intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng các hoạt động đào tạo đại học thích ứng giáo dục 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

24
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích bối cảnh giáo dục, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục 4.0, nhu cầu về nguồn nhân lực và kỳ vọng của người học đạ ihọc. Từ kết quả phân tích trên, nhóm tác giả đề xuất định hướng hoạt động đào tạo đại học thích ứng với Giáo dục 4.0, bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, triển khai thực hiện, điều kiện thự chiện chương trình đào tạo, … tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng các hoạt động đào tạo đại học thích ứng giáo dục 4.0

  1. ĐỊNH HƯỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÍCH ỨNG GIÁO DỤC 4.0 TS. Trần Thị Hoài1 Vũ Thị Kiều Anh2 Tóm tắt: Bài viết phân tích bối cảnh giáo dục, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục 4.0, nhu cầu về nguồn nhân lực và kỳ vọng của người học đạ ihọc. Từ kết quả phân tích trên, nhóm tác giả đề xuất định hướng hoạt động đào tạo đại học thích ứng với Giáo dục 4.0, bao gồm: mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, triển khai thực hiện, điều kiện thự chiện chương trình đào tạo, … tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo dục 4.0, Hoạt động đào tạo, Thích ứng. 1. Mở đầu Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự xuất hiện của kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng đã làm thay đổi căn bản môi trường giáo dục trong các trường đại học. Sự phát triển từ đại học 1.0 đến 4.0 thường được phân chia tùy theo mục tiêu và phương thức tạo ra giá trị gia tăng của đại học đó. Theo Engovatova và Kuznetsov [1], Đại học 1.0 thực hiện chức năng truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo chuyên gia; Đại học 2.0 thực hiện cả hai chức năng đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra tri thức mới thông qua nghiên cứu và có thể triển khai dịch vụ tư vấn cho cộng đồng, phát triển một số công nghệ theo đặt hàng của doanh nghiệp, thương mại hóa tri thức thông qua hoạt động nghiên cứu và phát triển; Đại học 3.0 thực hiện chức năng chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ được quản lý hiệu quả, công nghệ được thương mại hóa, văn hóa khởi nghiệp bằng công nghệ được thiết lập để đáp ứng nhanh yêu cầu của doanh nghiệp trong việc đào tạo chuyên gia hoặc nghiên cứu cung cấp các giải pháp công nghệ mới mà doanh nghiệp quan tâm; Đại học 4.0 hoạt động như là nơi cung cấp tri thức của tương lai với tinh thần đổi mới sáng tạo và sáng nghiệp. 1 Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN, 0985982969, hoaitt@vnu.edu.vn 2 Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN, 0985298330, kieuanh@vnu.edu.vn
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 92 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Ong và Nguyen [2] trình bày bốn giai đoạn lịch sử và mức độ phát triển của đại học theo các đặc điểm của mục tiêu, chương trình đào tạo, công nghệ đào tạo, năng lực số, giảng dạy, trường học và đầu ra tại bảng 1. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tất cả các đặc trưng của môi trường giáo dục đã thay đổi. Ngày nay, hoạt động đào tạo của các trường đại học đều hướng tới sự thay đổi trong môi trường giáo dục với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực đào tạo. Trong đó, công nghệ và yêu cầu sản phẩm đầu ra có thể coi là yếu tố khách quan mà các trường đại học đã bắt buộc phải chấp nhận. Các đặc điểm còn lại là mục tiêu, chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên là yếu tố nội lực mà các trường cần phải thay đổi để hướng tới hoàn thiện và thích ứng. Trước 1980 1980 1990 2000 TT Đặc điểm Giáo dục 1.0 Giáo dục 2.0 Giáo dục 3.0 Giáo dục 4.0 Đào tạo kiến Đào tạo việc Sáng tạo tri Đổi mới và sáng 1 Mục tiêu thức làm thức tạo tri thức Chương 2 Đơn ngành Liên ngành Đa ngành Xuyên ngành trình đào tạo Internet và Công nghệ 3 Giấy và bút Máy tính thiết bị di Kết nối vạn vật đào tạo động Người bản Người tị nạn kỹ Dân nhập cư kỹ Công dân kỹ 4 Năng lực số địa kỹ thuật thuật số thuật số thuật số số 5 Giảng dạy Một chiều Hai chiều Đa chiều Mọi nơi Mô hình đào Mô hình đào tạo truyền 6 Trường học tạo truyền thống và Mạng Hệ sinh thái thống Mô hình đào tạo trực tuyến Người đồng Công nhân lành Công nhân tri Nhà sáng tạo và 7 Đầu ra kiến tạo tri nghề thức khởi nghiệp thức Bảng 1: Sự phân loại các mô hình đại học theo các đặc trưng hoạt động 2. Bối cảnh thời đại 4.0 2.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D,
  3. Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 93 công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,... Nó bao gồm các hệ thống không gian thực - ảo, internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây, công nghệ nano, xử lý dữ liệu lớn,... Qua đó, người ta tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lý. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những thách thức lớn đối với mô hình trường đại học truyền thống, làm thay đổi bản chất của trường đại học hiện nay và tạo điều kiện cho việc phát triển những mô hình đại học mới. Trong bối cảnh đó, trường đại học không chỉ là nơi đào tạo, nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn, mang lại giá trị thiết thực cho xã hội. Nhà trường không chỉ còn giới hạn trong lớp học hay phòng thí nghiệm, mà còn mở rộng kết hợp với các doanh nghiệp, với thị trường lao động để tạo thành một hệ sinh thái giáo dục. Một trong những yêu cầu chuẩn bị cho việc đáp ứng môi trường lao động mới là cải thiện nguồn lực con người với những tố chất và năng lực mới. Điều này đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại. 2.2. Giáo dục 4.0 Sự phát triển của giáo dục đã trải qua bốn thời kỳ: Giáo dục 1.0. (phần lớn chịu ảnh hưởng của tôn giáo), Giáo dục 2.0 (đại chúng hóa giáo dục, giảng viên là người cung cấp kiến ​​thức và sinh viên là người tiếp nhận thụ động), Giáo dục 3.0 (sử dụng máy tính và internet trong dạy và học, giúp tăng cường truy cập và công bằng trong giáo dục) và Giáo dục 4.0 (internet tốc độ cao, công nghệ di động, nền tảng truyền thông xã hội,... tạo điều kiện cho việc học tập cá nhân mọi lúc mọi nơi). Giáo dục 4.0 chuẩn bị cho sinh viên các vị trí lãnh đạo trong một xã hội tri thức toàn cầu hóa. Công nghệ hỗ trợ tối đa hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên. Các giảng viên liên tục nghiên cứu và cập nhật kiến thức để phù hợp với những thay đổi về công nghệ. Phương pháp giảng dạy tập trung vào sinh viên, vào việc truyền đạt các kỹ năng sống cho sinh viên. Sinh viên được sử dụng các thiết bị di động, máy tính để tìm kiếm thông tin trên internet một cách dễ dàng. Mỗi sinh viên khác nhau về nguyện vọng cũng như nhu cầu học tập và họluôn sẵn sàng tham gia học tập trực tuyến, vì vậy, các lựa chọn học tập cần có sẵn ở mọi nơi, ở bên trong cũng như bên ngoài lớp học. Giáo dục 4.0 nhấn mạnh tới việc cá nhân hóa hoạt động trải nghiệm học tập, trao quyền cho sinh viên tự quyết định lộ trình học tập của mình. Chương trình đào tạo cần thiết kế giúp sinh viên có nhiều lựa chọn để đạt được mục tiêu học tập. Công nghệ giáo dục từ nội dung số đến phần mềm học thích ứng đã làm cho việc học cá nhân hóa trở nên dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 94 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành 2.3. Nhu cầu về nguồn nhân lực Quá trình hội nhập hình thành và phát triển mạnh mẽ những thị trường lao động trong khu vực và toàn cầu. Nhân lực chất lượng cao sẽ không chỉ đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn trong nước mà cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường nước ngoài. Thách thức lớn nhất của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ này là tác động từ việc Việt Nam đã và đang ký kết, gia nhập nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, đòi hỏi nền kinh tế phải hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế [3]. Những kỹ năng mà người lao động cần có để có thể đáp ứng được cuộc cách mạng 4.0 là các kỹ năng bậc cao như giải quyết vấn đề, suy luận lôgic, làm việc theo nhóm hiệu quả, sử dụng công nghệ thông minh, thích nghi nhanh, học tập suốt đời, năng lực sáng tạo, giao tiếp và làm việc trong môi trường toàn cầu, ... [4]. Các tác giả Hecklau, Galeitzke, Flachs, Kohl [5] cho rằng bốn nhóm năng lực cần cho người lao động trong thời đại công nghiệp 4.0 gồm: nhóm năng lực kĩ thuật (kiến thức và kĩ năng về kĩ thuật, thực hiện thao tác qui trình, lập trình, IT và đa phương tiện); nhóm kĩ năng phương pháp (nghiên cứu, sáng tạo, sáng nghiệp, giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, ra quyết định); nhóm kĩ năng xã hội (giao tiếp, ngôn ngữ, mạng lưới hợp tác, chuyển giao kiến thức, lãnh đạo); nhóm kĩ năng cá nhân (linh hoạt, kiên trì, vượt khó, chịu đựng áp lực…). Năng lực được quan tâm nhiều nhất là các năng lực sáng tạo, sáng nghiệp và học tập suốt đời, đây là những năng lực quyết định sự thành công của mỗi cá nhân trong kỉ nguyên công nghiệp 4.0. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đều dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn nhân lực, việc làm. Giống như ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng đem lại nhiều lợi ích cho người lao động thông qua việc tăng năng suất lao động dẫn tới tăng thu nhập, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới được ra đời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, và đặc biệt là việc mở cửa thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới. Bên cạnh những tác động to lớn mà cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại thì cũng có nhiều thách thức được đặt ra đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đặc biệt sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu lao động và thị trường lao động. Hệ thống tự động hóa sẽ thay thế dần lao động thủ công. Số lượng công việc cần lao động chất lượng cao ngày càng gia tăng, phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt giữa thị trường kỹ năng cao và thị trường kỹ năng thấp, từ đó dẫn đến gia tăng sự phân hóa, tạo ra những việc làm hoàn toàn mới so với trước đây [6]. Do vậy, các trường đại học cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường.
  5. Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 95 2.4. Kỳ vọng của người học đại học Nhiều quốc gia hiện đang tập trung vào việc thu hút sinh viên quốc tế. Các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Vương quốc Anh,… đang thu hút sinh viên nước ngoài một cách mạnh mẽ để cùng cải thiện chất lượng các trường đại học và cung cấp những trải nghiệm giáo dục quốc tế cho sinh viên và giảng viên của họ. Tăng cường khả năng kết nối mạng và cải thiện quan hệ thương mại cũng góp phần vào sự gia tăng di chuyển của sinh viên xuyên biên giới. Việc làm này của các quốc gia xuất phát từ việc nắm bắt nhu cầu học tập của một bộ phận không nhỏ sinh viên trên thế giới. Theo báo cáo của Ủy ban Giáo dục đại học FICCI của Ấn Độ [7] “Bước nhảy vọt đến giáo dục 4.0”: Khi công việc thay đổi, tính chất của công việc trong tương lai không ngừng phát triển đã dẫn đến sự phát triển của sinh viên “phi truyền thống”. Đối tượng sinh viên “phi truyền thống” được nhắc đến là người chưa có bằng cấp, làm việc toàn thời gian, do đó muốn tìm kiếm các lựa chọn bán thời gian. Việc học thích ứng làm cho trường đại học dễ tiếp cận hơn và học phí phù hợp với sinh viên phi truyền thống. Đại học Bắc Arizona cung cấp 6 tháng truy cập không giới hạn vào các mô-đun trực tuyến với một mức học phí phù hợp, tập trung vào các kỹ năng chính mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Kết quả thu được 60% các sinh viên tham gia lớp học trực tuyến, 40% sinh viên tham gia lớp học truyền thống. Sự thay đổi mô hình là cần thiết để phục vụ nhu cầu của các sinh viên có nhu cầu học tập trực tuyến. Mô hình này đòi hỏi sự linh hoạt cao hơn, biến việc học cá nhân thành lộ trình học được nhiều sinh viên ưa thích. Theo nghiên cứu của Gwyn Shelle, Dawn Earnest, Alan Pilkenton và Erin Powell [8] về phương pháp học thích ứng, kết quả cho thấy 83% sinh viên cho rằng phương pháp học thích ứng là hữu ích, 60% sinh viên đồng ý học tập thích ứng là dễ dàng và 63% sinh viên thích phương pháp học thích ứng hơn học trực tuyến truyền thống. Ngoài ra, do trình độ của mỗi sinh viên là khác nhau và khả năng học tập, tốc độ học tập của mỗi sinh viên là khác nhau nên sinh viên học trực tuyến rất có nhu cầu học tập theo phương pháp học thích ứng. Đây là các chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt cho nhiều đối tượng. Chương trình sử dụng các phần mềm để xác định lực học của mỗi sinh viên theo từng giai đoạn dài, ngắn khác nhau để thiết kế các nội dung học tập và thời gian học tập kế tiếp. Theo nghiên cứu của John Boersma [9], tỉ lệ hoàn thành chương trình đào tạo cho sinh viên sử dụng chương trình học thích ứng cao hơn 15% so với sinh viên sử dụng khóa học trực tuyến truyền thống.
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 96 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành 3. Định hướng hoạt động đào tạo đạihọc tại các trường đại học thích ứng với Giáo dục 4.0 3.1. Mục tiêu đào tạo Các trường đại học cần thiết kế các mục tiêu đào tạo thích ứng với giáo dục 4.0, người học cần có nền tảng về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, có khả năng nghiên cứu, khả năng lãnh đạo, giải quyết các vấn đề phức tạp, khả năngđịnh hướng chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân, năng lực sáng nghiệp và học tập suốt đời,... có tầm nhìn chiến lược, linh hoạt, kiên trì, vượt khó, chịu được áp lực công việc,… đặc biệt khả năng làm việc độc lập, sáng tạo [10] và kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác [11] là rất cần thiết đối với nguồn nhân lực thời đại 4.0 để sinh viên có thể hoàn toàn tự tin bước vào môi trường làm việc cạnh tranh toàn cầu. 3.2. Nội dung chương trình đào tạo đại học Để thích ứng với giáo dục 4.0, các chương trình đào tạo cần được xây dựng theo hướng mở, có thể dễ dàng được cập nhật, thích ứng nhanh với yêu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu bổ sung trải nghiệm của sinh viên. Họ có thể chọn bất cứ môn học của bất kỳ chương trình đào tạo nào mà trường hoặc các đối tác hàn lâm và doanh nghiệp của trường có. Cùng với nền tảng kiến thức cơ bản là các môn học đại cương truyền thống, ví dụ Toán cao cấp, Vật lý đại cương, Tin học cơ sở,... các trường đại học cần quan tâm bổ sung các môn học mới, ví dụ Công nghệ 4.0 đại cương, Kỹ năng số và khoa học dữ liệu, Khởi nghiệp, Sở hữu trí tuệ, Đổi mới sáng tạo, Tư duy thiết kế,… [12] Ví dụ, môn học Tư duy thiết kế (i) cung cấp cho sinh viên sự trải nghiệm để tìm hiểu quá trình thiết kế lấy con người là trung tâm; (ii) đưa sinh viên đến với các vấn đề trong thế giới thực và (iii) cung cấp cho sinh viên các giả định suy nghĩ về cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết vấn đề trong môi trường kinh doanh. Mục tiêu của khóa học cũng nhằm ươm tạo ý tưởng đổi mới sáng tạo hoặc khởi nghiệp trong sinh viên các ngành khoa học và kỹ thuật. Nhờ đó, nhiều sinh viên có thể trở thành nhà lãnh đạo, doanh nhân, nhà hoạch định chính sách, hoặc đóng vai trò quan trọng khác trong việc thúc đẩy đổi mới kinh doanh và doanh nghiệp dựa vào công nghệ 4.0, với sứ mệnh mang lại sự đổi mới thực sự và ý thức trách nhiệm xã hội cao. Ngôn ngữ dùng trong giảng dạy các chương trình đào tạo cũng là vấn đề cần quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường đại học triển khai các chương trình đào tạo tiến tiến, các chương trình đào tạo theo thông tư 23, trong đó, nhiều học phần được giảng dạy bằng ngoại ngữ. Trong thời gian tới, các trường đại học cần tăng cường thiết kế các chương trình đào tạo bằng ngoại ngữ để tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
  7. Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 97 3.3. Triển khai các hoạt động đào tạo đại học Để thích ứng với giáo dục 4.0, các hoạt động đào tạo cần được triển khai theo một số định hướng như sau: Sinh viên là trung tâm của các hoạt động đào tạo: Các hoạt động đào tạo tại các trường đại học lấy sinh viên làm trung tâm với mục tiêu đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Điều quan trọng đối với các trường đại học là tập trung vào việc làm phong phú các hoạt động trải nghiệm của sinh viên, phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân thông qua các chương trình đào tạo linh hoạt. Phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá cần thúc đẩy khả năng học tập suốt đời của sinh viên. Các trường đại học cần giải quyết các thách thức về việc làm bằng cách cung cấp các kỹ năng việc làm cần thiết phù hợp với thời đại 4.0, sinh viên tiếp xúc với thực tiễn nhiều hơn để tích luỹ kinh nghiệm trong thời gian học đại học. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên: Vai trò của giảng viên đang thay đổi từ người dạy học thành người hướng dẫn, huấn luyện viên và cố vấn. Các lớp học trở thành nơi kiến thức và ý tưởng được kiến tạo thông qua sự hợp tác, tranh luận và giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Giảng viên cần chuyển đổi cách thức giáo dục từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và năng lực của sinh viên, phát huy tối đa tiềm năng của người học; giảng dạy những kiến thức tích hợp, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm để từ đó sinh viên biết cách tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề và xử lý được thông tin. Giảng viên cũng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số và mạnh dạn sử dụng các công cụ trong giáo dục trực tuyến, công nghệ điện toán đám mây trong việc giảng dạy. Điều này cho phép người dạy có thể hướng dẫn người học tìm tài liệu, cung cấp tài liệu cho người học và thu thập lại kết quả của người học một cách linh hoạt và liên tục. Công nghệ kỹ thuật số đang cho phép giảng viên tạo ra các tài liệu học tập tương tác hấp dẫn và linh hoạt hơn. Những thay đổi này đang cho phép các nhà giáo dục có phương pháp sư phạm đa dạng hơn để hỗ trợ sinh viên, đồng thời, cũng tạo sự linh hoạt về thời gian và không gian phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người học. Đổi mới phương pháp học tập của sinh viên: Từ bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến sự thay đổi trong thị trường việc làm buộc người học không chỉ trang bị đầy đủ các kiến thức nền và kiến thức chuyên môn vững chắc mà cần có khả năng tự học, tự sáng tạo, ứng xử xã hội và hiểu biết ngoại ngữ,… Người học cần có một phương pháp học mới năng động, sáng tạo hơn, đòi hỏi khả năng vận dụng tư duy độc lập và năng lực giải quyết vấn đề. Ngoài việc tương tác với người dạy, sinh viên cần học mọi lúc, mọi nơi thông qua việc ứng dụng công nghệ trong việc truy cập tìm kiếm thông tin và tài liệu.
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 98 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá: Các trường đại học cần đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá theo một số hướng như sau: Thứ nhất, chuyển chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học, chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy hệ thống, tư duy phản biện và tư duy sáng tạo; Thứ hai, chuyển từ đánh giá một chiều (giảng viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều (giảng viên và sinh viên cùng tham gia đánh giá); Thứ ba, chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy học; Thứ tư, sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá như đánh giá thích ứng, sử dụng các phần mềm QuestionMark, Moodle,… sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý kết quả đánh giá. Trao đổi sinh viên quốc tế: Cần thúc đẩy hợp tác đào tạo giữa các trường đại học trong nước và quốc tế, sinh viên có thể chọn học các tín chỉ ở trường khác để tích lũy tín chỉ cho chương trình đào tạo đang theo học. Đây là cơ hội cho sinh viên Việt Nam được học tập, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trau dồi các kỹ năng, nâng cao kinh nghiệm thực tiễn trong môi trường giáo dục quốc tế; tăng cường khả năng học và sử dụng ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, việc trao đổi sinh viên còn thu hút sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Việt Nam; tiếp cận và chuyển giao kinh nghiệm quản trị đào tạo và quản trị người học tiên tiến; góp phần quảng bá, phát triển thương hiệu và nâng cao vị thế của các trường đại học Việt Nam trên trường quốc tế. Học tập trải nghiệm ảo: Các công nghệ tăng cường và thực tế ảo đang cho phép người học trải nghiệm trực tiếp lý thuyết. Những công nghệ này cho phép giảng viên đưa sinh viên đến các địa điểm khác nhau mà không cần di chuyển. Từ việc tham gia một chuyến tham quan có hướng dẫn đến các địa danh nổi tiếng đến việc chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới trong một bảo tàng cách đó nửa vòng trái đất, những trải nghiệm vi mô này có thể định hình việc học của sinh viên xa hơn một bài giảng trên lớp. Học tập hợp tác: Học tập hợp tác có được nhờ khả năng tiếp cận ngày càng tăng của E-learning và tầm quan trọng của sự tương tác liên tục giữa người học với người học trong suốt quá trình học tập. Nó cung cấp nhu cầu và năng lực hợp tác, tạosự linh hoạt, giảm chi phí và đồng thời cho phép các trường đại học tham gia với đối tượnglớn hơn, trải rộng trên nhiều không gian và thời gian. Học thích ứng: Phương pháp học thích ứng là một phương pháp giáo dục sử dụng thuật toán máy tính để tương tác với sinh viên, được triển khai đối với các sinh viên học tập trực tuyến. Hoạt động học tập của sinh viên được sắp xếp phù hợp và
  9. Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 99 đáp ứng nhu cầu riêng biệt của mỗi người. Dựa vào kết quả trả lời các câu hỏi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của từng sinh viên, máy tính sẽ sắp xếp tài liệu học tập, thiết kế lộ trình học tập cho mỗi sinh viên và dự đoán nội dung tiếp theo phù hợp nhất mà sinh viên có thể tiếp thu. 3.4. Điều kiện thực hiện chương trình đào tạo đại học Các trường đại học cần phối hợp với các cơ quan quản lý để tạo ra các chính sách cho các hoạt động đào tạo linh hoạt, giáo dục trực tuyến mọi lúc mọi nơi, kết hợp nhiều phương thức giảng dạy,... Không chỉ giảng dạy trong nước, các trường đại học cần xây dựng những chương trình giảng dạy trên toàn cầu. Về giảng viên: Ngoài những năng lực cần có của giảng viên như năng lực về chuyên môn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, giảng viên cần bồi dưỡng thêm một số năng lực như năng lực sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, năng lực ngoại ngữ. Giảng viên cần áp dụng công nghệ như một phương tiện thiết kế giảng dạy, có khả năng dạy học trực tuyến theo các mô hình: mô hình E-learning (mô hình học tập qua mạng), B-learning (mô hình dạy học kết hợp hình thức học tập trên lớp với hình thức học hợp tác qua mạng máy tính và tự học), mô hình ứng dụng kỹ thuật hội thảo truyền hình (dịch vụ cho phép nhiều người hội thảo trực tuyến, có hình ảnh và âm thanh). Nhà trường cần mời các giảng viên đến từ các doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng sản phẩm đào tạo và các trường đại học toàn cầu tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo. Về cơ sở vật chất: Nhà trường cần chuẩn bị một chiến lược về công nghệ để hỗ trợ hoạt động dạy học của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên; phát triển các mối quan hệ giúp sinh viên có thể tham gia học tập ngoài trường và học tập trên phạm vi toàn cầu; đầu tư vào một mạng hiện đại, hiệu suất cao trong khuôn viên trường, cải thiện kết nối không dây và quản lý tốt dịch vụ mạng; xem xét lại các chính sách và quy trình hiện hành để khuyến khích giảng viên và sinh viên sử dụng công nghệ tiên tiến. Về giáo trình: Các thư viện đã và đang chuyển dịch từ mô hình thư viện truyền thống sang thư viện điện tử, thư viện số hiện đại. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Thư viện điện tử đã tạo ra cơ hội cho giảng viên và sinh viên tiếp cận tài liệu và nguồn lực thông tin, không bị giới hạn về không gian và thời gian. Người đọc không cần đến thư viện vẫn khai thác được nguồn tài liệu với máy tính/trang thiết bị thông minh có kết nối internet.
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 100 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành 4. Kết luận Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới, làm thay đổi nền tảng sản xuất, phát sinh thêm nhiều ngành nghề mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự. Đây là một thách thức lớn đối với giáo dục đại học Việt Nam, đòi hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ cao. Chương trình đào tạo đại học cần có một hướng đi mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực này. Các chương trình đào tạo cần xây dựng linh hoạt cả về nội dung và thời gian đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Các môn học về giáo dục đại cương theo cách truyền thống sẽ được dần thay thế bằng các môn học tạo hành trang khởi nghiệp sáng tạo của công dân 4.0. Các hình thức triển khai chương trình đào tạo tạo điều kiện tối đa cho người học về không gian cũng như thời gian với việc sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin. Ngoài những khóa học truyền thống cần phát triển các khóa học trực tuyến như E-learning, B- learning, ... Cần tăng cường triển khai các hoạt động trao đổi sinh viên quốc tế, các hoạt động học tập trải nghiệm ảo, học tập hợp tác và học thích ứng. Để đáp ứng được các khoá học như vậy, đội ngũ giảng viên cần được bồi dưỡng về công nghệ dạy học, nâng cao trình độ ngoại ngữ, sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ trong trường học để thiết kế các bài giảng hấp dẫn và giảng dạy trực tuyến. Mỗi giảng viên sẽ trở thành người hướng dẫn sinh viên cách học, dẫn dắt sinh viên kiến tạo kiến thức và giúp họ phát triển khả năng tự học suốt đời. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.19.52. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Engovatova and E. Kuznetsov (2016), A plan for the growth of the knowledge economy in Russia, RusianDirect 4 2. C.B.J. Ong and T.M.N. Nguyen (2017), The 4Cs Framework to Transform Higher Education Institution as an Innovation Producing Ecosystem, International Workshop “Creativity Development and Opportunities for Business and Startup Ideas”. Hanoi, 11-12/8/2017. 3. Chu Thị Bích Ngọc (2018), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính http://tapchitaichinh. vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/nang-cao-chat-luong-nguon- nhan-luc-viet-nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-142571.html
  11. Phần 1. TRIẾT LÝ, MÔ THỨC, PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 101 4. Trần Thị Bích Huệ (2017), “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với việc phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 8 -2017. http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view/31736/26965 5. Hecklau, F., Galeitzke, M., Flachs, S., Kohl, H. (2016). Holistic approach for human re- source management in Industry 4.0. 6th CLF - 6th CIRP Conference on Learning Fac- tories. Procedia CIRP 54 (2016) 1 – 6. Available online at www.sciencedirect.com 6. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Tác động Cách mạng công ng- hiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam, chuyên đề 10.http://www.ciem. org.vn/Content/files/2018/vnep2018/C%C4%9010%20-%20T%C3%A1c%20 %C4%91%E1%BB%99ng%20CMCN%204_0%20%C4%91%E1%BA%BFn%20 ngu%E1%BB%93n%20nh%C3%A2n%20l%E1%BB%B1c%20VN-converted. pdf 7. Barnes &Nobles College (2017), Achieving Success for Non-traditional Students. 8. Gwyn Shelle,Dawn Earnest, Alan Pilkenton & Erin Powell (2018),Adaptive Learning: An Innovative Method for Online Teaching and Learninghttps://joe.org/ joe/2018september/a5.php 9. John Boersma(2013), Validating effectiveness of adaptive learning,AdaptCourseware https://www.emergingedtech.com/2013/08/new-research-validates- effectiveness-of-adaptive-learning/ 10. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Giáo dục đại học, Luật số08/2012/QH13 http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/ chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_ id=163054 11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2016), Khung trình độ quốc gia Việt Nam, số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 https://thuvienphapluat. vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1982-QD-TTg-phe-duyet-khung-trinh-do- quoc-gia-Viet-Nam-2016-327841.aspx 12. Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Thành Chung, Nghiêm Xuân Huy, Mai Thị Quỳnh Lan, Trần Thị Bích Liễu, Hà Quang Thụy, Nguyễn Lộc (2018), “Tiếp cận giáo dục đại học 4.0 – Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý, Tập 34, Số 4 (2018) 1-28 https://js.vnu.edu.vn/PaM/issue/view/275
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế 102 Các vấn đề mới trong khoa học giáo dục: tiếp cận liên ngành và xuyên ngành ORIENTATION OF TRAINING ACTIVITIES ADAPTING TO EDUCATION 4.0 Abstract: The article analyzes broad aspects of the educational context, the Fourth Industrial Revolution, Education 4.0, human resource demand and university learners’ expectations. Based on the analysis results, the authors propose the orientation oftraining activities adapting to Education 4.0, including: training program’s objectives, expected learning outcomes, content, implementation and quality assurance conditions, ... at Vietnamese higher education institutions in the near future. Keywords: The Fourth Industrial Revolution, Education 4.0, Training activities, Adaptation
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2