intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều kiện sống và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở hai bản người dân tộc mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, năm 2011

Chia sẻ: Nữ Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

78
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chọn toàn bộ phụ nữ có thai (PNCT) và phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-49, nghiên cứu mô tả cắt ngang, vào tháng 6/ 2011, nhằm: mô tả những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở 2 bản dân tộc Mông, ở huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, nơi khó khăn nhất về kinh tế và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và làm mẹ an toàn (LMAT).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều kiện sống và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở hai bản người dân tộc mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, năm 2011

Điều kiện sống và thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở<br /> hai bản người dân tộc mông tại huyện Đồng Hỷ và huyện Võ Nhai<br /> tỉnh Thái Nguyên, năm 2011<br /> Lê Minh Chính1, Nguyễn Thị Bình2, Nguyễn Thị Hồng3, Tạ Quốc Bản4<br /> Chọn toàn bộ phụ nữ có thai (PNCT) và phụ nữ tuổi sinh đẻ 15-49, nghiên cứu mô tả cắt ngang,<br /> vào tháng 6/ 2011, nhằm: mô tả những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội và thực trạng công<br /> tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở 2 bản dân tộc Mông, ở huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái<br /> Nguyên, nơi khó khăn nhất về kinh tế và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) và làm<br /> mẹ an toàn (LMAT). Kết quả: 100% là hộ nghèo và cận nghèo. Thói quen không dùng hố xí<br /> chiếm 46,4%. Tỷ lệ mù chữ của phụ nữ 15-49 là 27,1%, TH 47,1% và THCS 24,7%. Tỷ lệ khám<br /> thai đủ số lần là 20,4%, PNCT uống sắt nhiều hơn 150 viên chỉ có 17,1% và tiêm phòng UV đủ<br /> mũi 48,1%. Tỷ lệ dưới 25,0% hiểu biết đúng về CSSKSS và LMAT. Sử dụng dịch vụ CSSKSS và<br /> kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) chiếm 20 - 30%.<br /> Từ khóa: điều kiện sống; sức khỏe sinh sản; người Mông; Lân Vai; Khe Cạn; Thái Nguyên<br /> <br /> Living condition and the status of reproductive health in two<br /> ethnic Mong villages in Dong Hy and Vo Nhai district, Thai Nguyen<br /> province in 2011<br /> Le Minh Chinh1, Nguyen Thi Binh2, Nguyen Thi Hong3, Ta Quoc Ban4<br /> Living conditions and the status of reproductive health in two ethnic Mong villages in Dong Hy<br /> and Vo Nhai district, Thai Nguyen province - 2011. Select all pregnancy women (PW) and women<br /> of childbearing age 15-49, cross-sectional descriptive study, in May/2011, to describe the gaps in<br /> economic life, society and the status of reproductive health in two villages of ethnic Mongolia, in<br /> Dong Hy & Vo Nhai districts, Thai Nguyen Pro, where the most difficult on economic, safe<br /> motherhood and reproductive health work. Results: 100% households are poor and near poor.<br /> People do not have the habit of using toilet the rate of 46.4%. Illiteracy rate of women 15-49 is<br /> 27.1%, 47.1% Primary and secondary 24.7%. Prenatal care enough times the rate of 20.4%, PW<br /> take iron only 17.1% fully, vaccinated against tetanus 48.1% full nose. Knowledge of RHC and<br /> Safe Motherhood rate of 25.0% from the correct understanding. Use of family planning & RHC<br /> services accounted for 20- 30%.<br /> Keywords: Living condition; status of reproductive health; ethnic; Thai Nguyen province; 2011<br /> Tác giả:<br /> 1<br /> <br /> Ts. Lê Minh Chính, Giảng viên chính Bộ Môn Phụ Sản, Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện Trường<br /> Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Địa chỉ: SN 284 Đường Lương Ngọc Quyến Thành phố<br /> Thái Nguyên. ĐTDĐ: 0912257863. Email: minhchinhyk@yahoo.com.vn.<br /> 2<br /> <br /> Ths. Nguyễn Thị Bình, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái<br /> Nguyên<br /> 3<br /> <br /> Ths. Nguyễn Thị Hồng, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái<br /> Nguyên<br /> 4<br /> <br /> BS. Tạ Quốc Bản, Giảng viên Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên<br /> 1<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bản Lân Vai thuộc xóm Đồng Chuối, xã Dân Tiến huyện Võ Nhai và bản Khe Cạn, xã Văn<br /> Lăng huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên là hai bản của bà con dân tộc Mông ở Hà Quảng và Trà<br /> Lĩnh Cao Bằng chuyển đến từ 1980 - 1988. Các hộ gia đình tại hai bản đều ở trên các sườn núi đất<br /> và núi đá dốc, bốn bề là núi cao, ở giữa là thung lũng nhỏ hẹp, bị ngăn cách bởi núi cao, đèo dốc,<br /> đường độc đạo qua lại rất khó khăn. Hai bản cách trung tâm xã 5km và xa huyện lỵ gần 40 km.<br /> Điều kiện kinh tế, xã hội đều khó khăn vào bậc nhất của 2 huyện. Công tác chăm sóc sức khỏe<br /> sinh sản (CSSKSS), thực hiện làm mẹ an toàn (LMAT) ở nơi đây còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu<br /> nhằm mục tiêu: Mô tả những bất cập trong đời sống kinh tế, xã hội và thực trạng công tác chăm<br /> sóc sức khỏe sinh sản ở 2 bản dân tộc Mông.<br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> - Đối tượng, phương pháp và cỡ mẫu: Chọn toàn bộ phụ nữ có thai (PNCT) và phụ nữ tuổi<br /> sinh đẻ 15-49 người dân tộc Mông ở 2 bản Lân Vai và Khe Cạn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang,<br /> vào tháng 6/ 2011. Phỏng vấn các đối tượng theo bộ câu hỏi. Kết hợp khảo sát nhà ở, chăn nuôi và<br /> các công trình nguồn nước, nhà tắm, hố xí.<br /> - Chỉ số nghiên cứu: Tỷ lệ các loại nhà ở, chăn nuôi và vật nuôi, 3 công trình. Chỉ số tiếp cận<br /> các dịch vụ CSSKSS, LMAT. Xử lý số liệu trên phần mềm Epi Info 6.04V.<br /> - Các chỉ tiêu đánh giá: Hố xí hợp vệ sinh là tự hoại hoặc hai ngăn, đảm bảo diệt mầm bệnh,<br /> không phát sinh ruồi nhặng, không làm bẩn đất xung quanh và tránh được thấm rỉ, không gây mùi<br /> hôi thối. Nước hợp vệ sinh: Trong, không mùi, xa chuồng gia súc, xa nhà vệ sinh > 20m [4]. Lấy<br /> chuẩn hộ nghèo theo quy định hiện hành.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br /> 3.1. Thực trạng về đời sống kinh tế<br /> Bảng 1. Thực trạng nhà ở của nhân dân ở mỗi bản và tỷ lệ chung<br /> Bản<br /> Lân Vai (n = 53)<br /> Khe Cạn (n = 31)<br /> Cả 2 bản (n = 84)<br /> <br /> Nhà kiên cố<br /> n<br /> %<br /> 6<br /> 11,3<br /> 9<br /> 29,0<br /> 15<br /> 17,9<br /> <br /> Nhà bán kiên cố<br /> n<br /> %<br /> 29<br /> 54,7<br /> 14<br /> 45,2<br /> 43<br /> 51,2<br /> <br /> Nhà tạm<br /> n<br /> 18<br /> 8<br /> 26<br /> <br /> %<br /> 34,0<br /> 25,8<br /> 30,9<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ gia đình có nhà kiên cố còn thấp (11,3 và 29,0%), chủ yếu là nhà bán kiên<br /> cố (54,7 và 45,2%), tỷ lệ ở nhà tạm còn cao, chung cho cả 2 xã chiếm 30,9%.<br /> Nhìn chung các gia đình đều có nền nhà ở cao ráo, thoáng mát do địa hình đồi núi tạo nên,<br /> nhưng chưa vệ sinh, gọn sạch. Vệ sinh ngoại cảnh, như rãnh nước rất bẩn, ứ đọng. Rác thải không<br /> được thu gom xử lý, phân gia súc lan tràn bừa bãi. Thực trạng này cũng tương đương như kết quả<br /> nghiên cứu ở người dân tộc Mường vùng cao Tây Bắc của tác giả Đàm Khải Hoàn (1999) [2].<br /> Bảng 2. Tỷ lệ hộ gia đình có chăn nuôi của mỗi bản và các loại vật nuôi<br /> Bản<br /> Lân Vai (n = 53)<br /> Khe Cạn (n = 31)<br /> Cả 2 bản (n = 84)<br /> <br /> Có nuôi trâu/ bò<br /> n<br /> %<br /> 17<br /> 32,0<br /> 18<br /> 58,1<br /> 34<br /> 40,5<br /> <br /> Có nuôi lợn<br /> n<br /> %<br /> 7<br /> 13,2<br /> 11<br /> 35,5<br /> 18<br /> 21,4<br /> 2<br /> <br /> Có nuôi gia cầm<br /> n<br /> %<br /> 28<br /> 52,8<br /> 23<br /> 74,2<br /> 42<br /> 50,0<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ gia đình duy trì chăn nuôi thấp, có nuôi trâu/ bò 32,0 và 58,1%, có nuôi lợn<br /> là 13,0 và 35,5%, có nuôi gà, vịt… là 52,8 và 74,2% (chủ yếu là vài con gà).<br /> Về chăn nuôi, có gia đình còn duy trì nuôi trâu để có sức cày kéo và là nguồn thu nhập.<br /> Nhưng vài năm nay các hộ đã giảm hẳn chăn nuôi. Một mặt sợ dịch, nhưng mặt khác vì giống<br /> nuôi đắt và thức ăn chăn nuôi cũng đắt. Bà con không tự sản xuất được con giống và thức ăn chăn<br /> nuôi. Mặc dù quanh nhà có vườn rộng, nhưng không biết và không thích trồng rau để chăn nuôi.<br /> Ngay cả rau xanh cây quả như rau muống, rau ngót, đu đủ, chanh, na… cũng ít có.<br /> Bà con vẫn còn thói quen phụ thuộc vào thiên nhiên, trông chờ vào rừng để khai thác nguồn<br /> lợi tự nhiên. Trong khi hiện nay đa số rừng đã lùi xa, ruộng thì có ít, nương rẫy thì bị sói mòn vì ở<br /> đồi núi dốc, khô hạn liên tục… Khi quan sát bữa ăn của nhiều gia đình ngoài cơm hoặc ngô bột đồ<br /> (mèn mén), có nhà không có canh rau gì. Với PNCT hầu hết chỉ có 1, 2 bữa ăn có thịt cá mỗi<br /> tháng. PNCT và trẻ nhỏ rất ít có điều kiện ăn hoa quả, đường sữa, bánh kẹo. Ăn thêm bữa, ăn vặt,<br /> ăn bổ dưỡng ở PNCT là khó thực hiện, vì mỗi ngày chỉ nấu ăn 2 bữa, sáng không nấu ăn, chỉ ăn<br /> cơm nguội của ngày trước. Tại bản Lân Vai, 100% là hộ nghèo (thu nhập dưới<br /> 400.000đ/tháng/người), bản Khe Cạn cũng 100% là hộ nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo có xu<br /> hướng tăng, nghèo ở ngay cả hộ gia đình cán bộ sở tại. Bà con suy nghĩ hưởng chế độ hộ nghèo là<br /> quyền lợi và nhiều người còn mong muốn là hộ nghèo.<br /> Bảng 3. Thực trạng nguồn nước của nhân dân ở mỗi bản và tỷ lệ chung cả 2 bản<br /> Bản<br /> Lân Vai n = 53<br /> Khe Cạn n =31<br /> Cả 2 bản (n = 84)<br /> <br /> Dùng nước hợp vệ<br /> sinh<br /> n<br /> %<br /> 4<br /> 7,5<br /> 14<br /> 45,2<br /> 18<br /> 21,4<br /> <br /> Nước không hợp vệ<br /> sinh<br /> n<br /> %<br /> 29<br /> 54,8<br /> 8<br /> 25,8<br /> 37<br /> 44,1<br /> <br /> Thiếu nước thường<br /> xuyên<br /> n<br /> %<br /> 20<br /> 37,7<br /> 9<br /> 29,0<br /> 29<br /> 34,5<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ gia đình có nước sạch ở bản Lân Vai rất thấp, chỉ 7,5%, còn lại 54,8%<br /> không hợp vệ sinh và 37,7% thường xuyên thiếu nước. Bản Khe Cạn, tỷ lệ có nước sách cao hơn<br /> 45,2%, nước không hợp vệ sinh và thiếu nước là 25,8 và 29,0%.<br /> Bản Lân Vai chỉ có nguồn nước mỏ (nước mạch nhỏ lẻ, chảy ra từ khe đá, hẻm núi), không<br /> đủ lượng để xây dựng bể chứa và lọc. Việc dẫn nước về từng hộ còn mất vệ sinh, nguồn nước mỏ<br /> không thường xuyên có nước, mùa khô có rất ít và thường đứt mạch. Bản Khe Cạn có nguồn nước<br /> khá ổn định, có công trình được nhà nước đầu tư xây dựng, bể chứa và lọc trên thượng nguồn, hệ<br /> thống ống dẫn hợp lý, có nguồn nước duy trì 4 mùa. Tuy nhiên, tại một số hộ chưa có bể chứa hợp<br /> lý, không có nắp che đậy, không lau rửa bể, chum vại, bởi vậy vẫn có tình trạng nước bẩn.<br /> Bảng 4. Thực trạng hố xí của nhân dân ở mỗi bản và tỷ lệ chung cả 2 bản<br /> Bản<br /> Lân Vai (n = 53)<br /> Khe Cạn (n = 31)<br /> Cả 2 bản (n = 84)<br /> <br /> Có hố xí hợp vệ sinh<br /> n<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> %<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Hố xí<br /> không hợp vệ sinh<br /> n<br /> %<br /> 24<br /> 45,3<br /> 21<br /> 67,7<br /> 45<br /> 53,6<br /> <br /> Không có hố xí<br /> n<br /> 29<br /> 10<br /> 39<br /> <br /> %<br /> 54,7<br /> 32,3<br /> 46,4<br /> <br /> Nhận xét: Cả 2 bản không có hố xí hợp vệ sinh, chủ yếu là không hợp vệ sinh và tỷ lệ không<br /> có hố xí còn cao, như bản Lân Vai 54,7%.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Gia đình có hố xí đều trong tình trạng mất vệ sinh, phổ biến là không có cửa, không nắp che<br /> đậy và rò rỉ. Những hộ không có hố xí đều đi tùy tiện quanh nhà trên núi. Nhà có hố xí, nhưng vẫn<br /> có người trong gia đình không sử dụng, vì có thói quen thích đi tùy tiện ngoài bụi cây. Có gia đình<br /> hố xí được xây do quỹ hỗ trợ, nhưng lối mòn ra hố xí đã bị cỏ mọc kín vì không có người qua lại.<br /> Khi trao đổi, bà con đều cho việc đó là bình thường vì có thói quen không dùng hố xí.<br /> Bảng 5. Thực trạng nhà tắm của nhân dân ở mỗi bản và tỷ lệ chung cả 2 bản<br /> Bản<br /> Lân Vai n = 53<br /> Khe Cạn n = 31<br /> Cả 2 bản (n = 84)<br /> <br /> Có nhà tắm<br /> hợp vệ sinh<br /> n<br /> %<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> Nhà tắm<br /> không hợp vệ sinh<br /> n<br /> %<br /> 33<br /> 62,3<br /> 21<br /> 67,7<br /> 54<br /> 64,3<br /> <br /> Không có nhà tắm<br /> n<br /> 20<br /> 10<br /> 30<br /> <br /> %<br /> 37,7<br /> 32,3<br /> 35,7<br /> <br /> Nhận xét: Gia đình có nhà tắm, đều tạm bợ, xây chật hẹp, không có hệ thống vòi nước tắm<br /> và đường dẫn nước thải, gây mất vệ sinh.<br /> Thực trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà ở, nguồn nước, nhà tắm và hố xí của đồng bào<br /> dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mông nói riêng đã có một số nghiên cứu và đánh giá, nhiều<br /> chục năm nay có sự thay đổi nhưng chậm và thói quen không sử dụng hố xí vẫn là nổi bật, chưa<br /> giải quyết được cơ bản [1, 2, 5].<br /> 3.2. Trình độ học vấn và tình hình CSSKSS<br /> Bảng 6. Trình độ văn hóa của phụ nữ nhóm tuổi 15 - 49 của 2 bản (đã nghỉ học)<br /> Chỉ số trình độ văn hóa<br /> Không biết chữ<br /> Tiểu học (TH)<br /> Trung học cơ sở (THCS)<br /> Trung học phổ thông (THPT)<br /> Cộng<br /> <br /> Lân Vai<br /> n = 49 %<br /> 14<br /> 28,6<br /> 25<br /> 51,0<br /> 10<br /> 20,4<br /> 0<br /> 0<br /> 49<br /> 100<br /> <br /> Khe Cạn<br /> n = 36 %<br /> 9<br /> 25,0<br /> 15<br /> 41,7<br /> 11<br /> 30,6<br /> 1<br /> 2,7<br /> 36<br /> 100<br /> <br /> Cả 2 bản<br /> n = 85 %<br /> 23<br /> 27,1<br /> 40<br /> 47,1<br /> 21<br /> 24,7<br /> 1<br /> 1,1<br /> 85<br /> 100<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ mù chữ chung ở phụ nữ 15-49 của 2 bản là 27,1%. Chủ yếu là tiểu học<br /> (47,1%), chỉ có 24,7% có trình độ THCS, trình độ THPT là hiếm.<br /> Trình độ học vấn thấp, tập trung ở cấp tiểu học và THCS (71,8%) là một thực tế ở 2 bản<br /> người dân tộc Mông nơi đây. Tìm hiều về việc học tập của trẻ em, cho thấy chỉ được diễn ra ở trên<br /> lớp. Đó là một thói quen, về nhà không ai nhắc nhở học ôn bài, bố mẹ không nhắc, ông bà chưa<br /> già, nhưng thuộc lớp người không biết chữ. Trong nhà cũng không có góc học tập, không có bàn<br /> học, không có đèn dành riêng cho các em học. Khảo sát 100% gia đình đều không có bàn ghế cho<br /> con ngồi học, mặc dù các nhà đều đủ rộng để có một chỗ làm góc học tập. Thất học và trình độ<br /> học vấn thấp là yếu tố bắt nguồn của các vấn đề bất cập ở người dân tộc thiểu số vùng cao, như<br /> tảo hôn, đời sống kinh tế thấp kém, văn hóa lạc hậu, thực hiện CSSKSS khó khăn…<br /> Lân Vai chưa có nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), đó là một yếu tố làm hạn chế tới công<br /> tác CSSKSS cho phụ nữ nơi đây. Tại 2 bản, chính quyền bản cũng không có phương tiện gì phục<br /> vụ cho truyền thông, như tiếp sóng đài truyền thanh hoặc loa phóng thanh có hệ thông tăng âm…<br /> Việc PNCT và phụ nữ tuổi sinh đẻ được hướng dẫn khám thai hay thực hiện kế hoạch hóa gia đình<br /> (KHHGĐ) là rất hạn chế, kết quả cũng thấp.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Bảng 7. Thực trạng khám thai ở PNCT và phụ nữ tuổi 18-49 ở lần có thai gần nhất<br /> Các chỉ số<br /> Khám 1 lần/3 quý<br /> Khám 2 lần/3 quý<br /> Khám ≥3 lần/3 q<br /> Khám thai định kỳ đúng đủ<br /> Khám vì có bệnh<br /> Khám Quý I<br /> Khám Quý II<br /> Khám Quý III<br /> <br /> Lân Vai<br /> n = 31<br /> %<br /> 8<br /> 25,8<br /> 19<br /> 61,3<br /> 4<br /> 12,9<br /> 2<br /> 6,5<br /> 29<br /> 93,5<br /> 5<br /> 16,1<br /> 9<br /> 29,0<br /> 17<br /> 54,8<br /> <br /> Khe Cạn<br /> n = 23<br /> %<br /> 5<br /> 21,7<br /> 12<br /> 52,2<br /> 5<br /> 21,7<br /> 9<br /> 39,1<br /> 16<br /> 69,6<br /> 4<br /> 17,4<br /> 8<br /> 34,8<br /> 11<br /> 47,8<br /> <br /> Cả 2 bản<br /> n = 54<br /> %<br /> 13<br /> 24,1<br /> 31<br /> 57,4<br /> 9<br /> 16,7<br /> 11<br /> 20,4<br /> 45<br /> 96,3<br /> 9<br /> 16,7<br /> 17<br /> 31,5<br /> 28<br /> 51,9<br /> <br /> Nhận xét: Thực hiện khám thai định kỳ chưa được tốt, các tỷ lệ về chăm sóc thai đều chỉ<br /> mức thấp, dưới 50%.<br /> Phỏng vấn chị em, đều nói là “không thấy làm sao, nên không thích đi khám”. Trong khi<br /> điều tra phỏng vấn, nhìn xét thực tế thấy PNCT đều có vóc dáng gầy yếu, mệt mỏi, không có hiểu<br /> biết đúng về thai nghén, dinh dưỡng và cần được thăm khám và tư vấn cũng như nhiều vấn đề<br /> khác như uống viên sắt, tiêm phòng uốn ván (UV)…<br /> Bảng 8. Thực trạng uống sắt, tiêm phòng ở PNCT và phụ nữ ở lần có thai gần nhất<br /> Các chỉ số<br /> Không uống sắt<br /> Có uống sắt (n = [22, 19, 41])<br /> - Uống sắt < 50 viên<br /> - Uống sắt 50- 100 v<br /> - Uống sắt >100 viên<br /> Tiêm phòng UV<br /> Tiêm đủ UV<br /> <br /> Lân Vai<br /> n = 31<br /> %<br /> 9<br /> 28,2<br /> 22<br /> 71,8<br /> 10<br /> 45,5<br /> 8<br /> 36,4<br /> 4<br /> 18,1<br /> 28<br /> 89,7<br /> 11<br /> 35,9<br /> <br /> Khe Cạn<br /> n = 23<br /> %<br /> 4<br /> 19,2<br /> 19<br /> 80,8<br /> 8<br /> 34,8<br /> 8<br /> 34,8<br /> 3<br /> 30,4<br /> 21<br /> 91,3<br /> 15<br /> 65,2<br /> <br /> Cả 2 bản<br /> n = 54<br /> %<br /> 13<br /> 24,1<br /> 41<br /> 75,9<br /> 18<br /> 43,9<br /> 16<br /> 39,0<br /> 7<br /> 17,1<br /> 49<br /> 90,7<br /> 26<br /> 48,1<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ PNCT uống viên sắt đủ và tiêm phòng UV đủ mũi còn rất thấp.<br /> Thói quen ở PNCT không uống viên sắt và uống không thường xuyên, bỏ dở…, (uống đủ<br /> phải từ trên 150-180 viên sắt). PNCT được cán bộ y tế cho biết cần phải uống viên sắt, đồng ý<br /> uống và mua thuốc, nhưng chỉ uống vài viên sau đó không uống nữa. Vì không hiểu biết tầm quan<br /> trọng phải uống viên sắt, hoặc vì có những hiểu biết sai lệch về uống viên sắt. Qua điều tra thấy<br /> việc bỏ không uống sắt của PNCT không do viên thuốc sắt gây nên, mà do chủ quan, thói quen bất<br /> cần, không hiểu tầm quan trọng hoặc do không tiếp thu lời khuyên của cán bộ y tế. Cũng tương tự<br /> như vậy với tiêm phòng UV, đồng ý với việc tiêm phòng, nhưng không quan tâm, bỏ quên.<br /> Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hải Nguyên (2007) với dân tộc Cơ Ho tỉnh Bình Thuận và với<br /> một số dân tộc khác cũng có kết quả thấp kém như vậy [1- 3].<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2