intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều chỉnh mô hình để nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các mối quan hệ bên trong liên kết, nhằm tìm ra nguyên nhân những vấn đề tồn tại của các mối liên kết “bốn nhà”, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết, hướng đến phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích trên cơ sở dữ liệu thứ cấp từ các nguồn liên quan và thảo luận bàn tròn với các chuyên gia là những giáo viên dạy nghề nông thôn, họ có nhiều trải nghiệm và chứng kiến diễn biến các mối liên kết “bốn nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều chỉnh mô hình để nâng cao hiệu quả liên kết bốn nhà

Điều chỉnh mô hình . . .<br /> <br /> ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br /> LIÊN KẾT “BỐN NHÀ”<br /> Vòng Thình Nam*, Nguyễn Thị Thu Thủy**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> <br /> Mô hình liên kết “bốn nhà” trong nông nghiệp những năm gần đây đã mang lại những hiệu<br /> quả nhất định, góp phần ổn định sản xuất cho người nông dân. Tuy nhiên, hiệu quả liên kết chưa<br /> được như kỳ vọng. Vì vậy, bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng các mối quan hệ bên<br /> trong liên kết, nhằm tìm ra nguyên nhân những vấn đề tồn tại của các mối liên kết “bốn nhà”, từ<br /> đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết, hướng đến phát triển nông nghiệp nông<br /> thôn bền vững. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thốngkêmôtả, phân<br /> tích trên cơ sở dữliệuthứcấp từ các nguồn liên quan và thảo luận bàn tròn với các chuyên gia là<br /> những giáo viên dạy nghề nông thôn, họ có nhiều trải nghiệm và chứng kiến diễn biến các mối liên<br /> kết “bốn nhà” ở đồng bằng sông Cửu Long.<br /> Từ khóa: Liên kết “bốn nhà”, Cánh đồng lớn, Tam nông, Phát triển bền vững.<br /> <br /> MODIFY MODEL TO ENHANCE THE “FOUR PARTY” LINKS<br /> EFFECTIVENESS<br /> ABSTRACT<br /> “Four party” links model has brought some good effect in the recent years, helping to<br /> production stabilization to farmers. However, the effectiveness of that linkage is not as expected.<br /> Therefore, the study will focus to analyse, evaluate the insight of relationship from each linkage. This<br /> is the way to find the root and basis causes of the linkage in “Four party” to propose some solution<br /> to enhance the effectiveness of the linkage in the way of sustainable agricultural development. To do<br /> this study, the author has used method of described statistics, secondary data analysis from relevant<br /> source and roundtable discussion with experts who are teachers on agriculture in countryside. They,<br /> themselves, has plenty of experience and survey on linkage of “Four party” in the Mekong Delta.<br /> Keywords: “Four party” links, Largefield, The threeagricultural, Sustainable development.<br /> * TS. Giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. ĐT: 0907.993345<br /> ** TS. GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương<br /> <br /> 11<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Mô hình liên kết “bốn nhà” được ra đời<br /> trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà<br /> nước, theo quyết định số 80/2002/QĐ-TTg<br /> ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ<br /> “Về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản<br /> hàng hoá thông qua hợp đồng”[1] và Quyết<br /> định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013<br /> “Về chính sách khuyến khích phát triển hợp<br /> tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông<br /> sản, xây dựng cánh đồng lớn” [2]. Nhiều địa<br /> phương, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu<br /> Long đã triển khai thực hiện mô hình mô hình<br /> liên kết “bốn nhà” cho sản xuất nhiều loại<br /> sản phẩm nông nghiệp khác nhau. Mặc dù<br /> chưa thật hoàn hảo, song mô hình này cũng<br /> đã mang lại hiệu quả khả quan cho nhiều địa<br /> phương như: các Hợp tác xã (HTX) trồng lúa<br /> ở huyện Vĩnh Lợi, huyện Giá Rai tỉnh Bạc<br /> Liệu [4], HợptácxãthủysảnThớiAn [6], HTX<br /> Hàm Minh tỉnh Bình Thuận trồng Thanh<br /> Long xuất khẩu, HTX Mỹ Thành huyện Cai<br /> Lậy tỉnh Tiền Giang[5]… Tuy nhiên, trong<br /> thời gian hơn mười năm qua, các địa phương<br /> <br /> đi từ mô hình thí điểm đến chính thức thực<br /> hiện đã có nhiều vấn đề bất cập tồn tại, ảnh<br /> hưởng đến các mối liên kết, làm cho hiệu quả<br /> của liên kết “bốn nhà” chưa cao. Bên cạnh<br /> đó, có những vấn đề mới phát sinh cần phải<br /> được xem xét với tư duy mới, mang tính chiến<br /> lược, ổn định lâu dài và bền vững hơn cho các<br /> mối liên kết trong xu thế hội nhập thông qua<br /> việc phát huy thế mạnh của các bên liên kết,<br /> đồng thời đáp ứng lợi ích của các bên tham<br /> gia liên kết một cách thỏa đáng.<br /> 2. MÔ HÌNH LIÊN KẾT “BỐN NHÀ”<br /> HIỆN NAY<br /> Mô hình liên kết “bốn nhà” trong nông<br /> nghiệp gồm có các bên (các nhà) tham gia:<br /> Nhà nước, Nhà nông dân, Nhà doanh nghiệp,<br /> Nhà Khoa học. Trong đó, Nhà nước giữ vai<br /> trò thiết lập và chi phối liên kết. Nhà nông dân<br /> và Nhà doanh nghiệp là hai đối tượng chính<br /> của mối liên kết “bốn nhà”, Nhà khoa học với<br /> vai trò cung cấp dịch vụ Khoa học kỹ thuật và<br /> hỗ trợ cho quá trình sản xuất, chăn nuôi. Có<br /> thể xem nội dung qua hệ giữa các Nhà trong<br /> mối liên kết thông qua sơ đồ dưới đây.<br /> <br /> Sơ đồ 2.1. Mô hình liên kết “bốn nhà” hiện nay<br /> Nhà nước<br /> - Qui hoạch<br /> - Thông tin thị trường<br /> - Chính sách quản lý ngành<br /> - Chính sách thu hút ngành phụ trợ<br /> <br /> - Ưu đãi vốn, tín dụng<br /> - Hỗ trợ ngành sản xuất<br /> - Cơ sở hạ tầng<br /> - Hợp tác quốc tế …<br /> <br /> - Nông sản phẩm /<br /> nguyên liệu<br /> <br /> - Môi trường<br /> thực nghiệm<br /> <br /> Nhà Nông dân<br /> Nhà Doanh nghiệp:<br /> - DN cung cấp đầu vào - Vốn<br /> - DN tiêu thụ sản - Giống<br /> phẩm đầu ra<br /> - Phân bón, thức ăn…<br /> - Thuốc BVTV, thú y<br /> - Thu mua nông sản<br /> <br /> Nhà khoa học<br /> - Kỹ thuật chăm sóc<br /> - Qui trình sản xuất<br /> - Công nghệ sản xuất thu hoạch,<br /> bảo quản…<br /> <br /> <br /> 12<br /> <br /> Nguồn: Tác giả<br /> <br /> Điều chỉnh mô hình . . .<br /> <br /> 2.1. Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với<br /> Nông dân trong mô hình liên kết<br /> Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp (DN)<br /> và Nông dân bao gồm các nội dung công<br /> việc cụ thể như: DN cung cấp các yếu tố đầu<br /> vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như:<br /> Vốn, cây giống, con giống, phân bón, thức<br /> ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc<br /> thú y… và thu mua nông sản phẩm để cung<br /> cấp cho thị trường hoặc làm nguyên liệu<br /> chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau<br /> để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú<br /> cho người tiêu dùng. Mối quan hệ này càng<br /> gắn bó, càng chặt chẽ thì quá trình sản xuất<br /> nông nghiệp của Nông dân và quá trình kinh<br /> doanh của DN càng ổn định, hiệu quả liên<br /> kết càng cao cho cả hai bên. Người Nông dân<br /> yên tâm vì đã có DN giúp mình cung ứng các<br /> yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.<br /> Ngược lại, DN vừa bán được các sản phẩm<br /> của mình cho Người Nông dân (cây giống,<br /> con giống, phân bón, thức ăn, thuốc…),<br /> đồng thời có nguồn nguyên liệu ổn định và<br /> tin cậy để cung cấp cho thị trường hoặccó<br /> nguyên liệu để chế biến sản phẩm, đáp ứng<br /> nhu cầu thị trường. Mối quan hệ trên được<br /> thực hiện thông qua hợp đồng ký kết giữa<br /> hai bên trước khi bước vào mùa vụ trồng trọt<br /> hoặc chăn nuôi, thậm chí có thể ký trước khi<br /> chuẩn bị đất hoặc xây dựng chuồng trại để<br /> chăn nuôi.<br /> Như vậy, mối liên kết này tạo ra sự tương<br /> trợ qua lại giữa hai đối tác: DN và Nông dân,<br /> góp phần ổn định cho công việc kinh doanh<br /> và sản xuất của cả hai bên. Đây chính là biện<br /> pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả cho ngành<br /> nông nghiệp của chúng ta. Tuy nhiên, trong<br /> thực tế mối liên kết giữa Doanh nghiệp và<br /> Nông dân cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất<br /> cập mà đòi hỏi các bên phải nhìn lại.<br /> <br /> 2.2. Mối quan hệ giữa Nhà khoa học với<br /> Nông dân trong mô hình liên kết<br /> Trong sản xuất nông nghiệp, Nhà khoa<br /> học giúp Người Nông dân rất nhiều việc, từ<br /> chọn giống cho đến phát hiện các loại sâu,<br /> bệnh, quy trình sản xuất, công nghệ thiết bị<br /> sản xuất… nhằm giúp Người Nông dân nâng<br /> cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Chẳng<br /> hạn, Nhà khoa học nghiên cứu đưa các loại<br /> giống mới cho năng suất cao hơn, kháng bệnh<br /> tốt hơn, tạo ra sản phẩm chất lượng hơn; hay<br /> họ tìm ra qui trình sản xuất có nhiều ưu việt<br /> giúp sản xuất có hiệu quả hơn hoặc Nhà khoa<br /> học nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới<br /> vào sản xuất. Chúng ta có thể xem các hoạt<br /> động của Nhà khoa học giúp Người Nông dân<br /> như là hoạt động cung cấp dịch vụ có chi phí<br /> (chia sẻ lợi ích với người Nông dân) và dịch<br /> vụ miễn phí (chỉ hỗ trợ), nhằm giúp Người<br /> Nông dân đạt hiệu quả cao hơn trong sản<br /> xuất. Ngược lại, Người Nông dân có thể cung<br /> cấp môi trường thực nghiệm cho Nhà khoa<br /> học, giúp họ có điều kiện để nghiên cứu, thử<br /> nghiệm thực tế các đề tài nghiên cứu khoa học<br /> về Nông nghiệp của mình.<br /> Như vậy, mối liên kết này mang lại nhiều<br /> lợi ích cho cả hai bên. Người Nông dân có<br /> thể có được giống tốt, công nghệ tiên tiến,<br /> qui trình sản xuấttốt… để sản xuất với hiệu<br /> quả cao hơn. Còn Nhà khoa học có thể có<br /> thu nhập do chuyển giao kết quả nghiên cứu,<br /> khoa học công nghệ; công trình nghiên cứu<br /> của họ có nơi để ứng dụng… Nói chung hai<br /> bên liên kết để tạo ra lợi ích và cùng nhau chia<br /> sẻ lợi ích đó.<br /> 2.3. Mối quan hệ giữa Nhà nước với<br /> Nông dân trong mô hình liên kết<br /> Nhà nước quan hệ trực tiếp với Người<br /> Nông dân thông qua thể chế, chính sách vĩ<br /> mô đối với ngành và khu vực địa phương,<br /> 13<br /> <br /> Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br /> <br /> đồng thời quan hệ gián tiếp với Người Nông<br /> dân thông qua việc chi phối toàn bộ các mối<br /> quan hệ liên kết trong xã hội đối với ngành<br /> nông nghiệp.<br /> Mối quan hệ trực tiếp của Nhà nước với<br /> Người Nông dân thể hiện qua các hoạt động:<br /> Qui hoạch ngành nông nghiệp và các ngành<br /> phụ trợ, ban hành chính sách quản lý ngành,<br /> ban hành chính sách thu hút đầu tư vào ngành<br /> nông nghiệp và các ngành phụ trợ khác.<br /> Trong từng giai đoạn, Nhà nước còn có thể<br /> có những chính sách hỗ trợ đối với từng địa<br /> phương hoặc ngành nông nghiệp mũi nhọn để<br /> giúp ngành này phát triển như:<br /> - Ưu đãi vốn, tín dụng<br /> - Cơ sở hạ tầng<br /> - Hợp tác quốc tế …<br /> Đối với quan hệ gián tiếp với Người<br /> Nông dân, Nhà nước ban hành cơ chế kiểm<br /> tra, giám sát và xử lý đối với các mối quan<br /> hệ giữa Người Nông dân với Doanh nghiệp;<br /> giữa người Nông dân với Nhà khoa học.<br /> Ngoài ra, Nhà nước còn chi phối cả những<br /> mối quan hệ hàng ngang giữa các trang trại,<br /> các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, các<br /> hiệp hội … với nhau.<br /> Trong mối quan hệ với Nhà nước, Người<br /> Nông dân sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ<br /> thể chế và chính sách trực tiếp cũng như<br /> gián tiếp. Ngược lại, Người Nông dân làm<br /> ăn ổn định, hiệu quả, ngành nông nghiệp<br /> phát triển sẽ mang lại lợi ích cho Nhà nước:<br /> tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu xã hội, tạo<br /> việc làm cho người lao động, góp phần ổn<br /> định cuộc sống dân cư, ổn định an ninh trật<br /> tự xã hội và nộp ngân sách Nhà nước… nói<br /> chung góp phần làm cho xã hội phồn vinh<br /> và phát triển.<br /> 3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI ĐỐI<br /> VỚI MÔ HÌNH LIÊN KẾT “BỐN NHÀ”<br /> <br /> 3.1. Đối với mối quan hệ giữa Doanh<br /> nghiệp và Người Nông dân<br /> Trong quá trình liên kết, DN và Người<br /> Nông dân thường hay nảy sinh các mâu thuẫn:<br /> - Người nông dân cho rằng Doanh nghiệp<br /> cung cấp các sản phẩm đầu vào không đảm<br /> bảo chất lượng như hợp đồng đã ký kết.<br /> - Doanh nghiệp lại cho rằng sản phẩm của<br /> Nông dân “có vấn đề” nên không chịu tiêu<br /> thụ, nhất là những lúc giá cả thị trường xuống<br /> thấp họ tìm cách chê bai để né tránh mua<br /> hàng với giá cao như đã ký hợp đồng, thậm<br /> chí “ép giá” nông dân khi vào vụ thu hoạch<br /> giá xuống[3].<br /> - Khi giá nông sản trên thị trường cao hơn<br /> giá đã ký trên hợp đồng, Người Nông dân chỉ<br /> bán số lượng ít hoặc không bán nông sản cho<br /> DN mà tìm cách bán cho thương lái hoặc DN<br /> khác với giá cao hơn để kiếm lợi, bất chấp<br /> hợp đồng đã ký kết, đã ứng tiền hoặc ứng<br /> phân bón, vật tư trong mùa vụ.<br /> - Một số Người Nông dân khác, bán ít<br /> hoặc không bán nông sản cho DN còn vì lý do<br /> sợ bị trừ nợ hết tiền (do vay nợ tiền, vật tư cho<br /> sản xuất nông nghiệp) nên họ không bán cho<br /> DN đã ký hợp đồng mà bán các cho những<br /> người mua khác.<br /> Thực tế còn nhiều vấn đề phát sinh khác<br /> mà cả hai bên có thể có lý do để từ chối thực<br /> hiện hợp đồng. Từ đó làm cho các mối liên<br /> kết “bị gãy”, không có hiệu quả hoặc hiệu quả<br /> không cao, làm ảnh hưởng chung đến tính ưu<br /> việt của một chủ trương tốt.<br /> 3.2. Đối với mối quan hệ giữa Nhà Khoa<br /> học và Người Nông dân<br /> Trong thực tế, mối liên kết giữa Người<br /> nông dân và Nhà khoa học ít hình thành, không<br /> có hoặc có ít dịch vụ được thực hiện do:<br /> - Người Nông dân không có ý thức nhiều<br /> trong việc áp dụng khoa học vào sản xuất nông<br /> 14<br /> <br /> Điều chỉnh mô hình . . .<br /> <br /> nghiệp mà chỉ sử dụng những kinh nghiệm<br /> sẵn có của bản thân.<br /> - Người Nông dân không đủ khả năng để<br /> đầu tư Khoa học công nghệ vào sản xuất nông<br /> nghiệp qui mô nhỏ mang tính chất gia đình.<br /> - Tư duy của Nông dân còn mang nặng<br /> tính bao cấp về khuyến nông, khoa học công<br /> nghệ như từ trước đến nay họ được hưởng.<br /> - Quyền lợi của Nhà khoa học không<br /> được thể hiện rõ ràng mà dường như hoạt<br /> động của họ chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ miễn<br /> phí nên họ không có động lực để tham gia<br /> vào mối liên kết.<br /> Từ đó tạo cho người Nông dân tâm lý thụ<br /> động, ỷ lại. Nếu được hỗ trợ thì nhận, không<br /> thì thôi chứ không chủ động tìm đến các Nhà<br /> khoa học để “mua” các dịch vụ kỹ thuật. Nếu<br /> không có sự tham gia của các Nhà khoa học<br /> mà chỉ dựa vào các sáng kiến cải tiến kỹ thuật<br /> của Nông dân thì sự phát triển về mặt khoa<br /> học rất chậm và hiệu quả rất hạn chế. Do vậy,<br /> vấn đề đặt ra đối với mối liên kết giữa Người<br /> Nông dân và Nhà khoa học trong ngành nông<br /> nghiệp là làm sao để tăng cường các quan hệ<br /> giữa hai bên và gắn kết chặt chẽ thông qua sự<br /> ràng buộc rõ ràng về mặt lợi ích.<br /> 3.3. Đối với mối quan hệ giữa Nhà nước<br /> với Người Nông dân<br /> Thời gian qua, cho thấy mối quan hệ giữa<br /> <br /> Nhà nước với Nông dân trong liên kết “bốn<br /> nhà” ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng có<br /> nhiều vấn đề tồn tại, với vai trò “Nhà nước”,<br /> chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy<br /> đủ chức năng của mình [3]. Từ công tác qui<br /> hoạch cho đến các hoạt động truyền thông,<br /> thông tin thị trường… đều chưa được tổ chức<br /> và thực hiện đầy đủ. Công tác giám sát, nhất<br /> là hoạt động giám sát các bên tham gia liên<br /> kết gần như chưa có, buông lỏng, mạnh ai nấy<br /> làm nên nhiều mối liên kết “bốn nhà” hiện<br /> nay rất lỏng lẻo. Cơ sở hạ tầng nông thôn<br /> còn rất yếu, đường xá thiếu thốn, thiếu điện,<br /> thiếu nước sạch… Đầu tư cho nông nghiệp<br /> còn quá thấp và có xu hướng giảm dần, hiện<br /> nay chỉ khoảng 5%-5,5% tổng sản phẩm quốc<br /> nội (GDP), trong khi đó đóng góp của nông<br /> nghiệp vào vẫn chiếm khoảng 20% GDP. Do<br /> vậy, vẫn chưa khơi dậy tiềm năng của vùng<br /> nông nghiệp có nhiều thế mạnh nhất nước. Có<br /> lẻ, đây cũng là nguyên nhân góp phần làm cho<br /> nông nghiệp tăng trưởng âm. Theo báo cáo<br /> của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,<br /> tổng sản phẩm nông - lâm - thủy sản trong 6<br /> tháng đầu năm nay giảm 0,18%. Giá trị sản<br /> xuất giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái,<br /> trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp giảm<br /> 0,7%. Lĩnh vực trồng trọt giảm mạnh nhất:<br /> 3% do giảm cả về diện tích và sản lượng.<br /> <br /> Bảng 3.1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành và tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP<br /> của Việt Nam giai đoạn 2001-2012 (%)<br /> Năm<br /> <br /> 2001<br /> <br /> 2002<br /> <br /> 2003<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 2010<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 2012<br /> <br /> Đầu tư N.nghiệp<br /> <br /> 9,6<br /> <br /> 8,8<br /> <br /> 8,5<br /> <br /> 7,9<br /> <br /> 7,5<br /> <br /> 7,4<br /> <br /> 6,5<br /> <br /> 6,4<br /> <br /> 6,3<br /> <br /> 6,2<br /> <br /> 6,0<br /> <br /> 5,2<br /> <br /> Đầu tư C.nghiệp<br /> <br /> 42,4<br /> <br /> 42,3<br /> <br /> 41,2<br /> <br /> 42,7<br /> <br /> 42,6<br /> <br /> 42,2<br /> <br /> 43,5<br /> <br /> 41,5<br /> <br /> 40,6<br /> <br /> 41,3<br /> <br /> 43,1<br /> <br /> 43,9<br /> <br /> Đầu tư vào Dịch vụ<br /> <br /> 48,0<br /> <br /> 48,9<br /> <br /> 50,3<br /> <br /> 49,4<br /> <br /> 49,9<br /> <br /> 50,4<br /> <br /> 50,0<br /> <br /> 52,1<br /> <br /> 53,1<br /> <br /> 52,6<br /> <br /> 50,9<br /> <br /> 50,9<br /> <br /> Tổng đầu tư<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> Nông nghiệp/GDP<br /> <br /> 23,3<br /> <br /> 23,0<br /> <br /> 22,5<br /> <br /> 21,8<br /> <br /> 21,0<br /> <br /> 20,4<br /> <br /> 20,3<br /> <br /> 22,1<br /> <br /> 20,9<br /> <br /> 20,6<br /> <br /> 22,1<br /> <br /> 21,7<br /> <br /> Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2012, Kinh tế 2013-2014 Việt Nam và Thế giới [3]<br /> 15<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2