intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều kiện tối ưu xác định hàm lượng ion orthophốt phát trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS

Chia sẻ: Lê Thị Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

175
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày kết quả xác định các điều kiện tối ưu, phương pháp loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo và lập dựng quy trình phân tích hàm lượng ion orthophotphat PO 4 3- trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều kiện tối ưu xác định hàm lượng ion orthophốt phát trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br /> <br /> <br /> ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG<br /> ION ORTHOPHỐT PHÁT TRONG NƯỚC<br /> BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ<br /> HẤP THỤ PHÂN TỬ UV-VIS<br /> OPTIMAL CONDITIONS FOR DETERMINING THE AMOUNT OF<br /> NO3-, PO43- IN SURFACE WATER BY SPECTROPHOTOMETER<br /> ABSORBANCE UV-VIS MOLECULE METHOD<br /> <br /> PHẠM THỊ HÀ<br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài báo trình bày kết quả xác định các điều kiện tối ưu, phương pháp loại bỏ các<br /> yếu tố ảnh hưởng đến phép đo và lập dựng quy trình phân tích hàm lượng ion<br /> 3-<br /> orthophotphat PO4 trong nước bằng phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử<br /> UV-VIS.<br /> ABSTRACT<br /> The report presents the results from the determination of optimal conditions, a<br /> method for eliminating the affective factors to measure and establish a suitable<br /> 3-<br /> process for analyzing the concentration of ion orthophosphate PO4 in the surface<br /> water by spectrophotometer absorbance molecule method UV-VIS.<br /> <br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS là phương pháp phân<br /> tích dụng cụ nhanh, chính xác và không quá đắt tiền để xác định hàm lượng ion<br /> orthophotphat PO43- trong nước. Cơ sở cho phép phân tích ion orthophotphat trong<br /> nước là cho ion này kết hợp với amoni molipdat trong môi trường axit tạo ra hợp<br /> chất dị đa axit photphoromolypdat, đến lượt hợp chất này có thể bị khử bằng nhiều<br /> thuốc thử khác nhau như thiếc(II), đồng, hidroquynon... tạo ra phức màu mạnh gọi<br /> là Xanh molipden, độ đậm màu của dung dịch tỉ lệ với hàm lượng ion<br /> orthophotphat trong mẫu. Xanh molipden thường được coi là một polime phức tạp,<br /> cấu tạo từ hỗn hợp của Mo(V) và Mo(VI), quá trình tạo thành phức thường tạo ra<br /> các sản phẩm phụ không mong muốn, do đó phản ứng phải được tiến hành và quan<br /> sát cẩn thận trong các điều kiện thích hợp để đảm bảo độ tin cậy của kết quả phân<br /> tích.<br /> Cùng với phương pháp dùng SnCl2 làm tác nhân khử, phương pháp dùng<br /> đồng để khử cũng thường được sử dụng, tuy nhiên phản ứng xảy ra chậm, phải<br /> đun nóng một thời gian nhất định ở nhiệt độ khoảng 60oC đến 70oC để phức tạo<br /> màu ổn định, ngoài ra kết quả đo thường bị ảnh hưởng của các ion sắt và asen.<br /> Dưới đây là kết quả khảo sát, tìm các điều kiện tối ưu cho hai quy trình phân tích<br /> này.<br /> <br /> <br /> 106<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br /> <br /> <br /> 2. Nguyên liệu và phương pháp<br /> 2.1. Thiết bị, dụng cụ và và hóa chất<br /> 2.1.1. Dụng cụ và thiết bị<br /> Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV- VIS: Jasca V- 530; Cân phân tích<br /> Precisa XT 220- A và các dụng cụ thủy tinh…<br /> 2.1.2. Hóa chất<br /> Dung dịch thuốc thử sunfomolipđic A và dung dịch thuốc thử<br /> sunfomolipđic B; Dung dịch H2SO4 5N; Dung dịch thiếc clorua SnCl2 0.05M<br /> (chuẩn bị ngay khi sử dụng); Dung dịch FeCl3 0.1g/l; Dung dịch NaF 0.1g/l; Dung<br /> dịch gốc photphat 0.1g/l (100ppm) và các dung dịch làm việc.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Quy trình phân tích được thực hiện trên các mẫu giả là các dung dịch chứa<br /> ion PO43- có hàm lượng chính xác, từ đó chúng tôi tìm các điều kiện tối ưu, các<br /> yếu tố ảnh hưởng cũng như cách loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đó.<br /> Trong quy trình xác định ion orthophotphat PO43- với tác nhân khử là thiếc<br /> clorua, chúng tôi khảo sát chọn thời gian tạo phức và lượng các thuốc thử phù hợp.<br /> Quy trình xác định ion orthophotphat PO43- với tác nhân khử là đồng lại thường bị<br /> ảnh hưởng bởi sự có mặt của ion Fe3+ , nên ngoài việc khảo sát chọn thời gian tạo<br /> phức phù hợp, chúng tôi tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng này và tìm cách loại bỏ<br /> ảnh hưởng bằng cách thêm vào mẫu 1 lượng ion F-, nhằm tạo phức bền với ion<br /> Fe3+ nếu có mặt trong mẫu.<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Điều kiện tối ưu để phân tích theo phương pháp dùng thiếc(II) clorua<br /> 3.1.1. Kết quả khảo sát thời gian ổn định phức màu<br /> Để khảo sát thời gian thích<br /> hợp cho quá trình, chuẩn bị 9 0.25<br /> dung dịch chuẩn PO43- có nồng độ<br /> Mật độ quang D<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 0.2<br /> 0.5mg/l, thêm một lượng thuốc<br /> thử amoni molipdat và SnCl2, để 0.15<br /> phản ứng tạo phức màu giữa 0.1<br /> thuốc thử và ion phân tích xảy ra 0.05<br /> trong khoảng từ 5 đến 45 phút, đo<br /> 0<br /> mật độ quang ở bước sóng  max<br /> 0 10 20 30 40 50<br /> là 690nm. Kết quả đo của các<br /> mẫu được thể hiện ở hình 1. Thời gian, phút<br /> Kết quả thực nghiệm cho<br /> Hình 1. Sự phụ thuộc mật độ quang<br /> thấy, xanh molypden có thời gian<br /> của dung dịch vào thời gian tạo phức<br /> ổn định màu từ 10 đến 30 phút.<br /> Với các mẫu có thời gian lớn hơn 30 phút thì màu dung dịch thay đổi, đồng thời<br /> <br /> <br /> 107<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br /> <br /> <br /> dung dịch không thấu quang nên không phù hợp cho phép đo mật độ quang. Thời<br /> gian tạo phức màu cho các thí nghiệm sau được chọn là 20 phút.<br /> 3.1.2. Kết quả khảo sát lượng thuốc thử amoni molipdat<br /> Để khảo sát lượng thuốc<br /> 0.2<br /> thử amoni molypdat thích hợp<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Mật độ quang D<br /> cho quá trình, chuẩn bị 7 dung 0.15<br /> 3-<br /> dịch chuẩn PO4 có nồng độ 0.1<br /> 0.5mg/l, thêm SnCl2 và các lượng<br /> amoni molipdat khác nhau, để 20 0.05<br /> <br /> phút để phản ứng tạo phức màu 0<br /> xảy ra hoàn toàn giữa thuốc thử 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1<br /> 3-<br /> và ion PO4 , đo mật độ quang ở Lượng thuốc thử, ml<br /> bước sóng  max = 690nm. Kết<br /> quả đo được thể hiện ở hình 2. Hình 2. Sự phụ thuộc mật độ quang của<br /> Kết quả thực nghiệm cho dung dịch mẫu vào lượng thuốc<br /> thấy, nếu lấy lượng thuốc thử quá thử Amonimolipdat<br /> ít, mật độ quang đo được nhỏ, nguyên nhân là thiếu thuốc thử. Tuy nhiên với<br /> lượng lớn hơn nhiều thì giá trị mật độ quang đo được cũng giảm, đồng thời màu<br /> dung dịch không ổn định. Lượng phù hợp với 10 ml nước mẫu là 0.5ml<br /> Amonimolipdat, tương đương với hàm lượng 0.025g/l.<br /> 3.1.3. Kết quả khảo sát lượng thuốc thử thiếc diclorua<br /> Để khảo sát lượng thuốc 0.3<br /> thử SnCl2 thích hợp cho quá trình,<br /> Mật độ quang D<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 0.25<br /> chuẩn bị 7 dung dịch chuẩn PO43- 0.2<br /> có nồng độ 0.5mg/l, thêm 0.5ml 0.15<br /> Amonimolipdat và thêm các 0.1<br /> lượng SnCl2 khác nhau, để 20 0.05<br /> phút cho phản ứng tạo phức màu 0<br /> xảy ra hoàn toàn giữa thuốc thử 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25<br /> và ion phân tích, đo mật độ quang Lượng thuốc thử, ml<br /> ở bước sóng  max = 690nm. Kết Hình 3. Sự phụ thuộc mật độ quang của<br /> quả thực nghiệm trình bày ở hình dung dịch mẫu vào lượng thiếc điclorua<br /> 3.<br /> Mật độ quang của mẫu đo được rất thấp nếu lấy lượng SnCl2 ít hơn 0.05ml.<br /> Với lượng thuốc thử từ 0.1ml SnCl2 thì màu của dung dịch mẫu không đổi, các giá<br /> trị đo được ổn định. Do đó lựa chọn lượng phù hợp nhất để lấy với 10 ml nước<br /> mẫu là 0.15ml SnCl2, tương đương với nồng độ 0.14g/l.<br /> Qua các kết quả khảo sát, quy trình phân tích đề xuất như sau: (1). Lấy 10<br /> ml mẫu nước cần phân tích (nếu hàm lượng PO43- trong dung dịch lớn hơn 6mg/l<br /> phải pha loãng);(2).Thêm 0.5ml dung dịch amonimolipdat. (3). Lắc đều và để yên<br /> trong vòng 5 phút. (4). Thêm 0.15ml dung dịch SnCl2. (5). Để khoảng 15 phút rồi<br /> <br /> <br /> 108<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br /> <br /> <br /> đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 690nm. Dựa vào đường chuẩn xác<br /> định nồng độ của octhophotphat trong dung dịch.<br /> 3.2. Điều kiện tối ưu để phân tích theo phương pháp dùng đồng<br /> 3.2.1. Kết quả khảo sát thời gian ổn định phức màu<br /> Để khảo sát thời gian<br /> thích hợp cho quá trình tạo phức 0.8<br /> màu, chuẩn bị 6 dung dịch chuẩn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Mật độ quang D<br /> 0.6<br /> PO43- có nồng độ 1mg/l. Sau khi<br /> thêm thuốc thử, các dung dịch 0.4<br /> được đun cách thủy ở các thời 0.2<br /> gian là: 20, 25, 30, 35, 40 và 45<br /> phút rồi đo mật độ quang ở bước 0<br /> 0 10 20 30 40 50<br /> sóng  max = 600nm. Kết quả đo<br /> Thời gian, phút<br /> được thể hiện ở hình 4.<br /> Qua kết quả khảo sát, Hình 4. Sự phụ thuộc mật độ quang của<br /> chọn thời gian đun mẫu là 30 phút dung dịch mẫu vào thời gian tạo phức<br /> cho các thí nghiệm tiếp theo.<br /> 3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng và sự che ảnh hưởng của Fe3+ trong mẫu<br /> a) Khảo sát ảnh hưởng của Fe3+<br /> Để khảo sát ảnh hưởng của ion Fe3+ đến quá trình xác định PO43-, chuẩn bị<br /> 6 dung dịch chuẩn PO43- có nồng độ 1mg/l. Thêm lượng thuốc thử<br /> sunphomolypdic bằng nhau, mẫu thứ nhất để nguyên còn các dung dịch mẫu tiếp<br /> theo bổ sung ion Fe3+ với lượng tăng dần từ mẫu số 2 đến mẫu số 6. Đun cách thủy<br /> 30phút, để nguội, đo mật độ quang ở bước sóng  max = 600nm. Kết quả đo được<br /> thể hiện trong hình hình 5.<br /> Kết quả khảo sát cho thấy:<br /> sự có mặt của ion Fe3+ ảnh hưởng 0.8<br /> Mật độ quang D<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> rất mạnh đến kết quả đo mật độ 0.6<br /> quang của phức xanh Molypden. 0.4<br /> Mẫu đối chứng<br /> 3+<br /> Có thể cho rằng ion Fe tạo được Mẫu đo được<br /> 3- 0.2<br /> phức với ion PO4 làm giảm nồng<br /> độ ion orthophotphat tự do trong 0<br /> <br /> mẫu, tuy nhiên cũng không thể 1 2 3 4 5 6<br /> Số mẫu<br /> loại trừ các nguyên nhân khác vì<br /> như quá trình tạo thành hợp chất Hình 5. Biểu đồ so sánh mật độ quang của<br /> dị đa axit molypdophosphoric rồi dung dịch mẫu khi có mặt<br /> bị khử đến xanh Molypden là rất Fe3+ ở các nồng độ khác<br /> phức tạp. Như vậy trong quá trình phân<br /> nhautích cần phải loại trừ ảnh hưởng của ion<br /> Fe3+. Một trong các phương pháp để loại trừ là che ảnh hưởng của ion Fe3+ bằng<br /> cách đưa ion Fe3+ về dạng hợp chất phức rất bền, để ion Fe3+ không tồn tại ở dạng<br /> <br /> <br /> <br /> 109<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br /> <br /> <br /> tự do trong dung dịch. Qua một số phản ứng đã thực hiện, chúng tôi sử dụng F- để<br /> tạo hợp chất phức rất bền FeF63-.<br /> b) Khảo sát loại trừ ảnh hưởng của Fe3+ bằng cách tạo phức FeF63-<br /> Chuẩn bị 10 dung dịch chuẩn PO43- ở cùng nồng độ 1mg/l. Mẫu số 1 để<br /> nguyên làm mẫu đối chứng, thêm vào các mẫu còn lại cùng một lượng dung dịch<br /> Fe3+. Từ mẫu số 3, bổ sung dung dịch F- có nồng độ tăng dần, tiến hành đo mật độ<br /> quang. Các kết quả đo được trình bày ở hình 6.<br /> Kết quả cho thấy: khi đưa<br /> -<br /> ion F vào dung dịch phân tích 0.8<br /> <br /> <br /> <br /> Mật độ quang D<br /> 3-<br /> chứa hàm lượng ion PO4 nhưng 0.6<br /> có bổ sung ion Fe3+ thì giá trị Mẫu đối chứng<br /> mật độ quang đo được gần như 0.4 Mẫu đo được<br /> tương ứng với hàm lượng ion<br /> 0.2<br /> PO43-, điều này có thể lý giải<br /> rằng sự có mặt của Fe3+ ít ảnh 0<br /> hưởng đến giá trị đo là do ion 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br /> Fe3+ có trong dung dịch đã đi vào Số mẫu<br /> -<br /> phức bền với ion F . Thực Hình 6. Biểu đồ so sánh mật độ quang<br /> nghiệm cũng cho thấy nếu lượng của dung dịch mẫu khi có mặt Fe3+<br /> -<br /> ion F bổ sung vào quá nhiều thì và được loại trừ bằng F-<br /> giá trị mật độ quang đo được lại<br /> giảm và không ổn định. Như vậy với hàm lượng ion PO43- trong mẫu khoảng vài<br /> mg/l, sự có mặt ion Fe3+ sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo và nếu bổ sung vào dung<br /> dịch phân tích một lượng ion F- thích hợp có thể coi như đã loại trừ được ảnh<br /> hưởng của Fe3+. Các thực nghiệm cho thấy, với hàm lượng Fe3+ nhỏ hơn 0.05mg/l<br /> thì sự ảnh hưởng là không đáng kể.<br /> Qua các kết quả khảo sát, quy trình phân tích đề xuất như sau: (1). Lấy 30<br /> ml mẫu nước cần phân tích. (2). Thêm 2ml dung dịch thuốc thử sunfomolypđic A.<br /> (3). Thêm 1ml dung dịch thuốc thử sunfomolypđic B. (4). Thêm 7ml dung dịch F-<br /> nồng độ 0.1 g/l. (5). Đun cách thủy 30 phút. (6). Để nguội rồi tiến hành đo mật độ<br /> quang ở bước sóng 600 nm. Dựa vào đường chuẩn để xác định nồng độ PO43-.<br /> 4. Kết luận<br /> 1. Đã xác định các điều kiện tối ưu cho hai quy trình phân tích PO43- trong<br /> nước.<br /> 2. Các quy trình đã được lập dựng theo phương pháp dùng SnCl 2, Cu áp<br /> dụng dụng trong phân tích các mẫu thực cho kết quả có độ tin cậy cao, phù hợp<br /> với việc đánh giá hàm lượng ion Orthophotphat trong các mẫu nước mặt.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 110<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> [1] Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi (2002), Cơ sở hóa học phân<br /> tích, NXB KH&KT, Hà Nội<br /> [2] R.A. Lidin, V.A. Molosco, L.L. Andreeva (2001), Tính chất lí hóa học các<br /> chất vô cơ, NXB KH&KT, Hà Nội<br /> [3] Hồ Viết Quý (2000), Phân tích hóa lý, NXB Giáo dục, Hà Nội<br /> [4] J. H. Kennedy (1990), Analytical Chemmitry Principles, Sauders Cllege<br /> Publishing, New York<br /> [5] Standar methods for the examination of water end wastewater, American<br /> Public Health Association.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 111<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2