intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều hành linh hoạt công cụ dự trữ bắt buộc hỗ trợ giảm lãi suất vay vốn giúp doanh nghiệp thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích thực tế quá trình sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây, đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị nhằm góp phần giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều hành linh hoạt công cụ dự trữ bắt buộc hỗ trợ giảm lãi suất vay vốn giúp doanh nghiệp thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế ở Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” ĐIỀU HÀNH LINH HOẠT CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC HỖ TRỢ GIẢM LÃI SUẤT VAY VỐN GIÚP DOANH NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BỐI CẢNH MỚI CỦA NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TS. Đoàn Thanh Hải TÓM TẮT Trong bối cảnh mới của nền kinh tế hiện nay, việc hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và khách hàng tín dụng của ngân hàng thương mại nói chung giảm lãi suất vay vốn là yêu cầu có tính cấp bách. Bởi bì, lãi suất cho vay vốn của Ngân hàng thương mại Việt Nam đối với khách hàng còn cao là một thực tế. Mức lãi suất này cao so với nhiều quốc gia có trình độ phát triển kinh tế tương đương Việt Nam, cao so với những khó khăn của khách hàng trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Chính phủ nhiều lần chỉ đạo Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có biện pháp giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, nhưng việc giảm lãi suất chỉ thấy trên báo cáo còn thực tế chưa giảm đáng kể. Bài viết phân tích thực tế quá trình sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thời gian gần đây, đưa ra một số đánh giá và khuyến nghị nhằm góp phần giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Từ khóa: Giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước, Dự trữ bắt buộc, Hỗ trợ, Doanh nghiệp ABSTRACT FLEXIBLE MANAGEMENT OF REQUIRED RESERVATION TOOLS SUPPORTING LOAN INTEREST RATES TO HELP ENTERPRISES TO APPLY TO THE NEW CONTEXT OF THE ECONOMY IN VIETNAM In the new context of the current economy, it is urgent to support businesses in particular and credit customers of commercial banks in general to reduce loan interest rates. Because of that, the high lending interest rate of Vietnam Commercial Bank to customers is a fact. This interest rate is high compared to many countries with a level of economic development similar to Vietnam, high compared to the difficulties of customers in the context of being affected by Covid-19. The Government has repeatedly directed the State Bank of Vietnam to take measures to reduce lending interest rates in the economy, but the interest rate reduction seen only in the report has not actually decreased significantly. The article analyzes the actual process of using the compulsory reserve tool at the State Bank of Vietnam recently, gives some assessments and recommendations to contribute to reducing lending interest rates in the economy. Keywords: Interest rate reduction, State Bank, Reserve requirement, Support, Enterprise 1. MỞ ĐẦU Dự trữ bắt buộc vừa là công cụ trực tiếp, vừa là công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Trực tiếp bởi vì Ngân hàng Trung ương (NHTW) công bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB), tất cả các Tổ chức tín dụng (TCTD) thuộc diện điều chỉnh, phải chấp hành nộp tỷ lệ DTBB. Gián tiếp bởi vì tác động đến thanh khoản của các TCTD, tác động đến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, gián tiếp tác động đến mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế. Việc giảm lãi suất có tác động trực tiếp đến quyền lợi và giảm đáng kể gánh nặng cho khách hàng, doanh nghiệp, sớm khôi phục và ổn định sản xuất, kinh doanh. Trong một số năm gần đây, do tác động bất thường của kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chưa có hành động linh hoạt điều chỉnh giảm tỷ lệ DTBB. Bài viết tập 382
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trung phân tích và đánh giá thực trạng điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn (từ năm 2011 đến nay) và đề xuất một số giải pháp nhằm điều hành linh hoạt công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết không có điều kiện xây dựng cơ sở lý luận. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích mô tả, so sánh dựa trên các nguồn số liệu thứ cấp và tư liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức khác nhau, đưa ra đánh giá, nhận xét và khuyến nghị hàm ý chính sách. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 2011 đến nay Theo Quyết định 750/QĐ-NHNN, ban hành tháng 4/2011, NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các TCTD, tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng từ 4% xuống 3%, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên từ 2% xuống 1%. Các mức quy định trên áp dụng cho đến nay, ngoại trừ lần điều chỉnh riêng đối với Agribank trong năm 2018. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ hiện áp các tỷ lệ cao hơn, tương ứng phân loại trên là 8% và 6% (riêng Agribank được áp thấp hơn 1% các loại) Ngân hàng Nhà nước (2011-2021). Trong hơn những năm gần đây mức lãi suất tiền gửi DTBB được NHNN giữ ổn định ở mức thấp, phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT trong giai đoạn này và thực trạng huy động tiền gửi của các NHTM. Đó là việc thu hút tiền gửi trên thị trường khó khăn, lãi suất huy động vốn có xu hướng tăng cao. Trong nhiều năm, NHNN giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Gần đây nhất, ngày 29/5/2018, NHNN đã có Quyết định số 1158/2018/QĐ - NHNN điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) áp dụng cho các TCTD. Bảng 2.1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 Tiền gửi VND Tiền gửi ngoại tệ Tiền gửi của Tiền gửi khác Tiền gửi Loại TCTD Không kỳ hạn Kỳ hạn từ tổ chức tín không kỳ hạn khác có kỳ và có kỳ hạn 12 tháng dụng ở nước và có kỳ hạn hạn từ 12 dưới 12 tháng trở lên ngoài dưới 12 tháng tháng trở lên 1. Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô 0% 0% 0% 0% 0% 2. Ngân hàng chính sách Theo quy Theo quy Theo quy Theo quy Theo quy định của định của định của định của định của Chính phủ Chính phủ Chính phủ Chính phủ Chính phủ 3. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, 3% 1% 1% 7% 5% ngân hàng hợp tác xã 4. Tổ chức tín dụng khác 3% 1% 1% 8% 6% Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (2018), Quyết định số 1158/QĐ-NHNN. Quyết định số: 1158/2018/QĐ-NHNN có một số thay đổi lớn như: giảm tỷ lệ DTBB đối với các loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam và tiền gửi bằng ngoại tệ của quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mô về 0%; nâng tỷ lệ DTBB của Agribank và Ngân hàng Hợp 383
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tác xã đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%/tổng số dư tiền gửi phải tính DTBB (mức cũ là 1%)…Tỷ lệ DTBB của NH Chính sách xã hội do Chính phủ quy định. Đối với các loại hình TCTD khác không thay đổi. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì DTBB tháng 6/2018 Ngân hàng Nhà nước (2011-2021). Có thể thấy QĐ1158 chỉ hạ tỷ lệ DTBB của QTDND và tổ chức tài chính vi mô, những đơn vị có thị phần nhỏ trên thị trường nên sẽ không tác động lớn đến vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng lại gián tiếp hỗ trợ thêm cho nhóm người yếu thế, đối tượng khách hàng chính của QTDND và các tổ chức tài chính vi mô. Còn việc nâng tỷ lệ DTBB tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của NH Hợp tác xã và Agribank đã phần nào được "cân bằng" bởi Thông tư 14. Bởi Agribank giữ vai trò chủ lực cung ứng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm trên 70% tổng vốn dư nợ của NHTM này Ngân hàng Nhà nước (2020-2022). Cùng với Quyết định 1158, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 14/2018/NHNN hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các TCTD trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn thay thế Thông tư 20/2010/TT-NHNN. Theo văn bản này là NHNN tiếp tục có những chính sách hỗ trợ rất lớn cho các TCTD trong cho vay tam nông thông qua tái cấp vốn và qua công cụ DTBB. TCTD có tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực tam nông bình quân từ 70% trở lên sẽ được áp dụng tỷ lệ DTBB theo đề nghị của TCTD (nhưng không thấp hơn 1/20 tỷ lệ DTBB tương ứng với từng loại tiền gửi do NHNN quy định). TCTD có tỷ trọng tín dụng cho tam nông bình quân đạt từ 40% đến dưới 70% áp dụng tỷ lệ DTBB theo đề nghị của TCTD nhưng không thấp hơn 1/5 tỷ lệ DTBB tương ứng với từng loại tiền gửi do NHNN quy định. Các tỷ lệ này không thay đổi so với quy định tại Thông tư 20 trước đây, nhưng có lộ trình và công thức tính rất cụ thể cho từng giai đoạn để đảm bảo tính chính xác và minh bạch Ngân hàng Nhà nước (2020-2022). Cuối tháng 11/2019, NHNN quyết định giảm lãi suất dự trữ bắt buộc, cùng với đợt giảm lãi suất huy động cho vay trước đó cho thấy, NHNN điều hành nới lỏng chính sách tiền tệ có mức độ nhằm mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng, trong khi lạm phát đang được kiềm chế. Theo đó, từ ngày 1/12/2019, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND của các TCTD giảm về mức 0,8%/ năm và tiếp tục không trả lãi đối với khoản tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND. Điều này có ảnh hưởng, nhưng không đáng kể tới lợi nhuận của các NHTM bởi vì tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hiện nay ở mức thấp, chỉ 3%. Với tiền gửi ngoại tệ, NHNN tiếp tục không tính lãi đối với khoản dự trữ bắt buộc, còn lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc là 0,05%/năm. Trong thời gian gần đây: năm 2020 – 2021 và những tháng đầu năm 2022 NHNN giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc Ngân hàng Nhà nước (2020-2022). 3.2. Đánh giá thực trạng điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc 3.2.1. Ưu điểm Thứ nhất, về cơ bản và nhìn chung NHNN tiếp tục phối hợp đồng bộ điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc các nghiệp vụ khác của thị trường tiền tệ, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo hướng khuyến khích thu hút tiền gửi nội tệ, giữ khoảng cách chênh lệch rất lớn, từ 5- 8%/năm giữa lãi suất giữa tiền gửi ngoại tệ và nội tệ của khách hàng tại NHTM, kiên định mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế. NHNN kiên định giữ tiền gửi DTBB bằng ngoại tệ cao hơn tiền gửi nội tệ ở tất cả các kỳ hạn. Việc điều hành đó nhằm làm giảm tình trạng đô la hóa, khuyến khích người dân lựa chọn nội tệ gửi NHTM và hạn chế tình trạng doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ trên tài khoản, khuyến 384
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” khích bán cho NHTM. Tình hình đó tạo nên cung cầu ngoại tệ cải thiện trên thị trường, không có tình trạng đầu cơ ngoại tệ, không có các cơn sốt tỷ giá. Tất nhiên bản thân tỷ giá ổn định trong thời gian dài trong các năm trước đó cũng làm cho cho người dân và doanh nghiệp nhận thấy nếu găm giữ ngoại tệ hay cất trữ ngoại tệ bị thua thiệt, nên lựa chọn nội tệ. Bản thân các NHTM cũng không đầu cơ, kỳ vọng vào tỷ giá tăng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của mình. Về lý thuyết, việc thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ tác động đến hệ số nhân tiền, lượng tiền cung ứng và lãi suất trên thị trường. Nếu tỷ lệ DTBB tăng, có nghĩa lượng tiền gửi của TCTD tại NHNN tăng, làm giảm khả năng cung tín dụng; giảm cả khả năng cung ứng vốn của các TCTD trên thị trường liên ngân hàng; và sau một thời gian sẽ khiến lãi suất tăng. Việc giảm tỷ lệ DTBB sẽ có những tác động ngược lại. Công cụ DTBB không chỉ giúp cơ quan quản lý trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng mà còn tạo nên sân chơi bình đẳng hơn cho các TCTD, cũng như tạo điều kiện để NHNN nắn dòng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ. DTBB cũng là công cụ mạnh của cơ quan điều hành nên việc điều chỉnh được tính toán, cân nhắc rất kỹ. Thứ hai, công cụ tỷ lệ DTBB khuyến khích mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn, hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. Trong các năm qua, ngành Ngân hàng đã triển khai mạnh mẽ các chương trình tín dụng ưu đãi đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...theo đó, tỷ lệ DTBB của Agribank, của TCTD hoạt động nông nghiệp – nông thôn thấp hơn. Theo đó, khuyến khích tăng trưởng tín dụng của khu vực tam nông nói riêng và các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ luôn cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. 3.2.2. Hạn chế Trong nhiều năm gần đây lãi suất tiền gửi DTBB được NHNN giữ ổn định ở mức thấp, được NHNN giải thích là phù hợp với mục tiêu điều hành CSTT trong giai đoạn này. Tuy nhiên, thực trạng huy động tiền gửi của các NHTM các năm gần đây khó khăn, lãi suất huy động vốn trung dài hạn của các NHTM CP tư nhân hầu như không. Việc thu hút tiền gửi trên thị trường khó khăn, nên các NHTM không thể giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, từ năm 2013 đến nay NHNN chỉ thực hiện 2 lần điều chỉnh tỷ lệ DTBB với mức độ rất nhỏ, không tác động đến giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế. Việc ổn định như vậy là thiếu linh hoạt trong phối hợp thực hiện mục tiêu giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. 3.3. Khuyến nghị hàm ý chính sách Một là, NHNN cần chủ động đánh giá toàn diện tác động đến điều tiết tiền tệ trước khi điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc. DTBB là một nghiệp vụ có tác động mạnh nhất đến thị trường, thông qua điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, điều tiết hệ số nhân tiền tệ và tác động đến chi phí hoạt động của TCTD. Vì vậy, khi điều chỉnh tỷ lệ DTBB cần đánh giá toàn diện tác động của công cụ này đến thị trường tiền tệ. Về điều tiết vốn khả dụng của các TCTD, việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB thường được thực hiện để kiểm soát lạm phát và tăng trưởng tín dụng của hệ thống NH. Tuy nhiên, khi điều chỉnh tỷ lệ DTBB cần đánh giá cả tác động của công cụ này đến việc đảm bảo khả năng thanh toán của các TCTD. Trong trường hợp tín dụng của hệ thống NH tăng trưởng cao, để kiểm soát tốc 385
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” độ tăng trưởng tín dụng thì việc tăng tỷ lệ DTBB là cần thiết. Nhưng do dư nợ tín dụng đã tăng cao nên thường kèm theo các TCTD mất cân đối vốn, nếu tiếp tục tăng tỷ lệ DTBB sẽ làm cho tình trạng mất cân đối vốn càng khó khăn, dễ dẫn đến thiếu hụt khả năng thanh khoản, làm lãi suất thị trường tăng cao. Đây là trường hợp mà Việt Nam đã gặp phải trong tháng 2/2008. Vì vậy, để tránh những trường hợp này, NHNN cần dự báo trước vốn khả dụng của các NHTM khi điều chỉnh tỷ lệ DTBB, xác định thời điểm điều chỉnh tỷ lệ DTBB và thông báo trước cho các TCTD để chủ động dự phòng nguồn vốn cho DTBB và đảm bảo khả năng thanh toán. Trường hợp TCTD thiếu hụt vốn khả dụng cần điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB ở mức thấp, điều chỉnh dần thành nhiều đợt. Ngoài việc dự báo vốn khả dụng của hệ thống NHTM, cần xác định khả năng ảnh hưởng đến hệ số nhân tiền tệ của các NHTM. Nếu việc giảm tỷ lệ DTBB trong trường hợp các TCTD đã dư thừa vốn, thì việc tăng tỷ lệ DTBB chỉ có tác động rất hạn chế đến hệ số nhân tiền tệ, đến tốc độ tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB cần đánh giá cụ thể điều kiện của thị trường để việc điều chỉnh nghiệp vụ này đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần quan tâm đánh giá tác động của DTBB đối với lãi suất thị trường. Mặc dù DTBB được tính bình quân trong tháng đã hỗ trợ các TCTD trong quản lý vốn và đảm bảo DTBB, nhưng trong một số giai đoạn, việc quy định tỷ lệ DTBB cao, nhất là trong giai đoạn thắt chặt CSTT, sẽ tạo áp lực buộc các TCTD phải thực hiện duy trì đầy đủ DTBB ngay từ đầu tháng do e ngại nếu thiếu hụt DTBB từ đầu tháng sẽ khó có thể bù đắp vào cuối tháng khi mà cầu dự trữ thường căng thẳng hơn, làm cầu vốn tăng lên nhanh chóng đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng (LNH) tăng. Song đến giai đoạn cuối tháng, khi phần lớn TCTD đã thực hiện đủ DTBB, nhu cầu vốn giảm làm lãi suất thị trường giảm dần. Hai là, NHNN cần phối hợp chặt chẽ nghiệp vụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc với các nghiệp vụ khác trên thị trường tiền tệ, với các công cụ chính sách tiền tệ để nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ Trong điều hành CSTT, nghiệp vụ tỷ lệ DTBB còn có những điểm yếu, đó là công cụ này tác động mạnh đến thị trường. Chỉ một điều chỉnh nhỏ về tỷ lệ DTBB sẽ có tác động rất lớn đến trạng thái vốn khả dụng của thị trường, đến cung cầu vốn và lãi suất. Vì vậy, việc điều hành nghiệp vụ tỷ lệ DTBB cần phải được kết hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác để hạn chế tối đa những tác động không mong muốn tới thị trường, tới khả năng thanh toán của các TCTD. Đây là bài học đã từng xảy ra đối với Việt Nam vào tháng 2/2008, khi NHNN tăng tỷ lệ DTBB (lên gấp đôi) làm giảm vốn khả dụng của các TCTD nhưng chưa kịp thời điều tiết phối hợp với các công cụ CSTT khác, đã làm cho lãi suất trên thị trường LNH tăng mạnh. Chỉ sau khi NHNN điều tiết bơm tiền ra qua các kênh NVTTM, tái cấp vốn cho một số NH khó khăn thì lãi suất trên thị trường LNH mới ổn định dần. Để đạt hiệu quả cao trong điều hành nghiệp vụ tỷ lệ DTBB và giảm thiểu những mặt còn hạn chế của công cụ này, những giải pháp kết hợp nghiệp vụ tỷ lệ DTBB với các nghiệp vụ khác của TTTT và công cụ CSTT khác là: Tính toán kỹ lưỡng tác động của nghiệp vụ tỷ lệ DTBB đến các điều kiện của thị trường để dự phòng các phương án cần phối hợp với các công cụ khác trong điều hành CSTT. Cần điều chỉnh tỷ lệ DTBB dần ở những tỷ lệ nhỏ và quan sát diễn biến của thị trường tiền tệ, hết sức tránh điều chỉnh đột ngột, điều chỉnh ở mức độ lớn, đồng thời sẵn sàng sử dụng các công cụ CSTT khác để hỗ trợ. Ví dụ như theo tính toán, việc điều chỉnh giảm 1% DTBB 386
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thanh khoản của các TCTD sẽ có khoảng 100.000 tỷ đồng vốn khả dụng, nhưng trên thực tế NHNN chỉ cần tăng 1% tỷ lệ DTBB thu về khoảng 100.000 tỷ đồng. Do đó NHNN có thể kết hợp cả việc điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB ở mức độ hẹp 0,5% cùng với việc chào bán GTCG trên NVTTM để có thể thu về một lượng tiền như theo ước tính; hoặc có thể điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB lên 1% đồng thời chào mua GTCG qua NVTTM để đưa tiền ra tương ứng với lượng tiền đã thu vượt dự kiến. Nếu như trong các năm 2016-2022, theo chỉ đạo của Chính phủ NHNN phải thực hiện giảm lãi suất cho vay trong nền kinh tế, tỷ dự DTBB chỉ cần giảm 1% hay 1,5% thì cũng tác động rất lớn đến Thị trường tiền tệ đến mặt bằng lãi suất. Tuy nhiên trong các năm này NHNN vẫn giữ ổn định tỷ lệ DTBB như vậy là thiếu linh hoạt và thiếu sự phối hợp hiệu quả với điều hành các nghiệp vụ khác của Thị trường tiền tệ. Sau khi điều chỉnh tỷ lệ DTBB, nếu thị trường có những diễn biến bất lợi cần sử dụng ngay các công cụ CSTT khác để trung hòa và triệt tiêu những tác động tiêu cực của DTBB đối với thị trường tiền tệ. Việc điều chỉnh tỷ lệ DTBB mặc dù được tính toán kỹ lưỡng, nhưng không thể tránh khỏi hiện tượng một vài TCTD sẽ gặp khó khăn tạm thời về vốn, nhất là những TCTD nhỏ, uy tín thấp khó vay mượn được trên thị trường liên ngân hàng, trên thị trường mở. Trong những trường hợp này, NHNN nên thực hiện cho vay tái cấp vốn trực tiếp cho các TCTD thiếu hụt vốn, để ngăn chặn ngay những hiện tượng gây xáo trộn thị trường. Những khoản tái cấp vốn này chỉ nên có kỳ hạn ngắn 1 đến 3 tháng nhằm đảm bảo đúng mục tiêu của CSTT. Ngoài ra, NHNN cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiền tệ, thúc đẩy sự luân chuyển vốn thông suốt trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM điều hoà vốn trên thị trường, qua đó giảm việc can thiệp của NHNN trên thị trường tiền tệ. Ba là, NHNN cần quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho từng loại tiền gửi và từng loại hình tổ chức tín dụng Tỷ lệ DTBB cần được quy định đối với từng loại tiền gửi và từng loại hình TCTD theo hướng: Tiếp tục duy trì tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi ngoại tệ cao hơn đối với nội tệ kiên trì mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường tiền tệ của Việt Nam còn tình trạng đôla hóa thì việc quy định tỷ lệ DTBB riêng cho tiền gửi bằng VND và tiền gửi bằng ngoại tệ là phù hợp. Tiền gửi bằng ngoại tệ nên được quy định cao hơn so với tiền gửi bằng VND nhằm làm cho chi phí huy động vốn bằng VND thấp hơn so với chi phí huy động vốn bằng ngoại tệ, tạo ra mức chênh lệch giữa lãi suất VND và lãi suất ngoại tệ hợp lý để bù đắp kỳ vọng về biến động tỷ giá của đồng Việt Nam, tạo lợi thế cho hoạt động huy động và sử dụng vốn bằng VND và khuyến khích người dân bán ngoại tệ cho hệ thống NH để gửi VND hưởng lãi suất. Dừng việc quy định các tỷ lệ DTBB khác nhau giữa các loại kỳ hạn tiền gửi. Hiện nay, NHNN đang quy định các loại tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng có tỷ lệ DTBB là 3%, cao hơn 2% so với các loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 1%. Việc quy định như vậy trong giai đoạn lịch sử trước đây đã thúc đẩy các TCTD huy động vốn có kỳ hạn dài hơn và phù hợp với tính chất dự phòng thanh khoản của từng loại tiền gửi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đa dạng và linh hoạt của các hình thức huy động vốn, ranh giới giữa các kỳ hạn gửi tiền càng khó xác định. Các TCTD có thể chuyển các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn sang các khoản tiền có kỳ hạn dài thông qua các hình thức tiết kiệm theo thời gian thực gửi, tiết kiệm linh hoạt, để giảm nghĩa vụ DTBB. Bên cạnh đó, do đặc điểm của các hình thức huy động vốn nên nhiều khoản tiền gửi trên danh nghĩa là ngắn hạn nhưng thực tế được quay vòng nhiều lần nên trở 387
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” thành những khoản tiền gửi dài hạn. Vì vậy, việc quy định các tỷ lệ DTBB khác nhau cho các kỳ hạn tiền gửi khác nhau sẽ là cơ hội để TCTD tránh nghĩa vụ thực hiện DTBB, đồng thời làm phức tạp quá trình đánh giá tác động của tỷ lệ DTBB đến hệ số nhân tiền tệ. Vì vậy, NHNN nên quy định thống nhất một tỷ lệ DTBB đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau. Tỷ lệ DTBB nên quy định riêng đối với từng loại hình TCTD. Hiện nay có nhiều loại hình TCTD, mỗi loại hình có đặc điểm và lĩnh vực hoạt động riêng biệt. Hiện nay NHNN mới quy định tỷ lệ DTBB đối với QTDND và tổ chức tài chính vi mô là 0%, NHNo&PTNT Việt Nam và NH HTX, TCTD khác đối với tiền gửi nội tệ dưới 12 tháng đều là 3%, từ 12 tháng trở lên là 1%, tiền gửi ngoại tệ có khác biệt 1%. Tuy nhiên trong thực tế, có những loại hình chỉ được huy động vốn dài hạn như CTTC và công ty cho thuê tài chính, có những loại hình phục vụ cho địa bàn nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa như NHNO&PTNT. Có những loại hình phục vụ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách như NHCSXH, tổ chức tài chính vi mô,... Vì vậy, tỷ lệ DTBB nên được tiếp tục quy định riêng cho từng loại hình tổ chức để đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt động và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế đối với từng lĩnh vực. Bài viết cho rằng trong giai đoạn 2022-2025 tỷ lệ DTBB đối với Agribank và NH HTX, nên được giảm về 0% đối với tiền gửi nội tệ từ 12 tháng trở lên, từ 0,5% - 1,0% đối với tiền gửi dưới 12 tháng và không kỳ hạn. Hiện tại và trong những năm tới, nghiệp vụ DTBB ở Việt Nam vẫn có tác động tới nhu cầu vốn khả dụng của các NHTM và đồng thời cũng tác động đến tính hiệu quả của CSTT. Vì vậy, cần phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ này: Điều chỉnh cách tính DTBB theo số dư tiền gửi của các TCTD tại Sở Giao dịch NHNN và các chi nhánh NHNN. Cần điều chỉnh kỳ tính DTBB xuống còn 2 tuần, đồng thời nên thực hiện các bước chuẩn bị để có thể thực hiện trùng một phần giữa kỳ tính DTBB và kỳ duy trì DTBB trong thời gian thích hợp nhằm tăng hiệu quả điều tiết của nghiệp vụ này. Tỷ lệ DTBB phải được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường. Cần chú ý khi phối hợp sử dụng nghiệp vụ này với các nghiệp vụ khác và công cụ khác của CSTT, đặc biệt khi cần có sự tác động kép cả về giá và về lượng thì việc kết hợp giữa NVTTM với DTBB có hiệu quả rất nhanh chóng. 4. KẾT LUẬN Doanh nghiệp là nguồn lực to lớn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế sẽ không thể duy trì và phát triển nếu như các doanh nghiệp phải đóng cửa. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính, ngân hàng cũng sẽ không thể ổn định, tăng trưởng nếu như các doanh nghiệp giải thể, phá sản. Vì vậy, việc điều hành linh hoạt công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những giải pháp hỗ trợ tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, điều này không chỉ thể hiện tính nhân văn của Nhà nước mà còn thể hiện trách nhiệm vì cộng đồng của hệ thống ngân hàng đối với xã hội. 388
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước (2020-2022): “Báo cáo của NHNN Việt Nam công bố tại cuộc họp báo một số tháng trong các năm 2020-2021 và đầu năm 2022”. 2. Ngân hàng Nhà nước (2018). Quyết định số 1158/QĐ-NHNN, ngày 29/05/2018 về tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Ngân hàng Nhà nước (2011-2021). Truy cập tại www.sbv.gov.vn , thời gian truy cập từ ngày 9-12/7/2022. 4. SBV (2016- 2021): NHNN Việt Nam truy cập tại www.sbv.gov.vn: Mục tin tức, văn bản quy phạm pháp luật; Các thông tin có liên quan đã được công bố; truy cập từ ngày 9- 12/7/2022. --- Thông tin tác giả TS. Đoàn Thanh Hải Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc Email: doanthanhhaikt@utb.edu.vn Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc, tổ 2, Phường Quyết Tâm, Tp Sơn La, tỉnh Sơn La. Số điện thoại: 077 4379299. Email: doanthanhhaikt@utb.edu.vn - Lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu của tác giả: Tài chính ngân hàng, kế toán quản trị, kiểm soát nội bộ. 389
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2