intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương một số nền kinh tế phát triển trong bối cảnh hiện nay và tham khảo cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung phân tích xu hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương một số nền kinh tế phát triển, liên hệ với thực tiễn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương một số nền kinh tế phát triển trong bối cảnh hiện nay và tham khảo cho Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỘT SỐ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM PGS. TS. Nguyễn Đắc Hưng, ThS. Nguyễn Quốc Phóng TÓM TẮT Lãi suất là công cụ điều hành chủ yếu, được sử dụng nhiều nhất và tác động mạnh nhất đến thị trường tài chính của Ngân hàng Trung ương các quốc gia phát triển trên thế giới. Lãi suất đang là vấn đề thời sự của nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh mới hiện nay, hầu hết Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển trên toàn cầu đã tăng lãi suất và dự kiến tiếp tục tăng lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, với điều kiện đặc thù của nền kinh tế về diễn biến lạm phát, diễn biến lãi suất nói chung và lãi suất cho vay vốn nói riêng, về hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, nên điều hành lãi suất cần có sự thích ứng, linh hoạt để góp phần đạt được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Bài viết tập trung phân tích xu hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương một số nền kinh tế phát triển, liên hệ với thực tiễn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị liên quan. Từ khóa: Diễn biến lạm phát, điều hành lãi suất, Ngân hàng Trung ương, liên hệ Việt Nam ABSTRACT MANAGEMENT INTEREST RATE OF CENTRAL BANK SOME DEVELOPED ECONOMYS IN CURRENT CONTEXT AND REFERENCES FOR VIETNAM Interest rate is the main operating tool, most used and has the strongest impact on the financial markets of the Central Banks of major economies and developed countries in the world. Interest rates are a topical issue of many economies in the world as well as in Vietnam. In order to control inflation in the current new context, most of the central banks of developed economies around the world have raised interest rates and are expected to continue to raise the basic interest rate. However, in Vietnam, given the specific conditions of the economy in terms of inflation, interest rate movements in general and loan interest rates in particular, in terms of credit activities of commercial banks, so interest rate management needs to be adaptive and flexible to contribute to the achievement of macroeconomic targets. The article focuses on analyzing the interest rate management trend of the Central Bank of a number of developed economies, relating it to the reality of Vietnam and making some related recommendations. Keywords: Inflation, interest rate, Central Bank, contact with Vietnam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Những diễn biến mới nhất và bất ngờ của tình hình chính trị, thị trường tài chính quốc tế từ cuối tháng 2/2022 đến nay đặt ra những thách thức mới trong điều hành chính sách tiền tệ của các nền kinh tế đó. Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, sau 2 năm thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát trong bối cảnh diễn ra đại dịch Covid-19, Ngân hàng Trung ương một loạt nền kinh tế lớn trên thế giới dự kiến quay trở lại điều hành trong trạng thái bình thường, thực hiện đường cong lãi suất. Tuy nhiên, diễn biến bất thường đã xảy ra, đó là bắt đầu vào ngày 24/2/2022, Nga triển khai "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine đã làm thay đổi hoàn toàn dự kiến bình thường hóa chính sách tiền tệ đó. Giá dầu thô trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 14 năm qua; giá khí đốt cùng một loại mặt hàng kim loại khác cũng tăng cao. Lạm phát tại nhiều quốc gia tăng lên mức kỷ lục. Diễn biến đó làm giảm triển vọng tăng 537
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trưởng GDP của các nền kinh tế lớn cũng như toàn cầu. Vậy Ngân hàng Trung ương trên thế giới điều hành lãi suất như thế nào? Lạm phát của Việt Nam ra sao và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam nên như thế nào trong bối cảnh mới? Bài viết tập trung vào nội dung này của Ngân hàng Trung ương các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đưa ra dự báo và khuyến nghị cho Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lạm phát và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mục tiêu cao nhất điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nền kinh tế trên thế giới đó là kiểm soát lạm phát. Trong đó, lãi suất chủ đạo, lãi suất cơ bản là công cụ quan trọng nhất được NHTW sử dụng để tác động vào các khối tiền tệ, tác động vào lãi suất trong nền kinh tế. Do đó, trong điều hành chính sách tiền tệ, NHTW các nền kinh tế phải dự báo diễn biến của lạm phát trên cơ sở đưa ra biện pháp điều hành lãi suất cụ thể của mình. lạm phát có nhiều cách phân loại với các tên gọi khác nhau: lạm phát cơ bản, lạm phát lõi, lạm phát tiêu dùng…; song bản chất đó là sự tăng giá tiêu dùng trên thị trường xã hội trong một thời gian nhất định. Theo đó, đo lường lạm phát thường được sử dụng là chỉ số giá tiêu dùng trên thị trường xã hội (CPI), với rổ hàng hóa dịch vụ với các nhóm khác nhau, với tỷ trọng các nhóm hàng năng lượng (dầu mỏ, khí đốt,…), lương thực, thực phẩm; nhà ở, bất động sản,… khác nhau tùy thuộc vào từng nền kinh tế. Để tính lạm phát lõi, một số NHTW dựa vào chỉ số CPI và trừ đi các yếu tố tác động gây đột biến về giá cả bên cầu, như: dầu thô, lương thực, bất động sản,…Lạm phát do 3 nguyện nhân chủ yếu: cầu kéo, chi phí đẩy và quá nhiều mức tiền cung ứng trong lưu thông. Trong đó, nhân tố chi phí đẩy bị tác động bởi giá năng lượng, đặc biệt là giá dầu mỏ và khí đốt, lương thực, thực phẩm; do tác động của thiên tai, dịch bệnh, các yếu tố chính trị khác. Bởi vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện mục tiêu lạm phát, NHTW thường sử dụng công cụ lãi suất cơ bản hay lãi suất chủ đạo. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ còn có mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng GDP nên NHTW thường có công cụ mua vào hay bán ra các tài sản tài chính của mình, chủ yếu là trái phiếu để bơm thêm tiền ra nền kinh tế hay hút bớt tiền trong lưu thông để kiềm chế lạm phát, trên cơ sở sẽ làm thay đổi Bảng cân đối tiền tệ của NHTW. 2.1.2. Khái niệm mới về lạm phát trong điều kiện tác động của diễn biến quân sự tại Ukraine Mới đây, giới tài chính quốc tế đưa ra một khái niệm khác về lạm phát, đó là "lạm phát kèm suy thoái" (stagflation). Thuật ngữ dùng để chỉ điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao, kèm theo giá cả tăng, nói cách khác là lạm phát kèm sụt giảm tăng trưởng GDP. Đây là một thực tế mà NHTW nhiều nước hết sức quan tâm khi sự kiện xung đột quân sự tại Ukaine xảy ra. Thuật ngữ "Lạm phát kèm suy thoái" được đề cập thường xuyên bởi các chuyên gia tài chính, các nhà điều hành chính sách tiền tệ của nhiều NHTW trên thế giới khi căng thẳng ngày càng leo thang trên mặt trận kinh tế giữa các nước phương Tây và Nga. Từ khái niệm này, NHTW nhiều nền kinh tế có quan điểm rõ ràng về điều hành lãi suất trong điều kiện diễn biến chính trị - quân sự - tài chính nói trên VNBA (2015-2022). 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức đã công bố. 538
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tác động của các gói cứu trợ tài chính – tiền tệ mạnh mẽ Trong 2 năm 2020 – 2021 do tác động của đại dịch Covid-19, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, hoạt động Logistics bị ảnh hưởng nặng nề, để chống nguy cơ suy thoái kinh tế, tại hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu đã triển khai các gói cứu trợ tài chính - tiền tệ hết sức mạnh mẽ. Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương (NHTW) các nước đã công bố và triển khai các gói tài chính – tiền tệ với quy mô khác nhau, tùy thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Các nền kinh tế lớn như Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada... đều liên tiếp đưa ra các gói hỗ trợ với quy mô trung bình tương đương 18% GDP. Tại châu Á, các nước cũng đã có các gói hỗ trợ với quy mô nhỏ hơn, như: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia,…khoảng 10-14% GDP; Trung Quốc (6,5% GDP); Việt Nam, Philippines, Indonesia có quy mô chỉ ở mức từ 1,5-6% GDP [Hiệp hội NH (2021)]. Chính phủ Australia đưa ra gói kích thích kinh tế trị giá 23 tỷ USD. Chính phủ Anh thực hiện gói cứu trợ trị giá 330 tỷ Bảng Anh, tương đương 15% GDP. Chính phủ Pháp bơm 45 tỷ EURO vào nền kinh tế. Tây Ban Nha: 200 tỷ EUR, chiếm khoảng 20% GDP. Chính phủ Mỹ: 2.200 tỷ USD. Trung Quốc thực hiện gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT (tương đương 559 tỷ USD). Các gói tài chính – tiền tệ nhìn chung tập trung vào 9 mục đích chính. Để chi tiêu từ gói ngân sách cho giảm thiệt hại từ Covid-19, hầu hết Chính phủ phải vay nhiều hơn và vay với tốc độ cao chưa từng thấy trong lịch sử. Việc tung ra các gói cứu trợ như vậy là nguyên nhân đầu tiên gây nên lạm phát từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022 [Hiệp hội NH (2021)]. 3.2. Tác động của xung đột quân sự tại Ukraine Sau thời điểm ngày 24/2/2022, khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, hàng loạt đòn trừng phạt kinh tế, lệnh cấm vận của Phương Tây liên tiếp được đưa ra nhằm vào Nga. Tính đến cuối tháng 7/2022, 7 gói trừng phạt đã được đưa ra, bao gồm đóng băng tài sản và cấm thị thực với một số nhà tài phiệt cùng quan chức Nga, kiểm soát xuất khẩu, đóng băng tài sản ngân hàng trung ương, loại Nga khỏi hệ thống giao dịch SWIFT, cấm nhập khẩu dầu và than của Nga, cấm nhập khẩu vàng của Nga. Nhưng châu Âu, nơi đã nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và hơn 25% dầu từ Nga trong năm 2021, đã không thể theo kịp Mỹ trong nỗ lực cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga. Cũng từ thời điểm cuối tháng 2/2022 đến nay, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng gấp 2 lần so với trước đó. Giá dầu thô trên thị trường thế giới nhiều thời điểm lên tới 130 USD/thùng, thậm chí là 140 USD/thùng đến giữa tháng 7/2022 vẫn đang dao động quanh mốc 100 USD/thùng. Nga và Ukraine là hai quốc gia xuất khẩu lúa mì, ngô hàng đầu thế giới. Việc xuất khẩu 2 mặt hàng này bị ngưng trệ, tồn đọng khoảng 20 triệu tấn lúa mì tại các kho ở cảng biển của Ukraine và khoảng 60 triệu tấn chuẩn bị thu hoạch của vụ mới không xuất khẩu được, đẩy giá 2 mặt hàng này trên thị trường thế giới tăng tới 35-40% so với trước. Bên cạnh đó các mặt hàng xuất khẩu khác của 2 quốc gia này, như: phân bón, thức ăn chăn nuôi, sắt thép, hóa chất, hạt nhựa, một số mặt hàng kim loại quý hiếm cho nhiều ngành công nghiệp khác, cũng tăng cao, với mức 20% - 110% so với trước khi xảy ra xung đột quân sự. Đây là nguyên nhân trực tiếp lớn nhất gây nên lạm phát triển toàn cầu, lạm phát tăng cao tại Mỹ, châu Âu nói riêng VNBA (2015-2022). 3.3. Đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và biện pháp chống dịch tại Trung Quốc Trung Quốc được coi là công xưởng lớn nhất thế giới, bước sang năm 2022 đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, chính quyền nhiều địa phương của đất nước này thực hiện nghiêm ngặt các 539
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” biện pháp giãn cách xã hội. Nhiều nhà máy tại Trung Quốc ngừng hoạt động hay giảm công suất hoạt động. Hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc bị tồn đọng tại các cảng biển, ga đường sắt, sân bay. Xuất khẩu qua biên giới đất liền của Trung Quốc với các nước lân cận sụt giảm mạnh. Do tác động của xung đột quân sự tại Ukraine và đại dịch tại Trung Quốc, thiên tai bão lụt ở mức độ nghiêm trọng xảy ra tại Trung Quốc trong 2 năm: 2021-2022 tiếp tục gây ra gián đoạn các hoạt động Logistics toàn cầu. Các đường hàng không phải tránh bay qua lanh thổ Nga và Ukraine, vận tải biển quốc tế liên quan tới vùng biển của hai quốc gia này cũng bị ảnh hưởng, chi phí gia tăng, thời gian kéo dài. Việc sụt giảm mạnh nguồn cung dầu thô và khí đốt từ Nga, các nước trong khối EuroZone phải tìm đến các nguồn khác thay thế với giá cao hơn, chi phi giao dịch và chi phí Logistics tăng cao, càng đẩy chi phí năng lượng tại châu Âu tăng cao. Đây là nguyên nhân thứ ba gây nên lạm phát trên toàn cầu, tại Mỹ và Euro Zone, Nhật Bản. 3.4. Xu hướng chung về việc tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương trên thế giới Chỉ số giá tiêu dùng tháng trước của Mỹ tăng 9,1%, vượt dự báo của giới phân tích. Ở Canada, lạm phát tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1983. Ở Anh, lạm phát cũng ở mức cao nhất 40 năm. Trong những năm gần đây, các thị trường thuộc các nền kinh tế mới nổi thường tăng lãi suất theo Fed để tránh nội tệ biến động mạnh. Nhưng lần này, không chỉ có Fed nâng lãi suất. Lạm phát lập kỷ lục ở nhiều nơi, khiến một loạt Ngân hàng Trung ương ở các nền kinh tế phát triển phải tăng lãi suất. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, từ quý 4/2021 NHTW nhiều nền kinh tế bắt đầu phải tăng lãi suất, bán ra các tài sản tài chính để thu hút tiền về. Khoảng ba phần tư nền kinh tế mà IMF theo dõi đã tăng lãi suất kể từ tháng 7/2021. Các nền kinh tế phát triển tăng trung bình 1,7%, trong khi các nền kinh tế mới nổi tăng hơn 3%. Chỉ tính riêng trong năm 2021 NHTW các nước đã có 112 lượt nâng lãi suất, dự báo năm 2022 sẽ có nhiều NHTW tiếp tục phải nâng lãi suất với biên độ lớn hơn. Tại khu vực Đông Nam Á, gần đây nhất là giữa tháng 7/2022, Ngân hàng Trung ương Philippines cũng bất ngờ tăng lãi thêm 0,75% chủ đạo VNBA (2015-2022). Các rủi ro sụt giảm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia bao gồm, kịch bản tác động tiêu cực và kéo dài của dịch Covid19, kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, suy thoái kinh tế khu vực Eurozone, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung; áp lực lạm phát; các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng và việc sớm cắt giảm các gói kích thích tài khóa và tiền tệ trong khi kinh tế chưa phục hồi vững chắc lại càng tác động lên lạm phát. Với việc điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh mới, Bảng cân đối tài sản của các NHTW đang thu hẹp lại. Điều đó có nghĩa là, để kích thích tăng trưởng kinh tế bị ảnh ảnh hưởng của Đại dịch Covid – 19, các NHTW phải bơm tiền ra nền kinh tế thông qua việc mua vào các tài sản, còn từ đầu năm 2022 để chống lạm phát phải bán tài sản ra để thu hút tiền về, nên Bảng cân đối tài sản của NHTW bị thu hẹp. Phân tích cụ thể về điều hành chính sách tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cho thấy, quan điểm của các nhà hoạch định chính sách đối với việc thoát khỏi chính sách tài chính – tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng đã áp dụng trong giai đoạn đại dịch Covid-19 thì nay do diễn biến của thị trường tài chính thế giới, diễn biến tại Ukraine, họ đang thực hiện rất mạnh mẽ chính sách của mình trong bối cảnh mới để kiềm chế lạm phát. Đến cuối tháng 7/2022, xung đột quân sự tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt càng khiến thị trường quốc tế và hoạt động Logistics toàn cầu thêm căng thẳng, tiếp tục làm gián đoạn 540
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nguồn cung dầu, khí đốt, lương thực và một số mặt hàng. Tính đến giữa tháng 7/2022 có 75 Ngân hàng Trung ương các nước đã quyết định và tiếp tục nâng lãi suất trong năm 2022. Đây điều chưa từng xảy ra kể từ thập niên 80. NHTW nhiều quốc gia còn hành động mạnh hơn, với biên độ tăng lãi suất rất lớn. Giữa tháng 7/2022, NHTW Canada đột ngột tăng lãi suất thêm 1%, mức tăng cao nhất tại một thời điểm so với NHTW các nước trên thế giới trong nhiều năm qua. Sau 1 thập kỷ đua nhau nới lỏng định lượng (quantitative easing - QE) để kích thích tăng trưởng nền kinh tế, nhưng hiện nay trong bối cảnh mới, các NHTW trên toàn thế giới đang đồng loạt đảo ngược chính sách, thắt chặt cung tiền nhằm đối phó với tình trạng lạm phát ngày càng tăng 3.5. Hành động tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ Hiện nay Mỹ là nền kinh tế có quy mô lớn nhất thế giới, hơn 70% giao dịch thương mại và thị trường tài chính toàn cầu được thực hiện bằng đô la Mỹ (USD). Mỗi khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh lãi suất thì nó có tác động đến thị trường tài chính toàn cầu toàn cầu. Do đó, thị trường tài chính quốc tế thường theo dõi sát sao động thái của Fed trong mỗi đợt điều chỉnh lãi suất. Trước khi xảy ra sự kiện quân sự giữa Nga và Ukraine, cùng với các nước phương Tây thực hiện nhiều biện pháp cấm vận kinh tế đối với Nga, Fed dự kiến thực hiện đợt tăng lãi suất 0,5% vào tháng 3/2022. Song dự kiến này đã không xảy ra, nguyên nhân xuất phát từ cuộc xung đột quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, từ tháng 4/2022 Fed bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất lớn hơn với biên độ cao hơn trong năm 2022 và đầu năm 2023. Fed dự báo, xung đột quân sự Nga – Ukraine đưa đến những hậu quả khó lường, nên Fed xác định hành động mạnh mẽ hơn trong điều hành lãi suất nếu lạm phát không hạ nhiệt nhanh chóng như mong đợi VNBA (2015-2022). Đến đầu năm 2022 lạm phát của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Cụ thể, CPI của Mỹ tháng 1/2022 tăng 7,5% so với cùng kỳ 2021 và tăng 0,6% so với tháng 12/2021. CPI tiếp tục gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2022. Tại thời điểm gần nhất, chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6/2022 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất từ năm 1981. Số liệu lạm phát đã gia tăng áp lực lên Fed trong việc kiểm soát lạm phát và khiến Fed nghiêng về xu hướng chuẩn bị tăng lãi suất sớm và nhanh hơn. Ngày 5/5/2022, Fed đã tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, lên vùng 0,75-1%, đánh dấu đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ tháng 5/2000. Ngày 16/6/2022, Fed tiếp tục tăng 75 điểm lãi suất cơ bản, tương ứng với mức tăng 0,75%/năm, lên 1,5% - 1,75%/năm VNBA (2015-2022). Thị trường tài chính toàn cầu lo ngại việc Fed tăng lãi suất sớm hơn, nhanh hơn cùng với chương trình Thắt chặt Định lượng (Quantitative Tightening program) sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2022. VNBA (2015-2022) Các tập đoàn ngân hàng hàng đầu trên thế giới của Mỹ, Pháp, Đức,…đều dự báo Fed sẽ thực hiện các tần suất tăng lãi suất nhiều hơn trong năm 2022, dự báo sẽ tăng lên mức 3-4% - 3,5% vào cuối năm 2022 và tăng lên mức 3,8% - 4,0%/năm vào cuối năm 2022. Lạm phát tăng cao và kéo dài, Fed đã bắt đầu chương trình Tapper (cắt giảm các gói kích thích liên quan tới đại dịch VNBA (2015-2022). 3.6. Ngân hàng Trung ương châu Âu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đánh giá cuộc xung đột tại Ukraine đã đẩy mức lạm phát trung bình trong tháng 5/2022 tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng kỷ lục lên 8,1%, cao hơn gấp 4 lần so với con số mà ECB đặt ra. Có 14 trong tổng số 19 nền kinh tế thuộc khu vực Eurozone có mức lạm phát vượt 8,1%, trong đó có Đức, Hà Lan và Tây Ban 541
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Nha. Trước đó, khi chưa xảy ra sự kiện xung đột tại Ukraine ECB dự báo mức lạm phát cả năm 2022 của khu vực đồng Euro chỉ là 6,8% SSI (2019-2022). Diễn biến xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine tác động rất lớn đến nền kinh tế các quốc gia thuộc Eurozone. Tuy nhiên, đến giữa tháng 3/2022, ECB vẫn giữ nguyên kế hoạch trước đây của mình. Nhiều NHTW dự kiến tăng lãi suất, mặc dù diễn biến ở Ukraine khiến tất cả các nền kinh tế đều phải hết sức thận trọng trong điều hành lãi suất của NHTW. Song do diễn biến của lạm phát và để đối phó với mức lạm phát kỷ lục, ngày 21/7/2022, ECB đã tăng lãi suất chủ chốt lần đầu tiên kể từ năm 2011 nhằm chống lạm phát cho dù triển vọng tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng euro đang xấu đi. Cụ thể, ECB đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 50 điểm cơ bản, từ -0,5% lên 0%, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên 0,5% và lãi suất khác tăng lên 0,75%. Cả 3 loại lãi suất đó của ECB đề tăng thêm 50 điểm cơ bản (0,5%) gấp đôi so với mức 25 điểm cơ bản đã đưa ra sau cuộc họp trước đó. ECB đã không tăng lãi suất trong 11 năm qua và lãi suất huy động đã ở mức âm kể từ năm 2014 SSI (2019-2022). Trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro Zone), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có kế hoạch kết thúc mua tài sản trong quý 3/2022, đẩy nhanh việc thoát khỏi chương trình kích thích kinh tế bất thường do đại dịch Covid-19. Bởi vì ECB dự đoán trong năm 2022 lạm phát trung bình của khu vực EuroZone sẽ lên tới mức cao hơn gấp đôi mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của ECB đề ra từ đầu năm. ECB dự báo, xung đột quân sự Nga – Ukraine và các lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga đang tác động mạnh đến hoạt động kinh tế toàn cầu. Do đó ECB chủ trương bất kỳ quyết định điều chỉnh lãi suất nào sẽ diễn ra "một thời gian" sau khi kết thúc mua tài sản thực hiện kích thích tăng trưởng sẽ được thực hiện chậm lại và thận trọng hơn bởi những diễn biến bất thường của thị trường tài chính quốc tế. Dự báo, lãi suất của ECB vào cuối năm 2022 sẽ tăng 40 điểm, tương ứng với mức tăng 0,4% SSI (2019-2022). 3.7. Ngân hàng Trung ương Anh Lạm phát tại Anh cũng bắt đầu tăng cao trong những tháng đầu năm 2022 do tổng hợp các nhân tố nói trên, đặc biệt là xung đột quân sự tại Ukraine. Tháng 6/2022, lạm phát giá tiêu dùng (CPI) tại Anh đã lên tới 9,1%, cao nhất trong số các nước G7 và là tỷ lệ lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm qua ở nước này. Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) là NHTW lớn đầu tiên bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 12/2021 và liên tục tăng lãi kể từ đó. Gần đây nhất, tháng 5/2022, Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng 0,25% lãi suất chủ chốt lên 1%/năm, mức cao nhất trong 13 năm qua, với mục tiêu kiềm chế lạm phát đang tăng nhanh hơn tiền lương và làm xói mòn sức mua của nhiều gia đình SSI (2019-2022). Nền kinh tế Anh và đồng Bảng Anh có vị thế lớn trên thế giới, nên điều hành lãi suất của BOE cũng có tác động lớn đến thị trường tài chính quốc tế. Trước đó, tháng 3/2022, BOE cũng đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm (0,25%) phần trăm lên 0,75%/năm, sau khi đã bắt đầu chu kỳ thắt chặt với các đợt tăng vào tháng 12/2021 và tháng 2/2022. Nguyên nhân chủ yếu của các quyết định này đó là tỷ lệ lạm phát tại Anh có xu hướng tăng và lạm phát sẽ càng trầm trọng hơn do giá dầu thô, khí đốt, lúa mì, thức ăn chăn nuôi tăng cao trên thị trường quốc tế. Dự báo mục tiêu tăng lãi suất của BOE sẽ lên mức 2% vào cuối năm 2022 là khó thay đổi. Cả ba chí số lạm phát của Anh đã giảm mạnh từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021 nhưng từ cuối năm 2021 đã bắt đầu tăng mạnh, làm thay đổi mục tiêu điều hành lãi suất của BOE SSI (2019-2022). 542
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 3.8. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Tại châu Á, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, nhưng lệ thuộc lớn vào việc nhập khẩu dầu mỏ, khí đốt, sắt, nguyên liệu thô từ thị trường thế giới. Do tác động của diễn biến quân sự tại Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga, giá cà hàng loạt mặt hàng chủ lực trên thị trường quốc tế gia tăng, đẩy nhiều mặt hàng nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng lên. Do đó, giá hàng hóa tại thị trường Nhật Bản cũng tăng đột biến, từ đó đang đẩy lạm phát của nước này tăng cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản trong tháng 6/2022 đã tăng lên mức 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất trong 7 năm qua. Tỷ lệ lạm phát này vượt quá mức mức 2% lạm phát mục tiêu mà NHTW Nhật Bản (BOJ) đề ra trong năm 2022. Do đó, BOJ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với bất kỳ sự gia tăng lạm phát nào do chi phí nhiên liệu tăng cao. Tuy nhiên, đến giữa tháng 7/2022, BOJ chưa tiền tệ, chưa tăng lãi suất là trường hợp cá biệt khi nhiều NHTW của các nền kinh tế phát triển tương tự Nhật Bản đang tăng dần lãi suất SSI (2019-2022). Trong bối cảnh sức ép diễn biến thị trường tài chính quốc tế, xung đột quân sự Nga- Ukraine, cùng các lệnh cấm vận kinh tế của phương Tây đối với Nga đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào chuỗi tăng lãi suất, nhưng BOJ vẫn giữ quan điểm thận trọng trong chính sách lãi suất của mình nhằm kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Trong thời gian dài và cho đến đầu tháng 7/2022, BOJ vẫn thực hiện chính sách lãi suất 0% và chính sách nới lỏng định lượng, bơm vốn ra nền kinh tế SSI (2019-2022). Phân tích số liệu trong Bảng cân đối tài sản của BOJ và lạm phát cơ bản của Nhật Bản giai đoạn 2011-2021 cho thấy tổng tài sản của BOJ ngày càng tăng cao. Diễn biến đó thể hiện đồng nghĩa với việc BOJ tăng cường mua trái phiếu, tăng cung ứng tiền cho các ngân hàng để cho vay, kích thích tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tại Nhật Bản tăng cao trong các năm 2014-2015 đã giảm mạnh trong năm 2026 và cuối năm 2020, tăng cao cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Tuy nhiên đến nay BOJ vẫn giữ quan điểm chưa tăng lãi suất như đã đề cập SSI (2019-2022). 4. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 4.1. Phân tích nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam 4.1.1. Diễn biến lạm phát của Việt Nam năm 2022 Lạm phát tại Việt Nam từ đầu năm 2022 đến nay cũng đang có xu hướng gia tăng cao. CPI tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước, tăng 3,37% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 3,18% so với tháng 12/2021, cao nhất trong nhiều năm qua. Dự báo CPI của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới và mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4% trong năm 2022 của Chính phủ đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn Tổng cục Thống kê (2018-2022). 4.1.2. Tác động của gói hỗ trợ tài chính – tiền tệ đến lạm phát Phù hợp với xu hướng của thế giới, trong bối cảnh đó, hàng loạt quốc gia đưa ra các gói cứu trợ tài chính – tiền tệ mạnh mẽ, chưa có tiền lệ, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thực thi một số biện pháp giảm thiểu tác động của lạm phát. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra các quyết sách mạnh mẽ về chính sách tài chính – tiền tệ, đưa ra 4 gói hỗ trợ tài chính – tiền tệ, năm 2020-2021 trị giá 150.000 tỷ đồng và một gói trị giá 360 nghìn tỷ đồng cho năm 2022, nhằm đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn của đại dịch Tổng cục Thống kê (2018-2022). Tuy nhiên lạm phát của Việt Nam tăng cao trong 7 tháng đầu năm 2022 không phải do nhân tố tiền tệ, do tác động của các gói hỗ trợ nói trên. Năm 2020 việc triển khai gói hỗ trợ tài khóa và an sinh xã hội rất chậm, chỉ đạt khoảng 46% giá trị gói tài khóa và 63% gói an sinh xã 543
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” hội, riêng giải ngân vốn đầu tư công có khá hơn, đạt khoảng 72% kế hoạch bố trí vốn trong năm. Năm 2021 tình hình triển khai có khá hơn, các gói tài khóa và an sinh xã hội đạt 54%, riêng giải ngân vốn đầu tư công thì chậm hơn năm 2020, chỉ đạt 68% kế hoạch, Năm 2022 vẫn đang trong giai đoạn đầu triển khai. Các Ngân hàng thương mại (NHTM) cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất cho khách hàng, cũng không gây ra lạm phát Tổng cục Thống kê (2018-2022). 4.1.3. Tác động của xung đột quân sự tại Ukraine và giá cả thị trường thế giới Việt Nam là nền kinh tế đang có độ mở rất lớn với thế giới, với độ mở kinh tế hơn 200% GDP, càng khó tránh khỏi rủi ro chính trị - quân sự, tài chính quốc tế. Đây là vấn đề cần được phân tích, tính toán ở nhiều góc độ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam, chứ không thể theo xu hướng của NHTW các nền kinh tế lớn thực hiện tăng lãi suất điều hành CSTT. CPI của Việt Nam tăng cao chủ yếu do cả trên thị trường quốc tế biến động mạnh. Giá dầu thô trên thị trường thế giới có thời điểm đã tăng vọt lên gần 140 USD/thùng, cao nhất 14 năm. Giá dầu thô tăng cao, giá bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam cũng tăng cao, có thời điểm lên mức trên 30.000 đồng/lít. Giá xăng dầu tăng đồng nghĩa gia tăng chi phí cho hầu hết ngành sản xuất, dịch vụ, gây áp lực lạm phát càng lớn hơn. Các mặt hàng kim loại: sắt thép, nhôm, đồng, chì và kim loại quý hiếm khác; phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi, lúa mì, nhiều mặt hàng lương thực cũng tăng giá, ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá tiêu dùng tại Việt Nam. Bên cạnh đó là do chi phí Logistics hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng cao. Xét trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI của Việt Nam hiện nay, riêng yếu tố giá bán lẻ xăng dầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm giao thông, đứng thứ ba về quyền số tính CPI. Bên cạnh đó, giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống - nhóm đứng đầu chiếm hơn 33% quyền số tính CPI cũng gián tiếp bị ảnh hưởng SSI (2019-2022). Giá thu mua nhiều mặt hàng nông sản thủy hải sản trong nước, giá xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu gạo, thủy hải sản, cao su, cà phê, hạt điều, thịt lợn của Việt Nam tăng khá. Lạm phát tăng cao nhưng nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản của Việt Nam được lợi. Để kiềm chế lạm phát Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sử dụng chính sách tài chính mạnh mẽ, giảm thuế nhập khẩu và thuế môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, ngân sách giảm thu hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên biện pháp giảm lãi suất để giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh, tác động giảm lạm phát thì chưa thực hiện được SSI (2019-2022). 4.2. Một số dự báo và khuyến nghị Hiện nay cũng như trong thời gian tới, diễn biến kinh tế vĩ mô của Việt Nam, diễn biến kinh tế thế giới nói chung và diễn biến thị trường tài chính quốc tế nói riêng rất khó dự đoán chính xác. Bên cạnh đó, những tác động của quan hệ chính trị - quân sự giữa Nga, Ukraine, Belarus, dịch bệnh nói chung và tại Trung Quốc nói riêng…cũng rất khó lường. Điều hành lãi suất của NHTW các nền kinh tế phát triển, diễn biến tỷ giá của các ngoại tệ chủ đạo đều có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Về nội lực một số yếu tố liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ trong nước có thể thấy, tính nay quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng cao đạt mức 110 tỷ USD gấp 10 lần quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước năm 2010 và gấp gần 4 lần so với năm 2015 và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới theo quy mô của nền kinh tế, vượt qua mức 13 tuần nhập khẩu theo khuyến nghị chung của IMF đối với các nền kinh tế trên toàn cầu. Do đó, Việt Nam sẵn sàng đủ năng lực ngoại tệ, chủ động can thiệp đảm bảo tỷ giá theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và chống đô la hóa và kiềm chế lạm phát từ góc độ điều hành 544
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá trong điều kiện USD tăng giá trên thị trường tài chính quốc tế Ngân hàng Nhà nước (2016-2022). Tại Việt Nam, từ đầu năm 2022 đến nay lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đều có xu hướng tăng lên. Riêng lãi suất huy động vốn nội tệ kỳ hạn 12 tháng trở lên của hầu hết NHTM cổ phần tư nhân tăng 0,3-0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại lãi suất điều hành của NHNN ít có tác động đến mặt bằng lãi suất trên thị trường. NHNN Việt Nam cần có biện pháp giảm lãi suất điều hành, trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, tác động giảm chi phí đầu vào về vốn của sản xuất kinh doanh. Đây không phải là hành động điều hành CSTT đi ngược lại xu hướng của NHTW các nền kinh tế lớn, mà từ việc phân tích thực tế nền kinh tế Việt Nam. Lãi suất cho vay của Việt Nam trong nhiều năm qua không giảm và đang đứng ở mức rất cao trong khu vực. Dư địa để giảm lãi suất cho vay chính là NHNN Việt Nam cần quyết định giảm ít nhất là 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giải phóng 110.000 tỷ đồng cho nền kinh tế, tác động giảm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, NHNN cần có biện pháp giảm ít nhất 1% mức lãi suất cho vay đối tượng hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội. NHNN cũng cần giảm ít nhất 0,5% mức lãi suất cho vay tái cấp vốn cho một số lĩnh vực ưu tiên. 5. KẾT LUẬN Thị trường tài chính quốc tế trong những năm gần đây và dự kiến trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, bao gồm: tác động bởi chính sách lãi suất âm của một số NHTW trên thế giới trong giai đoạn 2020-2021 và tăng lãi suất từ đầu năm 2022. USD tiếp tục lên giá so với các loại ngoại tệ chủ chốt khác. Xếp hạng tín nhiệm một số quốc gia và đối tác giảm, thay đổi về chính sách thương mại, đầu tư của các nước lớn,…Do đó, đòi hỏi NHNN Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chủ động, nhưng cũng hết sức linh hoạt. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sử dụng chính sách tài chính mạnh mẽ và thường xuyên để kiềm chế lạm phát cũng cần được tính toán chặt chẽ hơn ở góc độ tác động đa chiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Chính phủ (2018-2022): Cổng thông tin của Chính phủ: Truy cập tại: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cacchuongtrinhduan; thời gian truy cập, từ ngày 8/7 đến ngày 16/7/2022. 2- Hiệp hội NH (2021 - 2022): “Thông tin hoạt động các ngân hàng hội viên”; truy cập tại www.vnba.org.vn; thời gian truy cập, từ ngày ngày 8/7 đến ngày 16/7/2022. 3- Ngân hàng Nhà nước (2016-2022): Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước, truy cập tại: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu; mục: các văn bản quy phạm pháp luật và thông cáo báo chí, các năm 2016-2022. thời gian truy cập, từ ngày 8/7 đến ngày 16/7/2022. 4- SSI (2019-2022): “Báo cáo phân tích thị trường tài chính hàng tháng”; các tháng trong các năm 2019 - 2022”; Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) - file mềm gửi qua email cho nhà đầu tư mở tài khoản tại SSI, Hà Nội, 2019-2022 5- Tổng cục Thống kê (2018-2022): Truy cập tại: https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2; thời gian truy cập, từ ngày 8/7 đến ngày 16/7/2022. 545
  10. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” 6- VNBA (2015-2022): “Báo cáo phân tích thị trường tài chính quốc tế và thị trường tài chính Việt Nam, hàng tháng” của một số thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, bản cứng, tài liệu lưu hành nội bộ, các năm từ 2015 đến tháng 7/2022. --- Thông tin tác giả: PGS., TS. Nguyễn Đắc Hưng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ĐT 0912755306 Email: ndhungsbv@gmail.com Địa chỉ liên hệ: Số 118 - Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội Ths. Nguyễn Quốc Phóng Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên ĐT 0982891809 Email: nguyenquocphonghy@gmail.com 546
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2