã hình thành các khu vực tập trung công nghiệp Vi ệt Trì, Phù Ninh - Lâm Thao, Thái Nguyên - L ưu Xá, Gò Đầm - Phổ Yên, Bắc Giang,… tất cả đều được hình thành ở nh ững n ơi có v ị trí thu ận lợi, gần nguồn tài nguyên hoặc GTVT... Các khu vực này thu hút hầu h ết các ngành công nghiệp quan trọng (luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, khai khoáng, công nghi ệp nh ẹ). Nhiều khu vực là hạt nhân hình thành các đô thị và giữ vai trò trung tâm, tác động đ ến sự phát triển kinh tế của vùng. 19
  20. ● Tây Bắc: Trừ thủy điện Hòa Bình, công nghiệp của vùng còn rất nhỏ bé, mang ý nghĩa địa phương. Hiện nay đang phát triển các ngành công nghi ệp sản xu ất VLXD, chế bi ến nông - lâm sản, công nghiệp nông thôn đang từng bước phát triển. b. Nông nghiệp (NN). ● Cả Đông Bắc và Tây Bắc đều có khả năng phát triển tập đoàn giống cây trồng - vật nuôi đa dạng mang sắc thái cận nhiệt - ôn đới. Dựa vào th ế m ạnh c ủa t ừng vùng mà gi ữa Đông Bắc và Tây Bắc lại có sự phát triển khác nhau về cơ cấu cây trông - v ật nuôi và h ướng CMH'... ● Đông Bắc. Trong cơ cấu thì trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn (71%), chăn nuôi (29%); Trong trồng trọt, thì cây LT chiếm 63,5%. Trong những năm qua vùng đã chú tr ọng đ ến phát triển các loại cây - con đặc sản. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, CMH': + Vùng trọng điểm lúa - ngô thâm canh: Tràng Định, Hòa An, Đông Khê, M ường Lò, Yên Sơn. Năm 2008, diện tích trồng cây lương thực có hạt là 795,6 ngàn ha, s ản l ượng 3,31 triệu tấn, bình quân 343,2 kg/người bằng 68,4% mức BQ chung của c ả n ước (501,8 kg/ng). Cây lúa, diện tích là 54,4 vạn ha, sản lượng lúa 2.489,8 nghìn tấn + Vùng đậu tương: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang. + Vùng mía: Cao Lộc, Lộc Bình (Lạng Sơn), Văn Yên, Trấn Yên (Yên Bái), Tuyên Quang, Cao Bằng... + Vùng chè tập trung ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Th ọ và một vài nơi khác có điều kiện thuận lợi. + Các vùng cà phê ở Thái Nguyên (Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ); ở Lạng S ơn (H ữu Lũng, Tràng Định, Bình Gia); ở Cao Bằng ( Ngân Sơn, Hòa An và xung quanh th ị xã); ở Tuyên Quang (Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa) và Yên Bái. + Các vùng cây ăn quả: Bắc Hà (Lào Cai), Ngân Sơn (Cao Bằng); Na ở Chi Lăng; Hồng ở Cao Lộc (Lạng Sơn); Vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang)... + Vùng chăn nuôi lợn: Việt Trì, Phong Châu (Phú Th ọ) và xung quanh các KCN ở H ạ Long, Cẩm Phả, Đông Triều...). Năm 2008, đàn lợn 4,98 triệu con (18,7%), trâu 1,22 tri ệu con (42,1%), bò 790,3 ngàn con (12,5%), gia cầm 46,42 triệu con (18,8%) ● Tây Bắc: dựa vào thế mạnh vốn có của vùng, một số ngành có xu hướng phát tri ển khá: + Chè là cây CN lâu năm có diện tích khá lớn, nhưng di ện tích đang có xu h ướng gi ảm thay vào đó là vùng đang phát triển cây cà phê. + Cây CN hàng năm, chủ yếu là mía tập trung nhi ều nhất ở Hòa Bình (2.000 ha), Đi ện Biên, Bình Lư (diện tích nhỏ hơn). Các cây khác như đậu tương (11.600 ha), tr ồng phân tán trong vùng. Bông chủ yếu ở nông trường Tô Hiệu (Sơn La). SP cánh kiến đang phát tri ển ở H.Bình. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2